I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
2. Kiểm tra các kiến thức cơ bản đã học trong các ngành động vật nguyên sinh , ruột khoang, giun dẹp, giun tròn, giun đốt.
3. Kỹ năng:
4. + Rèn luyện kỹ năng làm bài kiểm tra trắc nghiệm.
+ Kỹ năng tư duy – phán đoán.
5. Thái độ:
6. + Cần cù, cẩn thận, trung thực , nghiêm túc trong khi kiểm tra
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 15/07/2022 | Lượt xem: 412 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học Lớp 7 - Tiết 18: Kiểm tra - Võ Văn Chi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 18( ngày soạn 20/10/2009) GV:võ văn chi
KIỂM TRA
Mục tiêu:
Kiến thức:
Kiểm tra các kiến thức cơ bản đã học trong các ngành động vật nguyên sinh , ruột khoang, giun dẹp, giun tròn, giun đốt.
Kỹ năng:
+ Rèn luyện kỹ năng làm bài kiểm tra trắc nghiệm.
+ Kỹ năng tư duy – phán đoán.
Thái độ:
+ Cần cù, cẩn thận, trung thực , nghiêm túc trong khi kiểm tra
Đề bài:
Phần trắc nghiệm: (5đ)
Khoanh tròn những câu có nội dung đúng nhất.
Động vật phong phú và đa dạng nhất ở:
A. vùng nhiệt đới B. vùng ôn đới C. vùng nam cực D. vùng bắc cực
Đặc điểm cấu tạo dưới đây có ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật là:
A. chất nguyên sinh B. màng Xenlulôzơ C. màng tế bào D. nhân
Điểm giống nhau giữa động vật và thực vật là :
A. có cơ quan di chuyển B. được cấu tạo từ tế bào
C. có lớn lên và sinh sản D. Cả B,C
Trùng roi sinh sản bằng cách:
A. Phân đôi theo chiều dọc cơ thể B. phân đôi theo chiều ngang cơ thể
C. Phân đôi theo bất kỳ chiều nào của cơ thể D. tiếp hợp
Cơ thể của động vật nguyên sinh chứa 2 nhân là :
A. trùng biến hình B. trùng giày C. trùng roi D. trùng kiết lỵ
Bộ phận di chuyển của trùng sốt rét là:
A. bằng roi bơi B. bằng chân giả
C. bằng lông bơi D. không có bộ phận di chuyển
Hình thức sinh sản vô tính của thủy tức là:
A. nảy chồi và tái sinh B. nảy chồi C. tái sinh D. phân đôi 8 /Loại tế bào làm nhiệm vụ che chở và bảo vệ cho thủy tức là:
A. tế bào thần kinh. B. tế bào mô bì cơ .
C. tế bào mô cơ. D. tế bào hình sao.
9/Điểm giống nhau giữa thuỷ tức , sứa và hải quỳ là:
A. luôn di động B. sống cố định
C. sống ở nước ngọt D. có hệ thần kinh lưới
10/Đặc điểm của ruột khoang khác với động vật nguyên sinh là:
A. sống trong nước B. cấu tạo đa bào.
C.cấu tạo đơn bào . D. sống thành tập đoàn.
Phần tự luận (5đ)
Trình bày cấu tạo của giun đũa? Vòng đời của giun đũa? (2,5đ)
đời sống, cấu tạo và dinh dưỡng của giun đất? (2,5đ)
Đáp án:
Phần trắc nghiệm: Trả lời đúng 1 câu đạt 0,5đ
Câu 1: A; 2: B; 3: D;4: A;5: B;6: D;7: A;8:B;9: D;10: B
Phầân tự luận:
Trả lời đúng được 2,5đ:
Cấu tạo: (1,5đ)
Cơ thể hình trụ dài 2,5cm có vỏ Cuticun bao bọc.
Thành cơ thể có lớp biểu bì và lớp cơ dọc phát triển.
Chưa có khoang cơ thể chính thức.
Ống tiêu hóa thẳng bắt đầu là miệng kết thúc là hậu môn.
Tuyến sinh dục dài cuộn khúc.
Hầu phát triển hút chất dinh dưỡng nhanh và nhiều.
Cơ quan sinh dục dạng ống dài.
Thụ tinh trong.
Vòng đời: (1đ)
Giun đũa à Aáu trùng à thức ăn à ruột non à máu , gan, tim, phổi à ruột người
Trả lời đúng được 2,5 đ.
Cấu tạo ngoài: (0,75đ)
Cơ thể dài , thuôn 2 đầu gồm nhiều đốt, mỗi đốt có một vòng tơ.
Phần đầu có lỗ sinh dục cái, lỗ sinh dục đực ở mặt bụng của đai sinh dục.
Thành cơ thể phát triển tiết chất nhầy làm da luôn trơn ướt.
Cấu tạo trong: (1đ)
Có khoang cơ thể chính thức chứa dịch nên cơ thể luôn căng tròn..
Hô hấp bằng da
Tiêu hóa:
Lỗ miệng à hầu à thực quản à diều à dạ dày cơ à ruột tịt à ruột à hậu môn
Tuần hoàn:
Mạch lưng, mạch bụng, vòng hầu: tuần hoàn kín.
Thần kinh:
Hoạch não à vòng thần kinh hầu à chuỗi hạch bụng.
Dinh dưỡng: (0,75đ)
Giun đất ăn mùn hữu cơ và lá mục : thức ăn vào miệng à hầu à diều à dạ dày (nghiền nhỏ) à enzim biến đổi à ruột tịt à chất bã ra hậu môn.
Chất dinh dưỡng qua thành ruột vào máu.
File đính kèm:
- giao_an_mon_sinh_hoc_lop_7_tiet_18_kiem_tra_vo_van_chi.doc