I. Mục tiêu :
1. Kiến thức
- HS biết các khái niệm bội và ước của một số nguyên, khái niệm “chia hết cho”
- HS hiểu được ba tính chất liên quan với khái niệm “chia hết cho”
2. Kỹ năng
- Biết tìm bội và ước của một số nguyên
3. Thái độ
- Cẩn thận chính xác khi làm bài tập.
- Nghiêm túc học tập
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 996 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Số học lớp 6 - Tuần 22 - Tiết: 65 - Bài 13: Bội và ước của một số nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 22 Ngày soạn: 2/01/2012
Tiết: 65 Ngày dạy: 9/01/2012
Bài 13: BỘI VÀ ƯỚC CỦA MỘT SỐ NGUYÊN
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức
- HS biết các khái niệm bội và ước của một số nguyên, khái niệm “chia hết cho”
- HS hiểu được ba tính chất liên quan với khái niệm “chia hết cho”
2. Kỹ năng
- Biết tìm bội và ước của một số nguyên
3. Thái độ
- Cẩn thận chính xác khi làm bài tập.
- Nghiêm túc học tập
II. Chuẩn bị :
- GV: Bảng phụ, thước, phấn màu.
- HS: Học bài, làm bài tập, xem bài trước, bút lông, bảng nhóm.
III. Tiến trình dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, tạo tình huống (7 phút)
- Ổn định lớp
- Gọi 2 HS trả bài:
+ HS1:
*Dấu của tích phụ thuộc vào thừa số nguyên âm như thế nào?
* Chữa bài tập 143 SBT tr 72
+ HS 2:
* Cho a, bN, khi nào a là bội của b, b là ước của a
*Tìm các ước trong N của 6 và 2 bội trong N của 6.
- Đánh giá, cho điểm.
- GV đặt vấn đề vào bài: Bội và ước của số nguyên có giống như số tự nhiên hay không? => Vào bài mới
- Lớp trật tự
- HS lên bảng trả bài
+ HS 1: Tích mang dấu "+" nếu số thừa số âm là chẵn. Tích mang dấu "-" nếu số thừa số âm là lẻ
a.(-3).1574.(-7).(-11).(-10) > 0
Vì thừa số âm là chẵn
b. 25 - (-37).(-29).(154).2 > 0
+ HS2:
- Đứng tại chỗ trả lời và làm theo yêu cầu của GV
Ư(6) = {1; 2; 3; 6}
Hai bội của 6 là: 6; 12
Bài 13: BỘI VÀ ƯỚC CỦA MỘT SỐ NGUYÊN
Hoạt động 2: Bội và ước của một số nguyên (17phút)
- Yêu cầu HS làm ?1
- GV: Với a, bN , b 0, khi nào ta nói a chia hết cho b?
- GV cho HS ghi phần in đậm SGK trang 96
- Yêu cầu vài HS nhắc lại định nghĩa trên.
- Từ đó GV yêu cầu HS tìm bội của 6 và (-6)
- Cho HS làm ?3
- Nhấn mạnh 6 và (-6) cùng là bội của:
- Yêu cầu HS làm ?3
- Gọi 1 HS đọc phần chú ý
- Yêu cầu HS giải thích rõ nội dung của chú ý đó.
- Thực hiện trên bảng
- HS: a chia hết cho b nếu có số tự nhiên q sao cho a=bq
- Theo dõi, ghi bài.
- Thực hiện
- HS1: 6 là bội của:
(-1); 6; (-1); (-6); 2; 3; (-2); (-3)
- HS2: (-6) là bội của:
(-1); 6; 1; (-6); (-2); 3; 2; (-3)
- Thực hiện.
- HS đứng tại chổ trả lời.
1/ Bội và ước của một số nguyên
?1
6 = 1 . 6 = (-1) . (-6)
= 2 . 3 = (-2) . (-3)
-6 = (-1) . 6 = 1. (-6)
= (-2) . 3 = 2 . (-3)
?2 Với a, bN , b 0, a chia hết cho b nếu có số tự nhiên q sao cho a=bq
* Cho với a, bZ , b 0. Nếu có số nguyên q sao cho a = bq thì ta nói a chia hết cho b. Ta còn nói a là bội của b và b là ước của a
?3
- Hai bội của 6 là: 0 và 12
- Hai ước của 6 là 2 và 3
*Chú ý: SGK
Hoạt động 3: Tính chất (8 phút)
- Yêu cầu HS tự đọc SGK và lấy ví dụ minh hoạ cho từng tính chất.
- Đọc SGK trong 2 phút. Sau đó lần lượt 3 HS nêu lần lượt 3 tính chất và cho ví dụ minh hoạ.
2/ Tính chất
a/ ab và bc ac
Ví dụ: (-16)8 và 84 nên
(-16) 4
b/ ab amb (m Z)
Ví dụ: (-3)3 nên 2.(-3)3
c/ ac và bc (a+b)c và (a-b) c
Ví dụ: 124 và (-8)4 nên
[12+(-8)] 4 và [12-(-8)] 4
Hoạt động 4: Củng cố (10 phút)
- GV:
+ Khi nào ta nói số nguyên a chia hết cho số nguyên b với b khác 0.
+ Nhắc lại 3 tính chất liên quan đến khái niệm “chia hết cho” trong bài.
- Cho HS làm bài 101 và 102 SGK.
- Cho HS hoạt động nhóm làm bài 105 SGK trang 97
- Nhận xét bài làm các nhóm
- Lần lượt các HS trả lời.
- Hoạt động cá nhân.
- Hoạt động nhóm trong 3 phút. Sau đó treo bảng nhóm
101/97 SGK
5 bội của 3 và (-3) có thể là 0;
102/97 SGK
Các ước của -3 là:
Các ước của 6 là: 1; 2; 3; 6.
Các uớc của 11 là: 1; 11.
Các ước của -1 là: 1.
105/97 SGK: Điền vào ô trống cho đúng:
a
42
-25
2
-26
0
9
b
-3
-5
-2
7
-1
a : b
-14
5
-1
-2
0
-9
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà (3 phút)
Học thuộc định nghĩa a chia hết cho b trong tập Z, nắm vững chú ý và 3 tính chất liên quan tới khái niệm “chia hết cho”.
Làm bài bài tập 103, 104, 106 SGK trang 97, bài tập 154, 157 SBT trang 73.
Làm các câu hỏi trong ôn tập chương II trang 98 và hai câu hỏi bổ sung.
+ Phát biển quy tắc dấu ngoặc, quy tắc chuyển vế.
+ Với a, b Z, b0. Khi nào a là bội của b và b là ước của a
- Nhận xét tiết học.
File đính kèm:
- Tiet 65.doc