I) Mục đích, yêu cầu:
1) Kiến thức:
- Trẻ cảm nhận được không khí vui tươi của mùa xuân và ngày tết cổ truyền.
- Nhận biết một số loại quả quen thuộc trong ngày tết.
- Hát rõ lời bài hát: “Sắp đến tết rồi”
2) Kỹ năng:
- Trẻ có kỹ năng dán theo vệt chấm hồ.
- Biết cách sắp xếp các chi tiết hợp lý về màu sắc và bố cục
3) Giáo dục:
- Giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn vở sạch sẽ và sản phẩm của mình.
- Giáo dục trẻ tích cực ăn nhiều loại hoa quả để bổ sung vitamin và muối khoáng.
II) Chuẩn bị:
1) Đồ dùng của cô:
- 03 tranh gợi ý: dán mâm ngũ quả
- Đĩa nhạc xuân
- Giá treo tranh
2) Đồ dùng của trẻ:
- Mỗi trẻ một rổ đựng một số loại quả cắt sẵn
- Hồ dán
- Khăn lau tay
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 22768 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Môn: Tạo hình - Chủ điểm: Tết và mùa xuân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án
Dự thi giáo viên giỏi cấp quận
Môn: Tạo hình
Chủ điểm: Tết và mùa xuân
Tên bài dạy: Dán mâm ngũ quả
Lứa tuổi: Mẫu giáo bé
Thời gian: 20- 25 phút
Tên người dạy: Dương Thanh Hương
Ngày dạy: 30/01/2008
I) Mục đích, yêu cầu:
1) Kiến thức:
- Trẻ cảm nhận được không khí vui tươi của mùa xuân và ngày tết cổ truyền.
- Nhận biết một số loại quả quen thuộc trong ngày tết.
- Hát rõ lời bài hát: “Sắp đến tết rồi”
2) Kỹ năng:
- Trẻ có kỹ năng dán theo vệt chấm hồ.
- Biết cách sắp xếp các chi tiết hợp lý về màu sắc và bố cục
3) Giáo dục:
- Giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn vở sạch sẽ và sản phẩm của mình.
- Giáo dục trẻ tích cực ăn nhiều loại hoa quả để bổ sung vitamin và muối khoáng.
II) Chuẩn bị:
1) Đồ dùng của cô:
- 03 tranh gợi ý: dán mâm ngũ quả
- Đĩa nhạc xuân
- Giá treo tranh
2) Đồ dùng của trẻ:
- Mỗi trẻ một rổ đựng một số loại quả cắt sẵn
- Hồ dán
- Khăn lau tay
III) Phương pháp tiến hành:
Các bước
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. ổn định tổ chức
2. Nội dung
- Cho trẻ hát bài: “ Sắp đến tết rồi”
- Sắp đến tết rồi đấy! Các con thấy thế nào?
- Ngày tết có những gì? ( Hoa đào, bánh chưng, có nhiều món ăn ngon, và không thể thiếu mâm ngũ quả được bày trên ban thờ của mọi nhà!)
- Các con có muốn bày mâm ngũ quả giống cô không? Nhưng hôm nay chúng mình sẽ bày mâm ngũ quả một cách đặc biệt hơn bằng cách dán hình tạo thành bức tranh mâm ngũ quả, các con có đồng ý không? Cô Hương có một số bức tranh muốn giới thiệu đến chúng mình đấy, các con hãy cùng quan sát nhé.
a) Quan sát đàm thoại tranh:
- Tranh 1: Đàm thoại về màu sắc
+ Cô có bức tranh gì đây? ( Tranh mâm quả)
+ Trong tranh có những loại quả nào? ( gọi 1- 2 trẻ kể tên các loại quả có trong tranh)
+ Màu sắc của các loại quả trong tranh như thế nào? ( Hỏi trẻ cụ thể màu từng loại quả) ( gọi 1- 2 trẻ)
Để dán tranh mâm ngũ quả đẹp, cô chọn những màu sắc tươi sáng, sặc sỡ: màu vàng, màu đỏ, màu xanh, màu da cam… chúng mình có nên chọn những màu Tối không?
- Tranh 2: Đàm thoại về bố cục, màu sắc:
+ Các con thấy bức tranh này như thế nào?
+ Quả nào to nhất?
+ Quả to dán ở đâu? ( ở chính giữa mâm)
+ Bên cạnh quả to cô dán những loại quả gì? ( Những loại quả nhỏ hơn cô chọn dán sau và xếp chúng ở 2
Trẻ hát
Trẻ trả lời các câu hỏi của cô.
Trẻ quan sát và trả lời các câu hỏi của cô.
Các bước
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
bên mâm ngũ quả sao cho thật đẹp.)
+ Các loại quả dán cạnh nhau có màu sắc như thế nào? ( có màu sắc khác nhau)
Muốn làm nổi bật tất cả các loại quả trên mâm cô sắp xếp xen kẽ các màu sắc khác nhau: quả bưởi màu xanh, quả chuối màu vàng,…. các con không nên dán những loại qủa có cùng màu gần nhau vì như vậy bức tranh của chúng mình sẽ không đẹp.
- Tranh 3: Củng cố lại kỹ năng dán và cách sắp xếp các chi tiết hợp lý cho trẻ:
Bức tranh này cô chưa dán xong, các con hãy giúp cô hoàn thiện bức tranh nhé!
Quả dưa hấu to cô dán trước và đặt ở chính giữa mâm ngũ quả rồi!
+ Còn những quả nhỏ hơn thì cô nên bày ở đâu nhỉ?
+ Quả dưa hấu đã có màu xanh, vậy nên xếp những quả màu gì cạnh quả dưa hấu đây? ( chọn những quả có màu khác nhau)
+ Chúng mình dùng kỹ năng gì để dán nhỉ? ( kỹ năng dán chấm đính)
+ Dán như thế nào? ( trong khi trẻ trả lời, cô dán cho trẻ xem- chọn hình trong rổ xếp lên đĩa sao cho hợp lý, nhấc từng hình lên dùng ngón trỏ bàn tay phải chấm hồ vào nền, sau đó lau tay vào khăn, cuối cùng dán hình theo vệt chấm hồ. Tương tự với những quả còn lại)
b) Trẻ thực hiện:
- Chúng mình đã sẵn sàng để dán bức tranh mâm ngũ quả thật đẹp chuẩn bị cho ngày tết chưa? Chúng mình cùng bắt đầu nào!
Trẻ chú ý theo dõi và trả lời các câu hỏi của cô.
Trẻ chú ý quan sát và trả lời các câu hỏi của cô.
Các bước
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
- Trong khi trẻ thực hiện, cô chú ý đi bao quát, hướng dẫn cụ thể hơn đối với những trẻ còn lúng túng. Gợi ý thêm cho những trẻ làm nhanh để hoàn thành bức tranh
đẹp và phong phú hơn ( gợi ý cho trẻ dùng bút sáp vẽ thêm bánh trưng, hoa đào)
- Khi trẻ hoàn thành xong bài của mình cô nhắc trẻ tự treo tranh của mình và cầm ghế lên ngồi quan sát
c) Nhận xét sản phẩm:
- Trưng bày bài của trẻ lên giá treo tranh cho trẻ quan sát tranh của các bạn.
Trẻ tập trung làm bài của mình.
Trẻ chú ý quan sát và nhận xét bài của bạn.
3. Kết thúc
+ Hỏi trẻ con thích bức tranh nào? Vì sao? ( gọi 1 trẻ – hỏi trẻ về nội dung tranh?)
+ Các con thấy bức tranh nào nổi bật nhất? Vì sao? ( gọi 1 trẻ – hỏi trẻ về màu sắc của bức tranh?)
+ Hỏi 1 trẻ: Bài của con đâu? Con đã chọn những loại quả gì để dán mâm ngũ quả? Con đã dán như thế nào?...)
- Cô nhận xét chung bài làm của trẻ, tuyên dương những bạn có bài làm đẹp, động viên những trẻ cần cố gắng hơn.
Tặng cho trẻ mâm ngũ quả thật, cả lớp cùng liên hoan.
Trẻ vui vẻ, hào hứng tham gia.
File đính kèm:
- Giao an phat trien tham my(2).doc