Giáo án Môn tập đọc bài: Những hạt thóc giống

I. Mục tiêu: 1. Đọc đúng:

• Đọc đúng các tiếng:giao hẹn, truyền ngôi, sững sờ, kinh thành

-PN:Cao tuổi, chẳng nảy mầm, sững sờ, dõng dạc, truyền ngôi,

• Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở cá từ ngữ gợi cảm.

• Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung.

2. Đọc - hiểu:

• Hiểu các từ ngữ khó trong bài: bệ hạ, sững sờ, dõng dạc, hiền minh.

• Hiểu nội dung câu truyện: Ca ngợi cậu bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 6816 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Môn tập đọc bài: Những hạt thóc giống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN THAO GIẢNG CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20 - 11 MÔN: TẬP ĐỌC BÀI: MHỮNG HẠT THÓC GIỐNG I. Mục tiêu: 1. Đọc đúng: Đọc đúng các tiếng:giao hẹn, truyền ngôi, sững sờ, kinh thành … -PN:Cao tuổi, chẳng nảy mầm, sững sờ, dõng dạc, truyền ngôi,… Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở cá từ ngữ gợi cảm. Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung. Đọc - hiểu: Hiểu các từ ngữ khó trong bài: bệ hạ, sững sờ, dõng dạc, hiền minh. Hiểu nội dung câu truyện: Ca ngợi cậu bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật. II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 46, SGK Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc. Tấm bìa: Viết sẵn ý nghĩa của câu chuyện. III. Hoạt động trên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. KTBC: Tre Việt Nam -Gọi 1 HS lên đọc 2 đoạn đầu và trả lời câu hỏi: + Em hãy tìm những câu thơ nói lên sự gắn bó lâu đời của cây tre với người Việt Nam. - Gọi 1 HS khác lên đọc phần còn lại và trẻ lời câu hỏi: + Hình ảnh nào của cây tre tượng trương cho tính ngay thẳng, trung thực của người Việt Nam? - Gv nhận xét cách đọc - Ghi điểm. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Nếu như bài tre Việt Nam, tác giả đẫ lấy hình tượng cảu cây tre để ca ngợi đức tính cần cù, chịu khó, đoàn kết và ngay thẳng của con người Việt Nam chúng ta. Thì bài tập đọc “Những hạt thóc giống” mà các em được học hôm nay lại một lần nữa các em sẽ thấy người xưa đã quý trọng và đề cao tính trung thực như thế nào? - GV ghi đề bài lên bảng. b. Hướng dẫn luyện đọc: - Gọi 1 HS khá đọc toàn bài, GV nhận xét cách đọc. - GV thống nhất cách chia đoạn: +Đoạn 1: Ngày xưa… đến bị trừng phạt. +Đoạn 2: Có chú bé … đến nảy mầm được. + Đoạn 3: Mọi người … đến của ta. + Đoạn 4: Rồi vua dõng dạc… đến hiền - Gọi 4 HS đọc nối tiếp ( lượt 1). GV kết hợp sữa sai cách đọc phát âm. - Gọi lần lượt 4 em đọc nối tiếp ( lượt 2). GV giúp HS hiểu nghĩa các từ khó: bệ hạ, sững sờ, dõng dạc, hiền minh. - Gọi lần lượt 4 em đọc nối tiếp ( lượt 3). Yêu cầu HS đọc ngắt nghỉ, nhấn giọng. - HS luyện đọc theo cặp. - GV đọc mẫu toàn bài. c. Tìm hiểu bài: -Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài và trả lời câu hỏi: +Nhà vua muốn chọn người như thế nào để truyền ngôi? -Gọi HS đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm Hỏi: +Nhà vua đã làm cách nào để tìm được người trung thực. - GV nêu: Thóc luộc kĩ rồi thì không thể nào nãy mần được vậy mà vua lại phát cho dân và giao hẹn ... như vậy nhà vua đã có mưu kế là muốn tìm xem ai là người trung thực, ai là người chỉ mong lấy được lòng vua để có chức quyền. + Vậy theo các em ý đoạn 1 nói gì? - GV ghi ý 1 lên bảng. Chuyển: Vậy vua có chọn được người trung thực không và người đó là ai - chúng ta tìm hiểu đoạn tiếp theo. - Hỏi: + Theo lệng vua, chú bé Chôm đã làm gì? Kết quả ra sao? + Đến kì nộp thóc cho vua, chuyện gì đã xảy ra? (Ghi bảng: nô nức, lo lắng) Chuyển: Sau khi Chôm đã dũng cảm nói lên sự thật thì thái đọ của nhà vua và mọi người như thế nào - Cô mời 1 em đọc phần còn lại. Hỏi: + Khi nghe Chôm nói sự thật thì thái độ của mọi người như thế nào? + Không những Chôm không bị trừng phạt mà nhà vua còn khen Chôm điều gì? + Vậy vì sao người trung thực là ngưòi đáng quý? - Nhận xét, chốt lại ý đúng. Hỏi: Ý của đoạn 2, 3, 4 nói điều gì? - Treo bức tranh phóng to: - Như vậy các em đã hiểu được nội dung của toàn câu chuyện - Bây giờ các em quan sát bức tranh và cho biết: Bức tranh thể hiện nội dung của đoạn nào trong bài? - GV chốt lại toàn nội dung bài rồi hỏi: + Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào? - Gắn miếng bìa đã ghi sẵn lên bảng. - Cho 1 HS đọc lại ý nghĩa của câu chuyện. d. Đọc diễn cảm: - 4 HS đọc nối tiếp theo 4 đoạấnu mỗi HS đọc, cho HS nhận xét để tìm cách đọc hay phù hợp. - Hướng dẫn đọc đoạn đối thoại ( gắn bảng phụ đã ghi sẳn lên) - GV đọc mẫu: - Hỏi HS để tìm ra cách đọc diễn cảm của đoạn: + Giọng người dẫn chuyện: chậm rãi, cảm hứng. + Giọng Chôm: ngây thơ, lo lắng. + Giọng Vua: ôn tồn, dõng dạc. - Cho HS từng tốp 3 em luyện đọc theo phân vai. - Gọi đại diện 3 tổ lên thi luyện đọc diễn cảm. - GV và HS bình chọn nhóm đọc hay nhất. e. Củng cố - Dặn dò: - Câu chuyện này muốn nói với em điều gì? - Nhận xét tiết học. - Về nhà xem trước bài “ Gà trống và cáo” -1 HS lên bảng đọc thuộc lòng. - Tre xanh xanh tự bao giờ Chuyện ngày xưa... - 1 HS lên đọc thuộc lòng. - Nòi tre đâu chịu mọc cong - Đã mang dáng thẳng ... - Lắng nghe. - Mở SGK trang 46. -1 HS đọc. - 4 HS đọc. - 4 HS đọc. - 4 HS đọc. - HS luyện đọc theo cặp. - Đọc thầm và tiếp nối nhau trả lời: Nhà vua chọn người trung thực để truyền ngôi. - Phát thóc giống đã luộc kĩ cho người dân đem về gieo trồng... Vua chọn người trung thực để truyền ngôi. 1 HS đọc đoạn 2. - Dốc công chăm sóc - Thóc vẫn không nảy mầm. - Mọi người nô nức mang thóc đến. - Chôm lo lắng, quỳ tâu sự thật. - 1 HS đọc 2 đoạn cuối. - Sững sờ, ngạc nhiên - lo lắngthay cho Chôm - Sợ Chôm bị trừng phạt. - Khen Chôm trung thực, dũng cảm. - HS thgảo luận nhóm 4. - Cho vài HS trả lời. Vì người trung thực bao giờ cũng nói thật - Cậu bé Chôm là người trung thực, dũng cảm dám nói lên sự thật. - Đoạn 3. - Ca ngợi chú bé Chôm là người trung thực, dũng cảm dám nói lên sự thật. - 4 HS đọc, HS khác nhận xét bạn đọc. - HS luyện đọc. - 9 HS đọc. - Trung thực là đức tính quý nhất của con người - Cần sống trung thực ...

File đính kèm:

  • docBai Nhung hat thoc giong Lop 4.doc