Giáo án môn Thuế - Chương 6 - Thuế thu nhập cá nhân

CHƯƠNG 6

THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

I . Những Vấn đề chung về Thuế Thu Nhập Cá Nhân

1. Khái niệm : Là loại thuế trực thu, thu trực tiếp trên thu nhập nhận được từ cá nhân trong một khoảng thời gian nhất định ( thường là 1 năm ) hoặc từng lần phát sinh.

2. Vai trò, tác dụng của thuế TNCN

- Góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước ( càng ngày càng quản lý tốt hơn thông qua cấp MST cá nhân )

- Thực hiện công bằng xã hội ( người có TN thấp kg phải đóng thuế, những người có thu nhập càng cao thì đóng góp càng nhiều )

- Là một công cụ để quản lý thu nhập ngầm của từng cá nhân, góp phần chống tội phạm XH

3. Đối tượng nộp thuế (Người nộp thuế )

 3.1 Cá nhân cư trú

Việc quy định thuật ngữ cá nhân cư trú, không cư trú trong Luật thuế TNCN của Việt Nam nhằm đảm bảo quyền đánh thuế của Việt Nam được quy định trong nội dung của các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và phù hợp với thông lệ quốc tế khi xác định nghĩa vụ nộp thuế của đối tượng này.

Theo qui định tại khoản 2 điều 2 của Luật thuế TNCN thì:

Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau:

(a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;

(b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm: có nơi ở đăng ký thường trú, hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.( 90 ngày trở lên trong năm tính thuế )

Như vậy, một cá nhân không phân biệt nguồn gốc quốc tịch nếu đáp ứng các điều kiện trên là đối tượng cư trú để xác định nghĩa vụ thuế tại Việt nam. Cá nhân kê khai thu nhập phát sinh tại Việt nam và thu nhập phát sinh ngoài Việt nam.

 

doc13 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 961 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Thuế - Chương 6 - Thuế thu nhập cá nhân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 6 THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN I . Những Vấn đề chung về Thuế Thu Nhập Cá Nhân 1. Khái niệm : Là loại thuế trực thu, thu trực tiếp trên thu nhập nhận được từ cá nhân trong một khoảng thời gian nhất định ( thường là 1 năm ) hoặc từng lần phát sinh. 2. Vai trò, tác dụng của thuế TNCN - Góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước ( càng ngày càng quản lý tốt hơn thông qua cấp MST cá nhân ) - Thực hiện công bằng xã hội ( người có TN thấp kg phải đóng thuế, những người có thu nhập càng cao thì đóng góp càng nhiều ) - Là một công cụ để quản lý thu nhập ngầm của từng cá nhân, góp phần chống tội phạm XH 3. Đối tượng nộp thuế (Người nộp thuế ) 3.1 Cá nhân cư trú Việc quy định thuật ngữ cá nhân cư trú, không cư trú trong Luật thuế TNCN của Việt Nam nhằm đảm bảo quyền đánh thuế của Việt Nam được quy định trong nội dung của các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và phù hợp với thông lệ quốc tế khi xác định nghĩa vụ nộp thuế của đối tượng này. Theo qui định tại khoản 2 điều 2 của Luật thuế TNCN thì: Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau: (a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam; (b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm: có nơi ở đăng ký thường trú, hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.( 90 ngày trở lên trong năm tính thuế ) Như vậy, một cá nhân không phân biệt nguồn gốc quốc tịch nếu đáp ứng các điều kiện trên là đối tượng cư trú để xác định nghĩa vụ thuế tại Việt nam. Cá nhân kê khai thu nhập phát sinh tại Việt nam và thu nhập phát sinh ngoài Việt nam. Ví dụ: Về xác định đối tượng cư trú và kê khai thu nhập theo hai tiêu thức: 1. Ông Y, quốc tịch Singapore là chuyên gia tư vấn cho Dự án X tại Việt Nam, năm 2009 ra – vào Việt Nam 4 lần, tổng số ngày có mặt tại Việt Nam là 190 ngày. Theo quy định của Luật thuế TNCN của Việt nam Ông Y được là đối tượng cư trú của Việt Nam. Do đó, Ông Y có nghĩa vụ kê khai, nộp thuế đối với thu nhập toàn cầu (tổng số thu nhập phát sinh tại Việt Nam và tại nước ngoài) tại Việt Nam trong năm 2009. Giả sử năm 2009 ông Y có thu nhập từ nhà đất phát sinh ở Singapore. Căn cứ theo quy định tại khoản 1, Điều 6 (Thu nhập từ Bất động sản) và quy định tại khoản 1, Điều 13 (Lợi tức từ chuyển nhượng tài sản) Hiệp định thuế giữa Việt Nam và Singapore: Singapore có quyền đánh thuế đối với khoản thu nhập từ nhà đất của Ông Y trước. Do đó, Ông Y có nghĩa vụ kê khai và nộp thuế thu nhập phát sinh từ nhà đất (cho thuê và chuyển nhượng) tại Singapore trước khi kê khai, nộp thuế đối với khoản thu nhập này tại Việt Nam. Ông Y đã kê khai và nộp thuế đối với khoản thu nhập từ nhà đất ở Singapore thì Ông Y sẽ được khấu trừ số thuế đã nộp đối với khoản thu nhập này vào số thuế phải kê khai nộp thuế ở Việt Nam (tối đa không vượt quá phần thuế Việt Nam được tính trước khi cho phép khấu trừ, phân bổ trên phần thu nhập đó). 2. Bà M, quốc tịch Việt Nam có nhà riêng tại Hà Nội, năm 2009 được cử đến làm việc tại văn phòng đại diện tại Singapore trong thời gian 2 năm. Như vậy, Bà M là đối tượng cư trú của Singapore và có nghĩa vụ kê khai và nộp thuế tại Singapore đối với thu nhập tại Singapore và tại Việt nam. Tuy nhiên, do Bà M có nhà riêng tại Việt Nam được sử dụng để cho thuê và có thu nhập nên Việt Nam có quyền thu thuế trước đối với thu nhập mà Bà M thu được từ việc cho thuê nhà (khoản 1, Điều 6 của Hiệp định thuế giữa Việt Nam và Singapore– Thu nhập từ Bất động sản). Do vậy, Bà M có nghĩa vụ kê khai, nộp thuế đối với khoản thu nhập từ cho thuê nhà riêng tại Việt Nam trước khi kê khai, nộp thuế đối với khoản thu nhập này tại Singapore. Khi đó, Bà M sẽ được khấu trừ số thuế đã nộp tại Việt Nam vào số thuế phải kê khai nộp thuế ở Singapore (tối đa không vượt quá số thuế phải nộp tại Singapore). 3. Ông H người Nhật Bản trong năm 2009 vào Việt Nam tư vấn cho các dự án đầu tư và nhận được thu nhập từ các dự án này, tổng số ngày có mặt tại Việt Nam là 150 ngày. Trường hợp này ông H là người không cư trú tại Việt Nam nên chỉ nộp thuế đối với thu nhập phát sinh tại Việt Nam. 3.2 Cá nhân không cư trú : Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định đối với cá nhân cư trú. Cá nhân này chỉ phải kê khai thu nhập phát sinh tại Việt nam. 4. Thu Nhập chịu thuế Các khoản thu nhập chịu thuế - Có 10 nội dung 4.1 Thu nhập từ kinh doanh : Thu nhập từ sản xuất kinh doanh, dịch vụ 4.2 Thu nhập từ tiền công, tiền lương :Được xác định bằng tổng số tiền lương, tiền công, tiền phù lao, các khoản thu nhập khác có tính chất tiền lương, tiền công mà đối tượng nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế ( Tháng ) Trong đó các khoản phụ cấp, trợ cấp được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công bao gồm : Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi có yếu tố độc hại, nguy hiểm. Vd : giàn khoan ngoài biển ( dầu khí ), hầm than, lò nung hóa chất Phụ cấp thu hút đối với vùng kinh tế, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn. Phụ cấp khu vực. phụ cấp làm đêm ( lương ca 3 ) Các khoản trợ cấp theo quy định của luật BHXH và Bộ luật lao động như : BHXH, HBYT. Trợ cấp khó khăn đột xuất, tai nạn, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp sau khi sinh con, trợ cấp thôi việc Phụ cấp ngành đặc thù như nghề pháp y, mổ Tiền thưởng như : phong tặng Giáo sư, nhà giáo nhân dân, Anh hùng lao động.Chiến sĩ thi đua các cấp . Anh hùng vũ trang 4.3 TN từ đầu tư vốn : tiền lãi nhận dược từ các hợp đồng vay vốn ( trừ lãi ngân hàng ), lợi tức, cổ tức từ việc góp vốn, phần tăng thêm của giá trị góp vốn, 4.4 TN từ chuyển nhượng vốn : chuyển nhượng vốn góp trong các cty, chuyển nhượng chứng khoán 4.5 TN chuyển nhượng bất động sản : đất, nhà ở , các tài san gan liền với đất 4.6 TN từ trúng thưởng : xổ số, khuyến mãi, cá cược, casino, trò chơi có thưởng, các hội thi 4.7 TN từ bản quyền : quyền tác giả ( tác phẩm nghệ thuật, khoa học, văn học ), quyền sở hữu công nghiệp, chuyển giao bí quyết kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, chuyển giao các giải pháp sản xuất 4.8 TN từ nhượng quyền thương mại ( cho phép bán hh theo điều kiện của bên nhượng quyền : ví dụ nhượng quyền làm đại lý phân phối hàng hóa ) 4.9 TN từ tưa kế : chứng khoán, phần góp vốn vào các cty , thừa kế bất động sản, thừa kế các tài khoản khác có đăng ký quyền sở hữu với cơ quan nhà nước như : xe ô tô, xe gắn máy, tàu thuyền, máy bay. 4.10 TN từ quà tặng : chứng khoán ( cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, ) , quà tặng là phần vốn góp, quà tặng là bất động sản, Quà tặng là các tài khoản khác có đăng ký quyền sở hữu với cơ quan nhà nước (xe ô tô, xe gắn máy, tàu thuyền, máy bay.) 5. Thu Nhập không chịu thuế , giảm thuế 5.1 Các Khoản được miễn thuế Có tất cả 14 nội dung được miễn thuế Trong đó quan tâm đến nội dung : Thu nhập từ tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của Bộ Luật lao dộng. VD :Ông Nguyễn Văn A có mức lương trả theo ngày bình thường là : 50.000 đồng /giờ. Trong trường hợp Ông Nguyễn Văn A làm thêm giờ được trả là : 70.000 đồng /giờ.Như vậy khoản chênh lệch 20.000 đồng /giờ thì không phải đóng thuế thu nhập. 5.2 Giảm thuế : Giảm thuế được thực hiện trong năm dương lịch. Đối tượng nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo trong năm nào thì được xét giảm số thuế của năm đó. 6 . Đồng tiền nộp thuế : Quy đổi thu nhập chịu thuế ra đồng : Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân được tính bằng đồng Việt Nam. Trường hợp thu nhập được trả bằng ngoại tệ thì quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tại thời điểm phát sinh thu nhập. 7. Thuế suất Thuế xuất : Thuế xuất thu nhập cá nhân được áp dụng theo biểu thuế lũy tiến từng phần, cụ thể như sau : Bậc Thuế Phần thu nhập tính thuế /năm ( Triệu đồng ) Phần thu nhập tính thuế /tháng ( Triệu đồng ) Thuế xuất ( %) 1 Đến 60 Đến 5 5 2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10 3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15 4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20 5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25 6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30 7 Trên 960 Trên 80 35 Theo điều 23 Luật thuế TNCN thì: 1/ Biểu thuế toàn phần áp dụng đối với thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản, trúng thưởng, tiền bản quyền, nhượng quyền thương mại, nhận thừa kế, quà tặng là thu nhập chịu thuế quy định tại các điều 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 của Luật. 2/ Biểu thuế toàn phần được quy định như sau: Thu nhập tính thuế Thuế suất (%) a) Thu nhập từ đầu tư vốn 5 b) Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại 5 c) Thu nhập từ trúng thưởng 10 d) Thu nhập từ thừa kế, quà tặng 10 đ) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật này Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật này 20 0,1 e) Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản quy định tại khoản 2 Điều 14 của Luật này 25 2 3/ Thuế suất đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp, chuyển nhượng chứng khoán được quy định tại Điều 17 Nghị định 100/2008/NĐ-CP và Điểm 2.1.2, Khoản 2, Mục II, Phần B Thông tư 84/2008/TT-BTC thì: - Thuế suất đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp là 20% trên thu nhập tính thuế của mỗi lần chuyển nhượng. - Thuế suất đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán là 20% trên thu nhập tính thuế cả năm chỉ áp dụng đối với trường hợp đối tượng nộp thuế đã thực hiện đúng quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ, xác định được thu nhập tính thuế quy định tại Điều 16 Nghị định này và đăng ký thực hiện ổn định với cơ quan thuế từ tháng 12 của năm trước (riêng năm 2009 thì đăng ký trước ngày 31/3/2009). Đối với các trường hợp khác ngoài trường hợp trên, áp dụng thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần. 8. Cách tính thuế ( trang 32, quyển xanh , thong tư 84 ) VD 1 : Ông A có thu nhập từ tiền lương.tiền công trong tháng là : 10 triệu đồng.Ông B có 01 người con dưới 18 tuổi và nuôi dưỡng người Cha, trong tháng ông phải nộp các khoản bảo hiểm bắt buộc là BHYT, BHXH, không có đóng từ thiện, nhân đạo. Thu nhập Ông B được tính như sau : Giảm trừ cho bản thân là 4 triệu. Giảm trừ cho người phụ thuộc : 02 người *1.6 triệu = 3, 2 triệu đồng Trừ BHXH, BHYT : 10 triệu * 6% = 0, 6 triệu đồng Tộng cộng các khoản giảm trừ : 4 triệu +3, 2 triệu +0, 6 triệu = 7, 8 triệu đồng Thu nhập tính thuế là : 10 triệu -7, 8 triệu =2, 2 triệu Tổng số thuế phải nộp trong tháng : 2, 2 triệu * 5% = 0, 11 triệu. VD2 : Ông B có thu nhập từ tiền lương, tiền công trong tháng là 90 triệu đồng ( đã trừ các khoản bảo hiễm bắt buốc ), Ông B phải nuôi 2 con dưới 18 tuổi. Trong tháng ông B không đoáng góp từ thiện , nhân đạo, khuyến học. A0 Thuế TNCN tạm nộp trong tháng của ông B được tính như sau : - Ông B được giảm trừ các khoản sau : + cho bản thân là 4 triệu đồng. + Cho 2 người phụ thuộc : 1.6 triệu đồng x 2 người = 3,2 triệu đồng - Thu nhập tính thuế áp vào biểu thuế lũy tiến từng phần để tính số thuế phải nộp như sau : 90 triệu đồng – 4 triệu đồng – 3,2 triệu đồng = 82.8 triệu đồng - Số thuế phải nộp được tính là : * Bậc 1 : thu nhập tính thuế trên 5 triệu đồng : 5 triệu đồng x 5 % = 0.25 triệu đồng * Bậc 2 : TN tính thuế từ 5 tr đ đến 10 triệu đ : ( 10 triệu – 5 tr ) x 10 % = 0.05 triệu đ * Bậc 3 : TN tính thuế trên 10 tr đến 18 tr : ( 18 triệu – 10 tr ) x 15 % = 1.2 triệu đ * Bậc 4 : TNTT trên 18 tr đến 32 tr đồng : ( 32 triệu – 18 tr ) x 20 % = 2.8 triệu đ * Bậc 5 : TNTT trên 32 tr đến 52 tr đồng : ( 52 triệu – 32 tr ) x 25 % = 5 triệu đ * Bậc 6 : TNTT trên 52 tr đến 80 tr đồng : ( 80 triệu – 52 tr ) x 30 % = 8.4 triệu đ * Bậc 7 : TNTT trên 80 tr đến 82.8 tr đồng : ( 82.8 triệu – 80 tr ) x 35 % = 0.98 triệu đ Như vậy với mức TN trong tháng là 90 triệu đồng , tổng số thuế TNCN tạm nộp trong tháng của ông B là : ( 0.25 + 0.5 + 1.2 + 2.8 + 5 + 8.4 + 0.98 ) = 19.13 triệu đồng ( cách tính rút gọn trong phụ lục số 2/PL-TNCN ban hành kèm theo thông tư này ) Phụ lục: 02/PL-TNCN (Ban hành kèm theo Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính) Phụ lục BẢNG HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ THEO BIỂU THUẾ LUỸ TIẾN TỪNG PHẦN (đối với thu nhập thường xuyên) Phương pháp tính thuế luỹ tiến từng phần được cụ thể hoá theo Biểu tính thuế rút gọn như sau: Bậc Thu nhập tính thuế /tháng Thuế suất Tính số thuế phải nộp Cách 1 Cách 2 1 Đến 5 triệu đồng (trđ) 5% 0 trđ + 5% TNTT 5% TNTT 2 Trên 5 trđ đến 10 trđ 10% 0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ 10% TNTT - 0,25 trđ 3 Trên 10 trđ đến 18 trđ 15% 0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ 15% TNTT - 0,75 trđ 4 Trên 18 trđ đến 32 trđ 20% 1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ 20% TNTT - 1,65 trđ 5 Trên 32 trđ đến 52 trđ 25% 4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ 25% TNTT - 3,25 trđ 6 Trên 52 trđ đến 80 trđ 30% 9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ 30 % TNTT - 5,85 trđ 7 Trên 80 trđ 35% 18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ 35% TNTT - 9,85 trđ *Trong đó TNTT là thu nhập tính thuế Ví dụ : Ông A có thu nhập từ tiền lương, tiền công trong tháng đã trừ các khoản bảo hiểm bắt buộc là 90 triệu đồng và ông A phải nuôi 2 con dưới 18 tuổi. Trong tháng ông A không đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học. a) Thuế thu nhập cá nhân tạm nộp trong tháng của ông A được tính như sau: * Ông A được giảm trừ các khoản sau: - Cho bản thân là 4 triệu đồng. - Cho 2 người phụ thuộc: 1,6 triệu đồng x 2 người = 3,2 triệu đồng. * Thu nhập tính thuế áp vào biểu thuế luỹ tiến từng phần để tính số thuế phải nộp là: 90 triệu đồng - 4 triệu đồng – 3,2 triệu đồng = 82,8 triệu đồng * Số thuế phải nộp được tính là: - Bậc 1: thu nhập tính thuế đến 5 triệu đồng, thuế suất 5%: 5 triệu đồng x 5% = 0,25 triệu đồng - Bậc 2: thu nhập tính thuế trên 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng, thuế suất 10%: (10 triệu đồng - 5 triệu đồng) x 10% = 0,5 triệu đồng - Bậc 3: thu nhập tính thuế trên 10 triệu đồng đến 18 triệu đồng, thuế suất 15%: (18 triệu đồng - 10 triệu đồng) x 15% = 1,2 triệu đồng - Bậc 4: thu nhập tính thuế trên 18 triệu đồng đến 32 triệu đồng, thuế suất 20%: (32 triệu đồng - 18 triệu đồng) x 20% = 2,8 triệu đồng - Bậc 5: thu nhập tính thuế trên 32 triệu đồng đến 52 triệu đồng, thuế suất 25%: (52 triệu đồng - 32 triệu đồng) x 25% = 5 triệu đồng - Bậc 6: thu nhập tính thuế trên 52 triệu đồng đến 80 triệu đồng, thuế suất 30%: (80 triệu đồng - 52 triệu đồng) x 30% = 8,4 triệu đồng - Bậc 7: thu nhập tính thuế trên 80 triệu đồng đến 82,8 triệu đồng, thuế suất 35%: (82,8 triệu đồng - 80 triệu đồng) x 35% = 0,98 triệu đồng Như vậy, với mức thu nhập trong tháng là 90 triệu đồng, tổng số thuế thu nhập cá nhân tạm nộp trong tháng của ông A theo biểu thuế luỹ tiến từng phần là: (0,25 + 0,5 + 1,2 + 2,8 + 5 + 8,4 + 0,98) = 19,13 triệu đồng b) Để thuận tiện cho việc tính toán, ông A có thể áp dụng phương pháp tính rút gọn như sau: Sau khi giảm trừ gia cảnh, thu nhập tính thuế của ông A là 82,8 triệu đồng, số thuế phải nộp của ông A được xác định thuộc bậc 7 của biểu thuế lũy tiến từng phần. Số thuế được tính theo cách 1 là: 18,15 triệu đồng + (82,8 triệu đồng - 80 triệu đồng) x 35% = 19,13 triệu đồng. Số thuế được tính theo cách 2 là: 35% x 82,8 triệu đồng – 9,85 triệu đồng = 19,13 triệu đồng. Phụ lục: 01/PL-TNCN (Ban hành kèm theo Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính) BẢNG QUY ĐỔI THU NHẬP SAU THUẾ RA THU NHẬP TRƯỚC THUẾ Đơn vị: triệu đồng Việt Nam STT Thu nhập sau thuế Thu nhập trước thuế Thu nhập năm Thu nhập tháng 1 Đến 57 Đến 4,75 NET/0,95 2 Trên 57 đến 111 Trên 4,75 đến 9,25 (NET-0,25)/0,9 3 Trên 111 đến 192,6 Trên 9,25 đến 16,05 (NET-0,75)/0,85 4 Trên 192,6 đến 327 Trên 16,05 đến 27,25 (NET-1,65)/0,8 5 Trên 327 đến 507 Trên 27,25 đến 42,25 (NET-3,25)/0,75 6 Trên 507 đến 742,2 Trên 42,25 đến 61,85 (NET-5,85)/0,7 7 Trên 742,2 Trên 61,85 (NET-9,85)/0,65 Ghi chú: NET là thu nhập/tháng của cá nhân thực nhận theo hợp đồng chưa có thuế thu nhập cá nhân. 9. Kỳ tính thuế 9.1. Đối với cá nhân cư trú a.. Kỳ tính thuế theo năm: áp dụng đối với thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ tiền lương, tiền công. Trường hợp trong năm dương lịch, cá nhân có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên thì năm tính thuế được tính theo năm dương lịch. Trường hợp trong năm dương lịch, cá nhân có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày, nhưng tính trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam là từ 183 ngày trở lên thì năm tính thuế đầu tiên được xác định là 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Từ năm thứ hai, năm tính thuế căn cứ theo năm dương lịch. Ví dụ: Ông X có quốc tịch Nhật đến Việt Nam từ ngày 15/5/2009. Trong năm 2009, ông X có mặt tại Việt Nam tổng cộng 140 ngày và trong năm 2010, tính đến 14/5/2010, ông X có mặt tại Việt Nam trên 43 ngày. Năm tính thuế đầu tiên của ông X được xác định từ ngày 15/5/2009 đến hết ngày 14/5/2010. Năm tính thuế thứ hai được xác định từ ngày 01/01/2010 đến hết ngày 31/12/2010. b. Kỳ tính thuế theo từng lần phát sinh thu nhập: áp dụng đối với thu nhập từ đầu tư vốn; thu nhập từ chuyển nhượng vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ trúng thưởng; thu nhập từ bản quyền; thu nhập từ nhượng quyền thương mại; thu nhập từ thừa kế; thu nhập từ quà tặng. c. Kỳ tính thuế theo từng lần chuyển nhượng hoặc theo năm đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán. Trường hợp cá nhân áp dụng kỳ tính thuế theo năm thì phải đăng ký từ đầu năm với cơ quan thuế. 9.2. Đối với cá nhân không cư trú: Kỳ tính thuế đối với cá nhân không cư trú được tính theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với tất cả thu nhập chịu thuế. Trường hợp cá nhân kinh doanh không cư trú có địa điểm kinh doanh cố định như cửa hàng, quầy hàng thì kỳ tính thuế áp dụng như đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ kinh doanh. II. Căn cứ tính thuế và phương pháp tính thuế đối với cá nhân cư trú Căn cứ : - Thu nhập tính thuế - Thuế suất thuế TNCN ( theo biểu mẫu ) 2. Phương pháp tính thuế Công thức chung 2.1 Xác định số thuế TNCN phải nộp đối với TN từ kinh doanh, tiền lương , tiền công. Số thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất Trong đó : - Thu nhập chịu thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản đóng BHXH, BHYT, BH trách nhiệm nghề nghiệp ( nếu có ) – các khoản giảm trừ gia cảnh a) Các khoản giảm trừ gia cảnh bao gồm : * Đối với bản thân 4 triệu đồng / tháng * Đối với người phụ thuộc phải nuôi dưỡng : 1.6 triệu đồng/ tháng, tính từ ngày phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng. Người phụ thuộc bao gồm : - Vợ, chồng, cha mẹ, anh chị em ruột, ông bà nội ngoại, cô dì chú bác cậu ruột , cháu ( con của anh chi em ruột ) ( theo quy định của pháp luật : họ bị tàn tật hay thu nhập của họ không quá 500 ngàn đồng/ tháng ) - Con ( con đẻ, nuôi, ngoài giá thú ) dưới 18 tuổi ( tính theo đủ tháng ) , hoặc đang học đại học, cao đẳng, trung cấp không có thu nhập, hoặc thu nhập thấp không quá 500 ngàn đồng/ tháng. Con trên 18 tuổi bị khuyết tật, dị tật bẩm sinh, tàn tật, bệnh tâm thần, giảm thiểu chức năng không có khả năng lao động - Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật . Vdu nhận nuôi người già neo đơn, bà mẹ VN anh hùng không có ai nuôi dưỡng - Các khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học . b) Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc : Con dưới 18 tuối cần một trong các giấy tờ sau : Bản sao Giấy khai sinh hoặc bản sao hộ khẩu. Con trên 18 tuổi bị tàn tật, không có khả năng lao động cần giấy tờ sau : Bản sao Giấy khai sinh hoặc bản sao hộ khẩu. Bản sao xác nhận của cơ quan y tế từ cấp Huyện trở lên. Con đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề ( kể cả đang học ở nước ngoài ) cần có giấy tờ sau : Bản sao giấy khai sinh, hoặc bản sao hộ khẩu, bản sao thẻ sinh viên hoặc bản khai có xác nhận của nhà trường hoặc các giây tờ chứng minh đang theo học. Đối vợ hoặc chồng . : cần các giây tờ sau Bản sao hộ khẩu hoặc bản sao giấy chứng nhận kết hôn.Vợ hoặc chồng trong độ tuổi lao động thì ngoài giấy tờ trên cần có thêm bản sao xác nhận từ cấp huyện trở lên về mức độ tàn tật không có khả năng lao động. Đối với Cha, Mẹ, Anh, Chị Em ruột. Trường hợp hết tuổi lao động cần có bản sao hộ khẩu hoặc giấy tờ liên quan khác để xác định rõ mối quan hệ phụ thuộc với đối tượng nộp thuế. Đối với ông Nội, Bà Nội, ông Ngoại, Bà Ngoại, Cô, Dì, Chú, Bác ruột cần có bản tự khai có xác nhận UBND cấp xã nơi đối tượng nộp thuế cư trú về trách nhiệm nuôi dưỡng của đối tượng nộp thuế với người phụ thuộc.Bản sao giấy khai sinh thể hiện được quan hệ này. c) Một số trường hợp cụ thể ( trang 357 ) c.1) Thu nhập chịu thuế đối với cá nhân vừa có thu nhập từ kinh doanh, vừa có thu nhập từ tiền lương , tiền công là tổng thu nhập chịu thuế từ Kd + TN từ tiền lương, tiền công. c.2) c.3) 2.2 Xác định số thuế TNCN phải nộp đối với TN từ đầu tư vốn 2.3 Xác định số thuế TNCN phải nộp đối với TN từ chuyển nhượng vốn 2.4 Xác định số thuế TNCN phải nộp đối với TN chuyển nhượng bất động sản 2.5 Xác định số thuế TNCN phải nộp đối với TN bản quyền và chuyển nhượng thương mại 2.6 Xác định số thuế TNCN phải nộp đối với TN trúng thưởng, thừa kế, quà tặng III. Căn cứ tính thuế và phương pháp tính thuế đối với cá nhân không cư trú TN từ kinh doanh TN từ tiền lương và tiền công TN từ đầu tư vốn TN từ chuyển nhượng vốn TN chuyển nhượng bất động sản TN bản quyền và chuyển nhượng thương mại TN từ trúng thưởng, thừ kế, quà tặng IV. ĐĂNG KÝ THUẾ, KHẤU TRỪ THUẾ, KHAI THUẾ, QUYẾT TOÁN THUẾ, HOÀN THUẾ ( Xem tài liệu ) I. Đối tượng đăng ký thuế : Có tất cả 7 đối tượng phải đăng ký trong đó quan tâm đến đối tượng thứ 4 là : Các cơ quan đơn vị sự nghiệp ( Trường CĐSP Nha Trang ) II. Hồ sơ đăng ký thuế : Tờ khai đăng ký theo mẫu số 01/ĐK-TNCN Bản sao chứng minh nhân dân ( có giá trị trong 15 năm, nếu quá thời hạn đi làm lại chứng minh nhân dân ) III. Địa điểm nộp hồ sơ : Đối với cá nhân có thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công nộp hồ sơ đăng ký thuế tại đơn vị chi trả ( Đối với CBGV trường CĐSP Nha Trang nộp tại phòng KHTV ) Phòng KHTV có trách nhiệm tổng hợp tờ khai đăng ký thuế của các cá nhân và nộp cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý. IV. Khấu trừ thuế : */ Khấu trừ thuế là việc tổ chức cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của đối tượng nộp thuế trước khi chi trả thu nhập Số tiền khấu trừ thuế phải trừ hàng tháng. VD : cá nhân có thu nhập chịu thuế tháng 1 thì kê khai khấu trừ thuế vào tháng 2 vì trong tháng 01 đã chi trả tiền lương vào đầu tháng, mà trong tháng còn phát sinh thu nhập cho nên đến ngày 30, 31 tháng đó tính được tổng thu nhập trong tháng. V. Hoàn thuế : Cá nhân đã nộp thuế thu nhập trong năm nhưng đến hết năm dương lịch tổng thu nhập trong năm chưa đến mức phải nộp. VD : ông C không có người phụ thuộc, tháng 3 có thu nhập là 5 triệu thì phải nộp thuế thu nhập là 50.000 đồng , tháng 9 có thu nhập 8 triệu phải nộp thuế thu nhập là 200.000 đồng nhưng đến ngày 31 tháng 12 tổng thu nhập trong năm của ông C là 40 triệu, như vậy ông C chưa đến mức phải nộp thuế thu nhập. Do vậy ông C được cơ quan thuế hoàn lại tiền mà ông C đã phải nộp thuế trong năm là 250.000 đồng. */ Việc hoàn thuế thu nhập cá nhân chỉ áp dụng cho cá nhân đã đăng ký thuế và có mã số thuế. */ Hồ sơ hoàn thuế : -Văn bản đề nghị hoàn thuế theo mẫu 01/HTBT ban hành ngày 14/6/2007 của Bộ Tài Chính. - Bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu - Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân - Chứng từ khấu trừ thuế, biên lai thu tiền thuế thu nhập cá nhân - Giấy uỷ quyền trong trường hợp uỷ quyền khai hoàn thuế. */ Nơi nộp hồ sơ : Nộp cho cơ quan thuế quản lý đợn vị chi trả. VD : CBGV của Trường CĐSP Nha Trang nộp hồ sơ tại Cục Thuế Khánh Hoà ) VII. Khấu trừ thuế đối với các trường hợp khác : Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền phù lao tiền chi khác cho cá nhân thực hiện dịch vụ tổng mức thu nhập từ 500.000 đồng /lần trở lên thì phải khấu trừ thuế trước khi chi trả cho cá nhân như sau : Khấu trừ 10% trên thu nhập áp dụng cho cá nhân có mã số thuế Khấu trừ 20% trên thu nhập áp dụng cho cá nhân không có mã số thuế. VIII. Tổ chức thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2009. Hỏi: Khai thuế và quyết toán thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công trong trường hợp năm dương lịch đầu tiên là dưới 183 ngày, nhưng tính trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam là trên 183 ngày được thực hiện như thế nào? Đáp: Khai thuế đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công trong trường hợp số ngày có mặt tại Việt Nam tính trong năm dương lịch đầu tiên là dưới 183 ngày, nhưng tính trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam là từ 183 ngày trở lên. -          Nă

File đính kèm:

  • docCHUONG 6 - Thue Thu Nhap Ca Nhan.doc