Giáo án môn Thuế - Chương - Thuế thu nhập doanh nghiệp

CHƯƠNG 5 ( THUẾ 2 )

THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THUẾ TNDN

1. Khái niệm về thuế TNDN và mục đích :

1.1 Khái niệm :

Thuế TNDN là môt loại thuế trực thu đánh trên phần thu nhập sau khi trừ đi các khoản chi phí được trừ, liên quan đến thu nhập của cơ sở sản xuất kinh doanh , dich vụ

1.2 Mục đích : - Tăng ngân sách NN ( nộp thuế vào ngân sách nhà nước )

- Điều tiết nền kinh tế vĩ mô ( theo từng ngành nghề, từng lĩnh vực, từng khu vực kinh doanh)

- Khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước ( Ưu đãi : miễn, giảm thuế thu hút đầu tư nước ngoài vào VN )

- Tạo sự công bằng cho các doanh nghiệp ( các DN KD cùng lĩnh vực , cùng ngành nghề đều phải nộp mức thuế như nhau theo quy định )

2. Đối tượng nộp thuế ( Người nộp thuế )

 Bao gồm : - Các doanh nghiệp, các tổ chức thuộc các thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo luật DN, luật đầu tư , Luật hợp tác xã. hoặc các thành phần khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa , dịch vụ có thu nhập chịu thuế .

Vd : Công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp Tư nhân , hợp tác xã, doanh nghiệp nước ngoài thường trú tại VN như chi nhánh , văn phòng, nhà máy, công xưởng, các đại lý

 các thành phần khác như : văn phòng luật sư, văn phòng công chứng tư nhân

- Riêng đối các doanh nghiệp, tổ chức của nước ngoài tại VN không theo Luật đầu tư, Luật DN , nộp thuế thu nhập DN theo hướng dẫn của bộ Tài Chính.

 

doc11 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 909 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Thuế - Chương - Thuế thu nhập doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 5 ( THUẾ 2 ) THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THUẾ TNDN Khái niệm về thuế TNDN và mục đích : Khái niệm : Thuế TNDN là môt loại thuế trực thu đánh trên phần thu nhập sau khi trừ đi các khoản chi phí được trừ, liên quan đến thu nhập của cơ sở sản xuất kinh doanh , dich vụ 1.2 Mục đích : - Tăng ngân sách NN ( nộp thuế vào ngân sách nhà nước ) Điều tiết nền kinh tế vĩ mô ( theo từng ngành nghề, từng lĩnh vực, từng khu vực kinh doanh) Khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước ( Ưu đãi : miễn, giảm thuế thu hút đầu tư nước ngoài vào VN ) Tạo sự công bằng cho các doanh nghiệp ( các DN KD cùng lĩnh vực , cùng ngành nghề đều phải nộp mức thuế như nhau theo quy định ) Đối tượng nộp thuế ( Người nộp thuế ) Bao gồm : - Các doanh nghiệp, các tổ chức thuộc các thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo luật DN, luật đầu tư , Luật hợp tác xã. hoặc các thành phần khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa , dịch vụ có thu nhập chịu thuế . Vd : Công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp Tư nhân , hợp tác xã, doanh nghiệp nước ngoài thường trú tại VN như chi nhánh , văn phòng, nhà máy, công xưởng, các đại lý các thành phần khác như : văn phòng luật sư, văn phòng công chứng tư nhân - Riêng đối các doanh nghiệp, tổ chức của nước ngoài tại VN không theo Luật đầu tư, Luật DN , nộp thuế thu nhập DN theo hướng dẫn của bộ Tài Chính. Thu nhập chịu thuế và Thu nhập không chịu thuế Thu nhập chịu thuế Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất kd hàng hòa, dv và thu nhập khác. Trong đó thu nhập khác bao gồm : Thu nhập từ chuyển nhượng vốn ( chuyển nhượng chứng khóan mà DN sở hữu cho một DN khác , hoặc bán một phần hoặc toàn bộ cổ phần đã đầu tư vào công ty) Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản ( thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất,ch nhựơng quyền thuê đất , DN kd bất động sản cho thuê lại đất ) Thu nhập quyền sở hữu công nghiệp, SH trí tuệ, SH công nghệ , Thu nhập từ cho thuê tài sản : cho thuê máy móc, thiết bị khoa học , phần mềm điều khiển Thu nhập từ thanh lý tài sản ( các máy móc sau khi khấu hao hết, không còn sử dụng đem bán, hoặc bán ve chai ), các loại giấy tờ có giá trị khác. Thu nhập từ lãi tiền gửi ( tiền gửi ngân hàng, hoặc gửi các tổ chức tín dụng khác ), lãi cho vay vốn ( hợp đồng cho vay vốn, lãi trái phiếu, lãi do thanh toán chậm, thanh toán trả góp, lãi do ứng vốn trước ) bán ngoại tệ . Hoàn nhập các khoản dự phòng ( dự phòng phòng trợ cấp mất việc, quỹ dự phòng tài chính ), các khỏan đã trích đến hạn chi, mà chưa chi, hoặc chi chưa hết Khoản nợ khó đòi đã xóa nay đòi được Khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ Các khoản nhận được từ tài trợ Khoản thu nhập khác Vd : thu nhập nhận được từ hđ sx kd từ nước ngoài, chênh lệch đánh giá lại tài sản để góp vốn, chia tách, sát nhập cty Thu nhập không chịu thuế ( thu nhập miễn thuế ) Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của tổ chức được thành lập theo Luật Hợp Tác Xã Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp : tưới, cày, bừa đất, nạo vét kênh mương,dịch vụ phòng sâu , bệnh , dvu thu hoạch sản phẩm NN Thu Nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, bán thử nghiệm sp ( 1 năm ) TN từ hoạt động SX, KD hh , dv của DN có số lao động là người khuyết tật, người sau cai nghiện ma túy, người nhiễn HIV bình quân trong năm chiếm từ 51% trở nên trong tổng số lao động bình quân trong năm của DN Thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành cho người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn XH. Trường hợp cơ sở có cả các đối tượng khác thì xét giảm trừ theo % trên ổng số học viên Thu nhập được chia từ hoạt đông góp vốn, mua cổ phần, liên doanh , liên kết với các DN trong nước, mà bên liên kết đã nộp thuế thu nhập theo quy định của Luật Thuế TNDN Khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu KH, văn hóa, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và hoạt động XH khác tại VN. Nếu tổ chức nhận tài trợ mà sử dụng sai mục đích thì phải nộp thuế TNDN với thuế suất là 25 % tổng số tiền tài trợ. II . CĂN CỨ VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP. . Thuế suất thuế TNDN Từ năm 2009 thuế suất thuế TNDN phổ thông là 25 % ( năm 2008 là 28 % ) Thuế suất thuế TNDN đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm tại VN ( bạch kim, vàng, bạc, thiếc, wonfram - kim loại cứng, chịu nhiệt tốt – làm dây tóc bóng đèn -, antimoan – sun phát thô, hợp kim với chì có thề sản xuất đạn ,đá quý, đất hiếm (17 kim loại có hàm lượng rất nhỏ trong vỏ của trái đất đc gọi là đất hiếm dùng sx Pin mặt trời .) ) thuế suất từ 32% đến 50 % căn cứ vào vị trị khai thác, trữ lượng, dự án mà Bộ tài chính quyết định cụ thể cho từng dự án, từng cơ sở. Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều này 2. Căn cứ tính thuế TNDN : Căn cứ tính thuế là thu nhập tính thuế trong kỳ và thuế suất. Kỳ tính thuế : - Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định theo năm dương lịch hoặc năm tài chính – 12 tháng ( khi DN mới thành lập hoặc giải thê phá san, chia tách, hợp nhất ... có thời hạn ngắn hơn 3 tháng thi được gộp chung vào 1 năm, kỳ tính thuế năm đầu tiên hay cuối cung không được quá 15 tháng ) - Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với doanh nghiệp nước ngoài được quy định + Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam mà khoản thu nhập này không liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú; + Doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam. 3. Phương pháp tính thuế : 3.1 Thu nhập tính thuế Xác định thu nhập tính thuế a) Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước. Xác định thu nhập tính thuế theo công thức sau : TN tinh thuế = TN chịu thuế - thu nhập được miễn thuế - các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định b) Thu nhập chịu thuế Thu nhập chịu thuế = doanh thu - các khoản chi được trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh + các khoản thu nhập khác (kể cả thu nhập nhận được ở ngoài Việt Nam. ) Lưu ý : Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản phải xác định riêng để kê khai nộp thuế ( khi nào có phát sinh là phải nộp ngay ). 3.2 Doanh thu : 3.2.1 Khái niêm : Doanh thu để tính thu nhập chịu thuê là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ, trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng, không phân biệt tiền đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Doanh thu được tính bằng đồng Việt Nam; trường hợp có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu bằng ngoại tệ. ♥ Đối với DN nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ là doanh thu chưa bao gồm thuế GTGT Ví dụ : Công ty Hon Da Viet Nam bán cho đại lý A 1 lô hàng 15 chiếc xe Wave S , hóa đơn với giá 14 triệu đồng/ 1 chiếc, thuế suất 10 %. Và trợ giá thuê mặt bằng cho Đại lý A 5 triệu đồng . Trong tháng 1/2010 Đại lý A bán được 9 xe wave S với giá 17 triệu đồng/1 chiếc, doanh số các loại xe khác là 350 triệu chưa bao gồm thuế VAT, sửa chữa và bảo trì xe cho khác hàng đạt doanh số 66 triệu đồng đã bao gồm thuế GTGT, tất cả các mặt hàng và dịch vụ của Đai lý A đều có thuế suất là 10 %. Biết cty Hon Da và đại lý A nộp thuế GTGT theo PP khấu trừ. a) Xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế lô hàng trên của cty Hon da b) Xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế của đại lý A trong tháng 1/2010. Giải : Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế lô hàng trên của cty Hon da 14 x 15 triệu = 210 triệu đ Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế của đại lý A trong tháng 1/2010. (9 x 17 triệu ) + 5 triệu + 350 triệu +[ (66 triệu : (1 + 0.1 ) ) ] = 568 triệu đ ♥ Đối với DN nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT là doanh thu bao gồm thuế GTGT Ví dụ : Tháng 2/2010 doanh nghiệp B sản xuất và kinh doanh gỗ bán hàng hóa , bán 3 lô hàng gỗ sấy ,3 hóa đơn bán hàng chỉ ghi giá bán ( giá đã có thuế VAT), mỗi hóa đơn 30 triệu đồng, tiền gia công 300 tủ cho doanh nghiệp C thu về 170 triệu đồng, giá chưa thuế . Bán 80 bộ bàn ghế với giá 700.000 đồng/bộ giá chưa thuế. Thuế suất các mặt hàng và dịch vụ là 10 %. Xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp B trong tháng 2 ? Giải : Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp B trong tháng 2 ( 3 x 30 triệu ) + [ 170 triệu + ( 170 triệu x 10% ) ] + [ ( 0.7 triệu x 80) + ( 56 triệu x10% ) = 338.600.000 đ Doanh thu để tính thu nhập chịu thuê : Là tổng các khoản tiền mà người bán được hưởng dưới đây + tiền bán hàng ( doanh thu bán hàng – chưa thuế hoặc có thuế GTGT) + Tiền gia công ( dthu gia công - vd : gia công hàng hóa cho 1 DN khác, vd cty khác cung cấp gỗ cho mình, mình đóng tủ, bàn ghế ... cho họ, thì khoản tiền thu này là tiền gia công hàng hóa ) + tiền cung ứng dịch vụ ( doanh thu cung ứng dịch vụ : vd sửa chữa, hoặc các ngành nghề cung cấp dịch vụ : như CC dịch vụ du lịch, ... ) + Trợ giá, phụ thu, phụ trội ( ví dụ Cty Hon da trợ giá thuê mặt bằng cho đại lý A ) Doanh thu để tính TN CT : Là tổng các khoản tiền mà người bán được hưởng với những khoản dưới đây + tiền bán hàng ( doanh thu bán hàng – chưa thuế hoặc có thuế GTGT) + Tiền gia công (dthu gia công -vd : gia công hàng hóa cho 1 DN khác, vd cty khác cung cấp gỗ cho mình, mình đóng tủ, bàn ghế ... cho họ, thì khoản tiền thu đóng bàn, tủ này là tiền gia công hàng hóa ) + tiền cung ứng dịch vụ (doanh thu cung ứng dịch vụ- Vd sửa chữa, hoặc các ngành nghề cung cấp dịch vụ : như CC dịch vụ du lịch, karaoke, vũ trường, ... ) + Trợ giá, phụ thu, phụ trội ( ví dụ Cty Hon da trợ giá thuê mặt bằng cho đại lý A, phụ thu: Phòng trà mời được ca sĩ nổi tiếng, phòng trà phụ thu thêm vào giá nước uống, phụ trội : tiền làm thêm giờ ( gia công, cung ứng dịch vụ ... ) Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế Với hoạt động bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa cho người mua. Với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ cho người mua, hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ cho người mua. Sơ đồ tính thuế TNDN : Tờ giấy ( viết tay ) – giải thích – ngày 28 tháng 3 các khoản chi được trừ và không được trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh 3.3.1 Chi phí được trừ (các khoản chi được trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh ) Nguyên tắc xác định các khoản chi được trừ khi xác định TN chịu thuế nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau : - Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; - Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Một số lưu ý quan trọng về chi phí được trừ : ( cập nhật ngày 29/1/2010 ) ( tóm tắt 16 khoản ) 1. Chi phí khấu hao : - Chi khấu hao TSCD sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh và có giấy tờ hợp lệ. Hàng năm DN tự chọn mức trích khấu hao TSCĐ nằm trong khung cho phép theo quy định của Bộ tài chính ,và đăng ký với cơ quan thuế trước khi thực hiện trích KH TSCD. ( anh chị học trong kế toán về trích khấu hao TSCD ) - Phần trích khấu hao tương ứng với phần nguyên giá 1,6 tỷ đồng / 1 xe đối với ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống ,mua từ ngày 01/1/2009 -xe mua phục vụ việc đi lại của nhân viên, xếp trong DN ( trừ xe chuyên kinh doanh vận tải hành khách, du lịch, khách sạn ; vd xe mua 5 tỷ, thì được trích KH TSCD hết 5 tỷ vì đây là xe phục vụ cho KD trực tiếp ). Ví dụ 1: DN A trong năm 2009 mua 1 chiếc xe ô tô 7 chỗ với giá trị xe là 2 tỷ đồng ( giá chưa thuế GTGT ) có đầy đủ hóa đơn chứng từ theo quy định và thanh toán qua ngân hàng. Như vậy DN A được trích khấu hao xe ( TSCD ) bao nhiêu vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế ? Giải : Nguyên giá của xe là 2 tỷ đồng, ( nguyên giá TSCD là giá chưa thuế ) theo quy định trên DN A chỉ được trích khấu hao TSCD vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế theo nguyên giá của xe với mức không chế là 1,6 tỷ ( 400 triệu khi trích khấu hao trong sổ sách kế toán, nhưng khi làm báo cáo thuế TNDN thì phần này là CP khấu hao vượt mức không chế quy định nên không được tính vào chi phí được trừ ) – sang phần chi phí không được trừ tôi nói lại Ví dụ 2 : Doanh nghiệp B trong năm 2009 có mua 1 chiếc xe ô tô 4 chỗ ngồi , giá trị xe là 1,5 tỷ đồng, thuế GTGT là 75 triệu đồng, lệ phí trước bạ và lệ phí đăng ký xe là 120 triệu đồng . DN B mua xe bằng tiền mặt. Như vậy DN B trích KH TSCD vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế ? Giải :Do DN B mua xe bằng tiền mặt, mà không thực hiện thanh toán qua ngân hàng nên không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, như vậy thuế GTGT đầu vào được tính vào nguyên giá TSCD . Tổng nguyên giá của xe ( TSCD ) = 1,5 tỷ + 0.075 triệu + 0.12 triệu = 1.875 tỷ đồng Như vậy DN B chỉ được trích khấu hao TSCD vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế theo nguyên giá của xe với mức không chế là 1,6 tỷ ( còn 275 triệu không được tính vào chi phí được trừ ) - Nếu TSCD là công trình xây dựng trên đất thuê, đất mượn phải đáp ứng những điều kiện sau : + Hợp đồng thuê đất, mượn đất có công chứng , thời hạn thuê đất lớn hơn thời hạn trích khấu hao + DN phải có hóa đơn thanh toán công trình xây dựng ghi tên DN,MST, địa chỉ nơi đất DN thuê kèm theo hợp đồng xây dựng,thanh lý, quyết toán công trình. + Theo dõi , hạch toán công trình trên đất thuê, mượn theo quy định hiện hành về quản lý tài sản 2. Mức tiêu hao hợp lý nguyên liệu,vật liệu , nhiên liệu,năng lượng , hàng hóa trong sx kd do DN tự xây dựng . DN thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp từ đầu năm tài chính, hoặc đầu kỳ sản xuất sản phẩm trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày bắt đầu đi vào sản xuất, trong quá trình sản xuất có phát sinh thì bổ sung, hoặc điều chỉnh . 3. Chi phí tiền lương : Các khoản thực tế đã chi như : tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp trả cho người lao động theo quy định của pháp luật.Các khoản tiền thưởng mang tính chất tiền lương và được ghi cụ thể trong hợp đồng lao động hoặc thỏa ước tập thể. Trường hợp trích lập quỹ dự phòngđể bổ sung vào quỹ lương của năm liền kề để đảm bảo việc trả lương không gián đoạn ( không được dùng mục đích khác ) thì quỹ được trích không quá 17% quỹ lương thực hiện (của cả năm) . Các khoản phụ cấp thêm cho lao động nữ như : học phí, bồi dưỡng sau khi sinh con, khám sức khỏe cho phụ nữ ...; các khoản chi cho người dân tộc thiểu sô : như học phí, hỗ trợ tiên nhà ở ... 4.Tiền ăn giữa ca : Các khoản tiền ăn giữa ca bằng tiền hay hiện vật ( DN tự nấu phục vụ, mua thức ăn sẵn) cho người lao động nếu có thực chi trả và khoản chi này có đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật. 5.Chi phí trang phục : Phần chi trang phục bằng hiện vật không vượt 1.500.000 đ/người / năm (quần áo, giày, nón, bao tay... phải có hóa đơn hợp lệ ) ; phần chi trang phục bằng tiền không vượt quá 1.000.000 đ/người / năm 6.Chi phụ cấp cho người lao động đi công tác trong và nước ngoài ( không bao gồm tiền đi lại và tiền ở ). Mức chi này không vượt quá 2 lần mức quy định theo hướng dẫn bộ Tài Chính đối với công chức, viên chức nhà Nước ( Công chức , Viên chức NN : Trong nước theo thông tư 23/2007/TT-BTC ngày 21/3/2007 – Bộ TC, nước ngoài 91-2005-TT-TBC quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài ) 7.Chi phí trả lãi tiền vay : Doanh nghiệp tính vào chi phí được trừ đối với: phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế nhưng khôngvượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay. 8.Trích lập và sử dụng các khỏan dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi và dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp được thực hiện theo quy định tại thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009 của Bộ tài chính. Đối với dự phòng khoản đầu tư chứng khoán cần lưu ý một số nội dung sau: Đối tượng trính lập dự phòng: là các chứng khoán có đủ các điều kiện sau: – Là các loại chứng khoán được DN đầu tư theo đúng quy định của pháp luật. Được tự do mua bán trên thị trường mà tại thời điểm kiểm kê, lập báo cáo tài chính có giá thị trường giảm so với giá đang hạch toán trên sổ sách kê toán. Những chứng khoán không được phép mua bán tự do trên thị trường như các chứng khoán bị hạn chế chuyển nhượng theo quy định của pháp luật; cổ phiếp quỹ thì không được lập dự phòng giảm giá. Các tổ chức đăng ký hoạt động kinh doanh chứng khoán như các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ được thành lập và hoạt động theo quy định của luật chứng khoán, việc trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán thực hiện theo quy định riêng. Phương pháp lập dự phòng: Mức trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán được tính theo công thức sau: Mức dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán = số lượng chứng khoán bị giảm giá tại thời điểm lập báo cáo tài chính x giá chứng khoán hạch toán trên sổ kế toán – giá chứng khoán thực trên thị trường. Đối với chưng khoán đã nêm yết: giá chứng khoán thực tế trên thị trường được tính theo giá thự tế trên các sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) là giá giao dịch bình quân tại ngày trích lập dự phòng; sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM (HOSE) là giá đóng cửa tại ngày trích lập dự phòng. Đối với các loại chứng khoán chưa niêm yết trân thị trường chứng khoán, giá chứng khoán thực tế thị trường được xác định như sau: + Đối với các công ty đã đăng ký trên thị trường giao dịch của các công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCom) thì giá chứng khoán thực tế trên thị trường được xác định là giá giao dịch bình quân trên hệ thống tại ngày lập dự phòng. + Đối với các công ty chưa đăng ký trên thị trường giao dịch của các công ty đại chúng chưa niêm yết thì giá chứng khoán thực tế trên thị trường được xác định là giá trung bình trên cơ sở giá dao dịch được cung cấp tối thiểu bởi ba (3) công ty chứng khoán tại thời điểm lập dự phòng. Trường hợp không thể xác định được giá trị thị trường của chứng khoán thì các DN không được trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán. Đối với những chứng khoán niêm yết bị hủy giao dịch, ngừng giao dịch kể từ ngày thứ sáu trở đi là giá trị số sách tại ngày lập bảng cân đối kế toán gần nhật. DN phải lập dự phòng riêng cho từng loại chứng khoán đầu tư, có biến động giảm giá tại thời điểm lập báo cáo tài chính và được tổn hợp vào bảng kê chi tiết dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư, làm căn cứ hạch toán vào chi phí tài chính của DN. 9. Khoản nộp quỹ bảo hiểm thất nghiệp của DN: ( cho cơ quan BHXH ) Căn cứ vào luật BHXH, nghị định số 127/ND-CP ngày 12/12/2008 quy định chi tiết thi hành luật bảo hiểm xã hội thất nghiệp, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2009 và thông tư số 130/2008/TT-BTC của bộ tài chính thì: Nguồn hình thành quỹ bảo hiểm của DN: Người lao động đóng bằng 1% tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp. Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Hàng tháng, nhà nước hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp và mỗi năm chuyển một lần Như vậy khoản đóng bảo hiểm thất nghiệp của DN cho người lao động theo quy định là khoản bảo hiểm bắt buộc do vậy DN sẽ được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN (1% tiền lương, tiền công). 10. Trích, lập và sử dụng quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm và chi phí trợ cấp thôi việc cho người lao động Năm 2009, DN có đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động và nếu có trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm theo đúng chế độ hiện hành cho người lao động thì được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN. Trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm và chi trả trợ cấp thôi việc thực hiện theo thông tư số 82/2003/TT-BTC ngày 14/8/2003 của bộ tài chính hướng dẫn trích lập, quản lý, sử dụng và hạch toán Quỹ dự phòng vế trợ cấp mất việc làm tại DN 11. Chênh lệch tỷ giáTheo quy định tại thông tư số 177/2009/TT-BTC ngày 10/9/2009 của bộ TC thì DN có các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ thì các khoản lỗ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ bằng ngoại tệ cuối năm tài chính được tính vào chi phí khi xác định TN chịu thuế DN trong kỳ. Vd : DN A ngày 30/9/2009 có nợ DN B 1 khoản nợ là 130.000 USD ( tỷ giá 1 USD = 18 .500 VND ) đến hạn phải trả là ngày 15/12/2010 với tỷ giá mới ngày 30/12/2009 1 USD = 19 .000 VND). Như vậy khoản chênh lệch khi đánh giá lại khoản nợ để trả DNB được tính vào chi phí và xác định như sau : (130.000 x 19.000 ) - (130.000 x 18.500 ) = 65.000.000 VND 12.Các khoản chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi, hoa hông môi giới, chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị, chiết khấu thanh toán, chi quà tặng liên quan hoạt động trực tiếp đến hoạt động sx kd không vượt quá 10% Tổng chi phí được trừ ; đối với DN mới thành lập không vượt quá 15% trong 3 năm đầu. ( Lưu ý : Đối với hoạt động thương mại, tổng số CP được trừ không bao gồm giá vốn hàng hóa bán ra – Chỉ tính chi phí Quản lý và chi phí bán hàng ) Ví dụ : công ty X thành lập năm 2000, năm 2010 lập báo cáo quyết toán Thuế TNDN ( trong đó có báo cáo tài chính, quyết toán thuế ... ) với số liệu chi phí ghi nhận như sau : Phần chi QC, KM, quà tặng, tiếp thị trực tiếp liên quan đến hđ sx kd có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp : 280 triệu Tổng các khoản chi phí được trừ ( không bao gồm các phần chi trên ) là 2 tỷ . Vậy phần chi những phần trên được trừ vào chi phí bao nhiêu ? Chi phí những khoản trên bị khống chế tối đa là 2 tỷ x 10% = 200 triệu đ (CP không được trừ là 80 tr) Vậy tổng CP được trừ vào CP trong năm 2010 = 2.2 tỷ 13. Các khoản chi DN nộp BHXH ( 16% ), kinh phí công đoàn( 1%), BHYT ( 3% ) không vượt mức quy định (Bảo hiểm xã hội Thành phố vừa ra Công văn số 3621/BHXH-THU ngày 07/12/2009 hướng dẫn tỉ lệ đóng BHXH, BHYT, BHTN và mức tiền lương tối thiểu vùng. Theo đó, từ ngày 01/01/2010, tỉ lệ đóng BHXH, BHYT, BHTN có thay đổi như sau: BHXH 22% (người sử dụng lao động đóng 16%, người lao động đóng 6%), BHYT 4,5% (người sử dụng lao động 3%, người lao động 1,5%), kinh phí công đoàn ( 2% - người sử dụng ld ) – Các khoản đóng góp hình thành nguồn CP Quản lý cho cấp trên, và các hiệp hội theo quy định và không vượt quá mức quy định ( vd : xếp tham gia hiệp hội các doanh nhân, hiệp hội các tổ chức chống bán phá giá mặt hàng dn đang sx, kd ... ) 14. DN được tính : Cái khoản chi tương ứng với dthu tính thuế nếu khoản chi này có đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp pháp theo quy định; các khoản CP trích trước theo kỳ hạn. Ví dụ 1 : Cty H viết phần mềm cho cty C, nhưng chưa hoàn thành toàn bộ dịch vụ cung ứng phần mềm. Cty H đã tạm thu tiền và đã ghi nhận doanh thu tính thuế TNDN nhưng chưa phát sinh đầy đủ các chi phí tương ứng với dthu đã ghi nhận thì đơn vị được trích trước, phần chi phí tương ứng với dthu đã kê khai khi xác định TN chịu thuế ( phù hợp với nguyên tắc chi phí tương ứng với doanh thu khi xa1x định thu nhập chịu thuế ) Ví dụ 2 : Cty B bán vé máy bay cho khách hàng trong thàng 11/2009 nhưng đến tháng 3 /2010 khách hàng mới bay, Cty B đã xuất hóa d9o8n cho KH và ghi nhận doanh thu tính thuế TNDN trong năm 2009,nhưng chưa phát sinh đầy đả các CP tương ứng với dthu đã ghi, Cty B được trích trước phần CP tương ứng với dthu đã kê khai. 15. Chi về tiền phạt , chỉ đưa vào Các khoản chi tiền phạt vi phạm hợp đồng ktế, tiền bồi thường vi phạm hợp đồng kinh tế nếu có đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp pháp 16. Các khoản thuế : - Loại trừ khoản 31 trong các CP Không được khấu trừ ( còn lại được trừ , tùy theo nghiệp vụ phát sinh thực tế hợp với các quy định về luật của các sắc thuế ) - Được trừ khoản thuế nhà thầu ( mục thuế TNDN nộp thay nhà thầu nước ngoài, trong trường hợp thỏa thuận hợp đồng nhà thầu, thầu phụ nước ngoài ) 3.3.1 Chi phí không được trừ ( gồm 31 khoản ) 1) CP khấu hao TSCD không sử dụng cho hd sx kd, - các công trình (tài sản CD ) phục vụ cho người lao động ( Vd : Bếp ăn, nhà để xe, xe đưa đón người ld ...). - Các TSCD không có giấy tờ chứng minh sở hữu của DN - CP KH TSCD không theo dõi bằng sổ sách kế toán theo chế độ qly và hạnh toán theo kết toán hiện hành. - Phần trích khấu hao vượt qúa quy định. Khấu hao hết phần giá trị, TSCD vừ kd vừa sử dụng mục đích khác, thì trích phần tương ứng với phần sử dụng kd - Máy bay dân dụng, du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh vc hàng hóa, du lịch, hành khách ( tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai mua máy bay chở ông chủ đi lại ) 2) Chi vượt mức tiêu hao ng liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa mà DN đả đăng ký với cơ quan thuế 3) Chi phí của DN mua hàng hóa không có hóa đơn như hàng nông sản ... kê cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua ( không trung thực, cơ quan thuế sẽ xem

File đính kèm:

  • docCHUONG 5 - Thue TNDN.doc
  • docChuong 5 ( tiep theo )Tai lieu day hoc ngay 11-4-2010 - Lưu ý thêm Doanh nghiệp không được tính vào chi phí hợp lý.doc