TIẾNG VIỆT
Bài 73 : it – iêt (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU :
- Kiến thức : HS đọc và viết được : “it, iêt, trái mít, chữ viết”.
- Kĩ năng : Đọc được từ, câu ứng dụng.
- Thái độ : Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : “Em tô, vẽ, viết”.
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG :
- Kĩ năng giao tiếp - tự nhận thức : Nhận biết các tiếng mang vần it - iêt
- Kĩ năng ra quyết định : Lựa chọn đúng các tiếng có vần it - iêt
- Kĩ năng đặt mục tiêu : Đọc đúng các tiếng có vần it - iêt trong các câu
III. CHUẨN BỊ :
1/ Giáo viên : Tranh vẽ, bảng cài, chữ mẫu.
2/ Học sinh : Bộ chữ, bảng con, SGK.
16 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1038 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Tiếng việt khối 1 tuần 18, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai , ngày 31 tháng 12 năm 2007
TIẾNG VIỆT
Bài 73 : it – iêt (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU :
Kiến thức : HS đọc và viết được : “it, iêt, trái mít, chữ viết”.
Kĩ năng : Đọc được từ, câu ứng dụng.
Thái độ : Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : “Em tô, vẽ, viết”.
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG :
Kĩ năng giao tiếp - tự nhận thức : Nhận biết các tiếng mang vần it - iêt
Kĩ năng ra quyết định : Lựa chọn đúng các tiếng có vần it - iêt
Kĩ năng đặt mục tiêu : Đọc đúng các tiếng có vần it - iêt trong các câu
III. CHUẨN BỊ :
1/ Giáo viên : Tranh vẽ, bảng cài, chữ mẫu.
2/ Học sinh : Bộ chữ, bảng con, SGK.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1/ Khởi động : Trò chơi “Tập làm nhanh”.
2/ Kiểm tra bài cũ : Vần ut – ưt.
- Đọc bảng con : “cây bút, đứt dây”, kết hợp nêu vị trí của âm và vần.
- Đọc SGK, nêu 1 câu nói theo chủ đề.
- Viết : “ống hút, mứt dừa”.
3/ Bài mới : Vần it – iêt.
Hoạt động của GIÁO VIÊN
Hoạt động của HỌC SINH
Phương pháp
ĐDDH
Hoạt động 1 : Giới thiệu.
* Mục tiêu : Giới thiệu vần : it – iêt.
- GV cho HS xem vật mẫu “trái mít”.
+ Đây là trái gì ?
+ Mít ăn vào như thế nào ?
- Trong từ “trái mít” tiếng nào đã học ?
- Trong tiếng “mít” có âm nào, thanh nào đã học ?
- Em ghép vần mới.
- GV đi kiểm tra, viết lên bảng vần : “it” và hướng dẫn cách đọc.
- Quan sát, nhận xét.
+ Trái mít.
+ Ngọt, thơm.
- “trái”.
- Âm m và thanh sắc.
- Thực hiện ở bộ chữ.
- Cá nhân, lớp.
Trực quan.
Vấn đáp.
KN giao tiếp – tự nhận thức
Thực hành.
Hoạt động 2 : Dạy vần.
* Mục tiêu : HS nhận diện vần : it – iêt.
- Vần “it“ được tạo bởi âm nào ?
- Nêu vị trí của các âm trong vần “it”.
- Đánh vần : i – tờ – it.
- Thêm âm gì, thanh gì để có tiếng “mít” ?
- Nêu vị trí của âm và vần trong tiếng “mít”.
- Đánh vần : i – tờ – it
m – it – mit – sắc - mít
trái mít.
- Cho HS đọc trơn.
- Viết : GV cho xem chữ mẫu, nhận xét.
+ Con chữ “t“ cao mấy dòng li ?
- Đặt bút ở đường kẻ 2 viết con chữ i nối nét viết con chữ t, kết thúc ở đường kẻ 2.
it mít
- Chú ý nhắc nhở tư thế ngồi, cầm bút, để vở, nối nét các con chữ, khoảng cách giữa các tiếng.
- Trò chơi giữa tiết : Tìm tiếng có vần “it”.
- Thực hiện tương tự cho vần “iêt”.
- So sánh “it“ và “iêt”.
- Vì 2 vần có âm kết thúc là “t”, nên sẽ kết hớp với những thanh nào ?
- “i” và “t”.
- Âm i đứng trước, t sau.
- Cá nhân, lớp.
- “m” và thanh sắc.
- Âm m đứng trước, it sau.
- Cá nhân, lớp.
- Quan sát, nhận xét.
+ 3 dòng li.
- Lắng nghe.
- Viết trên không.
- Viết bảng con.
- Giống âm kết thúc, khác âm bắt đầu.
- Thanh sắc, nặng.
Động não.
Luyện đọc.
KN ra quyết định
Trực quan.
Hỏi đáp.
Truyền đạt.
Thực hành.
Động não.
Hoạt động 3 : Đọc từ ứng dụng.
* Mục tiêu : HS hiểu, đọc từ ứng dụng.
- GV lần lượt giới thiệu từng từ, giải thích : “con vịt, đông nghịt, thời tiết, hiểu biết”.
- Cho HS đọc cá nhân, sửa sai, đọc mẫu.
- Tìm tiếng có chứa vần “it – iêt” gạch chân.
- Cá nhân, lớp.
- Dùng bút chì.
Luyện đọc.
KN đặt mục tiêu
Thực hành.
4. Hoạt động nối tiếp (5’)
- Củng cố : + Nêu vị trí của âm trong vần it – iêt.
+ Trò chơi : “Điền vần”.
- Dặn dò : Đọc kĩ bài.
- Chuẩn bị : Vần it – iêt (tiết 2).
Rút kinh nghiệm
TIẾNG VIỆT
Bài 73 : it – iêt (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU :
Kiến thức : HS đọc và viết được : “it, iêt, trái mít, chữ viết”.
Kĩ năng : Đọc được từ, câu ứng dụng.
Thái độ : Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : “Em tô, vẽ, viết”.
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG :
Kĩ năng giao tiếp - tự nhận thức : Nhận biết các tiếng mang vần it- iêt
Kĩ năng ra quyết định : Lựa chọn đúng những từ ngữ mang vần
Kĩ năng đặt mục tiêu : Nói được một hay nhiều câu theo chủ đề.
III. CHUẨN BỊ :
1/ GV : Tranh vẽ câu ứng dụng, chủ đề luyện nói.
2/ HS : Bảng con, vở, SGK.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1/ Khởi động : Trò chơi “Gà gáy”.
2/ Kiểm tra bài cũ : Vần it – iêt (tiết 1)
- Đọc lại bài trên bảng, nêu vị trí của âm và vần của tiếng.
- Viết : “con nít, thời tiết”.
3/ Bài mới : Vần it – iêt (tiết 2).
Hoạt động của GIÁO VIÊN
Hoạt động của HỌC SINH
Phương pháp
ĐDDH
Hoạt động 1 : Luyện đọc.
* Mục tiêu : HS đọc đúng, to, rõ ràng.
- GV cho HS xem tranh vẽ :
+ Tranh vẽ gì ?
- GV cho HS mở sách đọc câu ứng dụng lần lượt từng câu, 2 câu, cả đoạn.
- GV sửa sai cho HS, đọc mẫu.
- Em gạch chân dưới tiếng có vần “it”.
- Quan sát tranh, nhận xét.
- Cá nhân, lớp.
- Nhận xét.
Trực quan.
Luyện đọc.
KN giao tiếp – tự nhận thức
Hoạt động 2 : Luyện viết.
* Mục tiêu : HS viết vần và từ tiếng.
- Cho HS xem chữ mẫu, nhận xét.
+ Con chữ i nối nét sang con chữ t. Chữ “chữ viết” viết dấu sắc trên con chữ nào ?
+ Khoảng cách giữa 2 chữ thế nào ?
it trái mít
iêt chữ viết
- GV nhắc nhở HS tư thế khi viết, cầm bút, nối nét giữa các con chữ.
- Quan sát chữ mẫu , nhận xét.
+ Con chữ ê.
+ 1 con chữ 0.
- Viết bảng con.
- Viết vở.
Trực quan.
Động não.
KN ra quyết định
Thực hành.
Hoạt động 3 : Luyện nói.
* Mục tiêu : HS nói lưu loát, nguyên câu.
- Em nêu tên bài luyện nói.
+ Các bạn trong tranh đang làm gì ?
+ Em có hay thực hiện như bạn không ?
+ Em thích tô, vẽ hay viết ?
+ Em tô màu thế nào ?
+ Để viết đẹp em làm gì ?
- GV cho HS luyện nói theo chủ đề, sửa sai, uốn nắn cho HS.
- Cá nhân.
- Quan sát tranh, nhận xét.
- Cá nhân, lớp bổ sung.
Trực quan.
Vấn đáp.
KN đặt mục tiêu
Luyện nói.
4. Hoạt động nối tiếp (5’)
- Củng cố : Trò chơi : “Tiếp sức”.
- Dặn dò : Đọc kĩ bài, viết tiếng khó ra nháp.
- Chuẩn bị : Vần uôt – ươt.
Rút kinh nghiệm
TIẾNG VIỆT
Bài 74 : uôt – ươt (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU :
Kiến thức : HS đọc và viết được : “uôt, ươt, chuột nhắt, lướt ván”.
Kĩ năng : Đọc được từ, câu ứng dụng.
Thái độ : HS yêu thích môn Tiếng Việt.
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG :
Kĩ năng giao tiếp - tự nhận thức : Nhận biết các tiếng mang vần uôt – ươt.
Kĩ năng ra quyết định : Lựa chọn đúng các tiếng có vần uôt – ươt.
Kĩ năng đặt mục tiêu : Đọc đúng các tiếng có vần uôt – ươt trong các câu
III. CHUẨN BỊ :
1/ Giáo viên : Tranh vẽ, bảng cài, chữ mẫu.
2/ Học sinh : Bộ chữ, bảng con, SGK.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1/ Khởi động : Trò chơi “Tập làm nhanh”.
2/ Kiểm tra bài cũ : Vần it – iêt.
- Đọc bảng con : “trái mít, chữ viết”, kết hợp nêu vị trí của âm và vần.
- Đọc SGK, nêu 1 câu nói theo chủ đề.
- Viết : “thời tiết, con vịt”.
3/ Bài mới : Vần uôt – ươt.
Hoạt động của GIÁO VIÊN
Hoạt động của HỌC SINH
Phương pháp
ĐDDH
Hoạt động 1 : Giới thiệu.
* Mục tiêu : Giới thiệu vần : uôt – ươt.
- GV cho HS xem vật mẫu “chuột nhắt”.
+ Tranh vẽ con gì ?
+ Chuột sống ở đâu ?
+ Chuột là con vật như thế nào ?
- Trong từ “chuột nhắt” tiếng nào đã học ?
- Trong tiếng “chuột” có âm nào, thanh nào đã học ?
- Em ghép vần mới.
- GV đi kiểm tra, viết lên bảng vần : “uôt” và hướng dẫn cách đọc.
- Quan sát, nhận xét.
+ Chuột nhắt.
+ nhà, cống.
+ Phá hoại, xấu.
- “nhắt”.
- Âm ch và thanh nặng.
- Thực hiện ở bộ chữ.
- Cá nhân, lớp.
Trực quan.
Vấn đáp.
KN giao tiếp – tự nhận thức
Thực hành.
Hoạt động 2 : Dạy vần.
* Mục tiêu : HS nhận diện vần : uôt – ươt.
- Vần “uôt“ được tạo bởi âm nào ?
- Nêu vị trí của các âm trong vần “uôt”.
- Đánh vần : uô – tờ – uôt.
- Thêm âm gì, thanh gì để có tiếng “chuột” ?
- Nêu vị trí của âm và vần trong tiếng “chuột”.
- Đánh vần : uô – tờ – uôt
ch – uôt – chuôt – nặng - chuột
chuột nhắt
- Cho HS đọc trơn.
- Viết : GV cho xem chữ mẫu, nhận xét.
+ Con chữ “t“ cao mấy dòng li ?
- Đặt bút ở đường kẻ 2 viết con chữ i nối nét viết con chữ t, kết thúc ở đường kẻ 2.
uôt chuột
- Chú ý nhắc nhở tư thế ngồi, cầm bút, để vở, nối nét các con chữ, khoảng cách giữa các tiếng.
- Trò chơi giữa tiết : Tìm tiếng có vần “uôt”.
- Thực hiện tương tự cho vần “ươt”.
- So sánh “uôt“ và “ươt”.
- Vì 2 vần có âm kết thúc là “t”, nên sẽ kết hớp với những thanh nào ?
- “uô” và “t”.
- Âm uô đứng trước, t sau.
- Cá nhân, lớp.
- “ch” và thanh sắc.
- Âm ch đứng trước, uôt sau.
- Cá nhân, lớp.
- Quan sát, nhận xét.
+ 3 dòng li.
- Lắng nghe.
- Viết trên không.
- Viết bảng con.
- Giống âm kết thúc, khác âm bắt đầu.
- Thanh sắc, nặng.
Động não.
Luyện đọc.
KN ra quyết định
Trực quan.
Hỏi đáp.
Truyền đạt.
Thực hành.
Động não.
Hoạt động 3 : Đọc từ ứng dụng.
* Mục tiêu : HS hiểu, đọc từ ứng dụng.
- GV lần lượt giới thiệu từng từ, giải thích : “chuột nhắt, lướt ván”.
- Cho HS đọc cá nhân, sửa sai, đọc mẫu.
- Tìm tiếng có chứa vần “uôt – ươt” gạch chân.
- Cá nhân, lớp.
- Dùng bút chì.
Luyện đọc.
KN đặt mục tiêu
Thực hành.
4. Hoạt động nối tiếp (5’)
- Củng cố : + Nêu vị trí của âm trong vần uôt – ươt.
+ Trò chơi : “Điền vần”.
- Dặn dò : Đọc kĩ bài.
- Chuẩn bị : Vần uôt – ươt (tiết 2).
Rút kinh nghiệm
TIẾNG VIỆT
Bài 74 : uôt – ươt (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU :
Kiến thức : HS đọc và viết được : “uôt, ươt, chuột nhắt, lướt ván”.
Kĩ năng : Đọc được từ, câu ứng dụng.
Thái độ : Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : “Chơi cầu trượt”.
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG :
Kĩ năng giao tiếp - tự nhận thức : Nhận biết các tiếng mang vần uôt - ươt
Kĩ năng ra quyết định : Lựa chọn đúng những từ ngữ mang vần
Kĩ năng đặt mục tiêu : Nói được một hay nhiều câu theo chủ đề.
III. CHUẨN BỊ :
1/ GV : Tranh vẽ câu ứng dụng, chủ đề luyện nói.
2/ HS : Bảng con, vở, SGK.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1/ Khởi động : Trò chơi “Gà gáy”.
2/ Kiểm tra bài cũ : Vần uôt – ươt (tiết 1)
- Đọc lại bài trên bảng, nêu vị trí của âm và vần của tiếng.
- Viết : “con nít, thời tiết”.
3/ Bài mới : Vần uôt – ươt (tiết 2).
Hoạt động của GIÁO VIÊN
Hoạt động của HỌC SINH
Phương pháp
ĐDDH
Hoạt động 1 : Luyện đọc.
* Mục tiêu : HS đọc đúng, to, rõ ràng.
- GV cho HS xem tranh vẽ :
+ Tranh vẽ gì ?
+ Mèo đang làm gì ?
+ Mèo thích gì nhất ?
- GV cho HS mở sách đọc câu ứng dụng lần lượt từng câu, 2 câu, cả đoạn.
- GV sửa sai cho HS, đọc mẫu.
- Em gạch chân dưới tiếng có vần “it”.
- Quan sát tranh, nhận xét.
+ Mèo, cây cau.
+ Mèo trèo cây cau.
+ Cá, chuột.
- Cá nhân, lớp.
- Nhận xét.
Trực quan.
Vấn đáp.
KN giao tiếp – tự nhận thức
Luyện đọc.
Hoạt động 2 : Luyện viết.
* Mục tiêu : HS viết vần và từ tiếng.
- Cho HS xem chữ mẫu, nhận xét.
+ Con chữ uô nối nét sang con chữ t.
+ Chữ “chuột nhắt” viết dấu nặng dưới con chữ nào ?
+ Khoảng cách giữa 2 chữ thế nào ?
uôt chuột nhắt
ươt lướt ván
- GV nhắc nhở HS tư thế khi viết, cầm bút, nối nét giữa các con chữ.
- Quan sát chữ mẫu , nhận xét.
+ 1 con chữ 0.
- Viết bảng con.
- Viết vở.
Trực quan.
Động não.
KN ra quyết định
Thực hành.
Hoạt động 3 : Luyện nói.
* Mục tiêu : HS nói lưu loát, nguyên câu.
- Em nêu tên bài luyện nói “Chơi cầu trượt”.
+ Tranh vẽ gì ?
+ Cầu trượt có ở đâu ?
+ Công viên còn có những gì ?
+ Khi chơi, các bạn có xô đẩy nhau không ?
- GV cho HS luyện nói theo chủ đề, sửa sai, uốn nắn cho HS.
- Quan sát tranh, nhận xét.
+ Bạn đang chơi cầu trượt.
+ Công viên.
+ Nhà banh, đu quay.
+ Không, vui vẻ.
- Cá nhân, lớp bổ sung.
Trực quan.
Vấn đáp.
KN đặt mục tiêu
Luyện nói.
4. Hoạt động nối tiếp (5’)
- Củng cố : Trò chơi : “Tiếp sức”.
- Dặn dò : Đọc kĩ bài, viết tiếng khó ra nháp.
- Chuẩn bị : Ôn tập.
Rút kinh nghiệm
TIẾNG VIỆT
Bài 75 : Ôn tập cuối học kì 1 (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU :
1/ Kiến thức : Củng cố các kiến thức đã học, rèn đọc các bài 68, 71, 77, 79.
2/ Kĩ năng : Rèn HS đọc đúng, tìm tiếng có vần.
3/ Thái độ : Giáo dục HS yêu thích Tiếng Việt.
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG :
Kĩ năng giao tiếp - tự nhận thức : Nhận biết các tiếng mang vần đã học
Kĩ năng ra quyết định : Lựa chọn đúng các tiếng có vần cho trước
Kĩ năng đặt mục tiêu : Đọc đúng các tiếng có vần đã học trong các câu
III. CHUẨN BỊ :
1/ Giáo viên : Bảng cài.
2/ Học sinh : Bảng con, SGK.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1/ Khởi động : Hát “Con ếch ộp”.
2/ Kiểm tra bài cũ : oc – ac
- Đọc bảng : “chim chích, chúc tết”.
- Đọc SGK.
+ Em kể lại chuyện theo 1 bức tranh em thích.
- Viết : “khách sạn, ngọn đuốc”.
3/ Bài mới : Ôn tập
Hoạt động của GIÁO VIÊN
Hoạt động của HỌC SINH
Phương pháp
ĐDDH
Hoạt động : Ôn tập.
* Mục tiêu : Ôn tập và rèn đọc các bài đã học.
- GV cho HS mở SGK bài 68.
+ Đọc các từ dưới tranh, từ ứng dụng.
+ Nêu vị trí của âm và vần trong các tiếng: "hót, ngọt, cát, lạt".
+ Nói 1 câu theo chủ đề : Gà gáy, chim hót, chúng em ca hát.
+ Viết : khát quá nhảy tót
gió mát tiếng hót
- Thực hiện tương tự với các bài 71, 77, 79.
+ Phân biệt các vần : êt – êch, ăt – ât, âc – ât.
+ Viết một số từ phân biệt :
ngày tết mũ lệch
mặc áo mặt trời
- Quan sát tranh.
- Cá nhân, lớp.
- Cá nhân, nhận xét.
- Cá nhân.
- Viết bảng con.
- Phát âm các vần.
KN giao tiếp – tự nhận thức
Trực quan.
Luyện tập.
KN ra quyết định
Thực hành.
KN đặt mục tiêu
Luyện đọc.
4. Hoạt động nối tiếp (5’)
- Trò chơi : “Tiếp sức”.
- Dặn dò : Ôn lại các bài.
- Chuẩn bị : Ôn tập cuối học kì 1 (tiết 2).
TIẾNG VIỆT
Bài 75 : Ôn tập cuối học kì 1 (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU :
1/ Kiến thức : Củng cố các kiến thức đã học.
2/ Kĩ năng : Viết được các từ đã học.
3/ Thái độ : Giáo dục HS yêu thích Tiếng Việt.
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG :
Kĩ năng giao tiếp - tự nhận thức : Nhận biết các tiếng mang vần đã học
Kĩ năng ra quyết định : Lựa chọn đúng những từ ngữ mang vần
Kĩ năng đặt mục tiêu : Nói được một hay nhiều câu theo chủ đề.
III. CHUẨN BỊ :
1/ Giáo viên : Tranh vẽ, chữ mẫu.
2/ Học sinh : Bảng con, vở, SGK.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1/ Khởi động : Hát “Lí cây xanh”.
2/ Kiểm tra bài cũ : Ôn tập cuối học kì 1 (tiết 1)
- Đọc lại bài trên bảng ở tiết 1, nêu vị trí của âm và vần của tiếng.
- Viết : “máy xúc, lọ mực, cần trục, lực sĩ”.
3/ Bài mới : Ôn tập cuối học kì 1 (tiết 2).
Hoạt động của GIÁO VIÊN
Hoạt động của HỌC SINH
Phương pháp
ĐDDH
Hoạt động : Ôn tập.
* Mục tiêu : Ôn tập và rèn đọc các bài đã học.
- GV cho HS đọc lại các bài đã học : 78, 80, 83.
- Viết các từ ứng dụng, câu, đoạn.
cần trục tuốt lúa
lực sĩ lướt ván
ngọn đuốc ẩm ướt
rau luộc vượt khó
- Điền vần "ươn" hay "ương"
v`. . . . rau bay l. . . .
nhà t `. . . . v. . . . vai
n. . . . rẫy s `. . . . núi
- Luyện viết : Chú ý nối nét, cầm bút, để vở.
chuột nhắt thác nước
thác nước
- Viết bảng con
- Chọn vần viết bảng con.
- Viết bảng con.
- Viết vở.
KN giao tiếp – tự nhận thức
Thực hành.
Động não.
KN ra quyết định
Thực hành.
KN đặt mục tiêu
4. Hoạt động nối tiếp (5’)
- Trò chơi : “Nối tiếng”.
- Dặn dò : Ôn lại các bài đã học, luyện đọc đúng.
- Chuẩn bị : Thi học kì 1.
Rút kinh nghiệm
TIẾNG VIỆT
Bài 76 : oc – ac (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU :
1/ Kiến thức : HS đọc và viết được : “oc, ac, con sóc, bác sĩ”.
2/ Kĩ năng : Đọc được từ, các câu ứng dụng.
3/ Thái độ : Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề.
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG :
Kĩ năng giao tiếp - tự nhận thức : Nhận biết các tiếng mang vần oc –ac
Kĩ năng ra quyết định : Lựa chọn đúng các tiếng có vần oc -ac
Kĩ năng đặt mục tiêu : Đọc đúng các tiếng có vần oc - ac trong các câu
III. CHUẨN BỊ :
1/ Giáo viên : Tranh vẽ, bảng cài, đèn chiếu.
2/ Học sinh : Bộ chữ, bảng con, SGK.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1/ Khởi động : Trò chơi “Thụt thò”.
2/ Kiểm tra bài cũ : Vần ôn tập.
- Đọc lại các vần trong bảng ôn, nêu vị trí âm và vần trong tiếng ở các câu, từ ứng dụng.
- Kể lại chuyện “Chuột nhà và chuột đồng”, chọn 1 tranh em thích.
3/ Bài mới : Vần oc – ac
Hoạt động của GIÁO VIÊN
Hoạt động của HỌC SINH
Phương pháp
ĐDDH
Hoạt động 1 : Giới thiệu.
* Mục tiêu : Giới thiệu vần : oc – ac.
- GV cho HS xem tranh.
+ Tranh vẽ gì ?
+ Sóc nhảy như thế nào ?
- Trong từ “con sóc” tiếng nào có vần vừa học ?
- Trong tiếng “sóc” có âm nào, thanh nào đã học ?
- Em hãy ghép vần mới.
- GV kiểm tra và viết lên bảng : “oc”, hướng dẫn cách phát âm.
- Quan sát, nhận xét.
+ chú sóc.
+ nhanh
- “con”
- Âm s và thanh sắc.
- Dùng bộ chữ ghép vần.
- Cá nhân, lớp.
Trực quan.
Hỏi đáp.
KN giao tiếp – tự nhận thức
Thực hành.
Hoạt động 2 : Dạy vần.
* Mục tiêu : HS nhận diện vần : oc, ac.
- Vần “oc“ được tạo bởi âm nào ?
- Nêu vị trí của các âm trong vần “oc”.
- Đánh vần : o – c – oc.
- Thêm âm nào, thanh nào được tiếng “sóc” ?
- Nêu vị trí của âm và vần trong tiếng “sóc”.
- Đánh vần : o – c – oc
s – oc – soc – sắc - sóc
con sóc.
- Viết : GV cho HS xem chữ mẫu.
+ Các con chữ cao mấy dòng li ?
+ Đặt bút dưới đường kẻ 3, viết con chữ “o” lia đến dưới đường kẻ 3 đến điểm đặt bút của con chữ “c” viết con chữ “c”, kết thúc ở đường kẻ 2.
oc con sóc
- Nhắc nhở tư thế ngồi viết, cầm bút, nối nét.
* Trò chơi giữa tiết : Tìm tiếng.
- Thực hiện tương tự cho vần “ac”.
- So sánh : “oc” và “ac”.
- “o” và “c”.
- Âm o đứng trước, c sau.
- Cá nhân, lớp.
- s và thanh sắc.
- Âm s đứng trước, oc đứng sau.
- Cá nhân, lớp.
- Quan sát, nhận xét.
+ 2 dòng li.
+ Lắng nghe.
- Viết trên không.
- Viết bảng con.
- Gắn vào bảng cài.
- Giống âm kết thúc, khác âm bắt đầu.
Động não.
KN ra quyết định
Thực hành.
Luyện đọc.
Trực quan.
Truyền đạt.
Thực hành.
Động não.
Hoạt động 3 : Đọc từ ứng dụng.
* Mục tiêu : HS hiểu, đọc từ ứng dụng.
- GV cho xem vật mẫu, giải thích câu ứng dụng:
“ Da cóc mà bọc bột lọc . . . “
- Cá nhân, lớp.
KN đặt mục tiêu
Luyện đọc.
4. Hoạt động nối tiếp (5’)
- Củng cố : + Nêu vị trí các âm trong vần “oc – ac”.
+ Trò chơi : “Điền vần”.
- Dặn dò : Viết, đọc “et – êt” nhiều lần.
- Chuẩn bị : Vần oc – ac (tiết 2).
Rút kinh nghiệm
TIẾNG VIỆT
Bài 76 : oc – ac (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU :
1/ Kiến thức : HS đọc và viết được : “oc, ac, con sóc, bác sĩ”.
2/ Kĩ năng : Đọc được từ, các câu ứng dụng.
3/ Thái độ : Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề.
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG :
Kĩ năng giao tiếp - tự nhận thức : Nhận biết các tiếng mang vần oc- ac
Kĩ năng ra quyết định : Lựa chọn đúng những từ ngữ mang vần
Kĩ năng đặt mục tiêu : Nói được một hay nhiều câu theo chủ đề.
III. CHUẨN BỊ :
1/ Giáo viên : Tranh vẽ, vật mẫu, chữ mẫu.
2/ Học sinh : Bô chữ, vở, SGK, bảng con.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1/ Khởi động : Trò chơi “Con thỏ”.
2/ Kiểm tra bài cũ : Vần oc – ac (tiết 1).
- Đọc lại bài ở tiết 1, nêu vị trí các âm trong vần: “et – êt“.
- Viết : “hố rác, đọc báo”.
3/ Bài mới : Vần oc – ac (tiết 2).
Hoạt động của GIÁO VIÊN
Hoạt động của HỌC SINH
Phương pháp
ĐDDH
Hoạt động 1 : Luyện đọc.
* Mục tiêu : HS đọc đúng, to, rõ ràng.
- GV cho HS xem tranh vẽ câu ứng dụng.
+ Tranh vẽ gì ?
+ Quả nhãn ăn vào có vị gì ?
- Đọc câu ứng dụng lần lượt từng câu. GV sửa sai, đọc mẫu.
- Quan sát tranh.
+ Ngọt, thơm.
- Cá nhân, lớp.
Trực quan.
KN giao tiếp – tự nhận thức
Luyện đọc.
Hoạt động 2 : Luyện viết.
* Mục tiêu : HS viết vần và từ tiếng.
- GV cho HS xem chữ mẫu.
+ Đặt bút dưới đường kẻ 3, viết con chữ “o” lia đến điểm đặt bút của con chữ “c” viết con chữ “c”, kết thúc ở đường kẻ 2.
+ Khoảng cách giữa 2 chữ thế nào ?
oc con sóc
ac bác sĩ
- Nhắc nhở HS tư thế ngồi, cầm bút, để vở, nối nét giữa các con chữ.
- Quan sát chữ mẫu.
- Lắng nghe.
- Viết bảng con.
- Viết vở.
- Nhận xét.
Trực quan.
Truyền đạt.
KN ra quyết định
Thực hành.
Hoạt động 3 : Luyện nói.
* Mục tiêu : HS nói lưu loát, nguyên câu.
- Em nêu chủ đề luyện nói.
+ Tranh vẽ gì ?
+ Lớp học của mình có vui không ?
+ Đầu tiết học, cô cho con chơi trò gì ?
+ Con được xem những tranh đẹp nào ?
+ Học như thế con có thích không ?
+ Vừa vui, vừa học có lợi ích gì ?
- Cho HS luyện nói theo chủ đề, GV sửa sai, uốn nắn.
- Quan sát tranh, nêu nhận xét.
+ Dễ nhớ bài.
- Cá nhân.
Trực quan.
Hỏi đáp.
KN đặt mục tiêu
Luyện nói.
4. Hoạt động nối tiếp (5’)
- Con vừa luyện nói theo chủ đề gì ?
- Củng cố : Trò chơi : “Tìm tiếng mới”.
- Dặn dò : Đọc kĩ bài.
- Chuẩn bị : Vần ăc – âc.
Rút kinh nghiệm
TIẾNG VIỆT
Kiểm tra học kì 1
File đính kèm:
- Giao an - HANG - TIENG VIET - Tuan 18.doc