Giáo án môn Tiếng việt khối 1 tuần 21

TIẾNG VIỆT

Bài 86 : ôp – ơp (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU :

1/ Kiến thức : HS đọc và viết được : “ôp, ơp, hộp sữa, lớp học”.

2/ Kĩ năng : Đọc được đoạn thơ ứng dụng.

3/ Thái độ : Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : “Các bạn lớp em”.

II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG :

- Kĩ năng giao tiếp - tự nhận thức : Nhận biết các tiếng mang vần ôp - ơp.

- Kĩ năng ra quyết định : Lựa chọn đúng các tiếng có vần ôp - ơp.

- Kĩ năng đặt mục tiêu : Đọc đúng các tiếng có vần ôp - ơp trong các câu

III. CHUẨN BỊ :

1/ Giáo viên : Tranh vẽ, bảng cài, chữ mẫu.

2/ Học sinh : Bộ chữ, bảng con, SGK.

 

doc20 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1099 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Tiếng việt khối 1 tuần 21, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai , ngày 28 tháng 1 năm 2008 TIẾNG VIỆT Bài 86 : ôp – ơp (Tiết 1) I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS đọc và viết được : “ôp, ơp, hộp sữa, lớp học”. 2/ Kĩ năng : Đọc được đoạn thơ ứng dụng. 3/ Thái độ : Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : “Các bạn lớp em”. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : Kĩ năng giao tiếp - tự nhận thức : Nhận biết các tiếng mang vần ôp - ơp. Kĩ năng ra quyết định : Lựa chọn đúng các tiếng có vần ôp - ơp. Kĩ năng đặt mục tiêu : Đọc đúng các tiếng có vần ôp - ơp trong các câu III. CHUẨN BỊ : 1/ Giáo viên : Tranh vẽ, bảng cài, chữ mẫu. 2/ Học sinh : Bộ chữ, bảng con, SGK. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 1/ Khởi động : Trò chơi “Con thỏ”. 2/ Kiểm tra bài cũ : Vần ăp – âp. - Đọc bảng con : “thấp bé, cặp sách”. - Đọc SGK, nêu vị trí của âm và vần của tiếng, nói 1 câu theo chủ đề. - Viết : “gặp gỡ, che lấp”. 3/ Bài mới : Vần ôp – ơp. Hoạt động của GIÁO VIÊN Hoạt động của HỌC SINH Phương pháp ĐDDH Hoạt động 1 : Giới thiệu. * Mục tiêu : Giới thiệu vần : ôp – ơp. - GV cho HS xem vật mẫu. + Đây là vật gì ? + "Hộp sữa" từ nào đã học ? - Trong tiếng “hộp” có âm nào, thanh nào đã học ? - Em gắn vần vào bảng cài. - GV đi kiểm tra, viết lên bảng vần : “ôp”. - Nêu vị trí các âm trong vần “ôp”. - Đánh vần : ô – p – ôp. - Thêm âm gì, thanh gì để có tiếng “hộp” ? - Nêu vị trí của âm và vần trong “hộp”. - Đánh vần : ô – p – ôp h – ôp – hôp – nặng - hộp - Cho HS đọc trơn. - Quan sát, nhận xét. + "sữa" - Âm h và thanh nặng. - Gắn bảng cài. - ô đứng trước, p đứng sau. - Cá nhân, lớp. - Âm h đứng trước, ôp đứng sau. Trực quan. Vấn đáp. Thực hành. KN giao tiếp – tự nhận thức Động não. Hoạt động 2 : Luyện viết. * Mục tiêu : HS viết vần và từ tiếng. - Cho HS xem chữ mẫu. - Hướng dẫn qui trình viết, điểm đặt bút, kết thúc. ôp hộp sữa - Nhắc nhở HS tư thế ngồi, cầm phấn, nối nét giữa các con chữ. - Thực hiện tương tự với vần "ơp". - So sánh : “ôp” và “ơp”. - Quan sát, nêu nhận xét. - Viết bảng con. - Gắn bảng cài. Trực quan Thực hành. KN ra quyết định Hoạt động 3 : Đọc từ ứng dụng. * Mục tiêu : HS hiểu, đọc từ ứng dụng. - GV lần lượt giới thiệu từng từ, giải thích : tốp ca hợp tác bánh xốp lợp nhà - Cho HS đọc cá nhân, GV sửa sai, đọc mẫu. - Cá nhân, lớp. Luyện đọc. KN đặt mục tiêu 4. Hoạt động nối tiếp (5’) - Củng cố : + Nêu vị trí của âm trong vần ôp – ơp. + Trò chơi : “Tìm tiếng mới”. - Dặn dò : Đọc kĩ bài. - Chuẩn bị : Vần ôp – ơp (tiết 2). Rút kinh nghiệm TIẾNG VIỆT Bài 86 : ôp – ơp (Tiết 2) I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS đọc và viết được : “ôp, ơp, hộp sữa, lớp học”. 2/ Kĩ năng : Đọc được đoạn thơ ứng dụng. 3/ Thái độ : Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : “Các bạn lớp em”. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : Kĩ năng giao tiếp - tự nhận thức : Nhận biết các tiếng mang vần ôp - ơp. Kĩ năng ra quyết định : Lựa chọn đúng những từ ngữ mang vần. Kĩ năng đặt mục tiêu : Nói được một hay nhiều câu theo chủ đề. III. CHUẨN BỊ : 1/ GV : Tranh vẽ, bảng cài, chữ mẫu. 2/ HS : Bảng con, vở, SGK. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 1/ Khởi động : Trò chơi “Gà gáy”. 2/ Kiểm tra bài cũ : Vần ôp – ơp (tiết 1) - Đọc lại các vần, tiếng, từ ở tiết 1, nêu vị trí của âm và vần. - Viết : “nộp bài, lớp học”. 3/ Bài mới : Vần ôp – ơp (tiết 2). Hoạt động của GIÁO VIÊN Hoạt động của HỌC SINH Phương pháp ĐDDH Hoạt động 1 : Luyện đọc. * Mục tiêu : HS đọc đúng, to, rõ ràng. - GV cho HS xem tranh vẽ : + Tranh vẽ gì ? - HS đọc thầm đoạn thơ ứng dụng. Tìm tiếng có vần mới học. - Đọc trơn đoạn thơ ứng dụng. - Quan sát, nhận xét. - xốp, đớp. - Cá nhân, lớp. Trực quan. Vấn đáp. KN ra quyết định Luyện đọc. Hoạt động 2 : Luyện viết. * Mục tiêu : HS viết vần và từ tiếng. - Cho HS xem chữ mẫu, nhận xét. + Khoảng cách giữa 2 chữ "hộp sữa" thế nào ? ôp ơp lớp học - GV nhắc nhở HS tư thế khi viết, cầm bút, để vở, nối nét giữa các con chữ. - Quan sát, nhận xét. + 1 con chữ 0. - Viết bảng con. - Viết vở. Trực quan. Động não. Thực hành. KN giao tiếp – tự nhận thức Hoạt động 3 : Luyện nói. * Mục tiêu : HS nói lưu loát, nguyên câu. - Em nêu chủ đề bài luyện nói. + Tranh vẽ gì ? + Kể về các bạn trong lớp em ? + Bạn có năng khiếu gì ? Em thích được như bạn không ? - GV cho HS luyện nói theo chủ đề. - Làm bài tập ở vở bài tập. - Cá nhân. + Các bạn đang trò chuyện. - Cá nhân. - Làm bài ở vở. Trực quan. Vấn đáp. KN đặt mục tiêu Luyện nói. 4. Hoạt động nối tiếp (5’) - Củng cố : Trong từ "bánh xốp" tiếng nào có vần "ôp". - Trò chơi : “Nối tiếng”. - Dặn dò : Đọc kĩ bài. - Chuẩn bị : Vần ep – êp. Rút kinh nghiệm Thứ ba , ngày 29 tháng 1 năm 2008 TIẾNG VIỆT Bài 87 : ep – êp (Tiết 1) I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS đọc và viết được : “ep, êp, cá chép, đèn xếp”. 2/ Kĩ năng : Đọc được đoạn thơ ứng dụng. 3/ Thái độ : Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề "Xếp hàng vào lớp". II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : Kĩ năng giao tiếp - tự nhận thức : Nhận biết các tiếng mang vần ep - êp. Kĩ năng ra quyết định : Lựa chọn đúng các tiếng có vần ep - êp. Kĩ năng đặt mục tiêu : Đọc đúng các tiếng có vần ep - êp trong các câu III. CHUẨN BỊ : 1/ Giáo viên : Tranh vẽ, bảng cài, chữ mẫu. 2/ Học sinh : Bộ chữ, bảng con, SGK. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 1/ Khởi động : Hát “Con ếch ộp”. 2/ Kiểm tra bài cũ : Vần ep – êp - Đọc bảng con : "hợp tác, tốp ca". - Đọc SGK, nêu vị trí các âm và vần. - Viết "lớp học, đất xốp". 3/ Bài mới : Vần ep – êp (tiết 1) Hoạt động của GIÁO VIÊN Hoạt động của HỌC SINH Phương pháp ĐDDH Hoạt động 1 : Giới thiệu. * Mục tiêu : Giới thiệu vần : ep – êp. - GV cho HS xem tranh vẽ. + Tranh vẽ gì ? - Trong từ “cá chép” tiếng nào có vần vừa học? - Trong tiếng “chép” có âm nào, thanh nào đãhọc ? - Em hãy ghép vần mới. - Nêu vị trí âm và vần. - Đánh vần : e – p – ep. - Muốn có tiếng "chép", thêm âm nào ? thanh nào ? - Nêu vị trí âm và vần của tiếng “chép”. - Đánh vần, đọc trơn. - Viết : GV cho HS xem chữ mẫu. ep cá chép + Lưu ý điểm đặt bút, nối nét, điểm kết thúc. - Thực hiện tương tự với vần "êp". - So sánh : ep – êp. - Quan sát, nêu nhận xét. - “cá chép” - “cá” - Âm ch và thanh sắc. - Gắn vào bảng cài. - Gắn vào bảng, nêu nhận xét. - Lắng nghe. - Viết bảng con. Trực quan. Hỏi đáp. KN giao tiếp – tự nhận thức Thực hành. Truyền đạt. Thực hành. KN ra quyết định Hoạt động 2 : Đọc từ ngữ ứng dụng. * Mục tiêu : HS hiểu, đọc từ ứng dụng. - GV giới thiệu lần lượt từng từ qua tranh, giải thích. lễ phép gạo nếp xinh đẹp bếp lửa - Đọc thầm, gạch chân từ có vần. - Đọc trơn. - Cá nhân, lớp Luyện đọc. KN đặt mục tiêu 4. Hoạt động nối tiếp (5’) - Củng cố : + Nêu vị trí các âm trong vần “ep - êp”. + Trò chơi : “Điền vần”. - Dặn dò : Luyện đọc, luyện viết. - Chuẩn bị : Vần ep - êp (tiết 2). Rút kinh nghiệm TIẾNG VIỆT Bài 87 : ep – êp (Tiết 2) I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS đọc và viết được : “ep, êp, cá chép, đèn xếp”. 2/ Kĩ năng : Đọc được đoạn thơ ứng dụng. 3/ Thái độ : Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề "Xếp hàng vào lớp". II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : Kĩ năng giao tiếp - tự nhận thức : Nhận biết các tiếng mang vần ep - êp. Kĩ năng ra quyết định : Lựa chọn đúng những từ ngữ mang vần. Kĩ năng đặt mục tiêu : Nói được một hay nhiều câu theo chủ đề. III. CHUẨN BỊ : 1/ Giáo viên : Tranh vẽ, chữ mẫu, bảng cài. 2/ Học sinh : Bảng con, vở, SGK. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 1/ Khởi động : Trò chơi “Mưa rơi”. 2/ Kiểm tra bài cũ : Vần ep – êp (tiết 1). - Đọc lại tiếng, từ, vần ở tiết 1, nêu vị trí âm và vần. - Viết : “chép bài, xếp hàng”. 3/ Bài mới : Vần ep – êp (tiết 2). Hoạt động của GIÁO VIÊN Hoạt động của HỌC SINH Phương pháp ĐDDH Hoạt động 1 : Luyện đọc. * Mục tiêu : HS đọc đúng, to, rõ ràng. - GV cho HS mở SGK và nhận xét. + Tranh vẽ gì ? - Tiếng nào có vần vừa học ? - Đọc thầm, đọc trơn đoạn thơ, cả bài. - Cá nhân nêu nhận xét. - Cánh đồng lúa, cò bay. - Đẹp. - Cá nhân, lớp. Trực quan. Vấn đáp. KN ra quyết định Luyện đọc. Hoạt động 2 : Luyện viết. * Mục tiêu : HS viết vần và từ tiếng. - GV cho HS xem chữ mẫu. - Dấu đặt ở con chữ nào ? - Khoảng cách các con chữ thế nào, nối nét ra sao ? ep êp cá chép - Nhắc nhở HS tư thế ngồi, cầm bút, để vở, nối nét giữa các con chữ. - Quan sát chữ mẫu. + con chữ e và con chữ ê. + nữa con chữ 0, viết liền nét. - Viết bảng con. - Viết vở. - Nhận xét. Trực quan. Vấn đáp. Thực hành. KN giao tiếp – tự nhận thức Hoạt động 3 : Luyện nói. * Mục tiêu : HS nói lưu loát, nguyên câu. - Em nêu chủ đề bài luyện nói. + Tranh vẽ gì ? + Các bạn trong tranh xếp hàng ra sao ? + Hãy kể tên bạn nào đã giữ trật tự khi xếp hàng ra vào lớp. + Vậy khi xếp hàng, em cần làm gì ? - Làm ở vở bài tập. - Cá nhân. + Các bạn HS ra vào lớp. + Cá nhân. + Trật tự, đi ngay ngắn. Trực quan. Hỏi đáp. KN đặt mục tiêu Luyện nói. 4. Hoạt động nối tiếp (5’) - Củng cố : Vần ep – êp có gì giống và khác nhau ? - Trò chơi : Nối tiếng. - Dặn dò : Đọc kĩ bài. - Chuẩn bị : Vần ip – up. Rút kinh nghiệm Thứ tư , ngày 30 tháng 1 năm 2008 TIẾNG VIỆT Bài 88 : ip – up (Tiết 1) I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS đọc và viết được : “ip, up, bắt nhịp, búp sen” 2/ Kĩ năng : Đọc được đoạn thơ ứng dụng. 3/ Thái độ : Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : “Giúp đỡ cha mẹ”. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : Kĩ năng giao tiếp - tự nhận thức : Nhận biết các tiếng mang vần ip - up. Kĩ năng ra quyết định : Lựa chọn đúng các tiếng có vần ip - up. Kĩ năng đặt mục tiêu : Đọc đúng các tiếng có vần ip - up trong các câu III. CHUẨN BỊ : 1/ Giáo viên : Tranh vẽ, bảng cài, chữ mẫu. 2/ Học sinh : Bộ đồ dùng, bảng con, SGK. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 1/ Khởi động : Hát “Con muỗi”. 2/ Kiểm tra bài cũ : Vần ep – êp. - Đọc bảng con : “dép nhựa, bếp lửa”. - Đọc SGK, kết hợp nêu vị trí của âm và vần, nói theo chủ đề. - Viết : “ghép hình, thếp giấy”. 3/ Bài mới : Vần ip – up. Hoạt động của GIÁO VIÊN Hoạt động của HỌC SINH Phương pháp ĐDDH Hoạt động 1 : Giới thiệu. * Mục tiêu : Giới thiệu vần : ip – up. - GV cho HS xem tranh. + Tranh vẽ gì ? - Trong từ “bắt nhịp” tiếng nào đã học ? - Trong tiếng “nhịp” có âm nào, thanh nào đã học ? - Em hãy ghép vần mới. - GV kiểm tra, viết lên bảng vần : “ip”. - GV hướng dẫn cách đọc và sửa sai khi HS đọc. - Quan sát tranh. - “bắt” đã học. - Âm “nh“ và thanh nặng. - Thực hiện ghép vần từ bộ chữ. - Cá nhân, lớp. Trực quan. Hỏi đáp. Động não. KN ra quyết định Thực hành. Hoạt động 2 : Dạy vần. * Mục tiêu : HS nhận diện vần : ip – up. - Nêu vị trí của các âm trong vần “ip”. - Đánh vần : i – p – ip. - Thêm âm nào, thanh nào để có tiếng “nhịp”. - Đánh vần : i – p – ip nh – ip – nhip – nặng – nhịp bắt nhịp. - Viết : GV cho HS xem chữ mẫu. - Hướng dẫn điểm đặt bút, nối nét, kết thúc. ip bắt nhịp - Thực hiện tương tự cho vần “up”. - So sánh “ip“ và “up”. - Âm i đứng trước, p sau. - Cá nhân, lớp. - Âm nh, thanh nặng. - Cá nhân, lớp. - Quan sát, nêu nhận xét. - Lắng nghe. - Viết trên không. - Viết bảng con. - Khác âm bắt đầu, giống âm kết thúc. Động não. Hỏi đáp. KN giao tiếp – tự nhận thức Trực quan. Truyền đạt. Thực hành. Động não. Hoạt động 3 : Đọc từ ứng dụng. * Mục tiêu : HS hiểu, đọc từ ứng dụng. - GV lần lượt giới thiệu, giải thích từng từ : nhân dịp chụp đèn đuổi kịp giúp đỡ - HS đọc trơn, GV sửa sai, đọc mẫu. - Cá nhân, lớp. Luyện đọc. KN đặt mục tiêu 4. Hoạt động nối tiếp (5’) - Củng cố : + Nêu vị trí của các âm trong vần : ip – up. + Trò chơi : “Tìm tiếng có vần”. - Dặn dò : Viết, đọc “ip – ưp”. - Chuẩn bị : Vần ip – up (tiết 2). Rút kinh nghiệm TIẾNG VIỆT Bài 88 : ip – up (Tiết 2) I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS đọc và viết được : “ip, up, bắt nhịp, búp sen” 2/ Kĩ năng : Đọc được đoạn thơ ứng dụng. 3/ Thái độ : Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : “Giúp đỡ cha mẹ”. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : Kĩ năng giao tiếp - tự nhận thức : Nhận biết các tiếng mang vần ip - up. Kĩ năng ra quyết định : Lựa chọn đúng những từ ngữ mang vần Kĩ năng đặt mục tiêu : Nói được một hay nhiều câu theo chủ đề. III. CHUẨN BỊ : 1/ Giáo viên : Tranh vẽ, chữ mẫu, bảng cài. 2/ Học sinh : Bảng con, vở, SGK. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 1/ Khởi động : Trò chơi “Con muỗi”. 2/ Kiểm tra bài cũ : Vần ip – up (tiết 1). - Đọc lại tiếng, từ, vần ở tiết 1, nêu vị trí âm và vần. - Viết : “rộn rịp, ẩn núp”. 3/ Bài mới : Vần ip – up (tiết 2). Hoạt động của GIÁO VIÊN Hoạt động của HỌC SINH Phương pháp ĐDDH Hoạt động 1 : Luyện đọc. * Mục tiêu : HS đọc đúng, to, rõ ràng. - GV cho HS xem tranh vẽ câu ứng dụng. + Tranh vẽ gì ? + Đàn cò đang làm gì ? - Đọc thầm, gạch chân tiếng có vần ip – up. - Đọc trơn, GV sửa sai, đọc mẫu. - Quan sát. - Đàn cò. - Bay. - Nhịp. - Cá nhân, lớp. Trực quan. Vấn đáp. KN ra quyết định Luyện đọc. Hoạt động 2 : Luyện viết. * Mục tiêu : HS viết vần và từ tiếng. - GV cho HS xem chữ mẫu, nêu cấu tạo, cách nối nét.. - Chữ "bắt nhịp" dấu . đặt ở đâu ? ip bắt nhịp up búp sen - Nhắc nhở HS tư thế ngồi, cầm bút, để vở, nối nét giữa các con chữ. - Quan sát chữ mẫu. + con chữ ă và con chữ i. - Viết bảng con. - Viết vở. Trực quan. Vấn đáp. Thực hành. KN giao tiếp – tự nhận thức Hoạt động 3 : Luyện nói. * Mục tiêu : HS nói lưu loát, nguyên câu. - Em nêu chủ đề bài luyện nói. Cho HS xem tranh. + Các bạn trong tranh đang làm gì ? + Các bạn đã làm gì để giúp đỡ cha mẹ ? + Bạn làm những việc đó khi nào ? + Bạn có thích làm việc, giúp đỡ cha mẹ không ? - GV cho HS luyện nói, sửa sai. - Cá nhân. + Cho gà ăn. + Quét nhà. - Cá nhân. Trực quan. Hỏi đáp. KN đặt mục tiêu Luyện nói. 4. Hoạt động nối tiếp (5’) - Củng cố : Đọc sách, nêu vị trí tiếng, vần. - Trò chơi : Nối tiếng. - Dặn dò : Đọc kĩ bài. - Chuẩn bị : Vần iêp – ươp. Rút kinh nghiệm Thứ năm , ngày 31 tháng 1 năm 2008 TIẾNG VIỆT Bài 89 : iêp – ươp (Tiết 1) I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS đọc và viết được : “iêp, ươp, tấm liếp, giàn mướp” 2/ Kĩ năng : Đọc được các câu ứng dụng. 3/ Thái độ : Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : “Nghề nghiệp của cha”. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : Kĩ năng giao tiếp - tự nhận thức : Nhận biết các tiếng mang vần iêp - ươp. Kĩ năng ra quyết định : Lựa chọn đúng các tiếng có vần iêp - ươp. Kĩ năng đặt mục tiêu : Đọc đúng các tiếng có vần iêp - ươp trong các câu III. CHUẨN BỊ : 1/ Giáo viên : Tranh vẽ, bảng cài, chữ mẫu. 2/ Học sinh : Bộ chữ, bảng con, SGK. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 1/ Khởi động : Hát “Con muỗi”. 2/ Kiểm tra bài cũ : Vần ip – up. - Đọc bảng con : “đuổi kịp, kính lúp”. - Đọc SGK, kết hợp nêu vị trí của âm và vần trong tiếng. - Viết : “túp lều, bìm bịp”. - Nói 1 câu với chủ đề. 3/ Bài mới : Vần iêp – ươp. Hoạt động của GIÁO VIÊN Hoạt động của HỌC SINH Phương pháp ĐDDH Hoạt động 1 : Giới thiệu. * Mục tiêu : Giới thiệu vần : iêp – ươp. - GV cho HS xem tranh. + Đây là cái gì ? + Dùng để làm gì ? - Trong từ “tấm liếp” tiếng nào đã học ? - Trong tiếng “liếp” có âm nào, thanh nào đã học ? - So sánh iêp – ip. - Em hãy ghép vần mới. - GV kiểm tra, viết lên bảng vần : “ip”. - GV hướng dẫn cách đọc và sửa sai khi HS đọc. - Quan sát tranh. - “liếp”. - Âm “l“ và thanh sắc. - Thực hiện ghép vần từ bộ chữ. - Cá nhân, lớp. Trực quan. Hỏi đáp. KN giao tiếp – tự nhận thức Động não. Thực hành. Hoạt động 2 : Dạy vần. * Mục tiêu : HS nhận diện vần : iêp – ươp. - Nêu vị trí của các âm trong vần “iêp”. - Đánh vần : iê – p – iêp. - Thêm âm nào, thanh nào để có tiếng “liếp”. - Đánh vần : iê – p – iêp l – iêp – liêp – sắc – liếp - Viết : GV cho HS xem chữ mẫu. + Nêu vị trí dấu, thanh trong “liếp”. iêp liếp - Nhắc tư thế ngồi, cầm bút. - Thực hiện tương tự cho vần “ươp”. - So sánh “iêp“ và “ươp”. ươp mướp - Âm iê đứng trước, p sau. - Âm l, thanh sắc. - Cá nhân, lớp. - Quan sát, nêu nhận xét. - Viết bảng con. - Khác nhau âm đứng trước. Động não. Hỏi đáp. Trực quan. KN ra quyết định Thực hành. Động não. Hoạt động 3 : Đọc từ ứng dụng. * Mục tiêu : HS hiểu, đọc từ ứng dụng. - GV lần lượt giới thiệu, giải thích từng từ : rau diếp ướp cá tiếp nối nườm nượp - HS đọc trơn, GV sửa sai, đọc mẫu. - Quan sát tranh. - Đọc cá nhân, lớp. Trực quan. KN đặt mục tiêu Luyện đọc. 4. Hoạt động nối tiếp (5’) - Củng cố : + Nêu vị trí các âm trong vần : iêp – ươp. + Trò chơi : “Tìm tiếng”. - Dặn dò : Luyện đọc, viết. - Chuẩn bị : Vần iêp – ươp (tiết 2). Rút kinh nghiệm TIẾNG VIỆT Bài 89 : iêp – ươp (Tiết 2) I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS đọc và viết được : “iêp, ươp, tấm liếp, giàn mướp” 2/ Kĩ năng : Đọc được các câu ứng dụng. 3/ Thái độ : Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : “Nghề nghiệp của cha”. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : Kĩ năng giao tiếp - tự nhận thức : Nhận biết các tiếng mang vần iêp - ươp. Kĩ năng ra quyết định : Lựa chọn đúng những từ ngữ mang vần Kĩ năng đặt mục tiêu : Nói được một hay nhiều câu theo chủ đề. III. CHUẨN BỊ : 1/ Giáo viên : Tranh vẽ bài luyện nói, bảng cài. 2/ Học sinh : Bảng con, vở, SGK. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1/ Khởi động : Trò chơi “Mưa rơi”. 2/ Kiểm tra bài cũ : Vần iêp – ươp (tiết 1). - Đọc lại tiếng, từ, vần ở tiết 1, nêu vị trí âm và vần. - Viết : “tiếp khách, cướp cờ”. 3/ Bài mới : Vần iêp – ươp (tiết 2). Hoạt động của GIÁO VIÊN Hoạt động của HỌC SINH Phương pháp ĐDDH Hoạt động 1 : Luyện đọc. * Mục tiêu : HS đọc đúng, to, rõ ràng. - GV cho HS xem tranh. + Tranh vẽ gì ? + Các bạn đang chơi trò gì ? - Cho HS đọc thầm, đọc trơn, gạch chân tiếng có vần. - Quan sát. - Cá nhân, lớp. Trực quan. Vấn đáp. KN ra quyết định Luyện đọc. Hoạt động 2 : Luyện viết. * Mục tiêu : HS viết vần và từ tiếng. - GV cho HS xem chữ mẫu. + Khoảng cách giữa các con chữ thế nào ? + Vị trí dấu thanh trong chữ liếp, mướp. iêp tấm liếp ươp giàn mướp - Nhắc nhở HS tư thế ngồi, cầm bút, để vở, nối nét giữa các con chữ. - Quan sát chữ mẫu. + con chữ ơ và con chữ ê. - Viết bảng con. - Viết vở. - Nhận xét. Trực quan. Vấn đáp. Thực hành. KN giao tiếp – tự nhận thức Hoạt động 3 : Luyện nói. * Mục tiêu : HS nói lưu loát, nguyên câu. - Em nêu chủ đề bài luyện nói. + Nêu nghề nghiệp ở mỗi bức tranh ? Vì sao em biết ? + Bố mẹ em làm nghề gì ? + Em thích nhất nghề nào ? Vì sao ? - HS luyện nói theo chủ đề, GV sửa sai, uốn nắn. - Cá nhân. + Làm ruộng vì có người cấy lúa. - Cá nhân. Trực quan. Hỏi đáp. KN đặt mục tiêu Luyện nói. 4. Hoạt động nối tiếp (5’) - Củng cố : Nêu vị trí các âm và vần trong các tiếng thiệp, khiếp, cướp. - Trò chơi : Nối tiếng. - Dặn dò : Đọc kĩ bài. - Chuẩn bị : Ôn tập Rút kinh nghiệm Thứ sáu , ngày 1 tháng 2 năm 2008 TIẾNG VIỆT Tập viết 19 : bập bênh, lợp nhà, xinh đẹp, bếp lửa, giúp đỡ, ướp cá I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : Củng cố HS đọc, viết được từ, tiếng có vần đã học. 2/ Kĩ năng : Rèn HS viết đúng cỡ chữ, viết đẹp và biết cách nối nét đúng. 3/ Thái độ : Giáo dục HS viết đúng, đẹp, cẩn thận. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : Kĩ năng giao tiếp - tự nhận thức : Nhận biết các con chữ cao hai thân Kĩ năng ra quyết định : Viết đúng các chữ Kĩ năng đặt mục tiêu : Viết đúng – đẹp, cầm bút, tư thế ngồi đúng III. CHUẨN BỊ : GV : Bảng kẻ sẵn, phấn, chữ mẫu, tranh minh họa. HS : Bảng con, vở. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 1 . Khởi động : hát “Búp bê xinh” 2 . Bài cũ : GV nhận xét , thống kê điểm 3 . Bài mới: Hôm nay các em luyện viết các chữ đã học trong tuần. Hoạt động của GIÁO VIÊN Hoạt động của HỌC SINH Phương pháp ĐDDH Hoạt động 1 : Viết bảng con Mục tiêu : nắm chắc cách viết - GV giới thiệu chữ mẫu : Bập bênh, lợp nhà, xinh đẹp, bếp lửa, giúp đỡ, ướp cá - GV viết mẫu + hướng dẫn viết : bập bênh lợp nhà ướp cá bếp lửa giúp đỡ Quan sát chữ mẫu Phân tích HS viết B con xinh đẹp Trực quan Vấn đáp KN giao tiếp - tự nhận thuc Thực hành KN ra quyết định Hoạt động 2 : Viết vào vở Mục tiêu : viết đúng mẫu , biết cách khoảng giữa các chữ khi viết - GV nêu nội dung viết : Bập bênh, lợp nhà, xinh đẹp, bếp lửa, giúp đỡ, ướp cá - Yêu cầu HS nêu lại tư thế ngồi khi viết bài. - GV viết mẫu từng dòng . HS nêu HS viết bài vào vở. Luyện viết KN đặt mục tiêu 4. Hoạt động nối tiếp - GV thu vở chấm . - Nhận xét – sửa sai * Chuẩn bị : Bài “sách giáo khoa, hí hoáy, …”. Rút kinh nghiệm TIẾNG VIỆT Tập viết 20 : sách giáo khoa, hí hoáy, khỏe khoắn, áo choàng, kế hoạch, khoanh tay I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : Củng cố HS đọc, viết được từ, tiếng có vần đã học. 2/ Kĩ năng : Rèn HS viết đúng cỡ chữ, viết đẹp và biết cách nối nét đúng. 3/ Thái độ : Giáo dục HS viết đúng, đẹp, cẩn thận. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : Kĩ năng giao tiếp - tự nhận thức : Nhận biết các con chữ cao hai thân Kĩ năng ra quyết định : Viết đúng các chữ Kĩ năng đặt mục tiêu : Viết đúng – đẹp, cầm bút, tư thế ngồi đúng III. CHUẨN BỊ : GV : Bảng kẻ sẵn, phấn, chữ mẫu, tranh minh họa. HS : Bảng con, vở. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 1 . Khởi động : Trò chơi “Gọi tên”. 2 . Bài cũ : GV nhận xét , thống kê điểm 3 . Bài mới: Hôm nay các em luyện viết các chữ đã học trong tuần. Hoạt động của GIÁO VIÊN Hoạt động của HỌC SINH Phương pháp ĐDDH Hoạt động 1 : Viết bảng con Mục tiêu : nắm chắc cách viết - GV giới thiệu chữ mẫu : sách giáo khoa, hí hoáy, khỏe khoắn, áo choàng, kế hoạch, khoanh tay. - GV viết mẫu + hướng dẫn viết : sách giáo khoa khỏe khoắn khoanh tay Quan sát chữ mẫu Phân tích HS viết B con áo choàng hí hoáy kế hoạch Trực quan Vấn đáp KN giao tiếp – tự nhận thức Thực hành KN ra quyết định Hoạt động 2 : Viết vào vở Mục tiêu : viết đúng mẫu , biết cách khoảng giữa các chữ khi viết - GV nêu nội dung viết : sách giáo khoa, hí hoáy, khỏe khoắn, áo choàng, kế hoạch, khoanh tay - Yêu cầu HS nêu lại tư thế ngồi khi viết bài. - GV viết mẫu từng dòng . HS nêu HS viết bài vào vở. Luyện viết KN đặt mục tiêu 4. Hoạt động nối tiếp - GV thu vở chấm . - Nhận xét – sửa sai * Chuẩn bị : Bài “tàu thủy, giấy pơ-luya, …”. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docGiao an - HANG - TIENG VIET - Tuan 21.doc
Giáo án liên quan