Giáo án môn Tiếng việt khối 1 tuần 26

TIẾNG VIỆT ( TẬP ĐỌC )

Tiết 1 : Bàn tay mẹ

I. MỤC TIÊU :

1/ Kiến thức : - HS đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các tiếng, từ ngữ : yêu nhất, nấu

 cơm, rám nắng. Biết nghỉ hơi dài khi gặp dấu chấm.

 - Ôn các vần : an, at. Tìm được các tiếng có vần an, vần at.

2/ Kĩ năng : - Hiểu được các từ ngữ trong bài : rám nắng, xương xương.

 - Nói lại được ý nghĩ và tình cảm của bạn nhỏ khi nhìn đôi bàn tay mẹ.

 Hiểu tấm lòng yêu quý, biết ơn mẹ của bạn.

 - Trả lời được câu hỏi theo tranh nói về sự chăm sóc của bố mẹ với em.

3/ Thái độ : Bồi dưỡng tình cảm yêu mến của HS với bố mẹ.

 

doc15 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1222 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Tiếng việt khối 1 tuần 26, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai , ngày 10 tháng 3 năm 2008 TIẾNG VIỆT ( TẬP ĐỌC ) Tiết 1 : Bàn tay mẹ I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : - HS đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các tiếng, từ ngữ : yêu nhất, nấu cơm, rám nắng. Biết nghỉ hơi dài khi gặp dấu chấm. - Ôn các vần : an, at. Tìm được các tiếng có vần an, vần at. 2/ Kĩ năng : - Hiểu được các từ ngữ trong bài : rám nắng, xương xương. - Nói lại được ý nghĩ và tình cảm của bạn nhỏ khi nhìn đôi bàn tay mẹ. Hiểu tấm lòng yêu quý, biết ơn mẹ của bạn. - Trả lời được câu hỏi theo tranh nói về sự chăm sóc của bố mẹ với em. 3/ Thái độ : Bồi dưỡng tình cảm yêu mến của HS với bố mẹ. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : Kĩ năng giao tiếp – tự nhận thức : Trao đổi và tìm được các tiếng có vần an - at trong bài KN ra quyết định : Lựa chọn tiếng có an -at ngoài bài Kĩ năng đặt mục tiêu : Đọc trôi chảy III. CHUẨN BỊ : 1/ Giáo viên : Tranh vẽ. 2/ Học sinh : Bộ chữ, SGK. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1/ Khởi động : Hát “Lớp chúng mình”. 2/ Kiểm tra bài cũ : Cái nhãn vở - Chấm nhãn vở HS tự làm. - Viết các từ : bàn tay, hàng ngày, yêu nhất, làm việc, rám nắng. - Nhận xét. 3/ Bài mới : Bàn tay mẹ (tiết 1) Hoạt động của GIÁO VIÊN Hoạt động của HỌC SINH Phương pháp ĐDDH Hoạt động 1 : Xem tranh. * Mục tiêu : HS nắm nội dung bài đọc. - GV cho HS xem tranh. + Bức tranh vẽ cảnh gì ? - Các em biết vì sao bạn nhỏ lại yêu nhất bàn tay mẹ. Để biết điều đó, các em tìm hiểu qua bài “Bàn tay mẹ”. GV ghi bảng. - Quan sát tranh. + Mẹ đang vuốt má em bé. - Lắng nghe, nhắc lại tựa bài. Trực quan. Hỏi đáp. Truyền đạt. KN giao tiếp – tự nhận thức Hoạt động 2 : Luyện đọc. * Mục tiêu : Hiểu, đọc đúng từ, tiếng, câu. - GV đọc mẫu. Cho HS luyện đọc tiếng, từ : rám nắng, yêu nhất, xương xương. - Cho HS phân tích tiếng : rám, xương, yêu, cơm. + Giải nghĩa từ “rám nắng, xương xương”. + Phân biệt : nắng / nắn ; nhất / nhắc. Cho HS luyện đọc câu : - GV cho HS đọc lần lượt 1, 2 câu nối tiếp nhau, sửa sai. Luyện đọc đoạn, bài. + Đoạn 1 : “Bình . . . . làm việc”. + Đoạn 2 : “Đi làm . . . . đầy”. + Đoạn 3 : “Bình . . . . của mẹ”. - Đọc lại toàn bài. - Lắng nghe. - Đọc cá nhân, lớp. - Cá nhân, nhận xét. - Cá nhân. - Cá nhân 3, 4 HS đọc, nhận xét. - Cá nhân 1 HS đồng thanh. Luyện đọc. Vấn đáp. Thực hành. Luyện đọc. KN ra quyết định Thực hành. Hoạt động 3 : Ôn các vần : an, at. * Mục tiêu : HS tìm được tiếng có vần an, at, trong bài, ngoài bài. - Tìm tiếng có vần : an trong bài. - Phân tích tiếng : bàn. - Tìm tiếng ngoài bài có vần : an, at. - Viết vào vở bài tập. - Bàn. - Nhóm bổ sung. - Viết vở. KN đặt mục tiêu Thi đua. 4/ Hoạt động nối tiếp : - Củng cố : + Nêu tiếng có vần : an, at. + Phân tích : tay, việc, biết. - Trò chơi : “Ai nhanh hơn”. GV chia 4 nhóm cho HS thi đua tìm tiếng. - Dặn dò : Luyện đọc kĩ bài. - Chuẩn bị : Tập đọc “Bàn tay mẹ” (tiết 2) Rút kinh nghiệm TIẾNG VIỆT ( TẬP ĐỌC ) Tiết 2 : Bàn tay mẹ I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : - HS đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các tiếng, từ ngữ : yêu nhất, nấu cơm, rám nắng. Biết nghỉ hơi dài khi gặp dấu chấm. - Ôn các vần : an, at. Tìm được các tiếng có vần an, vần at. 2/ Kĩ năng : - Hiểu được các từ ngữ trong bài : rám nắng, xương xương. - Nói lại được ý nghĩ và tình cảm của bạn nhỏ khi nhìn đôi bàn tay mẹ. Hiểu tấm lòng yêu quý, biết ơn mẹ của bạn. - Trả lời được câu hỏi theo tranh nói về sự chăm sóc của bố mẹ với em. 3/ Thái độ : Bồi dưỡng tình cảm yêu mến của HS với bố mẹ. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : Kĩ năng giao tiếp – tự nhận thức : Hiểu nội dung bài đọc KN ra quyết định : Đọc đúng các từ khó trong bài Kĩ năng đặt mục tiêu : Đọc trôi chảy và trả lời các câu hỏi III. CHUẨN BỊ : 1/ Giáo viên : Tranh vẽ. 2/ Học sinh : Nhận xét, SGK. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1/ Khởi động : Hát “Nắng sớm”. 2/ Kiểm tra bài cũ : Bàn tay mẹ (tiết 1) - Tìm tiếng có vần : an, at. - Viết : rám nắng, yêu nhất. - Nhận xét. 3/ Bài mới : Bàn tay mẹ (tiết 2) Hoạt động của GIÁO VIÊN Hoạt động của HỌC SINH Phương pháp ĐDDH Hoạt động 1 : Tìm hiểu bài đọc, luyện đọc. * Mục tiêu : HS trả lời được các câu hỏi. - GV đọc mẫu, cho HS đọc cá nhân và trả lời câu hỏi. + Bàn tay mẹ đã làm gì cho chị em Bình ? + Bàn tay mẹ Bình như thế nào ? - Cho HS đọc lại toàn bài. - Lắng nghe. - 3 HS đọc đoạn 1; 3 HS đọc đoạn 2; 3 HS đọc đoạn 3. - Nhận xét. Trực quan. Luyện đọc. KN giao tiếp – tự nhận thức Hoạt động 2 : Luyện nói (Trả lời câu hỏi theo tranh). * Mục tiêu : HS trả lời được một hay nhiều câu theo nội dung. - Em nhìn tranh thực hành hỏi đáp theo mẫu. + Ai nấu cơm cho bạn ăn ? + Mẹ tôi nấu cơm cho tôi ăn. - Tương tự thực hiện cho hình 2, 3, 4. + Ai mua quần áo mới cho bạn ? + Ai chăm sóc khi bạn ốm ? + Ai vui khi bạn được điểm 10 ? - Cho HS tự hỏi đáp, không nhìn sách, hỏi câu hỏi ngoài sách. - GV nhận xét, cho điểm. - Quan sát tranh vẽ ở SGK. + 2 HS đàm thoại. + Từng cặp (2 HS). - Cá nhân. KN ra quyết định Trực quan. Thực hành. KN đặt mục tiêu Động não. 4/ Hoạt động nối tiếp : - Củng cố : Cho HS đọc lại toàn bài. + Vì sao tay mẹ lại trở nên gầy gầy, xương xương ? + Tại sao bạn Bình lại yêu nhất bàn tay mẹ ? - Dặn dò : Đọc lại toàn bộ bài. - Chuẩn bị : Tập đọc “Cái Bống” Rút kinh nghiệm Thứ ba , ngày 11 tháng 3 năm 2008 TIẾNG VIỆT ( TẬP VIẾT ) Tô chữ hoa C , D , Đ I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS biết tô các chữ hoa C, D, Đ. 2/ Kĩ năng : Viết đúng các vần an, at, các từ ngữ : Bàn tay, hạt thóc; chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét, đưa bút theo đúng qui trình viết. 3/ Thái độ : Giáo dục HS viết đúng, đẹp. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : Kĩ năng giao tiếp – tự nhận thức : Trao đổi và tìm nét giống nhau giữa các con chữ Kĩ năng đặt mục tiêu : Tô đúng và đẹp các con chữ C, D, Đ. III. CHUẨN BỊ : 1/ Giáo viên : Chữ mẫu, bảng cài. 2/ Học sinh : Vở, bảng con. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1/ Khởi động : Trò chơi “Gà gáy”. 2/ Kiểm tra bài cũ : Chữ hoa A, Ă, Â, B - Chữ B gồm mấy nét ? - Nhận xét bài viết của tuần trước. - Viết : sao sáng, mai sau. 3/ Bài mới : Chữ hoa C, D, Đ Hoạt động của GIÁO VIÊN Hoạt động của HỌC SINH Phương pháp ĐDDH Hoạt động 1 : Hướng dẫn tô chữ hoa. * Mục tiêu : Nắm được qui trình tô chữ hoa. a/ GV cho HS xem chữ mẫu C hoa. + Chữ C hoa gồm những nét nào ? + Đặt bút ở đâu ? Kết thúc ở đâu ? C - GV viết mẫu. b/ GV treo chữ mẫu D hoa. + Chữ D hoa có bao nhiêu nét ? + Chữ D hoa cao mấy dòng li ? + Chữ D hoa với Đ hoa có gì khác nhau ? - GV hướng dẫn qui trình viết, điểm đặt bút, kết thúc. D Đ - Quan sát. - Cá nhân. - HS viết bảng con. - Quan sát. + Nét ngang ngắn. - Viết bảng con Trực quan. Vấn đáp. Luyện viết. KN giao tiếp – tự nhận thức Trực quan. Vấn đáp. Thực hành. Hoạt động 2 : Hướng dẫn viết từ ngữ ứng dụng. * Mục tiêu : Viết đúng mẫu chữ. - GV viết sẵn các từ ngữ ứng dụng ở bảng phụ. + Khoảng cách giữa các con chữ thế nào ? + Khoảng cách giữa các chữ thế ra sao ? + Vị trí dấu ` ; dấu . - Nhắc nhở cách nối nét. + nửa con chữ 0. + 1 con chữ 0. KN ra quyết định Động não. Hoạt động 3 : Viết vào vở. * Mục tiêu : Viết được các từ ngữ ứng dụng. - Cho 1 em nhắc tư thế ngồi viết, cầm bút, nối nét giữa các con chữ. an at bàn tay anh ach gánh đỡ sạch sẽ - GV quan sát, sửa sai. - Thu chấm một số vở, sửa bài. - Viết bảng con. - Viết vở từng dòng. hạt thóc Thực hành. KN đặt mục tiêu 4/ Hoạt động nối tiếp : - Củng cố : Chữ C, D, Đ hoa có những nét nào ? - Trò chơi : “Thi viết chữ đẹp”. - Dặn dò : Luyện viết tiếp bài. - Chuẩn bị : Tập viết “Chữ hoa E, Ê, G” Rút kinh nghiệm TIẾNG VIỆT ( CHÍNH TẢ ) Bàn tay mẹ I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS chép lại chính xác, trình bày đúng 1 đoạn trong bài “Bàn tay mẹ”. 2/ Kĩ năng : Làm đúng các bài tập chính tả. Điền vần an hoặc at, điền chữ g hoặc gh. 3/ Thái độ : Giáo dục HS tính cẩn thận. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : - Kĩ năng giao tiếp – Tự nhận thức : Biết trao đổi và phân tích các từ khó viết - Kĩ năng đặt mục tiêu : Chép đúng – đẹp đoạn bài yêu cầu III. CHUẨN BỊ : 1/ Giáo viên : Bảng phụ, phấn màu. 2/ Học sinh : Vở, bảng con. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1/ Khởi động : Trò chơi “Tập làm nhanh”. 2/ Kiểm tra bài cũ : Tặng cháu - Kiểm tra việc sửa bài của HS. - Điền chữ n / l : . . .o lắng trời . . .ạnh . . .o nê nước . . .óng - Viết : ra công, nước non. 3/ Bài mới : Bàn tay mẹ Hoạt động của GIÁO VIÊN Hoạt động của HỌC SINH Phương pháp ĐDDH Hoạt động 1 : Hướng dẫn chép. * Mục tiêu : HS viết đúng, trình bày đẹp. - GV cho HS xem đoạn văn cần chép “Từ đầu . . . lót đầy”. - Có những từ, tiếng nào em thấy khó viết ? - GV cho HS phân tích tiếng khó. - Nhắc nhở HS tư thế ngồi, cầm bút, để vở, viết hoa đầu câu, dấu chấm câu. - Sửa bài, ghi lỗi. (cho HS đổi vở nhau để sửa). - HS đọc cá nhân, lớp. - hằng ngày, nấu cơm, giặt. - Viết bảng con. - Viết vào vở. - Gạch chân các tiếng viết sai. Trực quan. Động não. Thực hành. KN giao tiếp – tự nhận thức Nhận xét. Hoạt động 2 : Làm bài tập chính tả. * Mục tiêu : Làm đúng các bài tập, rèn tính cẩn thận. - Điền an, at, đọc kết quả sau khi điền (kéo đàn, tát nước) - Điền chữ g ; gh. - Cho mỗi nhóm 2 em lên thực hiện. - Nêu kết quả điền, sửa bài, nhận xét. - 4 em lên bảng thực hiện. - Nhóm 1, 2. - Nhận xét. KN đặt mục tiêu Thực hành. 4/ Hoạt động nối tiếp : - Củng cố : Khen những em viết tốt bài chính tả. - Trò chơi : “Điền vần”. - Dặn dò : Chép lại bài sạch đẹp. - Chuẩn bị : Chính tả “Cái Bống” Rút kinh nghiệm Thứ tư , ngày 12 tháng 3 năm 2008 TIẾNG VIỆT ( TẬP ĐỌC ) Tiết 1 : Cái Bống I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : - HS đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các tiếng có phụ âm đầu : s, ch, tr. - Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ. - Ôn các vần : anh, ach. Tìm được tiếng, nói được câu. 2/ Kĩ năng : - Hiểu từ ngữ trong bài : đường trơn, gánh đỡ, mưa ròng. Hiểu được tình cảm yêu mẹ, sự hiếu thảo của Bống - Học thuộc lòng bài đồng dao. 3/ Thái độ : Bồi dưỡng tình cảm yêu mến mẹ của HS. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : - Kĩ năng giao tiếp – Tự nhận thức : - Kĩ năng xác định giá trị : - Kĩ năng ra quyết định : - Kĩ năng kiên định : - Kĩ năng đặt mục tiêu : III. CHUẨN BỊ : 1/ Giáo viên : Tranh vẽ, bảng cài. 2/ Học sinh : SGK, bảng con. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1/ Khởi động : Hát “Mẹ đi vắng”. 2/ Kiểm tra bài cũ : Bàn tay mẹ - Đọc sách kết hợp trả lời câu hỏi : + Vì sao Bình lại yêu nhất bàn tay mẹ ? + Hằng ngày bàn tay mẹ làm những việc gì ? + Viết : rám nắng, giặt. 3/ Bài mới : Cái Bống Hoạt động của GIÁO VIÊN Hoạt động của HỌC SINH Phương pháp ĐDDH Hoạt động 1 : Luyện đọc. * Mục tiêu : Hiểu, đọc đúng từ, tiếng, câu. GV đọc mẫu (hoặc 1 HS khá giỏi đọc). Luyện đọc từ ngữ, tiếng. - GV ghi lên bảng (bống bang, khéo sẩy, khéo sàn, đường trơn, mưa ròng). - Phân tích tiếng khó. - Giải nghĩa từ : đường trơn (đường bị mưa ướt, dễ ngã), mưa ròng (mưa chiều, kéo dài), gánh đỡ (gánh giúp). Luyện đọc câu : HS đọc từng câu nối tiếp nhau. Luyện đọc đoạn, bài. - 1 HS đọc toàn bài. - 5 -> 7 HS, nhận xét, cả lớp. - Lắng nghe ghi nhớ. - Cá nhân, nhóm. - Cá nhân 3 HS đọc toàn bài. KN giao tiếp – tự nhận thức Luyện đọc. Động não. KN ra quyết định Luyện đọc. Hoạt động 2 : Ôn các vần : anh, ach. * Mục tiêu : HS tìm được tiếng có vần anh, ach, trong bài, ngoài bài. - Tìm tiếng trong bài có vần : anh. - Nói câu chứa tiếng có vần : anh, ach. - Đọc mẫu. - Cho HS thi đua thực hiện, GV nhận xét tổng kết điểm. - gánh. - Cá nhân. - Nhóm 1, 2, 3, 4. Động não. KN đặt mục tiêu Luyện nói. Thi đua. 4/ Hoạt động nối tiếp : - Củng cố : Phân tích tiếng : nấu, đỡ, chạy. - Dặn dò : Luyện đọc ở nhà. - Chuẩn bị : Tập đọc “Cái Bống” (tiết 2) Rút kinh nghiệm TIẾNG VIỆT ( TẬP ĐỌC ) Tiết 2 : Cái Bống I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : - HS đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các tiếng có phụ âm đầu : s, ch, tr. - Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ. - Ôn các vần : anh, ach. Tìm được tiếng, nói được câu. 2/ Kĩ năng : - Hiểu từ ngữ trong bài : đường trơn, gánh đỡ, mưa ròng. Hiểu được tình cảm yêu mẹ, sự hiếu thảo của Bống - Học thuộc lòng bài đồng dao. 3/ Thái độ : Bồi dưỡng tình cảm yêu mến mẹ của HS. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : Kĩ năng giao tiếp – tự nhận thức : Hiểu nội dung bài đọc KN ra quyết định : Đọc đúng các từ khó trong bài Kĩ năng đặt mục tiêu : Đọc trôi chảy và trả lời các câu hỏi III. CHUẨN BỊ : 1/ Giáo viên : Tranh vẽ, bảng cài. 2/ Học sinh : Vở, SGK. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1/ Khởi động : Trò chơi “Con muỗi”. 2/ Kiểm tra bài cũ : Cái Bống (tiết 1) - Đọc bài kết hợp phân tích tiếng và trả lời câu hỏi : + Bống làm giúp mẹ việc gì ? - Viết : khéo sàng, đường trơn. - Nhận xét. 3/ Bài mới : Cái Bống (tiết 2) Hoạt động của GIÁO VIÊN Hoạt động của HỌC SINH Phương pháp ĐDDH Hoạt động 1 : Tìm hiểu bài đọc, luyện đọc. * Mục tiêu : HS trả lời được các câu hỏi. - Đọc câu đầu bài. + Bống làm gì giúp mẹ nấu cơm ? - Đọc 2 câu cuối bài. + Khi mẹ đi chợ về Bống làm gì ? - Đọc lại toàn bài. - Cá nhân. - Cá nhân 5 -> 7 HS. - 3 HS. Luyện đọc. KN giao tiếp – tự n hận thức Hoạt động 2 : Học thuộc lòng. * Mục tiêu : HS đọc trôi chảy và thuộc lòng bài thơ. - GV cho HS đọc từng câu xóa dần. - Cho 1 số em đọc lại cả bài. - Cả lớp, cá nhân. KN ra quyết định Thực hành. Hoạt động 3 : Luyện nói. * Mục tiêu : HS nói được một hay nhiều câu theo nội dung. + Ở nhà em làm gì giúp mẹ ? - GV treo tranh : Em làm gì để giúp bố mẹ. - Cho HS luyện nói theo mẫu, hỏi đáp theo nội dung tranh và tự nghĩ ra. - Đánh răng, rửa mặt. - Nhóm 2 HS. Vấn đáp. Luyện nói. KN đặt mục tiêu 4/ Hoạt động nối tiếp : - Củng cố : Đọc lại bài. - Trò chơi : “Điền vần”. - Dặn dò : Luyện đọc thêm ở nhà. - Chuẩn bị : Tập đọc “Hoa ngọc lan” Rút kinh nghiệm Thứ năm , ngày 13 tháng 3 năm 2008 TIẾNG VIỆT ( CHÍNH TẢ ) Cái Bống I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS nghe GV đọc, viết lại chính xác, không mắc lỗi, trình bày đúng bài đồng dao “Cái Bống”. 2/ Kĩ năng : Làm đúng các bài tập điền từ có vần : anh, ach ; điền chữ ng hoặc ngh vào ô trống. 3/ Thái độ : Giáo dục HS tính cẩn thận. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : - Kĩ năng giao tiếp – Tự nhận thức : Biết trao đổi và phân tích các từ khó viết - Kĩ năng đặt mục tiêu : Viết đúng , đẹp đoạn bài yêu cầu III. CHUẨN BỊ : 1/ Giáo viên : Tranh vẽ, bảng cài, phấn màu. 2/ Học sinh : Vở, bảng con, chữ mẫu. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1/ Khởi động : Hát “Đồng dao xanh”. 2/ Kiểm tra bài cũ : Bàn tay mẹ - Nhận xét bài viết của HS. - Cho HS viết lại những lỗi sai. - Viết : nhà ga, cái ghế, con gà, ghê sợ. 3/ Bài mới : Cái Bống Hoạt động của GIÁO VIÊN Hoạt động của HỌC SINH Phương pháp ĐDDH Hoạt động 1 : Hướng dẫn tập chép. * Mục tiêu : HS viết đúng, trình bày đẹp. - GV viết bài lên bảng phụ. - Em nêu từ khó viết : khéo sảy, khéo sàng, đường trơn, mưa ròng. - Phân tích viết bảng con từ khó. - GV nhắc nhở tư thế ngồi, cầm bút, để vở, chú ý cách trình bày bài. - GV đọc lần lượt từng từ. - GV đọc toàn bài cho HS kiểm tra. - Đổi vở cho nhau để sửa lỗi. - GV chấm một số vở. - Cá nhân đọc 3 em đọc lại bài, lớp đọc thầm. - Viết bảng con. - Dò lại bài. - Dùng bút chì gạch chân lỗi sai. Trực quan. Động não. Luyện viết KN giao tiếp – tự nhận thức Kiểm tra. Hoạt động 2 : Làm bài tập chính tả. * Mục tiêu : Làm đúng các bài tập, rèn tính cẩn thận. - Điền vần : anh hay ach. + Bức tranh vẽ cảnh gì ? + Em đọc từ đã điền. - Điền ng hay ngh. + Cho HS điền vào vở. + 2 em đọc kết quả điền. - GV nhận xét, sửa sai. - Làm ở vở Bài tập Tiếng Việt. - 1 em lên bảng thực hiện. + Làm vào vở. + Nhận xét. KN đặt mục tiêu Thực hành. Động não. Thực hành. 4/ Hoạt động nối tiếp : - Củng cố : Tuyên dương những em viết đúng, đẹp, ít lỗi, có tiến bộ. - Trò chơi : “Điền vần”. - Dặn dò : Sửa lỗi sai. - Chuẩn bị : Chính tả “Nhà bà ngoại” Rút kinh nghiệm Thứ sáu , ngày 14 tháng 3 năm 2008 TIẾNG VIỆT Ôn tập và Kiểm tra định kì giữa học kì 2

File đính kèm:

  • docGiao an - HANG - TIENG VIET - Tuan 26.doc
Giáo án liên quan