TIẾNG VIỆT ( TẬP ĐỌC )
Tiết 1 : Đầm sen
I. MỤC TIÊU :
1/ Kiến thức : HS đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các tiếng có âm đầu s/x, âm cuối là t, nghỉ hơi sau dấu chấm.
2/ Kĩ năng : Ôn các vần : en, oen. Tìm được tiếng, nói được câu.
3/ Thái độ : Hiểu các từ ngữ : đèn sen, nhị sen, thanh khiết, thu hoạch, ngan ngát. Nói được vẻ đẹp của lá, hoa và hương sen.
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG :
- Kĩ năng giao tiếp – Tự nhận thức : Trao đổi và tìm tiếng có en -oen
- Kĩ năng ra quyết định : Lựa chọn tiếng có en - oen
- Kĩ năng đặt mục tiêu : Đọc trôi chảy , biết nghỉ hơi đúng
III. CHUẨN BỊ :
1/ Giáo viên : Tranh vẽ minh họa, bảng cài.
2/ Học sinh : Bộ chữ, SGK, bảng con.
20 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1252 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Tiếng việt khối 1 tuần 29, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai , ngày 31 tháng 3 năm 2008
TIẾNG VIỆT ( TẬP ĐỌC )
Tiết 1 : Đầm sen
I. MỤC TIÊU :
1/ Kiến thức : HS đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các tiếng có âm đầu s/x, âm cuối là t, nghỉ hơi sau dấu chấm.
2/ Kĩ năng : Ôn các vần : en, oen. Tìm được tiếng, nói được câu.
3/ Thái độ : Hiểu các từ ngữ : đèn sen, nhị sen, thanh khiết, thu hoạch, ngan ngát. Nói được vẻ đẹp của lá, hoa và hương sen.
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG :
- Kĩ năng giao tiếp – Tự nhận thức : Trao đổi và tìm tiếng có en -oen
- Kĩ năng ra quyết định : Lựa chọn tiếng có en - oen
- Kĩ năng đặt mục tiêu : Đọc trôi chảy , biết nghỉ hơi đúng
III. CHUẨN BỊ :
1/ Giáo viên : Tranh vẽ minh họa, bảng cài.
2/ Học sinh : Bộ chữ, SGK, bảng con.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1/ Khởi động : Hát “Nắng sớm”.
2/ Kiểm tra bài cũ : Vì bây giờ mẹ mới về
- Đọc lại bài, trả lời câu hỏi
+ Cậu bé cắt bánh bị gì ?
+ Vì sao mẹ về cậu bé mới khóc ?
+ Nêu một câu hỏi và 1 câu trả lời trong bài.
- Viết : hốt hoảng, cắt bánh, đứt tay.
3/ Bài mới : Đầm sen (tiết 1)
Hoạt động của GIÁO VIÊN
Hoạt động của HỌC SINH
Phương pháp
ĐDDH
Hoạt động 1 : Luyện đọc.
* Mục tiêu : Hiểu, đọc đúng từ, tiếng, câu.
GV đọc 4 câu thơ : “Trong đầm . . . mùi bùn”. GV đọc mầu 1 lần diễn cảm, giọng khoan thai.
Luyện đọc tiếng, từ ngữ :
- Đặt câu hỏi nêu bật từ khó đọc, khó viết.
+ Lá sen màu gì ?
+ Hương sen thế nào ?
- GV giải nghĩa : đài sen, nhị, thanh khiết, thu hoạch, ngan ngát.
Luyện đọc câu :
- Cho HS đọc từng câu nối tiếp nhau.
Luyện đọc bài :
- Đọc theo bàn, nhóm thi đua.
- Lắng nghe.
- Cá nhân, lớp.
+ Xanh mát.
+ Ngan ngát.
- Lắng nghe.
- Cá nhân.
- HS đọc nối tiếp nhau.
- Cá nhân, nhóm.
Trực quan.
Truyền đạt.
KN giao tiếp – tự nhận thức
Luyện đọc.
Thực hành.
Hoạt động 2 : Ôn các vần : en, oen.
* Mục tiêu : HS tìm được tiếng có vần en, oen, trong bài, ngoài bài.
- Nêu yêu cầu của bài tập 1.
- HS thi đua tìm nhanh tiếng có vần : oen, rồi nêu kết quả.
- Tìm từ ngữ ngoài bài chứa tiếng có vần : oen (làm quen, nhoẻn miệng cười, xoèn xoẹt)
- Nói câu chứa tiếng có vần en hoặc oen.
- Em đọc câu mẫu trong bài.
- Cho HS luyện nói.
+ Em được cô giáo khen.
+ Em mặc áo len.
+ Cây bút chì màu đen.
+ Máy cưa chạy xoèn xoẹt.
+ Mẹ em đang quét nhà.
- Tìm tiếng có vần en trong bài.
- Cá nhân, nhận xét.
- Cá nhân, thi đua.
- Cá nhân 2 em.
- Thi đua cá nhân, nhóm.
- Nhận xét.
KN ra quyết định
Trực quan.
Động não.
Thực hành.
KN đặt mục tiêu
Luyện nói.
4/ Hoạt động nối tiếp :
- Củng cố : Nêu tiếng có vần : en, oen.
- Trò chơi : “Tìm tiếng”.
- Dặn dò : Luyện đọc kĩ bài.
- Chuẩn bị : Tập đọc “Đầm sen” (tiết 2)
Rút kinh nghiệm
TIẾNG VIỆT ( TẬP ĐỌC )
Tiết 2 : Đầm sen
I. MỤC TIÊU :
1/ Kiến thức : HS đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các tiếng có âm đầu s/x, âm cuối là t, nghỉ hơi sau dấu chấm.
2/ Kĩ năng : Ôn các vần : en, oen. Tìm được tiếng, nói được câu.
3/ Thái độ : Hiểu các từ ngữ : đèn sen, nhị sen, thanh khiết, thu hoạch, ngan ngát. Nói được vẻ đẹp của lá, hoa và hương sen.
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG :
Kĩ năng giao tiếp – tự nhận thức : Hiểu nội dung bài đọc
KN ra quyết định : Đọc đúng các từ khó trong bài
Kĩ năng đặt mục tiêu : Đọc trôi chảy và trả lời các câu hỏi
III. CHUẨN BỊ :
1/ Giáo viên : Tranh vẽ, bảng cài.
2/ Học sinh : Vở, SGK, bảng con.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1/ Khởi động : Hát “Bắc kim thang”.
2/ Kiểm tra bài cũ : Đầm sen (tiết 1)
- Đọc lại bài, nêutiếng cò vần : en..
- Nói câu chứa tiếng có vần : en, oen.
- Nhận xét.
3/ Bài mới : Đầm sen (tiết 2)
Hoạt động của GIÁO VIÊN
Hoạt động của HỌC SINH
Phương pháp
ĐDDH
Hoạt động 1 : Tìm hiểu bài đọc, luyện đọc.
* Mục tiêu : HS trả lời được các câu hỏi.
- Cho 1 em đọc lại bài. Nêu câu hỏi :
+ Khi nở, hoa trông đẹp thế nào ?
+ Đọc câu văn tả hương sen.
(Hương sen ngan ngát, thanh khiết)
- Cho HS đọc cá nhân diễn cảm, trả lời câu hỏi.
- Cả lớp đọc thầm.
+ Đỏ nhạt, xòe ra có đài sen, nhị vàng.
- 1, 2 em, lớp nhận xét.
Trực quan.
Vấn đáp.
KN giao tiếp – tự nhận thức
Hoạt động 2 : Luyện nói về hoa sen
* Mục tiêu : HS trả lời được một hay nhiều câu theo nội dung.
- Quan sát tranh vẽ và nêu nhận xét.
+ Cây hoa sen mọc ở đâu ?
+ Lá sen màu gì ?
+ Hương sen thế nào ?
+ Trồng sen để làm gì ?
- Luyện nói : “Cây hoa sen mọc ở trong đầm. Lá sen màu xanh mát. Cánh hoa đỏ nhạt xoè ra. Đài và nhị màu vàng. Hương sen thơm ngát, thanh khiết nên được dùng để ướp trà . . . “
- Cho nhiều HS luyện nói theo nội dung tranh. Khen ngợi những em nói hay, sáng tạo.
- Cá nhân, lớp.
+ Nước, đầm.
+ Xanh.
+ Thơm ngát.
+ Lấy hoa, ướp trà.
- Cá nhân, lớp nhận xét.
- Nhận xét, bổ sung ý hay.
Trực quan.
Vấn đáp.
KN ra quyết định
Luyện nói.
KN đặt mục tiêu
4/ Hoạt động nối tiếp :
- Củng cố : Tuyên dương những em nói hay, sáng tạo.
- Trò chơi : Xướng vần.
- Dặn dò : Luyện đọc bài.
- Chuẩn bị : Tập đọc “Mời vào”
Rút kinh nghiệm
Thứ ba , ngày 1 tháng 4 năm 2008
TIẾNG VIỆT ( TẬP VIẾT )
Tô chữ hoa : L , M , N
I. MỤC TIÊU :
1/ Kiến thức : HS biết tô chữ hoa L, M, N.
2/ Kĩ năng : Viết đúng các vần oan, oat, en, oen, ong, oong ; các từ ngữ : ngoan ngoãn, hoa sen, nhoẻn cười, trong xanh, cải xoong ; chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét, đưa bút theo đúng qui trình viết.
3/ Thái độ : Giáo dục HS viết đúng, đẹp.
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG :
Kĩ năng giao tiếp – tự nhận thức : Trao đổi và tìm nét giống nhau giữa các con chữ
Kĩ năng đặt mục tiêu : Tô đúng và đẹp các con chữ L, M, N.
III. CHUẨN BỊ :
1/ Giáo viên : Chữ mẫu, phấn màu, bảng cài.
2/ Học sinh : Vở, bảng con, SGK.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1/ Khởi động : Trò chơi “Gà gáy”.
2/ Kiểm tra bài cũ : Chữ hoa H, I, K
- Nhận xét bài viết của HS, khen những em viết đúng, đẹp.
- Viết : hiếu thảo, yêu mến.
- GV nhận xét.
3/ Bài mới : Chữ hoa L, M, N
Hoạt động của GIÁO VIÊN
Hoạt động của HỌC SINH
Phương pháp
ĐDDH
Hoạt động 1 : Hướng dẫn tô chữ hoa.
* Mục tiêu : Nắm được qui trình tô chữ hoa.
a/ GV treo chữ mẫu cho HS nhận xét.
+ Chữ L hoa gồm những nét nào ?
- GV viết mẫu, hướng dẫn qui trình viết, điểm đặt bút, kết thúc, cách lượn bút.
b/ GV cho HS xem chữ mẫu và nhận xét.
+ Chữ M hoa gồm những nét nào ?
+ Đặt bút ở đâu ? Kết thúc ?
- GV hướng dẫn quy trình viết, viết theo mẫu tô.
- Nhắc nhở tư thế ngồi viết.
- GV viết mẫu.
c/ GV treo chữ mẫu cho HS quan sát, nhận xét.
+ Chữ N hoa gồm những nét nào ?
+ Chữ N hoa có bao nhiêu nét ?
- GV viết mẫu, hướng dẫn qui trình viết, điểm đặt bút, kết thúc, cách lượn bút.
L M N
- Quan sát.
+ 2 nét.
+ Đặt bút ở đường kẻ 6, kết thúc ở đường kẻ 2.
- Quan sát, nêu nhận xét.
+ 3 nét.
+ Ở đường kẻ 2.
- Lắng nghe.
- Quan sát chữ mẫu, nêu nhận xét.
- Viết bảng con
Trực quan.
Vấn đáp.
KN giao tiếp – tự nhận thức
Trực quan.
Vấn đáp.
KN ra quyết định
Truyền đạt
Trực quan.
Vấn đáp.
Thực hành.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn viết vần, từ ngữ ứng dụng.
* Mục tiêu : Viết đúng mẫu chữ.
- GV treo lên bảng cài các vần và từ ngữ sẽ viết.
+ Khoảng cách giữa các chữ thế nào ?
+ Vị trí của dấu œ , `
- Nhắc nhở tư thế ngồi nối nét giữa các con chữ, sửa sai.
oan oat en oen
ngoan ngoãn
nhoẻn cười
trong xanh
- Cho HS lần lượt viết bảng con.
- Cá nhân 2, 3 em đọc lại.
+ Nửa con chữ 0.
+ Trên con chữ e, ơ.
- Viết bảng con.
ong oong
- Viết vở từng dòng.
đoạt giải
hoa sen nhoẻn cười
cải xoong
- Nhận xét.
Trực quan.
Vấn đáp.
KN đặt mục tiêu
Thực hành.
Hoạt động 3 : Viết vào vở.
* Mục tiêu : Viết được các từ ngữ ứng dụng.
- Cho HS viết vở từng dòng.
- GV nhắc nhở HS tư thế ngồi cầm bút, để vở, nối nét giữa các con chữ.
- Chấm một số bài, nhận xét.
- Viết vở từng dòng.
Thực hành.
4/ Hoạt động nối tiếp :
- Củng cố : Nhận xét, tuyên dương những bài viết đẹp.
- Trò chơi : “Thi viết chữ đẹp”.
- Dặn dò : Luyện viết thêm ở nhà.
- Chuẩn bị : Tập viết “Chữ hoa O, Ô, Ơ, P”
Rút kinh nghiệm
TIẾNG VIỆT ( CHÍNH TẢ )
Hoa sen
I. MỤC TIÊU :
1/ Kiến thức : HS chép lại chính xác, trình bày đúng bài ca dao “Hoa sen”.
2/ Kĩ năng : Làm đúng các bài tập chính tả. Điền vần en / oen, chữ g / gh, Nhớ qui tắc chính tả : gh + e, ê, i.
3/ Thái độ : Giáo dục HS tính cẩn thận.
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG :
Kĩ năng giao tiếp – tự nhận thức : Biết những từ khó sẽ viết sai.
Kĩ năng đặt mục tiêu : Viết đúng và đẹp đoạn bài.
III. CHUẨN BỊ :
1/ Giáo viên : Bảng cài, tranh, phấn màu.
2/ Học sinh : Vở, bảng con, SGK.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1/ Khởi động : Hát “Tìm bạn thân”.
2/ Kiểm tra bài cũ : Quà của bố
- Kiểm tra việc sửa bài của HS, nhận xét.
- Làm một số bài tập điền : s / x hoặc im / iêm
con . . . .óc kim t. . . .
dòng . . . .ông quả t. . . .
3/ Bài mới : Hoa sen
Hoạt động của GIÁO VIÊN
Hoạt động của HỌC SINH
Phương pháp
ĐDDH
Hoạt động 1 : Hướng dẫn chép.
* Mục tiêu : HS viết đúng, trình bày đẹp.
- GV treo bảng phụ đã viết sẵn bài ca dao “Hoa sen”.
- Nêu những tiếng em thấy khó viết.
- Cho HS đánh vần từ, tiếng vừa nêu, viết bảng con (trắng, nhị vàng, hôi tanh, mùi bùn)
- GV cho HS chép vào vở. GV đọc từngcâu cho HS viết vào vở. Chú ý cách viết giống như thơ lục bát.
- Sửa bài. Cho sửa lỗi bằng cách đổi bài cho nhau.
- 3, 4 HS đọc lại bài ca dao.
- Cá nhân nêu, phân tích rồi viết bảng con.
- Viết vào vở.
- Nhóm 2 em.
Trực quan.
Phân tích.
KN giao tiếp – tự nhận thức
Luyện viết.
KN ra quyết định
Thực hành.
Hoạt động 2 : Làm bài tập chính tả.
* Mục tiêu : Làm đúng các bài tập, rèn tính cẩn thận.
- Điền vần en / oen.
- HS suy nghĩ chọn vần thích hợp để điền, làm vào vở bài tập Tiếng Việt (đèn bàn, cưa xoèn xoẹt).
- Điền g / gh :
gồ . . . .ề chiếc . . . .im
con . . . .ẹ tủ . . . .ỗ lim
- Qui tắc chính tả : gh + e, ê, i
- Âm đầu gờ (g) đứng trước e, ê, i viết là gh, trước các nguyên âm a, o, ô, ơ, u, ư viết là g.
- Cả lớp cùng làm, 2 em lên bảng thực hiện.
- Nhận xét.
- Lớp làm bút chì, 2 em lên bảng.
- 3, 4 em nhắc qui tắc chính tả.
- Cả lớp.
Động não.
KN đặt mục tiêu
4/ Hoạt động nối tiếp :
- Củng cố : Tuyên dương những em làm bài đúng, viết đúng, đẹp.
- Trò chơi : “Điền chữ thích hợp”.
- Dặn dò : Luyện đọc, viết bài, sửa lỗi sai.
- Chuẩn bị : Chính tả “Mời vào”
Rút kinh nghiệm
Thứ tư , ngày 2 tháng 4 năm 2008
TIẾNG VIỆT ( TẬP ĐỌC )
Tiết 1 : Mời vào
I. MỤC TIÊU :
1/ Kiến thức : HS đọc trơn cả bài thơ. Phát âm đúng các các tiếng có âm, vần dễ sai. Biết nghỉ hơi sau các dòng thơ.
2/ Kĩ năng : Ôn các vần : ong, oong. Tìm được tiếng, nói được câu.
3/ Thái độ : Hiểu các từ ngữ, câu trong bài. Hiểu nội dung : Chủ nhà hiếu khách, niềm nở đón những người bạn tốt đến chơi. Nói tự nhiên về những con vật. Học thuộc lòng bài thơ.
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG :
- Kĩ năng đặt mục tiêu : Đọc trôi chảy , biết nghỉ hơi đúng
- Kĩ năng giao tiếp – Tự nhận thức : Trao đổi và tìm tiếng có ong- oong
- Kĩ năng ra quyết định : Lựa chọn tiếng có ong- oong
III. CHUẨN BỊ :
1/ Giáo viên : Tranh vẽ, bảng cài, phấn màu.
2/ Học sinh : SGK, bảng con, vở bài tập.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1/ Khởi động : Hát “Con muỗi”.
2/ Kiểm tra bài cũ : Đầm sen
- Cho HS đọc lại bài và trả lời câu hỏi :
+ Tìm trong bài tếing có vần : ao ?
+ Đầm sen ở đâu ?
+ Khi nở, cánh hoa trông đẹp như thế nào ?
+ Hương sen thơm thế nào ?
- Nói về hoa sen.
3/ Bài mới : Quà của bố
Hoạt động của GIÁO VIÊN
Hoạt động của HỌC SINH
Phương pháp
ĐDDH
Hoạt động 1 : Luyện đọc.
* Mục tiêu : Hiểu, đọc đúng từ, tiếng, câu.
GV đọc toàn bài : giọng vui, tinh nghịch.
Luyện đọc tiếng, từ ngữ.
- HS đọc thầm, nêu từ khó đọc (kiễng chân, soạn sửa, quạt, buồm thuyền)
- GV viết lên bảng, HS đọc.
Luyện đọc câu.
- Cho HS đọc từng câu nối tiếp nhau.
Luyện đọc đoạn, bài.
- GV cho HS đọc đoạn, cả bài kết hợp phân tích ngữ âm.
- GV nhận xét.
- Lắng nghe.
- Đọc thầm, nêu từ khó.
- Cá nhân, lớp.
- Cá nhân, lớp, đồng thanh cả lớp.
Truyền đạt.
KN giao tiếp – tự nhận thức
Luyện đọc.
Nhận xét.
KN ra quyết định
Luyện đọc.
Hoạt động 2 : Ôn các vần : ong, oong.
* Mục tiêu : HS tìm được tiếng có vần ong, oong, trong bài, ngoài bài.
- Tìm tiếng trong bài có vần : ong.
- Nói tiếng ngoài bài có vần : oong.
- Tìm từ ngữ có chứa vần : ong, oong.
- Cho HS đọc mẫu trong sách (chong chóng, xoong canh)
- Thực hiện lần lượt từng vần ong rồi oong.
(bóng đá, vòng tay, phong cảnh)
(cái xoong, boong tàu, ba toong, gõ coong coong)
- Trong.
- Thi đua nối tiếp nhau.
- Cá nhân.
- Cá nhân, nhóm.
Động não.
KN đặt mục tiêu
Luyện nói.
Thực hành.
4/ Hoạt động nối tiếp :
- Củng cố : Nêu sự khác nhau giữa vần : ong - oong.
- Trò chơi : “Tìm tiếng”
- Dặn dò : Luyện đọc bài ở nhà.
- Chuẩn bị : Tập đọc “Mời vào” (tiết 2)
Rút kinh nghiệm
TIẾNG VIỆT ( TẬP ĐỌC )
Tiết 2 : Mời vào
I. MỤC TIÊU :
1/ Kiến thức : HS đọc trơn cả bài thơ. Phát âm đúng các các tiếng có âm, vần dễ sai. Biết nghỉ hơi sau các dòng thơ.
2/ Kĩ năng : Ôn các vần : ong, oong. Tìm được tiếng, nói được câu.
3/ Thái độ : Hiểu các từ ngữ, câu trong bài. Hiểu nội dung : Chủ nhà hiếu khách, niềm nở đón những người bạn tốt đến chơi. Nói tự nhiên về những con vật. Học thuộc lòng bài thơ.
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG :
Kĩ năng giao tiếp – tự nhận thức : Hiểu nội dung bài đọc
KN ra quyết định : Đọc đúng các từ khó trong bài
Kĩ năng đặt mục tiêu : Đọc trôi chảy và trả lời các câu hỏi
III. CHUẨN BỊ :
1/ Giáo viên : Tranh vẽ, bảng cài.
2/ Học sinh : Vở, SGK, bảng con.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1/ Khởi động : Hát “Quê hương tươi đẹp”.
2/ Kiểm tra bài cũ : Mời vào (tiết 1)
- Đọc lại bài, tìm tiếng trong bài có vần : ong.
- Nói từ có vần : ong, oong.
3/ Bài mới : Mời vào (tiết 2)
Hoạt động của GIÁO VIÊN
Hoạt động của HỌC SINH
Phương pháp
ĐDDH
Hoạt động 1 : Tìm hiểu bài đọc, luyện đọc.
* Mục tiêu : HS trả lời được các câu hỏi.
- Đọc lại bài thơ, cho HS đọc thầm và trả lời câu hỏi :
+ Những ai đã đến gõ cửa ngôi nhà ?
+ Nếu là thỏ thì sao ?
+ Nếu là nai thì sao ?
- Đọc khổ thơ 3 : Gió được mời vào làm gì?
- GV phân vai cho HS đọc từng khổ thơ.
- GV sửa sai, uốn nắn, hướng dẫn học thuộc lòng, xóa dần bảng.
- Cá nhân 2, 3 HS đọc thầm.
+ Nai, thỏ, gió.
+ Xem tai.
+ Xem gạc.
- Cùng soạn sửa đón trăng.
- Nhóm 3 em : thỏ, nai, gió và 1 người chủ nhà.
- Cả lớp.
Luyện đọc.
KN giao tiếp – tự nhận thức
Vấn đáp.
Động não.
Sắm vai.
KN ra quyết định
Hoạt động 2 : Luyện nói.
* Mục tiêu : HS nói được một hay nhiều câu theo nội dung.
- Cho HS xem tranh vẽ. Nói về con vật mà mình yêu thích.
+ Con vật em yêu thích là con gì ?
+ Em nuôi nó lúc nào ?
+ Con vật ấy đẹp như thế nào ? Nó giúp ích gì?
- Cho HS luyện nói về con vật em thích, nêu vì sao ?
- GV uốn nắn, sửa sai.
- Quan sát tranh.
+ Mèo, chó, thỏ, gà, . . .
- Cá nhân.
Trực quan.
Vấn đáp.
Luyện nói.
KN đặt mục tiêu
4/ Hoạt động nối tiếp :
- Củng cố : Dùng động tác, âm thanh để nêu lên con vật có trong bài.
- Trò chơi : “Tôi là ai ?”.
- Dặn dò : Luyện đọc bài.
- Chuẩn bị : Tập đọc “Chú công”
Rút kinh nghiệm
Thứ năm , ngày 3 tháng 4 năm 2008
TIẾNG VIỆT ( CHÍNH TẢ )
Mời vào
I. MỤC TIÊU :
1/ Kiến thức : HS nghe, viết chính xác, trình bày đúng các khổ thơ 1, 2 của bài.
2/ Kĩ năng : Làm đúng các bài tập chính tả : điền vần : ong /oong, điền chữ : ng / ngh. Nhớ qui tắc chính tả : ngh + e, ê, i.
3/ Thái độ : Giáo dục HS tính cẩn thận.
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG :
Kĩ năng giao tiếp – tự nhận thức : Biết những từ khó sẽ viết sai.
Kĩ năng đặt mục tiêu : Viết đúng và đẹp đoạn bài.
III. CHUẨN BỊ :
1/ Giáo viên : Bảng cài, bài tập, bảng phụ.
2/ Học sinh : Vở, bảng con.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1/ Khởi động : Hát “Lý cây xanh”.
2/ Kiểm tra bài cũ : Hoa sen
- Kiểm tra việc sửa lỗi của HS.
- Nêu qui tắc chính tả.
- Sửa bài tập 2, 3.
- Viết : chen, bông trắng.
3/ Bài mới : Mời vào
Hoạt động của GIÁO VIÊN
Hoạt động của HỌC SINH
Phương pháp
ĐDDH
Hoạt động 1 : Hướng dẫn tập chép.
* Mục tiêu : HS viết đúng, trình bày đẹp.
- Cho HS đọc lại 2 khổ thơ đầu, nêu từ khó viết.
- Hướng dẫn viết từ khó : nếu, tai, gạc, xem.
- GV đọc, HS lắng nghe, viết vào vở.
- Nhắc HS cách ngồi viết, để vở, cầm bút, chú ý viết hoa.
- Hướng dẫn sửa lỗi.
- Đọc đoạn 2.
- Cá nhân.
- Viết bảng con, viết vở.
- Nhóm 2 em.
Trực quan.
KN giao tiếp – tự nhận thức
Động não.
Luyện viết.
Hoạt động 2 : Làm bài tập chính tả.
* Mục tiêu : Làm đúng các bài tập, rèn tính cẩn thận.
- Điền ong / oong : vịnh Hạ Long, boong tàu, mong lớn.
- Điền ng / ngh.
. . . .ề dệt vải . . . .ọn tháp
. . . .e nhạc đông . . . .ịt
- Nêu qui tắc chính tả.
- HS làm vào vở, 2 em lên bảng.
KN đặt mục tiêu
Thực hành.
4/ Hoạt động nối tiếp :
- Củng cố : Tuyên dương những em viết đúng, sạch đẹp.
- Trò chơi : “Tìm lỗi sai”.
- Dặn dò : Luyện đọc bài, sửa sai.
- Chuẩn bị : Chính tả “Chuyện ở lớp”
Rút kinh nghiệm
TIẾNG VIỆT ( TẬP ĐỌC )
Tiết 1 : Chú công
I. MỤC TIÊU :
1/ Kiến thức : Đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các tiếng có phú âm đầu : ch, tr, n, l, v, d.
2/ Kĩ năng : Ôn các vần : oc, ooc. Tìm được tiếng, nói được câu.
3/ Thái độ : Hiểu đặc điểm đuôi công lúc bé, vẻ đẹp của bộ lông đuôi lúc công trưởng thành.
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG :
- Kĩ năng đặt mục tiêu : Đọc trôi chảy , biết nghỉ hơi đúng
- Kĩ năng giao tiếp – Tự nhận thức : Trao đổi và tìm tiếng có oc-ooc
- Kĩ năng ra quyết định : Lựa chọn tiếng có oc -ooc
III. CHUẨN BỊ :
1/ Giáo viên : Tranh vẽ, bảng cài, phấn màu.
2/ Học sinh : Bảng con, vở, SGK.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1/ Khởi động : Hát “Lớp chúng mình”.
2/ Kiểm tra bài cũ : Mời vào
- Đọc thuộc bài và trả lời câu hỏi.
+ Ai được mời vào ngôi nhà ?
+ Thỏ cho xem gì để được vào nhà ?
+ Gió được mời vào để làm gì ?
- Viết : kiễng chân, soạn sửa, buồm thuyền.
3/ Bài mới : Chú công
Hoạt động của GIÁO VIÊN
Hoạt động của HỌC SINH
Phương pháp
ĐDDH
Hoạt động 1 : Luyện đọc.
* Mục tiêu : Hiểu, đọc đúng từ, tiếng, câu.
GV đọc mẫu 1 lần.
- Nêu từ khó : nâu gạch, rẻ quạt, óng ánh, rực rỡ.
Cho HS luyện đọc tiếng, từ ngữ.
Luyện đọc câu.
- Cho HS đọc trơn từng câu, nối tiếp nhau.
Luyện đọc đoạn, bài.
- Thi đua đọc đúng, to, rõ.
- Cả lớp đọc 1 lần.
- Lắng nghe.
- Cá nhân, đồng thanh.
- Đọc nối tiếp.
- Nhóm.
- Cả lớp.
Trực quan.
Vấn đáp.
KN giao tiếp – tự nhận thức
Luyện đọc.
Hoạt động 2 : Ôn các vần : oc, ooc.
* Mục tiêu : HS tìm được tiếng có vần ưt, ưc, trong bài, ngoài bài.
- Tìm tiếng trong bài có vần : oc.
- HS đọc từ, tiếng có vần : oc - ooc.
- Treo tranh cho HS đọc 2 câu mẫu dưới tranh, nêu tiếng có vần : oc / ooc.
- Thi đua nói câu có vần : oc, ooc.
- Cho HS luyện nói.
- GV nhận xét, uốn nắn.
- Làm miệng.
- Viết vở.
- Quan sát.
- Luyện nói.
KN ra quyết định
Thực hành.
Trực quan.
KN đặt mục tiêu
Luyện nói.
4/ Hoạt động nối tiếp :
- Củng cố : Cho HS đọc lại bài.
- Trò chơi : “Điền vần”.
- Dặn dò : Luyện đọc kĩ bài.
- Chuẩn bị : Tập đọc “Chú công” (tiết 2)
Rút kinh nghiệm
Thứ sáu , ngày 4 tháng 4 năm 2008
TIẾNG VIỆT ( TẬP ĐỌC )
Tiết 2 : Chú công
I. MỤC TIÊU :
1/ Kiến thức : Đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các tiếng có phú âm đầu : ch, tr, n, l, v, d.
2/ Kĩ năng : Ôn các vần : oc, ooc. Tìm được tiếng, nói được câu.
3/ Thái độ : Hiểu đặc điểm đuôi công lúc bé, vẻ đẹp của bộ lông đuôi lúc công trưởng thành.
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG :
Kĩ năng giao tiếp – tự nhận thức : Hiểu nội dung bài đọc
KN ra quyết định : Đọc đúng các từ khó trong bài
Kĩ năng đặt mục tiêu : Đọc trôi chảy và trả lời các câu hỏi
III. CHUẨN BỊ :
1/ Giáo viên : Tranh vẽ, bảng cài.
2/ Học sinh : SGK, vở, bảng con.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1/ Khởi động : Hát “Quả”.
2/ Kiểm tra bài cũ : Chú công (tiết 1)
- Đọc lại bài.
- Tìm tiếng có vần : oc, ooc.
- Nói câu chứa tiếng có vần : oc, ooc.
3/ Bài mới : Chú công (tiết 2)
Hoạt động của GIÁO VIÊN
Hoạt động của HỌC SINH
Phương pháp
ĐDDH
Hoạt động 1 : Tìm hiểu bài đọc, luyện đọc.
* Mục tiêu : HS trả lời được các câu hỏi.
- Em đọc đoạn 1 :
+ Lúc mới chào đời, chú công có bô lông màu gì ?
+ Chú biết làm những động tác gì ?
- Đoạn 2 (chuyển ý).
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
+ Sau 2, 3 năm đuôi công thế nào ?
+ Khi giương rộng đuôi công ra sao ?
- GV đọc toàn bài, cho HS đọc.
- Quan sát.
- Cá nhân.
+ Nâu gạch.
+ Xoè đuôi.
+ Xiêm áo rực rỡ.
+ Quạt lớn.
- Cá nhân, nhận xét.
Trực quan.
Vấn đáp.
KN giaotiếp – tự nhận thức
Luyện đọc.
KN ra quyết định
Thực hành.
Hoạt động 3 : Luyện nói.
* Mục tiêu : HS nói được một hay nhiều câu theo nội dung.
- Em đọc yêu cầu của bài.
- Cả lớp hát bài “Con công hay múa”.
- Nhóm, lớp
KN đặt mục tiêu
Luyện tập.
4/ Hoạt động nối tiếp :
- Củng cố : Tả lại vẻ đẹp của chú công.
- Trò chơi : Xướng vần.
- Dặn dò : Luyện đọc kĩ bài.
- Chuẩn bị : Tập đọc “Chuyện ở lớp”
Rút kinh nghiệm
TIẾNG VIỆT ( KỂ CHUYỆN )
Niềm vui bất ngờ
I. MỤC TIÊU :
1/ Kiến thức : HS nghe kể chuyện, kể lại được từng đoạn, sau đó kể toàn bộ câu chuyện.
2/ Kĩ năng : Hiểu ý nghĩa truyện : Bác Hồ rất yêu thiếu nhi, thiếu nhi rất yêu Bác Hồ.
3/ Thái độ : Giáo dục HS yêu thích môn Kể chuyện.
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG :
Kĩ năng giao tiếp – tự nhận thức : Trao đổi và nắm nội dung câu chuyện
KN ra quyết định : Lực chọn tranh mình thích
Kĩ năng đặt mục tiêu : Kể lại được câu chuyện
III. CHUẨN BỊ :
1/ Giáo viên : Tranh vẽ, bảng cài.
2/ Học sinh : SGK, bảng, vở, nháp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1/ Khởi động : Hát “Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ”.
2/ Kiểm tra bài cũ : Bông hoa cúc trắng
- GV treo 4 bức tranh của chuyện.
+ Nêu ý nghĩa của truyện.
+ Kể lại một bức tranh em thích ?
- GV nhận xét.
3/ Bài mới : Niềm vui bất ngờ
Hoạt động của GIÁO VIÊN
Hoạt động của HỌC SINH
Phương pháp
ĐDDH
Hoạt động 1 : Giới thiệu câu chuyện.
* Mục tiêu : HS nắm được nội dung câu chuyện.
- GV kể chuyện.
- GV giảng.
- Lắng nghe, nhớ nội dung.
Truyền đạt.
KN giao tiếp – tự nhận thức
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS kể chuyện
* Mục tiêu : HS biết kể chuyện theo tranh và hiểu ý nghĩa câu chuyện.
- GV cho HS xem tranh và gợi ý :
+ Tranh 1 : Vẽ cảnh gì ? Em nêu câu hỏi dưới tranh ? Vì sao em biết ?
-> Tình cảm của thiếu nhi đối với Bác.
+ Tranh 2 : Chuyện gì xảy ra sau đó ?
+ Tranh 3 : Vẽ cảnh gì ? Bác Hồ trò chuyện với các bạn ra sao ?
+ Tranh 4 : Mọi người làm gì ? Cuộc chia ta diễn ra thế nào ?
- HS kể toàn chuyện. GV uốn nắn, sửa sai.
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ?
- Quan sát tranh, kể theo tranh.
+ Thăm nhà Bác Hồ.
+ Chạy ùa vào
+ Hỏi thăm.
+ Lưu luyến vẫy chào.
- Bác Hồ rất gần gũi với các em HS.
Trực quan.
Vấn đáp.
KN ra quyết định
Giảng giải.
Kể chuyện.
Thực hành kể.
KN đặt mục tiêu
Truyền đạt.
4/ Hoạt động nối tiếp :
- Củng cố : Tuyên dương nhóm kể hay. Nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.
- Trò chơi : Hoa tàn, hoa nở.
- Dặn dò : Kể lại chuyện.
- Chuẩn bị : Kể chuyện “Sói và Sóc”
Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- Giao an - HANG - TIENG VIET - Tuan 29.doc