TIẾNG VIỆT ( TẬP ĐỌC )
Tiết 1 : Hồ Gươm
I. MỤC TIÊU :
1/ Kiến thức : HS đọc trơn cả bài. Luyện đọc các từ ngữ : khổng lồ, long lanh, lấp ló, xum xuê
2/ Kĩ năng : Ôn các vần : ươm, ươp. Nói câu chứa tiếng có vần ươm, ươp.
3/ Thái độ : Hiểu nội dung bài : Hồ Gươm là một cảnh đẹp của Thủ đô Hà Nội.
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG :
- Kĩ năng đặt mục tiêu : Đọc trôi chảy , biết nghỉ hơi đúng
- Kĩ năng giao tiếp – Tự nhận thức : Trao đổi và tìm tiếng có ươm - ươp
- Kĩ năng ra quyết định : Lựa chọn tiếng có ươm - ươp
III. CHUẨN BỊ :
1/ Giáo viên : Tranh vẽ, bảng cài, phấn màu, SGK.
2/ Học sinh : Vở, SGK, bảng con.
20 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1261 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Tiếng việt khối 1 tuần 32, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai , ngày 21 tháng 4 năm 2008
TIẾNG VIỆT ( TẬP ĐỌC )
Tiết 1 : Hồ Gươm
I. MỤC TIÊU :
1/ Kiến thức : HS đọc trơn cả bài. Luyện đọc các từ ngữ : khổng lồ, long lanh, lấp ló, xum xuê
2/ Kĩ năng : Ôn các vần : ươm, ươp. Nói câu chứa tiếng có vần ươm, ươp.
3/ Thái độ : Hiểu nội dung bài : Hồ Gươm là một cảnh đẹp của Thủ đô Hà Nội.
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG :
- Kĩ năng đặt mục tiêu : Đọc trôi chảy , biết nghỉ hơi đúng
- Kĩ năng giao tiếp – Tự nhận thức : Trao đổi và tìm tiếng có ươm - ươp
- Kĩ năng ra quyết định : Lựa chọn tiếng có ươm - ươp
III. CHUẨN BỊ :
1/ Giáo viên : Tranh vẽ, bảng cài, phấn màu, SGK.
2/ Học sinh : Vở, SGK, bảng con.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1/ Khởi động : Hát “Những em bé ngoan”.
2/ Kiểm tra bài cũ : Hai chị em
- Đọc lại bài “Hai chị em” và trả lời câu hỏi :
+ Vì sao cậu em thấy buồn khi ngồi chơi một mình ?
+ Tìm tiếng trong bài có vần : et.
- Nói : Em thường chơi những trò gì ? với ai ?
- Nhận xét.
3/ Bài mới : Hồ Gươm (tiết 1)
Hoạt động của GIÁO VIÊN
Hoạt động của HỌC SINH
Phương pháp
ĐDDH
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài.
* Mục tiêu : Nắm nội dung bài.
- GV cho HS xem tranh vẽ giới thiệu Hà Nội có cảnh đẹp nổi tiếng là Hồ Gươm.
- Quan sát tranh, nêu nhận xét.
Trực quan.
KN giao tiếp – tự nhận thức
Hoạt động 2 : Luyện đọc.
* Mục tiêu : Hiểu, đọc đúng từ, tiếng, câu.
GV đọc toàn bài : giọng trìu mến, ngắt nghỉ đúng chỗ.
Luyện đọc tiếng, từ ngữ.
- GV đọc từng câu cho HS nhận xét, nêu từ khó đọc : khổng lồ, long lanh, lấp ló, xum xuê.
+ Phân tích : khổng, lạnh, xum.
Luyện đọc câu :
- Cho HS đọc từng dòng nối tiếp nhau.
- Chú ý nhắc nhở HS ngắt nghỉ hơi đúng.
Luyện đọc đoạn bài :
- Đọc từng khổ thơ, cả bài : Đoạn 1, 2.
- Tổ chức cho HS thi đua đọc.
- Cá nhân đọc toàn bài.
- Lắng nghe.
- Dùng bút chì gạch dưới các từ khó.
- Mỗi câu 2, 3 HS đọc.
- Nhóm, tổ.
- Cá nhân.
Truyền đạt.
Giảng giải.
Luyện đọc.
KN ra quyết định
Luyện đọc.
Thi đua.
Hoạt động 3 : Ôn các vần : ươm, ươp.
* Mục tiêu : HS tìm được tiếng có vần ươm, ươp, trong bài, ngoài bài.
- Tìm tiếng trong bài có vần : ươm.
- Nói câu chứa tiếng có vần : ươm, ươp.
+ Đàn bướm bay quanh vườn hoa.
+ Chiếc giày đính nhiều hạt cườm.
+ Em lượm những hạt lúa rơi trên sân.
+ Giàn mướp sai trĩu quả.
+ Mẹ em đang ướp cá.
+ Bọn cướp đã bị bắt.
- Gươm
- Cá nhân thi đua nói câu chứa tiếng, lớp nhận xét, bổ sung, sửa sai.
Động não.
Luyện nói.
KN đặt mục tiêu
4/ Hoạt động nối tiếp :
- Củng cố : Thi đua tìm tiếng có vần : ươm, ươp.
- Trò chơi : Điền vần.
- Dặn dò : Luyện đọc kĩ bài.
- Chuẩn bị : Tập đọc “Hồ Gươm” (tiết 2)
Rút kinh nghiệm
TIẾNG VIỆT ( TẬP ĐỌC )
Tiết 2 : Hồ Gươm
I. MỤC TIÊU :
1/ Kiến thức : HS đọc trơn cả bài. Luyện đọc các từ ngữ : khổng lồ, long lanh, lấp ló, xum xuê
2/ Kĩ năng : Ôn các vần : ươm, ươp. Nói câu chứa tiếng có vần ươm, ươp.
3/ Thái độ : Hiểu nội dung bài : Hồ Gươm là một cảnh đẹp của Thủ đô Hà Nội.
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG :
Kĩ năng giao tiếp – tự nhận thức : Hiểu nội dung bài đọc
KN ra quyết định : Đọc đúng các từ khó trong bài
Kĩ năng đặt mục tiêu :Đọc trôi chảy và trả lời các câu hỏi trong bài
III. CHUẨN BỊ :
1/ Giáo viên : Tranh vẽ, bảng cài, phấn màu.
2/ Học sinh : Vở, SGK, bảng con.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1/ Khởi động : Hát “Chú vịt con”.
2/ Kiểm tra bài cũ : Hồ Gươm (tiết 1)
- Đọc lại bài, nêu tiếng có vần ươm. Phân tích.
- Nói câu chứa tiếng có vần : ươm, ươp.
- Nhận xét, cho điểm.
3/ Bài mới : Hồ Gươm (tiết 2)
Hoạt động của GIÁO VIÊN
Hoạt động của HỌC SINH
Phương pháp
ĐDDH
Hoạt động 1 : Tìm hiểu bài, luyện đọc.
* Mục tiêu : HS trả lời được các câu hỏi.
- Đọc đoạn 1 “Nhà tôi . . . “
+ Hồ Gươm là cảnh đẹp ở đâu ?
+ Từ trên cao nhìm xuống, mặt Hồ Gươm trông như thế nào ?
- Đọc đoạn 2 : Phần còn lại.
+ GV giới thiệu một số cảnh đẹp về Hồ Gươm.
- 3, 4 HS đọc, trả lời câu hỏi
+ Hà Nội.
+ Chiếc gương bầu dục.
- 4, 5 HS.
Vấn đáp.
KN giao tiếp – tự nhận thức
Luyện đọc.
Hoạt động 2 : Chơi trò thi nhìn ảnh nêu câu văn tả cảnh.
* Mục tiêu : HS nêu được câu văn tả cảnh.
- GV nêu đề bài : Nhìn ảnh, đọc tên trong ảnh ở phía dưới, tìm câu văn tả cảnh đó. Ai tìm được trước giơ tay. GV gọi 3 HS giơ tay đầu tiên.
- GV chọn các hình ảnh :
+ Đầm sen.
+ Ngôi nhà.
+ Rước đèn.
- Nêu lại yêu cầu của bài.
- Quan sát, nêu nhận xét.
- Đọc câu văn tả, lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.
KN đặt mục tiêu
Truyền đạt.
Giảng giải.
Trực quan.
Thi đua.
4/ Hoạt động nối tiếp :
- Củng cố : Tìm tiếng có vần : ươm, ươp.
- Trò chơi : Xướng vần.
- Dặn dò : Luyện đọc bài, sưu tầm tranh ảnh về cảnh đẹp quê hương đất nước.
- Chuẩn bị : Tập đọc “Lũy tre”
Rút kinh nghiệm
Thứ ba , ngày 22 tháng 4 năm 2008
TIẾNG VIỆT ( TẬP VIẾT )
Tô chữ hoa : S , T
I. MỤC TIÊU :
1/ Kiến thức : HS biết tô chữ hoa S, T.
2/ Kĩ năng : Tập viết các vần : ươm, ươp, các từ ngữ : Hồ Gươm, nườm nượp ; chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét, đưa bút theo đúng qui trình viết.
3/ Thái độ : Giáo dục HS viết đúng, đẹp.
2/ Kĩ năng : Viết đúng các vần iêng, yêng ; các từ ngữ : tiếng chim, con yểng ; chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét, đưa bút theo đúng qui trình viết.
3/ Thái độ : Giáo dục HS viết đúng, đẹp.
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG :
Kĩ năng giao tiếp – tự nhận thức : Trao đổi và tìm nét giống nhau giữa các con chữ
Kĩ năng đặt mục tiêu : Tô đúng và đẹp các con chữ S, T
III. CHUẨN BỊ :
1/ Giáo viên : Chữ mẫu, phấn màu, bảng cài.
2/ Học sinh : Vở, bảng con, SGK.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1/ Khởi động : Hát “Quê hương tươi đẹp”.
2/ Kiểm tra bài cũ : Chữ hoa Q, R
- Nhận xét bài viết của HS.
- Viết : ươt, xanh mướt, ươc, dòng nước.
- GV cho điểm, nhận xét.
3/ Bài mới : Chữ hoa S, T
Hoạt động của GIÁO VIÊN
Hoạt động của HỌC SINH
Phương pháp
ĐDDH
Hoạt động 1 : Hướng dẫn tô chữ hoa.
* Mục tiêu : Nắm được qui trình tô chữ hoa.
a/ GV cho HS quan sát các chữ mẫu, nhận xét.
+ Chữ S hoa gồm có nét gì ?
+ Đặt bút ở đâu, kết thúc ?
- GV viết mẫu, cho HS viết bảng con.
S
b/ GV cho HS xem chữ mẫu, nêu nhận xét.
+ Chữ T hoa có nét nào ?
+ Chữ T hoa có nét giống con chữ nào đã học.
- GV viết mẫu, nêu điểm đặc bút, điểm kết thúc. T
- Cho HS viết bảng con.
- Quan sát, nêu nhận xét.
+ Nét thắt, cong.
- Viết bảng con.
- Quan sát, nêu nhận xét.
+ Cong.
+ C, H.
- Quan sát cách viết, điểm đặt bút.
- Viết bảng con
Trực quan.
Động não.
KN giao tiếp – tự nhận thức
Thực hành.
Trực quan.
Vấn đáp.
Quan sát.
Thực hành.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn viết vần, từ ngữ ứng dụng.
* Mục tiêu : Viết đúng mẫu chữ.
- GV treo bảng phụ đã ghi sẵn các chữ mẫu.
+ Khoảng cách giữa các tiếng, từ thế nào ?
+ Vị trí dấu được đặt ở con chữ nào ?
ươm ươp
iêng yêng
tiếng chim
- Chấm 1 số vở, nhận xét.
- Quan sát chữ.
+ 1 con chữ 0.
+ ơ.
- Viết bảng con.
con yểng
- Nhận xét.
Trực quan.
Động não.
Thực hành.
KN ra quyết định
Hoạt động 3 : Viết vào vở.
* Mục tiêu : Viết được các từ ngữ ứng dụng.
- GV nhắc nhở HS tư thế ngồi cầm bút, để vở, nối nét giữa các con chữ.
- Cho HS viết vở từng dòng, uốn nắn các em.
- Chấm một số vở, nhận xét.
- Lắng nghe.
- Viết vào vở từng dòng, chú ý nối nét, viết đúng mẫu.
Truyền đạt.
KN đặt mục tiêu
Thực hành.
4/ Hoạt động nối tiếp :
- Củng cố : Tuyên dương những em viết đẹp, đúng, sạch sẽ.
- Trò chơi : Viết chữ đẹp.
- Dặn dò : Viết phần còn lại.
- Chuẩn bị : Tập viết “Chữ hoa U, Ư, V”
Rút kinh nghiệm
TIẾNG VIỆT ( CHÍNH TẢ )
Hồ Gươm
I. MỤC TIÊU :
1/ Kiến thức : HS tập chép lại đúng đoạn “Cầu Thê Húc màu son . . . cổ kính” trong bài.
2/ Kĩ năng : Điền đúng vần : ươm / ươp, chữ c / k.
3/ Thái độ : Giáo dục HS tính cẩn thận.
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG :
Kĩ năng giao tiếp – tự nhận thức : Biết những từ khó sẽ viết sai.
Kĩ năng đặt mục tiêu : Viết đúng và đẹp đoạn bài.
III. CHUẨN BỊ :
1/ Giáo viên : Bảng cài, tranh, phấn màu.
2/ Học sinh : Vở, bảng con, SGK.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1/ Khởi động : Hát “Tìm bạn thân”.
2/ Kiểm tra bài cũ : Kể cho bé nghe
- Kiểm tra việc sửa bài.
- Viết : chăng dây, quay tròn.
- Phân tích : dây, tròn.
- Nhận xét.
3/ Bài mới : Hồ Gươm
Hoạt động của GIÁO VIÊN
Hoạt động của HỌC SINH
Phương pháp
ĐDDH
Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết chính tả.
* Mục tiêu : HS viết đúng, trình bày đẹp.
- GV treo bảng phụ đoạn sẽ viết.
- Nêu các từ khó : lấp ló, xum xuê.
- Các từ nào viết hoa ? Vì sao ? (tên riêng)
+ Phân tích : xum, son, lấp.
- GV đọc từng câu, từ, tiếng của đoạn bài “Hồ Gươm”.
- Cho HS sửa lỗi sai.
- HS đọc cá nhân, lớp.
- Cá nhân phân tích tiếng.
- Thê Húc, Ngọc Sơn, Tháp Rùa
- Viết bảng con.
- Viết vở.
- Nhóm 2 em.
Trực quan.
KN giao tiếp – tự nhận thức
Vấn đáp.
Thực hiện vào vở.
Hoạt động 2 : Làm bài tập chính tả.
* Mục tiêu : Làm đúng các bài tập, rèn tính cẩn thận.
- Điền vần ươm / ươp.
+ Trò chơi cướp cờ.
+ Những đám lúa vàng ươm.
- Điền c / k :
+ Qua cầu, gõ kẻng.
- Chọn vần thích hợp để điền.
- Nêu kết quả điền.
Vấn đáp.
KN đặt mục tiêu
Thực hành.
4/ Hoạt động nối tiếp :
- Củng cố : Tuyên dương những em viết sạch, đẹp.
- Trò chơi : Điền vần.
- Dặn dò : Sửa lỗi chính tả.
- Chuẩn bị : Chính tả “Luỹ tre”
Rút kinh nghiệm
Thứ tư , ngày 23 tháng 4 năm 2008
TIẾNG VIỆT ( TẬP ĐỌC )
Tiết 1 : Lũy tre
I. MỤC TIÊU :
1/ Kiến thức : HS đọc trơn cả bài thơ. Luyện đọc các từ ngữ : lũy tre, rì rào, gọng vó, bóng râm.
2/ Kĩ năng : Ôn các vần : iêng. Tìm tiếng trong bài có vần iêng. Điền vần iêng hoặc yêng.
3/ Thái độ : Hiểu nội dung : Vào buổi sáng sớm, lũy tre xanh rì rào, ngọn tre như kéo mặt trời lên. Buổi trưa lũy tre im gió nhưng lại đầy tiếng chim.
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG :
- Kĩ năng đặt mục tiêu : Đọc trôi chảy , biết nghỉ hơi đúng
- Kĩ năng giao tiếp – Tự nhận thức : Trao đổi và tìm tiếng có iêng
- Kĩ năng ra quyết định : Lựa chọn tiếng có iêng
III. CHUẨN BỊ :
1/ Giáo viên : Tranh vẽ, bảng cài, phấn màu.
2/ Học sinh : SGK, bảng con, vở bài tập.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1/ Khởi động : Hát “Nắng sớm”.
2/ Kiểm tra bài cũ : Hồ Gươm
- Cho HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi :
+ Từ trên cao nhìn xuống mặt hồ trông như thế nào ?
- Đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi :
+ Nêu những câu tả về cầu Thê Húc ?
- Viết : lấp ló, xum xuê.
3/ Bài mới : Lũy tre
Hoạt động của GIÁO VIÊN
Hoạt động của HỌC SINH
Phương pháp
ĐDDH
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài.
* Mục tiêu : Nắm nội dung bài.
- GV cho HS xem tranh, ghi tựa bài lên bảng.
+ Em thường thấy ở đâu ?
- Quan sát tranh.
- Nhắc lại tựa bài
Trực quan.
Giảng giải.
Vấn đáp.
Hoạt động 2 : Luyện đọc.
* Mục tiêu : Hiểu, đọc đúng từ, tiếng, câu.
GV đọc cả bài, chú ý nhấn giọng một số từ : sớm mai, rì rào, cong, kéo, tra, nắng, nhai, bần thần, đầy.
Luyện đọc tiếng, từ ngữ :
- Các từ ngữ khó đọc : lũy tre, rì rào, gọng vó, bóng râm.
- Phân tích : gọng, râm, rào.
Luyện đọc câu :
- Cho HS đọc từng dòng thơ nối tiếp nhau.
Luyện đọc đoạn, bài :
- Đọc từng đoạn, khổ thơ, cả bài.
- Tổ chức thi đua giữa các tổ.
- Lắng nghe, chú ý các từ vừa nhấn giọng.
- Cá nhân đọc, cả lớp.
- Cá nhân 10 em.
- Thi đua đọc cá nhân, tổ, lớp nhận xét.
KN giao tiếp – tự nhận thức
Trực quan.
KN ra quyết định
Luyện đọc.
Thực hành.
Hoạt động 3 : Ôn các vần : iêng.
* Mục tiêu : HS tìm được tiếng có vần iêng, trong bài, ngoài bài.
- Tìm tiếng trong bài có vần : iêng.
- Tìm tiếng ngoài bài có vần : iêng.
(tiếng nói, cái chiêng, siêng năng, lười biếng, miếng bánh, . . . )
- tiếng
- Cá nhân nêu, lớp nhận xét.
- Thi đua nhóm, nhóm nào tìm nhiều tiếng, từ sẽ thắng.
KN đặt mục tiêu
Luyện tập.
Động não.
Thi đua.
4/ Hoạt động nối tiếp :
- Củng cố : Phân tích vần iêng.
- Trò chơi : Xướng vần.
- Dặn dò : Luyện đọc bài.
- Chuẩn bị : Tập đọc “Lũy tre” (tiết 2)
Rút kinh nghiệm
TIẾNG VIỆT ( TẬP ĐỌC )
Tiết 2 : Lũy tre
I. MỤC TIÊU :
1/ Kiến thức : HS đọc trơn cả bài thơ. Luyện đọc các từ ngữ : lũy tre, rì rào, gọng vó, bóng râm.
2/ Kĩ năng : Ôn các vần : iêng. Tìm tiếng trong bài có vần iêng. Điền vần iêng hoặc yêng.
3/ Thái độ : Hiểu nội dung : Vào buổi sáng sớm, lũy tre xanh rì rào, ngọn tre như kéo mặt trời lên. Buổi trưa lũy tre im gió nhưng lại đầy tiếng chim.
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG :
Kĩ năng giao tiếp – tự nhận thức : Hiểu nội dung bài đọc
KN ra quyết định : Đọc đúng các từ khó trong bài
Kĩ năng đặt mục tiêu :Đọc trôi chảy và trả lời các câu hỏi trong bài
III. CHUẨN BỊ :
1/ Giáo viên : Tranh vẽ, bảng cài, sách.
2/ Học sinh : Vở, SGK, bảng con.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1/ Khởi động : Hát “Ếch ộp”.
2/ Kiểm tra bài cũ : Lũy tre (tiết 1)
- Đọc lại bài.
+ Tìm tiếng có vần : iêng.
+ Phân tích.
- Viết : gọng vó, bóng râm.
3/ Bài mới : Lũy tre (tiết 2)
Hoạt động của GIÁO VIÊN
Hoạt động của HỌC SINH
Phương pháp
ĐDDH
Hoạt động 1 : Tìm hiểu bài, luyện đọc.
* Mục tiêu : HS trả lời được các câu hỏi.
- Đọc khổ thơ 1 và trả lời câu hỏi :
+ Những câu thơ nào tả lũy tre vào buổi sớm ?
- Đọc khổ thơ 2 và thực hiện theo yêu cầu :
+ Những câu thơ nào tả lũy tre vào buổi trưa ?
- Đọc cả bài thơ :
+ Bức tranh minh họa vẽ cảnh nào trong bài thơ?
- Cá nhân 3, 5 HS.
+ Lũy tre, gọng vó.
- Cá nhân 5 em.
+ Những trưa, râm.
+ Trưa.
Luyện đọc.
KN giao tiếp – tự nhận thức
Vấn đáp.
Trực quan.
Động não.
Hoạt động 2 : Luyện nói : Hỏi đáp về c1c loài cây.
* Mục tiêu : HS nói được một hay nhiều câu theo nội dung.
- Đọc mẫu.
+ Hình 1 vẽ cây gì ?
- Từng nhóm hỏi đáp về các loài cây theo hình vẽ ở SGK. Nhóm hỏi phải nêu đặc điểm của cây (ăn quả).
+ Cây gì nổi trên mặt nước, có thể băm ra cho lợn ăn ?
+ Cây gì có lá người già thường dùng với cau ?
+ Cây gì có quả tròn nhỏ, từng chùm.
- GV nhận xét.
+ Cây chuối.
- Nhóm luyện nói.
+ Cây bèo.
+ Trầu.
+ Nho.
KN ra quyết định
Thực hành.
Luyện nói.
KN đặt mục tiêu
4/ Hoạt động nối tiếp :
- Củng cố : Phân tích : mặt, đồng, râm, gió.
- Trò chơi : Xướng vần.
- Dặn dò : Luyện đọc bài.
- Chuẩn bị : Tập đọc “Sau cơn mưa”
Rút kinh nghiệm
Thứ năm , ngày 24 tháng 4 năm 2008
TIẾNG VIỆT ( CHÍNH TẢ )
Luỹ tre
I. MỤC TIÊU :
1/ Kiến thức : HS nghe viết khổ thơ đầu bài “Lũy tre”.
2/ Kĩ năng : Làm 1 trong 2 bài tập : Điền n hay l, và điền dấu hỏi hay dấu ngã.
3/ Thái độ : Giáo dục HS tính cẩn thận.
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG :
Kĩ năng giao tiếp – tự nhận thức : Biết những từ khó sẽ viết sai.
Kĩ năng đặt mục tiêu : Viết đúng và đẹp đoạn bài.
III. CHUẨN BỊ :
1/ Giáo viên : Bảng cài, bảng phụ, phấn màu.
2/ Học sinh : Vở, bảng con.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1/ Khởi động : Hát “Đồng dao xanh”.
2/ Kiểm tra bài cũ : Hồ Gươm
- Kiểm tra việc sửa lỗi của HS.
- Cho HS viết các từ ngữ : Tháp Rùa, cổ kính.
- GV nhận xét.
3/ Bài mới : Lũy tre
Hoạt động của GIÁO VIÊN
Hoạt động của HỌC SINH
Phương pháp
ĐDDH
Hoạt động 1 : Giới thiệu và hướng dẫn tập chép.
* Mục tiêu : HS viết đúng, trình bày đẹp.
- GV đọc đoạn cần viết “Mỗi sớm mai . . . cao”.
- Nêu những từ khó viết : thức dậy, rì rào, gọng vó.
+ Phân tích : thức, rì, gọng.
- Cho HS viết từ khó ở bảng con.
- GV đọc cho HS viết, đọc từng chữ, nhắc nhở tư thế ngồi, cầm bút, để vở.
- Cho HS sửa lỗi chính tả.
- GV chấm, nhận xét.
- Lắng nghe, nêu từ khó viết.
- Viết bảng con.
- Phân tích tiếng.
- Viết vở từng dòng.
- HS tự sửa lỗi.
Giảng giải.
Thực hành.
KN giao tiếp – tự nhận thức
Luyện tập.
KN ra quyết định
Hoạt động 2 : Làm bài tập chính tả.
* Mục tiêu : Làm đúng các bài tập, rèn tính cẩn thận.
- Điền vần n hay l :
+ Trâu no cỏ.
+ Chùm quả lê.
+ Bà đưa võng ru cho bé ngủ.
+ Co bé trùm khăn đỏ đã nhớ lời mẹ dặn.
- Điền n hay l vào chỗ . . .
- Mỗi em nêu kết quả điền 1 bài.
- Lớp nhận xét, sửa sai.
Động não.
Thực hành.
KN đặt mục tiêu
4/ Hoạt động nối tiếp :
- Củng cố : Tuyên dương những em viết sạch đẹp, điểm cao.
- Trò chơi : Điền dấu hỏi, dấu ngã.
- Dặn dò : Luyện đọc bài.
- Chuẩn bị : Chính tả “Cây bàng”
Rút kinh nghiệm
TIẾNG VIỆT ( TẬP ĐỌC )
Tiết 1 : Sau cơn mưa
I. MỤC TIÊU :
1/ Kiến thức : HS đọc trơn cả bài. Luyện đọc các từ ngữ : mưa rào, râm bụt, nhởn nhơ, sáng rực.
2/ Kĩ năng : Ôn các vần : ây, uây. Tìm được tiếng trong bài có vần : ây.
3/ Thái độ : Hiểu nội dung bài : Bầu trời, mặt đất, mọi vật đều tươi đẹp, vui vẻ sau trận mưa rào.
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG :
- Kĩ năng đặt mục tiêu : Đọc trôi chảy , biết nghỉ hơi đúng
- Kĩ năng giao tiếp – Tự nhận thức : Trao đổi và tìm tiếng có ây – uây
- Kĩ năng ra quyết định : Lựa chọn tiếng có ây - uây
III. CHUẨN BỊ :
1/ Giáo viên : Tranh vẽ, bảng cài, phấn màu.
2/ Học sinh : Bảng con, vở, SGK.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1/ Khởi động : Hát “Quê hương tươi đẹp”.
2/ Kiểm tra bài cũ : Lũy tre
- HS đọc khổ thơ 1 :
+ Tìm tiếng có vần : ưc.
- Đọc khổ thơ 2 :
+ Nêu câu thơ tả lũy tre vào buổi trưa.
- Phân tích : lũy tre, gọng vó, tiếng chim, bóng râm.
3/ Bài mới : Sau cơn mưa
Hoạt động của GIÁO VIÊN
Hoạt động của HỌC SINH
Phương pháp
ĐDDH
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài.
* Mục tiêu : HS nắm nội dung bài.
- GV cho HS xem tranh và nêu nhận xét.
- GV ghi tựa bài lên bảng.
- Quan sát.
- Nhắc lại tựa bài.
Trực quan.
Truyền đạt.
Hoạt động 2 : Luyện đọc.
* Mục tiêu : Hiểu, đọc đúng từ, tiếng, câu.
GV đọc 1 lần giọng chậm rãi, đều.
+ mưa rào : mùa h2 có các trận mưa rất to nhưng mau tạnh.
Luyện đọc tiếng, từ ngữ : mưa rào, râm bụt, xanh bóng, giội rửa, quây quanh, sáng rực, nhởn nhơ.
+ Phân tích : quây, bụt, bóng, sáng, rực.
+ Lưu ý âm đầu : r - s.
Luyện đọc câu :
- Đọc từng câu nối tiếp nhau.
Luyện đọc đoạn, bài :
+ Đọc đoạn 1, 2.
+ Đọc cả bài.
- Lắng nghe, nêu từ khó đọc
- Cá nhân.
- Cá nhân phân tích, lớp nhận xét.
- Cá nhân 2, 3 HS, đọc 1 câu.
- Cá nhân thi đua theo nhóm
Truyền đạt.
KN giao tiếp – tự nhận thức
Luyện đọc.
Vấn đáp.
KN ra quyết định
Luyện đọc.
Hoạt động 3 : Ôn các vần : ây, uây.
* Mục tiêu : HS tìm được tiếng có vần ây, uây, trong bài, ngoài bài.
- Tìm tiếng trong bài có vần : ây.
- Tìm tiếng ngoài bài có vần :
+ ây : cây, gầy, mây..
+ uây : khuấy, nguây.
- mây, quấy, bầy, mây.
- Làm và nêu cả câu sau khi đã điền.
KN đặt mục tiêu
Động não.
Thực hành.
4/ Hoạt động nối tiếp :
- Củng cố : Phân tích : ây, uây.
- Trò chơi : Tìm tiếng có vần ây, uây.
- Dặn dò : Luyện đọc kĩ bài.
- Chuẩn bị : Tập đọc “Sau cơn mưa” (tiết 2)
Rút kinh nghiệm
Thứ sáu , ngày 25 tháng 4 năm 2008
TIẾNG VIỆT ( TẬP ĐỌC )
Tiết 2 : Sau cơn mưa
I. MỤC TIÊU :
1/ Kiến thức : HS đọc trơn cả bài. Luyện đọc các từ ngữ : mưa rào, râm bụt, nhởn nhơ, sáng rực
2/ Kĩ năng : Ôn các vần : ây, uây. Tìm được tiếng trong bài có vần : ây.
3/ Thái độ : Hiểu nội dung bài : Bầu trời, mặt đất, mọi vật đều tươi đẹp, vui vẻ sau trận mưa rào.
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG :
Kĩ năng giao tiếp – tự nhận thức : Hiểu nội dung bài đọc
KN ra quyết định : Đọc đúng các từ khó trong bài
Kĩ năng đặt mục tiêu :Đọc trôi chảy và trả lời các câu hỏi trong bài
III. CHUẨN BỊ :
1/ Giáo viên : Tranh vẽ, bảng cài.
2/ Học sinh : SGK, vở, bảng con.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1/ Khởi động : Hát “Cả nhà thương nhau”.
2/ Kiểm tra bài cũ : Sau cơn mưa (tiết 1)
- HS đọc lại bài.
+ Phân tích : đọng, vườn.
+ Tìm tiếng trong bài có vần : ây.
- Nói từ có vần : uây.
3/ Bài mới : Sau cơn mưa (tiết 2)
Hoạt động của GIÁO VIÊN
Hoạt động của HỌC SINH
Phương pháp
ĐDDH
Hoạt động 1 : Tìm hiểu bài, luyện đọc.
* Mục tiêu : HS trả lời được các câu hỏi.
- Cho HS đọc đoạn 1 “Sau cơn mưa . . . mặt trời” và trả lời câ hỏi :
+ Sau trận mưa rào, mọi vật đã thay đổi thế nào ?
- Đọc đoạn 2 “Mẹ gà . . . vườn” và trả lời câu hỏi :
+ Đọc câu văn tả cảnh đàn gà sau trận mưa rào ?
- Đọc toàn bài :
+ Nêu câu diễn tả bầu trời sau cơn mưa ?
+ Những đám mây như thế nào ?
- Cá nhân 4, 5 HS.
+ Đóa râm bụt, bầu trời . . .
- Cá nhân 4, 5 HS.
- 2, 3 HS.
+ Mây trôi, nhởn nhơ.
Luyện đọc.
Vấn đáp.
KN giao tiếp – tự nhận thức
Động não.
Hoạt động 2 : Luyện nói : Trò chuyện về cơn mưa.
* Mục tiêu : HS nói được một hay nhiều câu theo nội dung.
- Cho HS đọc lại câu mẫu.
+ Bạn thích trời nắng hay mưa ?
+ Tôi thích trời mưa vì tôi thấy mát mẻ.
- Luyện nói theo cặp.
+ Trời mưa bạn thấy thế nào ?
+ Bạn có tắm mưa bao giờ chưa ?
+ Làm gì khi đi dưới trời mưa ?
- Nhắc lại đề tài luyện nói.
- Cá nhân.
- Luyện nói theo cặp.
KN ra quyết định
Lắng nói.
KN đặt mục tiêu
Thực hành.
4/ Hoạt động nối tiếp :
- Củng cố : Tìm tiếng có vần : ây - ai.
- Trò chơi : Đối đáp.
- Dặn dò : Luyện đọc kĩ bài.
- Chuẩn bị : Tập đọc “Cây bàng”
Rút kinh nghiệm
TIẾNG VIỆT ( KỂ CHUYỆN )
Con Rồng Cháu Tiên
I. MỤC TIÊU :
1/ Kiến thức : HS thích thú nghe kể chuyện “Con Rồng cháu Tiên”.
2/ Kĩ năng : HS kể lại từng đoạn câu chuyện. Giọng kể hào hùng, sôi nổi.
3/ Thái độ : HS thấy được lòng tự hào của dân tộc ta về nguồn gốc cao quí thiêng liêng của dân tộc mình.
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG :
Kĩ năng giao tiếp – tự nhận thức : Trao đổi và nắm nội dung câu chuyện
KN ra quyết định : Lực chọn tranh mình thích
Kĩ năng đặt mục tiêu : Kể lại được câu chuyện
III. CHUẨN BỊ :
1/ Giáo viên : Tranh vẽ, bảng cài, đồ hóa trang
2/ Học sinh : SGK.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1/ Khởi động : Hát “Lớp chúng mình”.
2/ Kiểm tra bài cũ : Dê con nghe lời mẹ
- Em kể lại đoạn Sói đến gõ cửa.
- Em thích chi tiết nào của chuyện ?
- Câu chuyện khuyên em điều gì ?
3/ Bài mới : Con Rồng cháu Tiên
Hoạt động của GIÁO VIÊN
Hoạt động của HỌC SINH
Phương pháp
ĐDDH
Hoạt động 1 : Giới thiệu câu chuyện.
* Mục tiêu : HS nhận biết nguồn gốc của cư dân sống trên đất nước Việt Nam.
- Chuyện “Con Rồng cháu Tiên” nhằm giải thích nguồn gốc của cư dân sống trên đất nước Việt Nam.
- GV ghi tựa bài lên bảng.
- Lắng nghe, nhắc nội dung tựa bài.
KN giao tiếp – tự nhận thức
Trực quan.
Hoạt động 2 : GV kể chuyện.
* Mục tiêu : HS nắm được nội dung câu chuyện.
- GV kể lần 1, giọng diễn cảm.
- GV kể lần 2 kết hợp tranh minh họa.
+ Đoạn đầu kể chậm rãi.
+ Đoạn cuối giọng vui vẻ, tự hào.
- Lắng nghe, chú ý giọng kể
Truyền đạt.
Giảng giải.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS tập kể từng đoạn theo tranh.
* Mục tiêu : HS biết kể chuyện theo tranh và hiểu ý nghĩa câu chuyện.
- Cho HS tập kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.
+ Tranh 1 : Gia đình Lạc Long Quân sống như thế nào ?
+ Tranh 2 : Lạc Long Quân hóa Rồng bay đi đâu ?
+ Tranh 3 : Mẹ con Âu Cơ làm gì ?
+ Tranh 4 : Họ chia tay nhau thế nào ?
- Giúp HS hiểu ý nghĩa câu chuyện.
+ Câu chuyện “Con Rồng cháu Tiên” muốn nói với mọi người điều gì ?
- GV chốt : Người Việt Nam có dòng dõi cao quí. Cha thuộc loài Rồng, mẹ là Tiên. Nhân dân ta tự hào về dòng dõi cao quí đó.
- Cá nhân kể từng đoạn chuyện ứng với tranh vẽ.
- Lớp bổ sung.
+ Về biển.
+ Gọi Lạc Long Quân về.
+ Một nửa theo Âu Cơ, một nửa theo Lạc Long Quân.
- Lắng nghe, nêu lại ý nghĩa.
KN ra quyết định
Kể chuyện.
KN đặt mục tiêu
Giảng giải.
4/ Hoạt động nối tiếp :
- Củng cố : Em thích chi tiết nào trong truyện ? Vì sao ?
- Dặn dò : Tập kể lại chuyện.
- Chuẩn bị : Kể chuyện “Cô chủ không biết quí tình bạn”
Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- Giao an - HANG - TIENG VIET - Tuan 32.doc