Giáo án môn Tiếng việt khối 1 tuần 34

TIẾNG VIỆT ( TẬP ĐỌC )

Tiết 1 : Bác đưa thư

I. MỤC TIÊU :

1/ Kiến thức : HS đọc trơn cả bài. Luyện đọc các từ ngữ : mừng quýnh, nhễ nhại, mát lạnh, lễ phép.

2/ Kĩ năng : Ôn các vần : inh, uynh. Nói câu chứa tiếng có vần inh, uynh.

3/ Thái độ : Hiểu nội dung bài : Bác đưa thư vất vả trong việc đưa thư tới mọi nhà. Các em cần yêu mến và chăm sóc bác như những người lao động khác.

II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG :

- Kĩ năng giao tiếp – Tự nhận thức :

- Kĩ năng xác định giá trị :

- Kĩ năng ra quyết định :

- Kĩ năng kiên định :

- Kĩ năng đặt mục tiêu :

III. CHUẨN BỊ :

1/ Giáo viên : Tranh ảnh, bảng cài, phấn màu.

2/ Học sinh : Vở, SGK, bảng con.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

1/ Khởi động : Hát “Bác đưa thư”.

2/ Kiểm tra bài cũ : Nối dối hại thân

 - Đọc lại bài và trả lời câu hỏi :

 + Lần đầu, chú bé chăn cừu kêu cứu, ai đã chạy tới ?

 + Sự việc kết thúc ra sao ?

 - Viết : tức tốc, kêu cứu, hốt hoảng, thản nhiên.

 - Nhận xét.

 

doc20 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1217 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Tiếng việt khối 1 tuần 34, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai , ngày 5 tháng 5 năm 2008 TIẾNG VIỆT ( TẬP ĐỌC ) Tiết 1 : Bác đưa thư I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS đọc trơn cả bài. Luyện đọc các từ ngữ : mừng quýnh, nhễ nhại, mát lạnh, lễ phép. 2/ Kĩ năng : Ôn các vần : inh, uynh. Nói câu chứa tiếng có vần inh, uynh. 3/ Thái độ : Hiểu nội dung bài : Bác đưa thư vất vả trong việc đưa thư tới mọi nhà. Các em cần yêu mến và chăm sóc bác như những người lao động khác. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : - Kĩ năng giao tiếp – Tự nhận thức : - Kĩ năng xác định giá trị : - Kĩ năng ra quyết định : - Kĩ năng kiên định : - Kĩ năng đặt mục tiêu : III. CHUẨN BỊ : 1/ Giáo viên : Tranh ảnh, bảng cài, phấn màu. 2/ Học sinh : Vở, SGK, bảng con. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1/ Khởi động : Hát “Bác đưa thư”. 2/ Kiểm tra bài cũ : Nối dối hại thân - Đọc lại bài và trả lời câu hỏi : + Lần đầu, chú bé chăn cừu kêu cứu, ai đã chạy tới ? + Sự việc kết thúc ra sao ? - Viết : tức tốc, kêu cứu, hốt hoảng, thản nhiên. - Nhận xét. 3/ Bài mới : Bác đưa thư (tiết 1) Hoạt động của GIÁO VIÊN Hoạt động của HỌC SINH Phương pháp ĐDDH Hoạt động 1 : Giới thiệu bài. * Mục tiêu : Nắm nội dung bài. - GV cho HS xem tranh vẽ, viết tựa bài lên bảng. - Quan sát tranh, nêu nhận xét. Nhắc lại tựa bài. Trực quan. Hoạt động 2 : Luyện đọc. * Mục tiêu : Hiểu, đọc đúng từ, tiếng, câu. GV đọc mẫu, cho HS đọc. - Nêu các từ khó, dùng bút chì gạch chân từ khó, GV viết từ lên bảng. Luyện đọc tiếng, từ. - Nêu từ khó đọc : mừng quýnh, nhễ nhại, mát lạnh, lễ phép. + Phân tích : mừng, lạnh, phép. Luyện đọc câu : - Cho HS đọc từng dòng nối tiếp nhau. - Chú ý nhắc nhở HS ngắt nghỉ hơi đúng. Luyện đọc đoạn bài : Bài gồm 2 đoạn. - Cá nhân đọc toàn bài. - GV uốn nắn sửa sai. - Đọc thầm. - Cá nhân, gạch chân từ khó - Cá nhân, lớp. - Cá nhân đọc nối tiếp nhau. - Cá nhân, 1, 2 em đọc toàn bài. Truyền đạt. Luyện tập. Luyện đọc. Nhận xét. Luyện đọc. Hoạt động 3 : Ôn các vần : inh, uynh. * Mục tiêu : HS tìm được tiếng có vần inh, uynh, trong bài, ngoài bài. - Tìm tiếng trong bài có vần : inh. - Tìm tiếng ngoài bài có vần : inh, uynh. (đi lính, hình ảnh, an ninh, chính tả ; huynh, huỳnh, khuỳnh, quỳnh) - Quan sát hình vẽ, nêu câu đã điền. - Nhóm. Trực quan. Động não. 4/ Hoạt động nối tiếp : - Củng cố : Phân tích : linh, huynh. - Trò chơi : Xướng vần. - Dặn dò : Luyện đọc kĩ bài. - Chuẩn bị : Tập đọc “Bác đưa thư” (tiết 2) Rút kinh nghiệm TIẾNG VIỆT ( TẬP ĐỌC ) Tiết 2 : Bác đưa thư I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS đọc trơn cả bài. Luyện đọc các từ ngữ : mừng quýnh, nhễ nhại, mát lạnh, lễ phép. 2/ Kĩ năng : Ôn các vần : inh, uynh. Nói câu chứa tiếng có vần inh, uynh. 3/ Thái độ : Hiểu nội dung bài : Bác đưa thư vất vả trong việc đưa thư tới mọi nhà. Các em cần yêu mến và chăm sóc bác như những người lao động khác. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : - Kĩ năng giao tiếp – Tự nhận thức : - Kĩ năng xác định giá trị : - Kĩ năng ra quyết định : - Kĩ năng kiên định : - Kĩ năng đặt mục tiêu : III. CHUẨN BỊ : 1/ Giáo viên : Tranh vẽ, bảng cài, phấn màu. 2/ Học sinh : Vở, SGK, bảng con. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1/ Khởi động : Hát “Chú vịt con”. 2/ Kiểm tra bài cũ : Bác đưa thư (tiết 1) - Đọc lại bài. - Phân tích : quýnh, dối, cừu. - Nhận xét, cho điểm. 3/ Bài mới : Bác đưa thư (tiết 2) Hoạt động của GIÁO VIÊN Hoạt động của HỌC SINH Phương pháp ĐDDH Hoạt động 1 : Tìm hiểu bài, luyện đọc. * Mục tiêu : HS trả lời được các câu hỏi. - GV đọc mẫu. - Cho HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi : + Nhận được thư của bố, Minh muốn làm gì ? Vì sao ? + GV giảng từ : khoe. - Đọc đoạn 2 : + Thấy bác đưa thư thế nào ? Minh đã làm gì ? - Đọc cả bài : Thi đua cá nhân, nhóm. - GV sửa sai, uốn nắn. - Lắng nghe. - Cá nhân 5 -> 7 HS. + Khoe với mẹ. + Nhẽ nhại mồ hôi. + Rót nước mời. - Cá nhân, nhóm. Truyền đạt. Vấn đáp. Luyện đọc. Hoạt động 2 : Luyện nói : Nói lời chào hỏi của Minh với bác đưa thư. * Mục tiêu : HS nói được một hay nhiều câu theo nội dung. - Chia nhóm. + Minh nói thế nào ? + Bác đưa thư trả lời ra sao ? - GV sửa sai. - Nhóm 2 HS. Luyện nói. Thi đua. 4/ Hoạt động nối tiếp : - Củng cố : Em có bao giờ thực hiện như bạn chưa ? - Trò chơi : Bỏ thư. - Dặn dò : Luyện đọc bài. - Chuẩn bị : Tập đọc “Làm anh” Rút kinh nghiệm Thứ ba , ngày 6 tháng 5 năm 2008 TIẾNG VIỆT ( TẬP VIẾT ) Tô chữ hoa : X , Y I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS biết tô chữ hoa X, Y. 2/ Kĩ năng : Tập viết các vần : inh, uynh, ia, uya ; các từ ngữ : bình minh, phụ huynh, tia chớp, đêm khuya ; chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét, đưa bút theo đúng qui trình viết. 3/ Thái độ : Giáo dục HS viết đúng, đẹp. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : - Kĩ năng giao tiếp – Tự nhận thức : - Kĩ năng xác định giá trị : - Kĩ năng ra quyết định : - Kĩ năng kiên định : - Kĩ năng đặt mục tiêu : III. CHUẨN BỊ : 1/ Giáo viên : Chữ mẫu, phấn màu, bảng cài. 2/ Học sinh : Vở, bảng con, SGK. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1/ Khởi động : Hát “Tập tầm vông”. 2/ Kiểm tra bài cũ : Chữ hoa U, Ư, V - Kiểm tra bài viết ở nhà. - Nêu lại cấu tạo chữ hoa U, Ư, V. - Viết : bình minh, khuỳnh tay, lặng thinh, phụ huynh. - GV nhận xét. 3/ Bài mới : Chữ hoa X, Y Hoạt động của GIÁO VIÊN Hoạt động của HỌC SINH Phương pháp ĐDDH Hoạt động 1 : Hướng dẫn tô chữ hoa. * Mục tiêu : Nắm được qui trình tô chữ hoa. a/ GV cho HS quan sát các chữ mẫu, nhận xét. + Chữ X hoa gồm có nét gì ? + Nêu qui trình viết ? - GV viết mẫu. X - Cho HS viết bảng con, nhắc nhở tư thế ngối, cầm bút, cách nối nét. b/ GV cho HS xem chữ mẫu, nêu nhận xét. + Chữ Y hoa có nét nào ? - Hướng dẫn qui trình viết. - GV viết mẫu. Y - Cho HS viết bảng con. - Quan sát, nêu nhận xét. + Nét cong, nét khuyết. - Quan sát. - Viết bảng con. - Quan sát, nêu nhận xét. + Cong. + C, H. - Quan sát cách viết, điểm đặt bút. - Viết bảng con Trực quan. Động não. Trực quan. Thực hành. Trực quan. Vấn đáp. Quan sát. Thực hành. Hoạt động 2 : Hướng dẫn viết vần, từ ngữ ứng dụng. * Mục tiêu : Viết đúng mẫu chữ. - GV treo bảng phụ đã ghi sẵn các từ và vần sẽ viết, cho HS đọc. + Khoảng cách giữa 2 chữ thế nào ? + Vị trí dấu huyền, dấu nặng đặt ở đâu ? inh uynh + Nêu qui trình viết. bình minh ia uya đêm khuya - Cá nhân 1, 2HS. Lớp nhận xét các vần, từ. + 1 con chữ 0. + i, u. - Viết bảng con. phụ huynh - Viết vào vở từng dòng, chú ý nối nét, viết đúng mẫu. tia chớp Trực quan. Động não. Thực hành. Thực hành. Hoạt động 3 : Viết vào vở. * Mục tiêu : Viết được các từ ngữ ứng dụng. - Cho HS viết vở từng dòng, uốn nắn các em. - GV nhắc nhở HS tư thế ngồi cầm bút, để vở, nối nét giữa các con chữ. - Chấm một số vở, nhận xét. - Viết vở từng dòng. - Lắng nghe. Thực hành. Truyền đạt. 4/ Hoạt động nối tiếp : - Củng cố : Tuyên dương những em viết đẹp, đúng, sạch sẽ. - Trò chơi : Thi viết chữ đẹp. - Dặn dò : Luyện viết ở nhà. - Chuẩn bị : Tập viết “Chữ số 0, . . . , 9” Rút kinh nghiệm TIẾNG VIỆT ( CHÍNH TẢ ) Bác đưa thư I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS nghe, viết một đoạn “Từ đầu . . . nhễ nhại”. 2/ Kĩ năng : Điền đúng vần : inh / uynh, chữ c / k. 3/ Thái độ : Giáo dục HS tính cẩn thận, viết đúng, đẹp. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : - Kĩ năng giao tiếp – Tự nhận thức : - Kĩ năng xác định giá trị : - Kĩ năng ra quyết định : - Kĩ năng kiên định : - Kĩ năng đặt mục tiêu : III. CHUẨN BỊ : 1/ Giáo viên : Bảng cài, tranh, phấn màu. 2/ Học sinh : Vở, bảng con, SGK. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1/ Khởi động : Hát “Con muỗi”. 2/ Kiểm tra bài cũ : Đi học - Kiểm tra việc sửa bài. - Viết : dắt tay, rừng cây, lên nương.  - Nhận xét. 3/ Bài mới : Bác đưa thư Hoạt động của GIÁO VIÊN Hoạt động của HỌC SINH Phương pháp ĐDDH Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết chính tả. * Mục tiêu : HS viết đúng, trình bày đẹp. - GV đọc đoạn sẽ viết. - Nêu các từ khó : trao, mừng quýnh, khoe, nhễ nhại, chợt thấy. + Phân tích : trao, quýnh, nhễ, chợt. - Cho HS viết từ khó. - Hướng dẫn viết vào vở, GV nhắc nhở tư thế ngồi, cầm bút, để vở. - GV đọc từng từ cho HS viết. - Đổi vở kiểm tra sửa lỗi. - Chấm một số vở, nhận xét. - Đọc thầm. - Nêu từ khó. - Viết bảng con. - Viết vào vở, chú ý tư thế. - Nhóm 2 em. Trực quan. Vấn đáp. Thực hành. Nhận xét. Hoạt động 2 : Làm bài tập chính tả. * Mục tiêu : Làm đúng các bài tập, rèn tính cẩn thận. - Điền vần inh / uynh. + b. . . . hoa + kh. . . . tay - Điền c / k : + . . .ú mèo + dòng . . .ênh - Chọn vần thích hợp để điền. - Nêu kết quả điền. - Làm ở vở bài tập. Động não. Luyện tập. 4/ Hoạt động nối tiếp : - Củng cố : Nêu qui tắc viết : c / k. - Trò chơi : Ai đúng, ai sai. - Dặn dò : Sửa lỗi chính tả. - Chuẩn bị : Chính tả “Làm anh” Rút kinh nghiệm Thứ tư , ngày 7 tháng 5 năm 2008 TIẾNG VIỆT ( TẬP ĐỌC ) Tiết 1 : Làm anh I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS đọc trơn cả bài thơ. Luyện đọc các từ ngữ : làm anh, người lớn dỗ dành, dịu dàng. 2/ Kĩ năng : Ôn các vần : ia, uya. Tìm tiếng trong bài có vần ia, uya. Điền vần ia hoặc uya. 3/ Thái độ : Hiểu nội dung : Anh chị phải yêu thương, nhường nhịn em. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : - Kĩ năng giao tiếp – Tự nhận thức : - Kĩ năng xác định giá trị : - Kĩ năng ra quyết định : - Kĩ năng kiên định : - Kĩ năng đặt mục tiêu : III. CHUẨN BỊ : 1/ Giáo viên : Tranh ảnh, bảng cài, phấn màu. 2/ Học sinh : SGK, bảng con, vở bài tập. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1/ Khởi động : Hát “Tìm bạn thân”. 2/ Kiểm tra bài cũ : Bác đưa thư - Cho HS đọc lại bài và trả lời câu hỏi : + Nhận được thư của bố, Minh làm gì ? + Khi thấy bác đưa thư nhễ nhại mồ hôi, Minh đã làm gì ? - Viết : mừng quýnh, nhễ nhại. 3/ Bài mới : Làm anh Hoạt động của GIÁO VIÊN Hoạt động của HỌC SINH Phương pháp ĐDDH Hoạt động 1 : Giới thiệu bài. * Mục tiêu : Nắm nội dung bài. - Đọc mẫu. - Hướng dẫn HS đưa ra từ khó : làm anh, dỗ dành, dịu dàng, nhường em. - GV ghi tựa bài lên bảng. - Đọc thầm. - Dùng bút chì gạch chân từ khó. - Nhắc lại tựa bài Truyền đạt. Vấn đáp. Hoạt động 2 : Luyện đọc. * Mục tiêu : Hiểu, đọc đúng từ, tiếng, câu. Luyện đọc tiếng, từ : - Phân tích : dịu, nhường. Luyện đọc câu, đoạn : - Cho HS đọc nối tiếp từng câu. - Chú ý ngắt hơi, đoạn. - GV uốn nắn sửa sai. Luyện đọc cả bài : - Thi đua đọc bài đúng, diễn cảm, thuộc bài. - Cá nhân. Lớp nhận xét. - Nhóm. - Cá nhân 2, 3 HS. Nhận xét Luyện đọc. Luyện đọc. Thi đua. Hoạt động 3 : Ôn các vần : ia, uya. * Mục tiêu : HS tìm được tiếng có vần ia, uya, trong bài, ngoài bài. - Tìm tiếng trong bài có vần : ia. - Tìm tiếng ngoài bài có vần : ia, uya. - Cho HS thi đua nhóm. + ia : mía, kìa, nia. + uya : tuya, luya, khuya. - chia - Thi đua nhóm viết tiếng có vầ, nêu những tiếng vừa tìm được. Luyện tập. Động não. Thi đua. 4/ Hoạt động nối tiếp : - Củng cố : Phân tích vần ia, uya. - Trò chơi : Xướng vần. - Dặn dò : Luyện đọc bài. - Chuẩn bị : Tập đọc “Làm anh” (tiết 2) Rút kinh nghiệm TIẾNG VIỆT ( TẬP ĐỌC ) Tiết 2 : Làm anh I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS đọc trơn cả bài thơ. Luyện đọc các từ ngữ : làm anh, người lớn dỗ dành, dịu dàng. 2/ Kĩ năng : Ôn các vần : ia, uya. Tìm tiếng trong bài có vần ia, uya. Điền vần ia hoặc uya. 3/ Thái độ : Hiểu nội dung : Anh chị phải yêu thương, nhường nhịn em. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : - Kĩ năng giao tiếp – Tự nhận thức : - Kĩ năng xác định giá trị : - Kĩ năng ra quyết định : - Kĩ năng kiên định : - Kĩ năng đặt mục tiêu : III. CHUẨN BỊ : 1/ Giáo viên : Tranh ảnh, bảng cài, sách. 2/ Học sinh : Vở, SGK, bảng con. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1/ Khởi động : Hát “Chú ếch con”. 2/ Kiểm tra bài cũ : Làm anh (tiết 1) - Đọc trơn bài. + Tìm tiếng có vần : ia, uya. + Phân tích : nhường, dịu. - Viết : chuyện đùa, người lớn. 3/ Bài mới : Làm anh (tiết 2) Hoạt động của GIÁO VIÊN Hoạt động của HỌC SINH Phương pháp ĐDDH Hoạt động 1 : Tìm hiểu bài, luyện đọc. * Mục tiêu : HS trả lời được các câu hỏi. - Đọc mẫu. - Đọc khổ thơ 1 : + Vì sao làm anh khó ? + Giảng : chuyện đùa, người lớn. - Đọc khổ thơ 2 : + Em khóc, anh phải làm gì ? + Giảng : dỗ dành, nâng. - Đọc khổ thơ 3 : + Anh chia quà cho em như thế nào ? + Có đồ chơi đẹp, anh làm gì ? Vì sao ? - Đọc khổ thơ 4 : + Làm anh phải có tình cảm nào với em ? - Đọc thầm. - Cá nhân 3, 5 HS. - 5 em đọc và trả lời câu hỏi + Chia phần hơn. + Nhường em. + Yêu thương em. Luyện đọc. Vấn đáp. Động não. Vấn đáp. Hoạt động 2 : Luyện nói : Kể về anh chị em mình. * Mục tiêu : HS nói được một hay nhiều câu theo nội dung. - GV treo tranh cho HS quan sát. - Chia nhóm. + Anh chị bao nhiêu tuổi ? Làm gì ? + Anh chị thường chơi gì với em ? - HS luyện nói, GV sửa sai uốn nắn. - Quan sát nêu nhận xét. - Nhóm luyện nói. - Cá nhân. Trực quan. Luyện nói. Vấn đáp. 4/ Hoạt động nối tiếp : - Củng cố : Phân tích : nhường, dịu. - Trò chơi : Xướng vần. - Dặn dò : Luyện đọc bài. - Chuẩn bị : Tập đọc “Người trồng na” Rút kinh nghiệm Thứ năm , ngày 8 tháng 5 năm 2008 TIẾNG VIỆT ( CHÍNH TẢ ) Chia quà I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS chép chính xác đoạn văn bài “Chia quà”. 2/ Kĩ năng : Tập trình bày đoạn văn ghi lời đối thoại. 3/ Thái độ : Giáo dục HS nhận ra thái độ lễ phép của chị em Phương khi nhận quà và sự nhường nhịn của em Phương. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : - Kĩ năng giao tiếp – Tự nhận thức : - Kĩ năng xác định giá trị : - Kĩ năng ra quyết định : - Kĩ năng kiên định : - Kĩ năng đặt mục tiêu : III. CHUẨN BỊ : 1/ Giáo viên : Bảng cài, bảng phụ, phấn màu. 2/ Học sinh : Vở, bảng con. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1/ Khởi động : Hát “Nắng sớm”. 2/ Kiểm tra bài cũ : Bác đưa thư - Kiểm tra việc sửa bài của HS. - Viết : mừng quýnh, khoe mẹ. - GV nhận xét. 3/ Bài mới : Chia quà Hoạt động của GIÁO VIÊN Hoạt động của HỌC SINH Phương pháp ĐDDH Hoạt động 1 : Giới thiệu và hướng dẫn tập chép. * Mục tiêu : HS viết đúng, trình bày đẹp. - Cho HS đọc lại đoạn văn trên bảng. - Tìm các tiếng khó viết. - Cho HS viết từ khó ở bảng con. - GV đọc cho HS viết, đọc từng chữ, nhắc nhở tư thế ngồi, cầm bút, để vở. - Cho HS dò bài và sửa lỗi chính tả. - GV chấm, nhận xét. - Lắng nghe, nêu từ khó viết. - Viết bảng con. - Viết vở từng dòng. - HS tự sửa lỗi. Giảng giải. Thực hành. Luyện tập. Hoạt động 2 : Làm bài tập chính tả. * Mục tiêu : Làm đúng các bài tập, rèn tính cẩn thận. - Điền vần s hay x : + Sáo tập nói. + Bé xáxh túi. - Điền vần v hay d : + Hoa cúc vàng. + Bé dang tay. - Nhận xét. - Điền vần, kết quả điền. - Lớp nhận xét, sửa sai. - Nêu kết quả điền. Động não. Thực hành. 4/ Hoạt động nối tiếp : - Củng cố : Tuyên dương những em viết đúng, sạch đẹp. - Trò chơi : Xướng vần. - Dặn dò : Luyện đọc bài. - Chuẩn bị : Chính tả “Loài cá thông minh” Rút kinh nghiệm TIẾNG VIỆT ( TẬP ĐỌC ) Tiết 1 : Người trồng na I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS đọc trơn cả bài. Luyện đọc các từ ngữ : lúi húi, ngoài vườn, trồng na, ra quả. Đọc các câu đối thoại. 2/ Kĩ năng : Ôn các vần : oai, oay. Tìm được tiếng trong và ngoài bài. 3/ Thái độ : Hiểu nội dung bài : Con cháu sẽ không quên ơn người đã trồng.. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : - Kĩ năng giao tiếp – Tự nhận thức : - Kĩ năng xác định giá trị : - Kĩ năng ra quyết định : - Kĩ năng kiên định : - Kĩ năng đặt mục tiêu : III. CHUẨN BỊ : 1/ Giáo viên : Tranh vẽ, bảng cài, phấn màu. 2/ Học sinh : Bảng con, vở, SGK. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1/ Khởi động : Hát “Con bướm vàng”. 2/ Kiểm tra bài cũ : Làm anh - HS đọc thuộc lòng một khổ thơ. - Viết : người lớn, dỗ dành. - Nhận xét, cho điểm. 3/ Bài mới : Người trồng na Hoạt động của GIÁO VIÊN Hoạt động của HỌC SINH Phương pháp ĐDDH Hoạt động 1 : Luyện đọc. * Mục tiêu : Hiểu, đọc đúng từ, tiếng, câu. GV đọc mẫu lần 1. Luyện đọc tiếng, từ : lúi híu, ngoài vườn, trồng na, ra quả. Luyện đọc câu : + Lời người hàng xóm. + Lời cụ già. Luyện đọc đoạn, bài : + Đọc lời cụ già và lời người hàng xóm. + Đọc cả bài. + Đọc phân vai. - GV nhận xét, cho điểm. - Lắng nghe. - 3 -> 5 HS đọc từ khó. - Cá nhân, lớp nhận xét. - Cá nhân 1, 2 HS. Truyền đạt. Luyện đọc. Vấn đáp. Hoạt động 3 : Ôn các vần : oai, oay. * Mục tiêu : HS tìm được tiếng có vần oai, oay, trong bài, ngoài bài. - Tìm tiếng trong bài có vần : oai, oay. + Phân tích. - Tìm tiếng ngoài bài có vần : oai, oay. - Điền vần : oai, oay. + Quan sát tranh và trả lời. - Làm vào vở. - Thi đua nhóm. Thực hành. Thi đua. Động não. 4/ Hoạt động nối tiếp : - Củng cố : Phân tích : oai, oay. - Trò chơi : Tìm tiếng có vần oai, oay. - Dặn dò : Luyện đọc kĩ bài. - Chuẩn bị : Tập đọc “Người trồng na” (tiết 2) Rút kinh nghiệm Thứ sáu , ngày 9 tháng 5 năm 2008 TIẾNG VIỆT ( TẬP ĐỌC ) Tiết 2 : Người trồng na I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS đọc trơn cả bài. Luyện đọc các từ ngữ : lúi húi, ngoài vườn, trồng na, ra quả. Đọc các câu đối thoại. 2/ Kĩ năng : Ôn các vần : oai, oay. Tìm được tiếng trong và ngoài bài. 3/ Thái độ : Hiểu nội dung bài : Con cháu sẽ không quên ơn người đã trồng.. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : - Kĩ năng giao tiếp – Tự nhận thức : - Kĩ năng xác định giá trị : - Kĩ năng ra quyết định : - Kĩ năng kiên định : - Kĩ năng đặt mục tiêu : III. CHUẨN BỊ : 1/ Giáo viên : Tranh vẽ, bảng cài. 2/ Học sinh : SGK, vở, bảng con. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1/ Khởi động : Hát “Con chim non”. 2/ Kiểm tra bài cũ : Người trồng na (tiết 1) - HS đọc lại bài, phân tích tiếng. - Viết : hàng xóm, lúi húi. - Nhận xét. 3/ Bài mới : Người trồng na (tiết 2) Hoạt động của GIÁO VIÊN Hoạt động của HỌC SINH Phương pháp ĐDDH Hoạt động 1 : Tìm hiểu bài, luyện đọc. * Mục tiêu : HS trả lời được các câu hỏi. - Cho HS đọc “Từ đầu . . . không” và trả lời câ hỏi : + Thấy cụ già trồng na, người hàng xóm khuyên gì ? - Đọc đoạn còn lại. + Cụ già trả lời thế nào ? - Đọc toàn bài : + Nêu những câu là câu hỏi có trong bài ? - Cá nhân 3, 4 HS đọc. - Cá nhân 4, 5 HS đọc, cá nhân nhận xét. - Cá nhân 1, 2 HS. Luyện đọc. Vấn đáp. Hoạt động 2 : Luyện nói : Kể về ông bà của em. * Mục tiêu : HS nói được một hay nhiều câu theo nội dung. - Cho mỗi nhóm 2, 4 em kể cho nhau nghe về ông bà của mình. - 1, 2 nhóm trình bày trước lớp. - Nhóm 2 em trao đổi, trình bày trước lớp. Thảo luận. 4/ Hoạt động nối tiếp : - Củng cố : Trong bài có mấy câu hỏi ? - Trò chơi : Điền vần. - Dặn dò : Luyện đọc kĩ bài. Kể lại chuyện cho bố mẹ hoặc anh chị em nghe. - Chuẩn bị : Tập đọc “Anh hùng biển cả” Rút kinh nghiệm TIẾNG VIỆT ( KỂ CHUYỆN ) Hai tiếng kì lạ I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS hào hứng nghe GV kể chuyện “Hai tiếng kì lạ”. 2/ Kĩ năng : HS kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh và câu hỏi gợi ý. 3/ Thái độ : HS nhận ra : Lễ phép, lịch sự sẽ được mọi người quý mến và giúp đỡ. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : - Kĩ năng giao tiếp – Tự nhận thức : - Kĩ năng xác định giá trị : - Kĩ năng ra quyết định : - Kĩ năng kiên định : - Kĩ năng đặt mục tiêu : III. CHUẨN BỊ : 1/ Giáo viên : Tranh vẽ, bảng cài. 2/ Học sinh : SGK, bảng đ/s. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1/ Khởi động : Hát “Chú bộ đội”. 2/ Kiểm tra bài cũ : Con Rồng cháu Tiên - Em kể lại đoạn chuyện em thích. Vì sao em thích ? - Câu chuyện khuyên em điều gì ? 3/ Bài mới : Hai tiếng kì lạ Hoạt động của GIÁO VIÊN Hoạt động của HỌC SINH Phương pháp ĐDDH Hoạt động 1 : GV kể chuyện. * Mục tiêu : HS nắm được nội dung câu chuyện. - GV kể lần 1 (không tranh), lần 2 kết hợp với tranh. + Pao Ích kể chuyện gì với cụ già ? + Hai tiếng kì lạ đó là tiếng gì ? - Lắng nghe, chú ý giọng kể, chỗ nhấn. - Cá nhân. Truyền đạt. Vấn đáp. Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS tập kể từng đoạn theo tranh. * Mục tiêu : HS biết kể chuyện theo tranh và hiểu ý nghĩa câu chuyện. - Cho HS tập kể từng đoạn câu chuyện theo tranh. + Tranh 1 : Cụ già nói gì với Pao Ích ? + Tranh 2 : Pao Ích hỏi mượn bút chị bằng cách nào ? + Tranh 3 : Pao Ích nói gì được bà cho bánh ? + Tranh 4 : Vì sao anh cho Pao Ích đi thuyền ? - Giúp HS hiểu ý nghĩa câu chuyện. + Theo em 2 tiếng cụ già dạy Bao Ích là tiếng nào ? + Vì sao nghe Pao Ích nói, mọi người đều tỏ ra yêu mến, vui vẻ ? - Nhóm thi đua, cử bạn lên kể, lớp nhận xét. + dịu dàng. + Nghe lời cụ già nói năng nhẹ nhàng. Kể chuyện. Động não. 4/ Hoạt động nối tiếp : - Củng cố : Em thích bức tranh nào ? Em hãy kể lại bức tranh đó ? - Trò chơi : Ghép hình. - Dặn dò : Kể lại chuyện cho người khác nghe. - Chuẩn bị : Kể chuyện “Sự tích dưa hấu” Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docGiao an - HANG - TIENG VIET - Tuan 34.doc