Giáo án môn Tiếng việt khối 1 tuần 6

TIẾNG VIỆT

Bài 22 : ph – nh (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU :

1/ Kiến thức : HS đọc và viết được p, ph, nh, phố xá, nhà lá.

2/ Kĩ năng : Đọc được từ và câu ứng dụng : nhà dì Na ở phố, nhà dì có chó xù.

3/ Thái độ : Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : chợ, phố, thị xã.

II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG :

- Kĩ năng giao tiếp - tự nhận thức : Nhận biết các âm p - ph trong các tiếng .

- Kĩ năng đặt mục tiêu : Biết nói đúng các tiếng có âm p – ph trong giao tiếp .

III. CHUẨN BỊ :

GV : Bộ mô hình TV, tranh minh họa, bảng chữ mẫu, SGK.

HS : SGK, bộ ĐDHT, vở BTTV, bút chì.

 

doc20 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 894 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Tiếng việt khối 1 tuần 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾNG VIỆT Bài 22 : ph – nh (Tiết 1) I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS đọc và viết được p, ph, nh, phố xá, nhà lá. 2/ Kĩ năng : Đọc được từ và câu ứng dụng : nhà dì Na ở phố, nhà dì có chó xù. 3/ Thái độ : Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : chợ, phố, thị xã. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : Kĩ năng giao tiếp - tự nhận thức : Nhận biết các âm p - ph trong các tiếng . Kĩ năng đặt mục tiêu : Biết nói đúng các tiếng có âm p – ph trong giao tiếp . III. CHUẨN BỊ : GV : Bộ mô hình TV, tranh minh họa, bảng chữ mẫu, SGK. HS : SGK, bộ ĐDHT, vở BTTV, bút chì. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 1. Ổn định (1’) : Hát “Bà còng”. - Cả lớp. 2. Bài cũ (4’) : Ôn tập - Trò chơi : Ghép tiếng thành từ có các âm đã học (cá rô, kẻ ô, rổ khế, chữ số, su su, rổ rá …) - GV phát cho mỗi nhóm các từ đã bị cắt rời, HS tự ghép lại. - HS trình bày, GV kết hợp gắn bảng có từ đã viết sẵn lên bảng lớp. - GV đính câu ứng dụng : “xe ô tô chở … và … về sở thú” - GV nhận xét, tuyên dương. 3. Bài mới (27’) : p – ph – nh HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH P. PHÁP HĐ 1 : Dạy âm p. MT : Nhận diện chữ, ghép chữ, phát âm p. - Xem tranh : + Tranh vẽ gì ? + Ngoài nhà và cây, trong tranh còn vẽ gì ? - GV : đường lớn, nhiều cửa hàng gọi là phố xá. - GV ghi bảng : phố. + Trong tiếng “phố” âm nào và thanh nào đã học rồi ? - GV ghi bảng : ph. + Trong chữ “ph” chữ nào đã học ? - GV đọc mẫu : p – ph, phố. * p được cấu tạo : nét xiên, nét sổ và nét móc 2 đầu. - Phát âm : uốn đầu lưỡi về phía vòm hơi thoát ra xát mạnh, không có tiếng thanh. + So sánh p với n ? - Quan sát. + Con đường, 2 bên đường có nhiều nhà. + Có trụ điện, cây, cửa hàng. - HS đọc cá nhân, đồng thanh. + Âm ô, thanh sắc. + p - HS đọc cá nhân, đồng thanh. - HS chú ý lắng nghe. + Giống : nét móc 2 đầu. Khác : p có nét xiên, nét sổ. Trực quan. Truyền đạt KN giao tiếp – tự nhận thức Luyện đọc. Hỏi đáp so sánh. HĐ 2 : Dạy âm ph. MT : Nhận diện chữ, ghép chữ, phát âm ph. * ph : là chữ ghép từ 2 con chữ p và h. + So sánh p với ph ? - Phát âm : môi trên và răng dưới tạo thành một khe hẹp, hơi thoát nhẹ, không có tiếng thanh. * Trò chơi : Phát âm theo bài hát. - GV đọc : phố. + Hãy phân tích tiếng phố ? - Đánh vần : phờ – ô – phô – sắc – phố. - Đọc tổng hợp : p / ph / phố. - Cho HS gắn âm p – ph, tiếng phố. Nghĩ giữa tiết : Trò chơi “Dài, ngắn, cao, thấp” + Giống : đều có chữ p. Khác : ph có thêm h ở sau. - HS đọc cá nhân, đồng thanh. + Tiếng phố có âm ph đứng trước, âm ô đứng sau và thanh sắc trên đầu âm ô. - Cả lớp lấy bộ đồ dùng TV. Truyền đạt Động não. Luyện đọc. Luyện đọc. ĐDHT. HĐ 3 : Chữ nh. MT : Nhận diện chữ, ghép chữ, phát âm nh. - GV treo tranh “nhà” giới thiệu và Hướng dẫn HS học tiếng “nhà”, âm nh (thực hiện như qui trình trên). Chữ nh là chữ ghép từ con chữ n và h. + So sánh nh với kh ? + Phân tích tiếng : phố ? - Phát âm : lưỡi nâng lên chạm vòm, bật ra, thóat hơi qua miệng và mũi. - Thực hành bảng cài như âm nh. - Quan sát. + Giống : đều có âm h. Khác : chữ nh có con chữ n, còn chữ kh có con chữ k. + Tiếng phố có âm ph đứng trước, âm ô đứng sau và thanh sắc trên đầu âm ô. - HS phát âm cá nhân, đồng thanh. - HS thực hiện trên bảng cài. Trực quan. Thực hành. Hỏi đáp so sánh. KN đặt mục tiêu Truyền đạt 4. Hoạt động nối tiếp (3’) - Hát âm ph, nh. Hát theo nhóm, lớp - Viết vào bảng con nhiều lần các tiếng, từ đã học. - GV nhận xét, tuyên dương. * Chuẩn bị : Bài “p – ph – nh (Tiết 2)”. Rút kinh nghiệm TIẾNG VIỆT Bài 22 : ph – nh (Tiết 2) I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS đọc và viết được p, ph, nh, phố xá, nhà lá. 2/ Kĩ năng : Đọc được từ và câu ứng dụng : nhà dì Na ở phố, nhà dì có chó xù. 3/ Thái độ : Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : chợ, phố, thị xã. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : Kĩ năng giao tiếp - tự nhận thức : Biết trao đổi với bạn về chủ đề Chợ , phố , thị xã Kĩ năng đặt mục tiêu : Nói được một hay nhiều câu về chủ đề trên . III. CHUẨN BỊ : GV : Bộ mô hình TV, tranh minh họa, bảng chữ mẫu, SGK. HS : SGK, bộ ĐDHT, vở BTTV, bút chì. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 1. Ổn định (1’) : Hát “Tìm bạn thân”. - Cả lớp. 2. Bài cũ (4’) : p – ph – nh - Trò chơi : Ghép tiếng thành từ có các âm đã học. - HS trình bày, GV kết hợp gắn bảng có từ đã viết sẵn lên bảng lớp. - GV nhận xét, tuyên dương. 3. Bài mới (27’) : p – ph – nh (Tiết 2) HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH P. PHÁP HĐ 1 : Luyện đọc câu ứng dụng. MT : Đọc được các từ, tiếng có âm đã học. - Đọc câu ứng dụng. - Cho HS xem tranh và hỏi : + Trong tranh vẽ gì ? - Đọc mẫu câu ứng dụng : nhà dì Na ở phố, nhà dì có chó xù. - Sửa phát âm. - Quan sát. + Một cô đang tưới hoa. + Nhà của cô có con chó. - Cá nhân, nhóm, lớp đọc. Trực quan. Hỏi đáp. Luyện tập. HĐ 2 : Luyện nghe. MT : HS nghe được âm, từ, tiếng. - Trò chơi tìm từ, cụm từ giống nhau. + Hướng dẫn cách chơi, luật chơi. + Cho HS chơi. - Chơi thử : 6 HS. Mỗi HS nhận 1 hình có thẻ từ, cụm từ giống với từ và cụm từ trên bảng. - Chơi. - Đọc lại từ đã gắn trên bảng. - Chơi thử -> Chơi thật. Trò chơi. Giảng giải. KN giao tiếp–tự nhận thức HĐ 3 : Luyện nói. MT : HS nói lưu loát, nguyên câu. - Giới thiệu bài luyện nói và gợi mở theo tranh : + Tranh vẽ cảnh gì ? + Nhà em ai đi chợ ? + Đi chợ để làm gì ? + Thành phố nơi chúng ta đang ở tên gì ? + Nhà em ở đâu ? + Trên đường phố có gì ? + Em thường đi bộ ở đâu ? - Cho HS tự phát triển theo lời nói tự nhiên. - GV nhận xét và sửa sai. - Quan sát. + Chợ, phố, thị xã. + Mẹ … + Mua và bán đồ ăn. + Thành phố Hồ Chí Minh. + Ở phố, hẻm. + Mọi người và xe cộ. + Vỉa hè. Trực quan. Giảng giải. Luyện nói. 4. Hoạt động nối tiếp (4’) - Trò chơi : Tìm tiếng có âm ph, nh. - GV nhận xét, tuyên dương. * Chuẩn bị : Bài “g – gh”. Rút kinh nghiệm TIẾNG VIỆT Bài 23 : g – gh (Tiết 1) I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS đọc và viết được g, gh, gà ri, ghế gỗ. 2/ Kĩ năng : Đọc được từ và câu ứng dụng : nhà bà có tủ gỗ, ghế gỗ. 3/ Thái độ : Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : gà ri, gà gô. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : Kĩ năng giao tiếp - tự nhận thức : Nhận biết các âm g – gh trong các tiếng . Kĩ năng ra quyết định : Biết lựa chọn tiếng có g – gh khi viết . III. CHUẨN BỊ : GV : Bộ mô hình TV, tranh minh họa, bảng chữ mẫu, SGK. HS : SGK, bộ ĐDHT, vở BTTV, bút chì. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 1. Ổn định (2’) : Trò chơi “Mưa rơi”. - Cả lớp. 2. Bài cũ (4’) : p – ph – nh - Trò chơi : Ghép tiếng thành từ có các âm ph, nh. - Cả lớp viết bảng : p / ph / phố / nhà. - Đọc câu ứng dụng. - GV nhận xét, tuyên dương. 3. Bài mới (27’) : g – gh HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH P. PHÁP HĐ 1 : Dạy chữ ghi âm g. MT : Nhận diện chữ, ghép chữ, phát âm g. - Treo tranh : + Tranh vẽ gì ? + Gà ăn gì ? + Người ta nuôi gà để làm gì ? + Tiếng “gà” âm nào và thanh nào đã học rồi ? - GV ghi bảng : g. - GV đọc mẫu : gà. * p được viết : nét cong hở phải và nét khuyết dưới. + So sánh g với a ? - GV phát âm mẫu, nói cách phát âm : gốc lưỡi nhích về phía dưới, hơi thoát ra nhẹ, có tiếng thanh. - Trò chơi : Phát âm bằng bài hát. + Phân tích cho cô tiếng “gà”. - Đánh vần : gờ – a – ga – huyền – gà. - Đọc tổng hợp : g / gà. - GV cho HS đọc toàn bảng, chỉ bảng theo thứ tự và không theo thứ tự. - Cho HS gắn âm g, tiếng gà. Nghĩ giữa tiết : Tập thể dục. - Quan sát. + Vẽ gà, tên là gà ri. + Thóc lúa, sâu bọ. + Ăn thịt và trứng. + Âm a, dấu huyền. - HS đọc cá nhân, đồng thanh. - Nêu lại cấu tạo. + Giống : đều gồm 1 nét cong hở phải. Khác : g có nét khuyết dưới. - HS đọc cá nhân, đồng thanh. - HS chú ý lắng nghe. + Tiếng gà có âm g đứng trước, âm a đứng sau và thanh huyền trên đầu âm a. - HS đánh vần cá nhân, đồng thanh. - HS đọc cá nhân, cả lớp. - Thao tác theo yêu cầu của GV. Trực quan. Hỏi đáp. KN giao tiếp – tự nhận thức Hoạt động nhóm. Hỏi đáp so sánh. Hỏi đáp. Luyện đọc. Truyền đạt ĐDHT. HĐ 2 : Dạy chữ ghi âm gh. MT : Nhận diện chữ, ghép chữ, phát âm gh. - GV treo tranh “ghế gỗ” giới thiệu và hướng dẫn HS học tiếng “ghế”, âm “gh” (thực hiện như qui trình trên) - Lưu ý : chữ gh là chữ ghép từ 2 con chữ g và h. + Phân tích tiếng “ghế ” ? - Đánh vần : gờ – ê – ghê – sắc – ghế. - Thực hành bảng cài như âm nh. + Tiếng ghế có âm gh đứng trước, âm ê đứng sau và thanh sắc trên đầu âm ê. - HS đọc cá nhân, đồng thanh. - HS thực hiện trên bảng cài. Quan sát. Động não. KN ra quyết định Luyện đọc. ĐDHT. HĐ 3 : Luyện viết. MT : Viết đúng g – gh. - Hướng dẫn HS viết : * g : dưới đường kẻ 3 viết 1 nét cong hở phải, 1 nét khuyết dưới cao 5 ô li, kết thúc ở đường kẻ 2. * gh : con chữ g nối liền với con chữ h. - Nhắc lại cách viết. - Thực hiện vào vở BTTV. Giảng giải. Vở BTTV. 4. Hoạt động nối tiếp (3’) - Trò chơi : “Đi chợ”. + HS : đi chơ đi chợ + Nhóm : mua chi mua chi ? + HS : mua 2 con vịt mua 5 quả cam mua 6 con mèo + HS mang các số sẽ đi theo bạn điều khiển. - GV nhận xét, tuyên dương. * Chuẩn bị : Bài “g – gh (Tiết 2)”. Rút kinh nghiệm TIẾNG VIỆT Bài 23 : g – gh (Tiết 2) I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS đọc và viết được g, gh, gà ri, ghế gỗ. 2/ Kĩ năng : Đọc được từ và câu ứng dụng : nhà bà có tủ gỗ, ghế gỗ. 3/ Thái độ : Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : gà ri, gà gô. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : Kĩ năng giao tiếp - tự nhận thức : Biết trao đổi với bạn về chủ đề Kĩ năng đặt mục tiêu : Nói được một hay nhiều câu về chủ đề trên . III. CHUẨN BỊ : GV : Bộ mô hình TV, tranh minh họa, bảng chữ mẫu, SGK. HS : SGK, bộ ĐDHT, vở BTTV, bút chì. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 1. Ổn định (1’) : Trò chơi “Mưa rơi”. - Cả lớp. 2. Bài cũ (2’) : g – gh - Em vừa học âm gì ? (g và gh) - So sánh g và gh. - GV nhận xét, tuyên dương. 3. Bài mới (28’) : g – gh (Tiết 2) HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH P. PHÁP HĐ 1 : Luyện đọc. MT : Đọc được các từ, tiếng đã học. - GV cho HS đọc, phát âm nhiều lần các tiếng trên bảng. - Cho HS đọc SGK. + Quan sát tranh em thấy gì ? - Cho HS đọc chủ đề tranh : nhà bà có tủ gỗ, ghế gỗ. GV đọc mẫu – Gọi HS đọc cá nhân, sửa sai cho HS. - GV sửa phát. Nhận xét. - Nhiều HS phát âm theo lớp, nhóm, bàn, cá nhân. - Đọc SGK. + Bà và cháu đang quét dọn. + Nhà bà có nhiều ghế, tủ, bàn làm bằng gỗ. - Cá nhân, nhóm, lớp. SGK. Trực quan. Hỏi đáp. Luyện đọc. KN giao tiếp – tự nhận thức HĐ 2 : Luyện viết. MT : Viết được âm g – gh. - Hỏi lại cấu tạo chữ g – gh. - Viết : g – gh – gà ri – ghế gỗ. - Cho HS lấy vở tập viết. - Lưu ý HS ngồi thẳng và cầm bút đúng tư thế. - Chú ý nét nối. Nghĩ giữa tiết : Trò chơi “Nụ hoa”. - Nêu cấu tạo g – gh. - HS viết chữ trên không trung. - HS tập viết chữ trong vở TV1. Thực hành vở. HĐ 3 : Luyện nói. MT : HS phát triển nói theo chủ đề. - Treo tranh, chia nhóm theo bàn trả lời câu hỏi : + Tranh vẽ gì ? + Ở đâu nuôi gà gô ? + Em còn biết loại gà nào ? * gà gô : là loại chim rừng nhỏ, màu nâu xen trắng bạc. * gà ri : nhỏ hơn so với gà thường, thịt ăn rất ngon. - GV giải thích 2 loại gà. - GV nhận xét, hướng dẫn tập nói theo ý mình. - Thảo luận, đại diện nhóm trả lời. + Con gà ri, gà gô. + Sở thú. + Gà nòi, gà rừng … - Nhiều HS tập nói. Phát triển chủ đề theo suy nghĩ của các em. - Lớp nhận xét. Trực quan. Thảo luận. Vấn đáp. KN đặt mục tiêu Động não. 4. Hoạt động nối tiếp (5’) - Trò chơi : Thi đua tìm tiếng : g - gh. - GV nhận xét, tuyên dương. * Chuẩn bị : Bài “q – qu – gi”. Rút kinh nghiệm TIẾNG VIỆT Bài 24 : q – qu - gi (Tiết 1) I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS đọc và viết được q, qu, gi, chợ quê, cụ già. 2/ Kĩ năng : Đọc được câu ứng dụng : chú tư ghé qua nhà, cho bé giỏ cá. 3/ Thái độ : Phát triển được lời nói tự nhiên theo chủ đề : nhà quê. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : Kĩ năng giao tiếp - tự nhận thức : Nhận biết các âm g – qu - gi trong các tiếng . Kĩ năng đặt mục tiêu : Đọc chính xác các từ ứng dụng. III. CHUẨN BỊ : GV : Tranh minh họa, ĐDHT, bảng chữ Bingo. HS : SGK, bộ ĐDHT, vở BTTV. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 1. Ổn định (1’) : Trò chơi “Hoa nở hoa tàn”. - Cả lớp. 2. Bài cũ (4’) : g – gh - HS đọc : nhà ga, gà gô, gồ ghề, ghi nhớ. - GV đính câu ứng dụng. - Đọc SGK, vị trí các âm trong tiếng. - Bảng : ghế gỗ, ghé nhà. - GV nhận xét, tuyên dương. 3. Bài mới (25’) : q – qu – gi HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH P. PHÁP HĐ 1 : Dạy chữ ghi âm q – qu. MT : Nhận diện chữ, ghép chữ, phát âm q – qu. - Xem tranh và trả lời câu hỏi : + Tranh vẽ gì ? + Mọi người đang làm gì ? + Chợ này ở đâu ? + Tiếng “quê” có âm gì học rồi ? - GV ghi bảng : qu. - GV đọc mẫu : qu (quờ). * qu : ghép bởi chữ q (quy) và u vì q không đứng một mình. * q : gồm nét cong kín, nét sổ dài. * qu : viết q nối với u. - GV phát âm mẫu : môi tròn, gốc lưỡi nhích về phía ngạc mềm, hơi thoát nhẹ. + So sánh a với q ? + So sánh q với qu ? - Đánh vần : quờ – ê – quê, chợ quê. - Trò chơi : Phát âm bằng bài hát “qu”. - Quan sát. + Ngôi chợ. + Mua bán + Ở quê. + Âm ê. - HS đọc cá nhân, đồng thanh. - Lắng nghe, ghi nhớ. - HS phát âm cá nhân, đồng thanh. + Giống : nét cong hở phải. Khác : q có nét sổ dài, a có nét móc ngược. + Giống : đều có chữ q. Khác : qu có thêm u. - Hát cá nhân, nhóm, lớp. Trực quan. Hỏi đáp. Truyền đạt KN giao tiếp – tự nhận thức Luyện đọc. Nhận xét so sánh. Trò chơi. HĐ 2 : Dạy chữ ghi âm gi. MT : Nhận diện chữ, ghép chữ, phát âm gi. - Treo tranh : + Tranh vẽ gì ? + Âm nào đã học ? - Ghi bảng : gi. - GV đọc mẫu : gi (di). * gi : ghép bởi chữ g và i. - GV phát âm mẫu : đầu lưỡi đưa lên vòm miệng, hơi thoát ra, xát nhẹ. + So sánh g với gi ? + So sánh gi với di ? - Đánh vần : di – a – gia – huyền – già, cụ già. - Quan sát. + Cụ già. + Âm a. - HS đọc cá nhân, đồng thanh. + Giống : đều có chữ g. Khác : gi có âm i. + Âm gi / tiếng di. - Cá nhân, đồng thanh. Trực quan. Hỏi đáp. Truyền đạt Luyện đọc. Nhận xét so sánh. HĐ 3 : Luyện viết. MT : Nắm được cách viết. - Hướng dẫn HS viết trên khuôn chữ : * q : trên đường kẻ 2 viết nét cong hở phải, lia bút lên đường kẻ 3 viết nét sổ dài xuống 4 ô li. * gi : viết chữ g nối liền với con chữ i. - Quan sát. - Nhắc lại cách viết. - Lưu ý nét nối ở chữ qu, gi. Trực quan. Thực hành. Vở BTTV. HĐ 4 : Luyện đọc. MT : Đọc được từ khóa, từ ứng dụng. - Cho HS đọc. * qua đò : di chuyển con thuyền nhỏ từ bên này sông sang bên kia sông. * giã giò : dùng chày nện xuống thịt cho giập nát. - Hướng dẫn HS đọc theo thứ tự và không thứ tự. - GV sửa sai. - Cá nhân, nhóm. chợ quê cụ già quả htị giỏ cá qua đò giã giò Giảng giải. KN đặt mục tiêu Luyện đọc. 4. Hoạt động nối tiếp (5’) - Trò chơi : Ghép chữ. Chia thành 4 nhóm thi đua. - GV chú ý phát âm của HS. - GV nhận xét tiết học. * Chuẩn bị : Bài “q – qu – gi (Tiết 2)”. Rút kinh nghiệm TIẾNG VIỆT Bài 24 : q – qu - gi (Tiết 2) I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS đọc và viết được q, qu, gi, chợ quê, cụ già. 2/ Kĩ năng : Đọc được câu ứng dụng : chú tư ghé qua nhà, cho bé giỏ cá. 3/ Thái độ : Phát triển được lời nói tự nhiên theo chủ đề : nhà quê. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : Kĩ năng giao tiếp - tự nhận thức : Biết trao đổi với bạn về chủ đề Quà quê Kĩ năng đặt mục tiêu : Nói được một hay nhiều câu về chủ đề trên . III. CHUẨN BỊ : GV : Tranh minh họa, ĐDHT, bảng chữ Bingo. HS : SGK, bộ ĐDHT, vở BTTV. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 1. Ổn định (1’) : Trò chơi “Sống chết”. - Cả lớp. 2. Bài cũ (2’) : q – qu – gi - Em vừa học âm gì ? (q – qu – gi) - So sánh : q và qu. - Phân biệt : di và gi. - GV nhận xét, tuyên dương. 3. Bài mới (28’) : q – qu – gi (Tiết 2) HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH P. PHÁP HĐ 1 : Luyện đọc. MT : HS đọc được các từ tiếng đã học. - GV cho HS đọc, phát âm nhiều lần các tiếng trên bảng : - Cho HS đọc SGK. + Quan sát tranh em thấy gì ? + Chú tư cho bé cái gì ? + Bé phải nói gì ? - Chủ đề tranh : chú tư ghé qua nhà, cho bé giỏ cá. - GV sửa phát âm. Nhận xét. - Nhiều HS phát âm theo lớp, nhóm, bàn, cá nhân. - Đọc SGK. + Cháu đang nhận quà. + Giỏ cá. + Cám ơn. - Cá nhân, nhóm, lớp. Bảng. SGK. Trực quan. Hỏi đáp. KN giao tiếp – tự nhận thức Luyện đọc. HĐ 2 : Luyện viết. MT : Viết được âm q – qu – gi. - Hỏi lại cấu tạo chữ : q – qu – gi. - Viết : qu – chợ quê / gi – cụ già. - Cho HS lấy vở tập viết. - Lưu ý HS ngồi thẳng và cầm bút đúng tư thế. - Chú ý nét nối. Nghĩ giữa tiết : Trò chơi “Mưa rơi”. - Nêu cấu tạo : q – qu – gi. - HS viết chữ trên không trung. - HS tập viết chữ trong vở TV1. - Cả lớp. Thực hành vở. HĐ 3 : Luyện nói. MT : HS phát triển nói theo chủ đề. - Treo tranh, chia nhóm theo bàn trả lời câu hỏi : + Tranh vẽ gì ? + Quà quê gồm những thứ gì ? + Em thích quà gì nhất ? + Ai hay cho em quà ? + Mùa nào thường có nhiều quà từ làng quê ? + Khi được quà em làm gì ? * quà quê : là những thứ quà chỉ có từ làng quê như : nhãn, chuối, cam … - Giáo dục HS yêu thích hương vị làng quê. - GV nhận xét, hướng dẫn tập nói theo ý mình. - Thảo luận, đại diện nhóm trả lời. + Mẹ đi chợ về mua nhiều quà cho 2 chị em. + Chùm nhãn. + Khi được quà nói cảm ơn và chia cho mọi người. - Nhiều HS tập nói. Phát triển chủ đề theo suy nghĩ của các em. - Giáo dục HS yêu quê hương, yêu ông bà. Trực quan. Thảo luận Vấn đáp. Động não. KN đặt mục tiêu Giáo dục tư tưởng. 4. Hoạt động nối tiếp (5’) - Trò chơi : Thi đua tìm tiếng qu, gi : về quê, quả quýt, bà cho quà, quốc ca, quyết tâm, qua đò, cô giáo, gian khổ, gia đình, giỏ cá, gà giò, … - 2 nhóm thi đua trả lời, nhóm nào tìm được nhiều, nhóm đó thắng. - GV nhận xét, tuyên dương. * Chuẩn bị : Bài “ng – ngh”. Rút kinh nghiệm TIẾNG VIỆT Bài 25 : ng - ngh (Tiết 1) I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS đọc và viết được ng, ngh, cá ngừ, củ nghệ. 2/ Kĩ năng : Đọc được câu ứng dụng : nghỉ hè, chị Kha ra nhà bé Nga. 3/ Thái độ : Phát triển được lời nói tự nhiên theo chủ đề : bê, nghé, bé. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : Kĩ năng giao tiếp - tự nhận thức : Nhận biết các âm ng - ngh trong các tiếng . Kĩ năng đặt mục tiêu : Đọc chính xác các từ ứng dụng , các tiếng khi có ng –ngh . III. CHUẨN BỊ : GV : Tranh minh họa, ĐDHT, bảng cài HS : SGK, bộ ĐDHT, vở BTTV. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 1. Ổn định (1’) : Hát + múa “Tập tầm vông”. - Cả lớp. 2. Bài cũ (4’) : q – qu – gi - HS đọc : quả thị, giã giò, thì giờ. - GV đính câu ứng dụng. - Đọc SGK, vị trí các âm trong tiếng : quê, giẻ, già. - Bảng : quả nho, gà què, giữ nhà, giỏ cá. - GV nhận xét, tuyên dương. 3. Bài mới (26’) : ng – ngh HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH P. PHÁP HĐ 1 : Dạy chữ ghi âm ng. MT : Nhận diện chữ, ghép chữ, phát âm ng. - Xem tranh và trả lời câu hỏi : + Tranh vẽ gì ? + Người ta nuôi cá ngừ để làm gì ? + Tiếng “ngừ” có âm gì học rồi ? - GV ghi bảng : ng. - GV đọc mẫu : ngờ. * ng : được ghép bởi chữ n và chữ g. - GV phát âm mẫu : hơi cong lưỡi, hơi thoát ra 2 đường mũi và miệng. + So sánh ng với g ? - GV đánh vần : ngờ – ư – ngư – huyền – ngừ. - Đọc trơn : cá ngừ. - GV viết mẫu, lưu ý nét nối giữa n và g. ng ngừ - Trò chơi : Phát âm bằng bài hát “ng”. - Quan sát. + cá ngừ + Lấy thịt. + Âm ư và thanh huyền. - HS đọc cá nhân, đồng thanh. - Lắng nghe, ghi nhớ. + Giống : âm g. Khác : ng có n. - HS phát âm cá nhân, đồng thanh. - Quan sát. - Viết bảng con. - Hát cá nhân, nhóm, lớp. Trực quan. Hỏi đáp. Truyền đạt Luyện đọc. Nhận xét, so sánh. KN giao tiếp – tự nhận thức Bảng con. Trò chơi. HĐ 2 : Dạy chữ ghi âm ngh. MT : Nhận diện chữ, ghép chữ, phát âm ngh. - Xem tranh và trả lời câu hỏi : + Tranh vẽ gì ? + Tiếng “nghệ” có âm gì học rồi ? - GV ghi bảng : ngh. - GV đọc mẫu : ngơ (ngờ kép). * ngh : được ghép bởi chữ n, g và h. + So sánh ngh với ng ? - GV đánh vần : ngh – ê – nghê – nặng – nghệ. - Đọc trơn : củ nghệ. - GV viết mẫu, lưu ý nét nối giữa n, g và h. ngh nghệ - Quan sát. + Củ nghệ + Âm ê và thanh nặng. - HS đọc cá nhân, đồng thanh. - Lắng nghe, ghi nhớ. + Giống : âm ng. Khác : ngh có h. - HS phát âm cá nhân, đồng thanh. - Quan sát. - Viết bảng con. Trực quan. Hỏi đáp. Truyền đạt Luyện đọc. Nhận xét, so sánh. Bảng con. HĐ 3 : Luyện đọc. MT : Đọc được từ khóa, từ ứng dụng. - Cho HS đọc và GV kết hợp giải nghĩa từ: * ngã tư : chỗ rẽ có 4 ngã. * ngõ nhỏ : ngõ hẹp và nhỏ. * nghé ọ : tiếng kêu của trâu con. - GV nhận xét và sửa sai. - Cá nhân đọc theo thứ tự và không thứ tự, nhóm, cả lớp. cá ngừ củ nghệ ngã tư nghệ sĩ ngõ nhỏ nghé ọ KN đặt mục tiêu Giảng giải. Luyện đọc. 4. Hoạt động nối tiếp (5’) - Trò chơi : Ghép chữ, GV phát phiếu cho HS tham gia trò chơi, đại diện nhóm lên thi đua đọc - GV chú ý phát âm của HS. - GV nhận xét tiết học. * Chuẩn bị : bài “ng – ngh (Tiết 2)”. Rút kinh nghiệm TIẾNG VIỆT Bài 25 : ng - ngh (Tiết 2) I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS đọc và viết được ng, ngh, cá ngừ, củ nghệ. 2/ Kĩ năng : Đọc được câu ứng dụng : nghỉ hè, chị Kha ra nhà bé Nga. 3/ Thái độ : Phát triển được lời nói tự nhiên theo chủ đề : bê, nghé, bé. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : Kĩ năng giao tiếp - tự nhận thức : Biết trao đổi với bạn về chủ đề Bê , nghé, bé Kĩ năng đặt mục tiêu : Nói được một hay nhiều câu về chủ đề trên . III. CHUẨN BỊ : GV : Tranh minh họa, ĐDHT, bảng cài HS : SGK, bộ ĐDHT, vở BTTV. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 1. Ổn định (1’) : Trò chơi “Lắc cái tay …”. - Cả lớp. 2. Bài cũ (4’) : ng – ngh - Bảng con : ng – cá ngừ / ngh – củ nghệ. - Vị trí các âm trong tiếng : ngừ, nghệ. - GV nhận xét, tuyên dương. 3. Bài mới (27’) : ng – ngh (Tiết 2) HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH P. PHÁP HĐ 1 : Luyện đọc. MT : HS đọc đúng các từ, tiếng đã học. - GV cho HS đọc, phát âm nhiều lần các tiếng trên bảng. - Cho HS đọc SGK. + Em thấy tranh có ai ? + Khi nào chị Kha ra nhà bé Nga chơi ? + Nghỉ hè em thường đi đâu ? - Đọc câu ứng dụng : nghỉ hè, chị Kha ra nhà bé Nga chơi. - GV đọc mẫu. - GV sửa phát âm. Nhận xét. - Nhiều HS phát âm theo lớp, nhóm, bàn, cá nhân. - Đọc SGK. + Chị và em. + Nghỉ hè. + Đi nghỉ mát ở Vùng Tàu, biển Phan Thiết, Nha Trang, Đà Lạt, Đầm Sen. - Cá nhân, nhóm, lớp. Bảng. SGK. Hỏi đáp. KN giao tiếp – tự nhận thức Luyện đọc. HĐ 2 : Luyện viết. MT : HS viết được ng – ngh. - Hỏi lại cấu tạo chữ ng – ngh. - Viết : ng – cá ngừ / ngh – củ nghệ. - Cho HS lấy vở tập viết. - Lưu ý HS ngồi thẳng và cầm bút đúng tư thế. - Chú ý nét nối. Nghĩ giữa tiết : Trò chơi “Cua kẹp”. - Nêu cấu tạo ng – ngh. - HS viết chữ trên không trung. - HS tập viết chữ trong vở TV1. - Cả lớp. Thực hành vở. Trò chơi. HĐ 3 : Luyện nói. MT : HS phát triển nói theo chủ đề. - Treo tranh, chia nhóm theo bàn trả lời câu hỏi : + Tranh vẽ gì ? + Ba nhân vật này có gì chung ? + Bê là con của con gì ? Có màu gì ? + Nghé là con của con gì ? Có màu gì ? + Con bê, nghé kêu ra sao ? + Con bê, nghé ăn gì ? + Em có biết bài hát nào về bê, nghé không ? - Giáo dục HS yêu thích làng quê. - GV nhận xét, hướng dẫn tập nói theo ý mình. - Thảo luận, đại diện nhóm trả lời + Con của con bò có màu nâu. + Con của con trâu có màu xám. + Bê kêu bê bê, nghé kêu nghé ọ. + Ăn cỏ. - Nhiều HS tập nói. Phát triển chủ đề theo suy nghĩ của các em. - Giáo dục HS yêu quê hương, thiên nhiên. Trực quan. Thảo luận. Vấn đáp. Động não. KN đặt mục tiêu Giáo dục tư tưởng. 4. Hoạt động nối tiếp (5’) - Trò chơi : Nối chữ thành chữ có nghĩa. Ngân An Nghệ nga Nghiêm hè Nghỉ trang - 2 nhóm thi đua trả lời. - GV nhận xét, tuyên dương. * Chuẩn bị : Bài “y – tr”. Rút kinh nghiệm TIẾNG VIỆT Bài 26 : y - tr (Tiết 1) I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS đọc và viết được y, tr, tre ngà, y tá. 2/ Kĩ năng : Đọc được câu ứng dụng : bé bị ho, mẹ cho bé ra y tế xã. 3/ Thái độ : Phát triển được lời nói tự nhiên theo chủ đề : nhà trẻ. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : Kĩ năng giao tiếp - tự nhận thức : Nhận biết các âm y – tr trong các tiếng .

File đính kèm:

  • docGiao an - HANG - TIENG VIET - Tuan 06.doc