Giáo án môn Toán học 8 - Tiết 18, 19

A. Mục tiêu

1. Kiến thức

+ Củng cố cho hs T/c các điểm cách một đường thẳng cho trớc một khoảng cho trước, định lí về đường thẳng song song cách đều.

2. Kĩ năng

+ Rèn kĩ năng phân tích bài toán; tìm được đường thẳng cố định, điểm cố định, điểm di động và T/c không đổi của điểm, từ đó tìm ra điểm di động trên đường nào.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào giải toán và ứng dụng trong thực tế.

3. Tư duy- Rèn khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lý và suy luận lôgic.

- Khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình và hiểu được ý tưởng của người khác.

 

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1127 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Toán học 8 - Tiết 18, 19, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/10/2012 Tiết 18 Tuần 10 Luyện tập A. Mục tiêu 1. Kiến thức + Củng cố cho hs T/c các điểm cách một đường thẳng cho trớc một khoảng cho trước, định lí về đường thẳng song song cách đều. 2. Kĩ năng + Rèn kĩ năng phân tích bài toán; tìm được đường thẳng cố định, điểm cố định, điểm di động và T/c không đổi của điểm, từ đó tìm ra điểm di động trên đường nào. + Vận dụng kiến thức đã học vào giải toán và ứng dụng trong thực tế. 3. Tư duy- Rèn khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lý và suy luận lôgic. - Khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình và hiểu được ý tưởng của người khác. 4. Thái độ + Hình thành tư duy hình học, ý thức tự giác trong học tập. B. Chuẩn bị GV: SGK, Bài soạn, thước, eke, bảng phụ HS: Làm bài tập đầy đủ C. Phương pháp Giải quyết vấn đề Hoạt dộng nhóm D. Tiến trình bài dạy 1. ổn định lớp (1 phút) Ngày giảng Lớp sĩ số 22/10/2012 8B /33 2. Kiểm tra bài cũ (10phút) Câu hỏi: ? Nêu đ/n khoảng cách giữa 2 đường thẳng song song ? ? Cho d và A cách d 2cm, lấy B bất kì thuộc d. Gọi C là trung điểm của AB. Khi B di chuyển trên d thì C di chuyển trên đường nào? Đáp án – Biểu điểm: - Phát biểu đúng (3đ) - Vẽ được hình ( 1đ) AHB có H = 900 , CA = CB nên HC là đường t/tuyến ứng với cạnh huyền HC = = AC C thuộc đường trung trực của AH vậy khi B di chuyển trên d thì C di chuyển trên đường trung trực của AH ( 6đ) 3.Bài mới (28 phút) Hoạt động của gv và hs Nội dung Ghi bảng Hoạt động 1: Bài 69 - Cho hs làm bài 69( 103- sgk) GV: Cho hs vẽ hình. ? Bài toán cho ta những dữ kiện nào? ? Điểm C cách đều 2 điểm cố định nên C sẽ nằm ở đâu? - Tương tự các hs khác nối các ý và vẽ hình minh hoạ Bài 69 (103-sgk): Ghép mỗi ý (1);(2);(3);(4) với một trong các ý (5);(6);(7);(8) để được một khẳng định đúng: Giải: + (7) + (5) + (8) + (6). Hoạt động 2: Bài tập 125/sbt - GV cùng hs vẽ hình ? Hãy dự đoán xem C di chuyển trên đường nào? ? muốn chứng tỏ C di chuyển trên đường thẳng song song với Ox và cách Ox một khoảng bằng h ta cần chỉ ra điều gì? ? Chứng minh OA = CH ? ? Khi B trùng với O thì C ở vị trí nào? Kẻ CH Ox AOB = CHB ( ch-gn) => OA = CH. Đặt OA = h thì CH = h Điểm C cách đường thẳng Ox cố định khoảng cách h không đổi nên C di chuyển trên đ/thẳng song song với Ox và cách Ox một khoảng bằng h. Giới hạn: Khi B trùng O thì C trùng K ( K đxứng với A qua O ). Khi B di chuyển trên tia Ox thì C di chuyển trên tia Km song song với Ox và cách Ox một khoảng bằng h. Hoạt động 3: Bài 71/sgk - Cho hs làm bài 71( 103- sgk) - Cho hs vẽ hình, ghi gt, kl. ABC: Â = 900 , M BC M DAB, ME AC GT OD = OE a) A, O, M thẳng hàng. KL b) Khi M d/chuyển trên BC thì O d/chuyển trên đường nào? c) M ở vị trí nào thì AM > nhất? ? Tứ giác ADME là hình gì, vì sao? ? tính OH ta phải kẻ đường phụ nào? ? Vậy điểm O nằm ở đâu? GV: Cho HS thảo luận nhóm tìm đường lối giải. Gọi đại diện một nhóm nêu cách làm GV: bổ sung Yêu cầu các nhóm làm. GV thu một số bài và cho nhận xét. ? Em hãy so sánh AH và AM ? Bài 71( 103- sgk) Giải: a.Tứ giác ADME có Â = D = E = 900 ADME là hình chữ nhật. Nên AM cắt DE tại trung điểm mỗi đường là O. Mà O là trung điểm của DE nên AM đi qua O hay 3 điểm A, O, M thẳng hàng. b) Kẻ đường cao AH. DAHM vuông có HO là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền AM nên: OH = AM OH = OA. Vậy điểm O nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng AH, đường này cũng chính là đường thẳng chứa đường trung bình PQ của DABC, như vậy khi điểm M di chuyển trên cạnh BC thì điểm O di chuyển trên đường trung bình PQ của DABC. HS: c) AH là đường vuông góc kẻ từ A đến BC AM là đường xiên kẻ từ A đến BC ta có: AM AH. Nếu M º H thì AM = AH là đường vuông góc nên AM nhỏ nhất Vậy AM đạt giá trị nhỏ nhất ( bằng AH) khi điểm M trùng với chân đường cao kẻ từ đỉnh A. 4. Củng cố (4 phút) ? Phát biểu đ/n khoảng cách giữa 2 đường thẳng song song, tính chất các điểm cách đều 1 đường thẳng cho trước 1 khoảng cách không đổi? 5. Hướng dẫn về nhà (2 phút) + Xem lại các bài tập đã chữa. + Ôn lại lý thuyết. ôn lại định nghĩa, T/c hình bình hành, dấu hiệu nhận biết hình bình hành, hình chữ nhật, T/c tam giác cân. + Xem trước bài 20. E. Rút kinh nghiệm Ngày soạn: 23/10/2012 Tiết 19 Tuần 10 Hình thoi A. Mục tiêu 1. Kiến thức- HS hiểu định nghĩa hình thoi, các T/c của hình thoi, các dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình thoi. 2. Kĩ năng - HS biết vẽ một hình thoi, biết chứng minh một tứ giác là hình thoi. - Biết vận dụng các kiến thức về hình thoi trong tính toán, chứng minh và trong các bài toán thực tế. 3. Tư duy - Rèn khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lý và suy luận lôgic. - Khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình và hiểu được ý tưởng của người khác. 4. Thái độ: Cẩn thận, chính xác. Hợp tác nhóm hiệu quả B. Chuẩn bị GV: - Bảng phụ ghi định nghĩa, định lí, dấu hiệu nhận biết hình thoi và bài tập. - Thước kẻ, compa, êke, phấn màu. HS: - Ôn tập về tam giác cân, hình bình hành, hình chữ nhật. - Thước kẻ, compa, êke. Bảng phụ nhóm, bút dạ. C. Phương pháp - Phát hiện và giải quyết vấn đề, vấn đáp, thảo luận nhóm D. Tiến trình bài giảng 1. ổn định lớp (1 phút) Ngày giảng lớp sĩ số 05/11/2012 8B 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút) Câu hỏi: ? Sử dụng dấu hiệu nhận biết các hình đã học, hãy cho biết tên của các tứ giác sau? Đán – Biểu điểm: - Nêu đúng tên của tứ giác ABCD và g/thích dựa trên dấu hiệu nhận biết đúng (4đ) - Nêu đúng tên của tứ giác EFAB và g/thích dựa trên dấu hiệu nhận biết đúng (3 đ) - Nêu đúng tên của tứ giác ABGH và g/th dựa trên dấu hiệu nhận biết đúng (3 đ) 3.Bài mới (29 phút) Hoạt động của GV- HS ghi bảng Hoạt động 1: Định nghĩa MĐ : HS nắm được định nghĩa và cách vẽ hình thoi GV đặt vấn đề: Chúng ta đã biết tứ giác có bốn góc bằng nhau, đó là hình chữ nhật. Hôm nay chúng ta được biết một tứ giác có bốn cạnh bằng nhau, đó là hình thoi. GV vẽ hình thoi ABCD - HS vẽ hình thoi vào vở. ? Vậy thế nào là hình thoi GV đưa định nghĩa hình thoi (Tr 104 SGK) và ghi: GV yêu cầu HS làm SGK HS trả lời - GV gọi 1HS lên bảng trình bày GV nhấn mạnh: Vậy hình thoi là một hình bình hành đặc biệt. ? Lấy VD thực tế về hình thoi 1. Định nghĩa / SGK - 104 ABCD là Û AB = BC = CD = DA hình thoi ABCD có AB = BC = CD = DA ị ABCD cũng là hình bình hành vì có các cạnh đối bằng nhau Hoạt động 2: Tính chất MĐ: Học sinh nắm được các tính chất của hình thoi ? Căn cứ vào định nghĩa hình thoi, em cho biết hình thoi có những T/c gì ? HS: Vì hình thoi là một hình bình hành đặc biệt nên hình thoi có đủ các T/c của hình bình hành.( nêu cụ thể các tính chất) GV vẽ thêm vào hình vẽ hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại O. GV: Hãy phát hiện thêm các T/c khác của hai đường chéo AC và BD. – HS: Trong hình thoi: hai đường chéo vuông góc với nhau và là phân giác các góc của hình thoi. - GV: cho Hs đọc nội dung định lí/SGK – Cho biết GT, KL của định lí ? -HS ; Đọc nội dung phần c/m trong sgk ? cho biết cơ sở c/m ? Kiến thức sử dụng ? - Về T/c đối xứng của hình thoi, bạn nào phát hiện được ? – Hình thoi là một hình bình hành đặc biệt nên giao điểm hai đường chéo của hình thoi là tâm đối xứng của nó. – Trong hình thoi ABCD, BD là đường trung trực của AC nên A đối xứng với C qua BD. B và D cũng đối xứng với chính nó qua BD. ị BD là trục đối xứng của hình thoi. Tương tự AC cũng là trục đối xứng của hình thoi. ? Nói hình bình hành là hình thoi đặc biệt đúng hay sai? Giải thích? 2. Tính chất ?2 a) Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường. b) Hai đường chéo AC và BD vuông góc với nhau và là phân giác các góc của hình thoi. * Định lí/ SGK Chứng minh / sgk - 105 Hoạt động 3: Dấu hiệu nhận biết MĐ: HS nắm được các cách chứng minh một tứ giác là hình thoi GV: Ngoài cách chứng minh một tứ giác là hình thoi theo định nghĩa (tứ giác có bốn cạnh bằng nhau), em cho biết hình bình hành cần thêm điều kiện gì sẽ trở thành hình thoi ? HS: – Hình bình hành có hai cạnh kề bằng nhau là hình thoi. có hai đường chéo vuông góc với nhau… GV đưa “Dấu hiệu nhận biết hình thoi” lên màn hình. – Yêu cầu HS chứng minh dấu hiệu 2, HS: – Hình bình hành ABCD có AB = BC, mà AB = CD, BC = AD ị AB = BC = CD = DA ị ABCD là hình thoi. – GV vẽ hình GV: Cho biết GT, KL của bài toán ? ?– Hãy chứng minh bài toán. Dấu hiệu nhận biết còn lại HS tự chứng minh. 3. Dấu hiệu nhận biết (SGK – 105) C/M: ABCD là hình bình hành nên AO = OC, OB = OD (T/c hình bình hành) Mà; AC ^ BD => AO là đường trung trực của BD ị AB = AD chứng minh tương tự: AD =DC và AB = BC =>Tứ giác ABCD:AB = BC = CD = DA Vậy hình bình hành ABCD là hình thoi vì có 4cạnh bằng nhau. 4. Củng cố (8 phút) GV: Bài tập 73 tr105, 106 SGK (đề bài và các hình vẽ đưa lên màn hình) GV: Bài tập 75 tr106 SGK. Xét D AEH và DBEF có A = B = 900 ị D AEH = DBEF (c.g.c) ị EH = EF (hai cạnh tương ứng) chứng minh tương tự. ị EF = GF = GH = EH ị EFGH là hình thoi (theo định nghĩa) 5. Hướng dẫn về nhà (2 phút) - Bài tập số 74, 76, 78 tr106 SGK. - Số 135, 136, 138 tr74 SBT. - Ôn tập định nghĩa, T/c, dấu hiệu nhận biết của hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi. E . Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docGAH8_t18,19.doc
Giáo án liên quan