A. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Củng cố cho học sinh kiến thức về các trường hợp đồng dạng của tam giác vuông.
-HS nắm được tỉ số hai đường cao, hai diện tích của hai tam giác đồng dạng.
2. Kĩ năng
- Vận dụng vào phát hiện ra các tam giác vuông đồng dạng, tính độ dài đoạn thẳng.
-Rèn kĩ năng sử dụng MTCT trong tính toán.
3.Tư duy
- Rèn khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lý và suy luận lôgic;
- Khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình và hiểu được ý tưởng người khác;
4. Thái độ:
- Có ý thức vận dụng vào đời sống (đo chiều cao của vật, khoảng cách 2 bờ của dòng sông)
11 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1001 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Toán học 8 - Tiết 49 đến tiết 52, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03/3/2013 Tiết 49
Tuần 27
các trường hợp đồng dạng của tam giác vuông
( tiếp)
A. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Củng cố cho học sinh kiến thức về các trường hợp đồng dạng của tam giác vuông.
-HS nắm được tỉ số hai đường cao, hai diện tích của hai tam giác đồng dạng.
2. Kĩ năng
- vận dụng vào phát hiện ra các tam giác vuông đồng dạng, tính độ dài đoạn thẳng.
-Rèn kĩ năng sử dụng MTCT trong tính toán.
3.Tư duy
- Rèn khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lý và suy luận lôgic;
- Khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình và hiểu được ý tưởng người khác;
4. Thái độ:
- Có ý thức vận dụng vào đời sống (đo chiều cao của vật, khoảng cách 2 bờ của dòng sông)
B. Chuẩn bị
- Giáo viên: bảng phụ ghi hình vẽ của bài tập 50, thước thẳng, êke, phấn màu.
- Học sinh: thước thẳng có chia khoảng, ê ke.
C. Phương pháp
- Phát hiện và giải quyết vấn đề, vấn đáp, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành
D. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức lớp
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
05/3/2013
8B
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi:
- Nêu các trường hợp đồng dạng của tam giác vuông ?
- Nêu định lí về tỉ số giữa 2 đường cao, diện tích của 2 tam giác đồng dạng.
Đáp án – Biểu điểm:
- Nêu được các trường hợp đồng dạng của tam giác vuông (4đ)
- Nêu được định lí về tỉ số giữa 2 đường cao, diện tích của 2 tam giác đồng dạng (6đ)
3. Bài mới
Hoạt động của gv - hs
Ghi bảng
HĐ 1: Tỉ số hai đường cao, tỉ số diện tích của hai tam giác đồng dạng
-HS đọc định lí 2/sgk.83
-Ghi ghi thiết- kết kuận của định lí
?Hãy chứng minh định lí?
?Muốn Cm ta cần chỉ ra điều gì?
? CM vABH vA’B’H’ ?
?Tính
? Từ Kết quả trên em rút ra nhận xét gì?
3. Tỉ số hai đường cao, tỉ số diện tích của hai tam giác đồng dạng
Định lí 2:
GT ABC A’B’C’,
KL
Định lí 3:
GT ABC A’B’C’, tỉ số đồng
dạng k
KL:
HĐ 2: Luyện tập
-GV hướng dẫn hs phân tích đề, tìm hướng giải bài 47
? Em có nhận xét gì về tam giác ABC ?
? Tam giác A’B’C’ đồng dạng với tam giác ABC ta suy ra điều gì?
? Hãy thiết lập các tỉ lệ thức để tính độ dài các cạnh của tam giác A’B’C’?
Bài 47/sgk
A’B’C’ ABC nên suy ra:
A’B’ = 3.3 =9(cm)
A’C’ = 3.4 = 12(cm)
B’C’ = 3.5 = 15 (cm)
- Yêu cầu học sinh làm bài tập 49 theo nhóm
- 1 học sinh đứng tại chỗ trả lời câu a
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm câu b (nếu học sinh chưa làm được)
? Tính BC = ?
? Lập tỉ lệ: = ?
-GV yêu cầu HS sử dụng MTCT để tính toán
? Tính độ dài HB, AH.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- 1 học sinh lên bảng làm bài.
Bài 49/sgk.84
20,5
12,45
H
A
C
B
a) Các cặp tam giác đồng dạng;
ABC
HBA HBA
HAC
ABC
HAC
b) Xét ABC. theo định lí Py-ta-go ta có:
theo cm trên ta có ABC
HBA
(1)
Ta lại có: ABC
HAC
(2)
Từ 1, 2 ta có
CH = BC - HB = 17,52 cm
- Giáo viên đưa bảng phụ lên bảng.
? Tam giác tạo bởi ống khói và bóng của nó và tam giác tạo bởi thanh sắt và bóng của nó có đồng dạng không ? vì sao.
- Học sinh: đồng dạng vì các tia nắng mặt trời chiếu song song với nhau lên góc tạo bởi ống khói và tia nắng mặt trời cũng bằng góc tạo bởi thanh sắt và tia nắng mặt trời.
- Học sinh thảo luận nhóm.
- Đại diện một nhóm len trình bày.
- Lớp nhận xét bổ sung.
- Giáo viên đánh giá.
Bài tập 50 (tr84-SGK)
2,1
1,62
39,6
B
A
C
A'
C'
B'
ABC
A'B'C' (g.g)
hay
Vậy chiều cao của ống khói là 47,83m
4. Củng cố
- Nhắc lại các trường hợp đồng dạng của tam giác vuông.
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Làm bài tập 51, 52 (tr84-SGK)
- Làm bài tập 47 50 (tr75 SBT)
E. Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 03/3/2013
Tiết 50
Tuần 27
ứng dụng thực tế của tam giác đồng dạng
A. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- HS nắm chắc nội dung hai bài toán thực hành (đo gián tiếp chiều cao của vật, đo khoảng cách giữa hai địa điểm trong đó có một địa điểm không thể tới được).
2. Kĩ năng
- HS nắm chắc các bước tiến hành đo đạc và tính toán trong từng trường hợp, chuẩn bị cho các tiết thực hành tiếp theo.
3.Tư duy
- Rèn khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lý và suy luận lôgic;
- Khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình và hiểu được ý tưởng người khác;
4. Thái độ
Có ý thức liên hệ bài học với thực tế.
B.Chuẩn bị
GV : – Hai loại giác kế : giác kế ngang và giác kế đứng; tranh vẽ sẵn hình 54, hình 55, hình 56, hình 57 SGK; thước thẳng có chia khoảng, phấn màu.
HS: – Ôn tập định lí về tam giác đồng dạng và các trường hợp đồng dạng của hai tam giác
HS: - Bảng phụ nhóm, bút dạ. thước kẻ, compa.
C. Phương pháp:
Vấn đáp, luyện tập, nhóm
D. Tiến trình bài dạy
1. ổn định tổ chức lớp
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
09/3/2013
8B
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi:
- Nêu các trường hợp đồng dạng của tam giác vuông ?
- Nêu định lí về tỉ số giữa 2 đường cao, diện tích của 2 tam giác đồng dạng.
Đáp án – Biểu điểm:
- Nêu được các trường hợp đồng dạng của tam giác vuông (4 đ)
- Nêu được định lí về tỉ số giữa 2 đường cao, diện tích của 2 tam giác đồng dạng (6 đ)
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
Hoạt động 1; Đo gián tiếp chiều cao của vật (15phút)
-GV đặt vấn đề : Các trường hợp đồng dạng của hai tam giác có nhiều ứng dụng trong thực tế. Một trong các ứng dụng đó là do gián tiếp chiều cao của vật.
-GV đưa hình 54 tr 85 SGK lên bảng và giới thiệu : Giả sử cần xác định chiều cao của một cái cây, của một toà nhà hay một ngọn tháp nào đó.
1.Đo gián tiếp chiều cao của vật
C’
C
A’
A
B
-Trong hình này ta cần tính chiều cao A'C' của một cái cây, vậy ta cần xác định độ dài những đoạn nào ? Tại sao ?
-HS : Để tính được A'C ', ta cần biết đọ dài các đoạn thẳng AB, AC, A'B. Vì có A'C' // AC nên DBAC DBAÂCÂ
-GV : Để xác định được AB, AC, AÂB ta làm như sau.
a. Tiến hình đo đạc:
Đo khoảng cách BA, BA’
-GV yêu cầu HS đọc mục này tr 85 SGK.
GV hướng dẫn HS cách ngắm sao cho hướng thước đi qua đỉnh CÂ của cây.Sau đó đổi vị trí ngắm để xác định giao điểm B của đường thẳng CCÂ với AAÂ. Đo khoảng cách BA, BAÂ.
b) Tính chiều cao của cây.
GV : Giả sử ta đo được
BA = 1,5 m; BAÂ = 7,8 m; Cọc AC = 1,2 m
Hãy tính AÂCÂ
Có AC ÔÔ AÂCÂ (cùng ^ BAÂ)
ị DBAC DBAÂCÂ
(theo định lí về tam giác đồng dạng).
ị ị
Thay số, ta có: = 6,24 (m)
Hoạt động 2: Đo khoảng cách giữa hai địa điểm trong đó có một địa điểm không thể tới được (18 phút)
-GV đưa hình 55 tr 86 SGK lên bảng và nêu bài toán : Giả sử phải đo khoảng cách AB trong đó địa điểm A có ao hồ bao bọc không thể tới được.
2.Đo khoảng cách giữa hai địa điểm trong đó có một địa điểm không thể tới được
-GV yêu cầu HS họat động nhóm, nghiên cứu SGK để tìm ra cách giải quyết. Sau thời gian khoảng 5 phút, GV yêu cầu đại diện một nhóm lên trình bày cách làm
A
B
C
B
B
a
– Xác định trên thực tế tam giác ABC. Đo độ dài BC = a, độ lớn : .
– Vẽ trên giấy tam giác AÂBÂCÂ có BÂCÂ = aÂ
ị D AÂBÂCÂ DABC (g – g)
ị ị
= = 4200 (cm)
= 42( m)
HS quan sát hình 56(b) SGK và nghe GV trình bày.
Hai HS lên thực hành đo (đặt thước ngắm, đọc số đo góc), HS lớp quan sát cách làm.
-GV hỏi : Trên thực tế, ta đo độ dài BC bằng dụng cụ gì ? Đo độ lớn các góc B và góc C bằng dụng cụ gì ?
-GV : Giả sử BC = a = 50 m
BÂC = a = 5 cm;AÂB = 4,2 cm
Hãy tính AB ?
Ghi chú :
– GV đưa hình 56 tr 86 SGK lên bảng, giới thiệu với HS hai loại giác kế (giác kế ngang và giác kế đứng).
– GV yêu cầu HS nhắc lại cách dùng giác kế ngang để đo góc ABC trên mặt đất.
HS nhắc lại cách đo góc trên mặt đất.
– Đặt giác kế sao cho mặt đĩa tròn nằm ngang và tâm của nó nằm trên đường thẳng đứng đi qua đỉnh B của góc.
– Đưa thanh quay về vị trí 00 và quay mặt đĩa đến vị trí sao cho điểm A và hai khe hở thẳng hàng.
– Cố định mặt đĩa, đưa thanh quay đến vị trí sao cho điểm B và hai khe hở thẳng hàng.
– Đọc số đo độ của trên mặt đĩa.
– GV giới thiệu giác kế đứng dùng để đo góc theo phương thẳng đứng (tr 87 SGK).
GV cho HS đo thực tế một góc theo phương thẳng đứng bằng giác kế đứng.
Hoạt động 3Luyện tập (7 phút)
Bài 53 tr 87 SGK.
GV yêu cầu HS đọc đề bài SGK và đưa hình vẽ sẵn lên bảng phụ.
HS đọc đề bài SGK và quan sát hình vẽ.
GV : Giải thích hình vẽ, hỏi
– Để tính được AC, ta cần biết thêm đoạn nào ?
– Nêu cách tính BN.
– HS : Ta cần biết thêm đoạn BN.
– Có D BMN DBED vì MN // ED
ị hay
ị 2 BN = 1,6 BN + 1,28ị 0,4 BN = 1,28
ị BN = 3,2 ị BD = 4 (m)
– Có BD = 4 (m). Tính AC
– Có D BED DBCAị
ị ị
Vậy cây cao 9,5 m
4. Củng cố: GV tóm tắt lại các cách xác định khoảng cách vừa học
5. Hướng dẫn về nhà (5 phút)
Làm bài tập 54, 55, tr 87 SGK. Hai tiết sau thực hành ngoài trời.
– Nội dung thực hành : hai bài toán học tiết này là đo gián tiếp chiều cao của vật và đo khoảng cách giữa hai địa điểm.
– Mỗi tổ HS chuẩn bị : 1 thước ngắm; 1 giác kế ngang; 1 sợi dây dài khoảng 10 m
1 thước đo độ dài. (3m hoặc 5 m); 2 cọc ngắm mỗi cọc dài 0,3 m
Giấy làm bài, bút thước kẻ, thước đo độ.
– Ôn lại hai bài toán học hôm nay, xem lại cách sử dụng giác kế ngang (Toán 6 tập 2).
E.Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 09/3/2013
Tiết 51
Tuần 28
Thực hành
ĐO CHIều cao của một vật
A. Mục tiêu
1. Kiến thức: HS biết cách đo gián tiếp chiều cao một vật
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng thước ngắm để xác định điểm nằm trên đường thẳng, sử dụng giác kế đo góc trên mặt đất, đo độ dài đoạn thẳng trên mặt đất.
Biết áp dụng kiến thức về tam giác đồng dạng để giải quyết hai bài toán.
3.Tư duy
- Rèn khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lý và suy luận lôgic;
- Khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình và hiểu được ý tưởng người khác;
4. Thái độ: Rèn luyện ý thức làm việc có phân công, có tổ chức, ý thức kỉ luật trong hoạt động tập thể.
B.Chuẩn bị của GV và HS
- GV : – Địa điểm thực hành cho các tổ HS
– Các thước ngắm và giác kế để các tổ thực hành (liên hệ với phòng đồ dùng dạy học)
– Huấn luyện trước một nhóm cốt cán thực hành (mỗi tổ từ 1 đến 2 HS).
– Mẫu báo cáo thực hành của các tổ.
- HS: – Mỗi tổ HS là một nhóm thực hành, cùng với GV chuẩn bị đủ dụng cụ thực hành của tổ gồm :
+ 1 thước ngắm, 1 giác kế ngang
+ 1 sợi dây dài khoảng 10 m
+ 1 thước đo độ dài (loại 3 m hoặc 5 m)
+ 2 cọc ngắn, mỗi cọc dài 0,3 m
+ Giấy, bút, thước kẻ, thước đo độ.
– Các em cốt cán của tổ tham gia huấn luyện trước.
C. Phương pháp: Luyện tập, thực hành
D. Tiến trình bài dạy
1. ổn định:
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
12/3/2013
8B
2.Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi
(Đưa hình 54 tr 58 SGK lên bảng)
HS1: Để xác định được chiều cao AÂCÂ của cây, ta phải tiến hành đo đạc như thế nào ?
– Cho AC = 1,5 m; AB = 1,2 m
AÂB = 5,4 m, Hãy tính AÂCÂ ?
Đáp án – biểu điểm:
HS1: – Trình bày cách tiến hành đo đạc như tr 85 SGK.
Đo BA, BAÂ, AC.
– Tính AÂCÂ.
Có D BAC D BAÂCÂ (vì AC// AÂCÂ)
ị
Thay số : ị (10đ)
3.Bài mới:
Hoạt động của GV - hs
ghi bảng
Hoạt động 1: Chuẩn bị thực hành (10 phút)
– GV yêu cầu các tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị thực hành của tổ về dụng cụ, phân công nhiệm vụ.
– GV kiểm tra cụ thể.
Các tổ trưởng báo cáo.
– GV giao cho các tổ mẫu báo cáo thực hành.
Đại diện tổ nhận mẫu báo cáo.
Báo cáo thực hành tiết 52 – 53 hình học
của tổ ........... lớp...
1) Đo gián tiếp chiều cao của vật (AÂCÂ)
Hình vẽ : a) Kết quả đo : AB =
BAÂ =
AC =
b) Tính AÂCÂ :
2) Đo khoảng cách giữa hai địa điểm trong đó có một địa điểm không thể tới được.
a) Kết quả đo :
BC =
b) Vẽ D AÂBÂCÂ có
BÂCÂ = ; AÂBÂ =
Hình vẽ
Tính AB ;
Điểm thực hành của tổ (GV cho)
STT
Tên HS
Điểm chuẩn bị dụng cụ
(2 điểm)
ý thức
kỉ luật
(3 điểm)
Kĩ năng thực hành
(5 điểm)
Tổng số điểm
(10 điểm)
Nhận xét chung (tổ tự đánh giá)
Tô Trưởng kí tên
4.Củng cố: GV chốt lại một số lưu ý để giờ sau thực hành đạt kết quả
5. Hướng dẫn về nhà:
-Hoàn thành báo cáo thực hành đo chiều cao của vật
-Chuẩn bị báo cáo thực hành (tiếp tục sử dụng báo cáo trên) để hoàn thành phần đo khoảng cách … theo nhóm; cọc tiêu, giác kế,…
E. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 09/3/2013
Tiết 52
Tuần 28
Thực hành
đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất, trong đó có một điểm không thể tới được
A. Mục tiêu
1. Kiến thức: HS biết cách đo gián tiếp khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất, trong đó có một điểm không thể tới được.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng thước ngắm để xác định điểm nằm trên đường thẳng, sử dụng giác kế đo góc trên mặt đất, đo độ dài đoạn thẳng trên mặt đất.
Biết áp dụng kiến thức về tam giác đồng dạng để giải quyết hai bài toán.
3.Tư duy
- Rèn khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lý và suy luận lôgic;
- Khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình và hiểu được ý tưởng người khác;
4. Thái độ: Rèn luyện ý thức làm việc có phân công, có tổ chức, ý thức kỉ luật trong hoạt động tập thể.
B.Chuẩn bị của GV và HS
- GV : – Địa điểm thực hành cho các tổ HS
– Các thước ngắm và giác kế để các tổ thực hành (liên hệ với phòng đồ dùng dạy học)
– Huấn luyện trước một nhóm cốt cán thực hành (mỗi tổ từ 1 đến 2 HS).
– Mẫu báo cáo thực hành của các tổ.
- HS: – Mỗi tổ HS là một nhóm thực hành, cùng với GV chuẩn bị đủ dụng cụ thực hành của tổ gồm :
+ 1 thước ngắm, 1 giác kế ngang
+ 1 sợi dây dài khoảng 10 m
+ 1 thước đo độ dài (loại 3 m hoặc 5 m)
+ 2 cọc ngắn, mỗi cọc dài 0,3 m
+ Giấy, bút, thước kẻ, thước đo độ.
– Các em cốt cán của tổ tham gia huấn luyện trước.
C. Phương pháp: Luyện tập, thực hành
D. Tiến trình bài dạy
1. ổn định tổ chức lớp
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
16/3/2013
8B
2. Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ thực hành như đã phân công: Báo cáo thực hành, cọc tiêu, giác kế, …
3. Bài mới:
Hoạt động của GV - hs
ghi bảng
Hoạt động: 3HS thực hành (45 phút) (Tiến hành ngoài trời, nơi có bãi đất rộng).
GV đưa HS tới địa điểm thực hành, phân công vị trí từng tổ.
Việc đo gián tiếp chiều cao của một cái cây hoặc cột điện và đo khoảng cách giữa hai địa điểm nên bố trí hai tổ cùng làm để đối chiếu kết quả.
GV kiểm tra kĩ năng thực hành của các tổ, nhắc nhở hướng dẫn thêm HS
Các tổ thực hành hai bài toán.
Mỗi tổ cử một thư kí ghi lại kết quả đo đạc và tình hình thực hành của tổ.
Sau khi thực hành xong, các tổ trả thước ngắm và giác kế cho phòng đồ dùng dạy học.
HS thu xếp dụng cụ, rửa tay chân, vào lớp để tiếp tục hoàn thành báo cáo.
Hoạt động 4: Hoàn thành báo cáo – Nhận xét – Đánh giá (20 phút)
GV yêu cầu các tổ HS tiếp tục làm việc để hoàn thành báo cáo.
– Các tổ HS làm báo cáo thực hành theo nội dung GV yêu cầu.
– Về phần tính toán, kết quả thực hành cần được các thành viên trong tổ kiểm tra vì đó là kết quả chung của tập thể, căn cứ vào đó GV sẽ cho điểm thực hành của tổ.
– Các tổ bình điểm cho từng cá nhân và tự đánh giá theo mẫu báo cáo.
– Sau khi hoàn thành các tổ nộp báo cáo cho GV.
– GV thu báo cáo thực hành của các tổ.
Thông qua báo cáo và thực tế quan sát, kiểm tra nêu nhận xét đánh giá và cho điểm thực hành của từng tổ.
4. Củng cố: Giáo viên thu báo cáo, nhận xét ý thức của học sinh trong giờ thực hành
5. Hướng dẫn về nhà (5 phút)
– Đọc “Có thể em chưa biết ” để hiểu về thước vẽ truyền, một dụng cụ vẽ áp dụng nguyên tắc hình đồng dạng.
- Chuẩn bị tiết sau “Ôn tập chương III ”; Làm các câu hỏi Ôn tập chương III.
Đọc Tóm tắt chương III tr 89, 90, 91 SGK; Làm bài tập số 56, 57, 58, tr 92 SGK.
E. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- GAH8_t49,52.doc