TOÁN
Tiết 69 : Điểm – Đoạn thẳng
I. MỤC TIÊU :
1/ Kiến thức : Giúp HS nhận biết được “điểm”, “đoạn thẳng”.
2/ Kĩ năng : Biết kẻ đoạn thẳng qua 2 điểm. Biết đọc tên các điểm và đoạn thẳng.
3/ Thái độ : Giáo dục HS tính nhanh nhẹn, chính xác.
II. CHUẨN BỊ :
1/ Giáo viên : Thước, vật mẫu.
2/ Học sinh : Bút chì, thước, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1/ Khởi động : Hát múa “Con ếch ộp”.
2/ Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra học kì I
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1096 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Toán khối 1 tuần 18, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TOÁN
Tiết 69 : Điểm – Đoạn thẳng
I. MỤC TIÊU :
Kiến thức : Giúp HS nhận biết được “điểm”, “đoạn thẳng”.
Kĩ năng : Biết kẻ đoạn thẳng qua 2 điểm. Biết đọc tên các điểm và đoạn thẳng.
Thái độ : Giáo dục HS tính nhanh nhẹn, chính xác.
II. CHUẨN BỊ :
1/ Giáo viên : Thước, vật mẫu.
2/ Học sinh : Bút chì, thước, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1/ Khởi động : Hát múa “Con ếch ộp”.
2/ Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra học kì I
- Nhận xét bài kiểm tra.
- Sửa bài sai : 9 = . . . + 4
7 = 7 – . . .
8 = 6 + . . .
- Tính : 10 – 8 + 5 ; 10 + 0 – 4
3/ Bài mới : Điểm – Đoạn thẳng.
Hoạt động của GIÁO VIÊN
Hoạt động của HỌC SINH
Phương pháp
ĐDDH
Hoạt động 1 : Giới thiệu.
* Mục tiêu : HS biết điểm, đoạn thẳng và cách đọc.
- Cho HS xem hình vẽ chỉ tay vào đọc (GV hướng dẫn cách đọc : B “bê”, C “xê”, D “đê” . . . )
- GV yêu cầu HS chấm 2 điểm, đặt tên A, B. GV kiểm tra ghi lên bảng. Cho HS nối 2 điểm lại.
* Chốt : Nối điểm A với B ta được đoạn thẳng AB.
- Điểm A, điểm B, . . .
- Làm nháp, dùng thước nối 2 điểm A, B.
- Chỉ tay vào và đọc “đoạn thẳng AB”
Trực quan.
Truyền đạt.
Động não.
Thực hành.
Truyền đạt.
Hoạt động 2 : Cách vẽ.
* Mục tiêu : HS biết cách vẽ.
- Dùng thước thẳng : dùng ngón tay di động trên mép thước.
- Gồm các bước :
+ Dùng bút chấm 2 điểm bất kì, đặt tên cho từng điểm.
+ Đặt mép thước qua 2 điểm, giữ thước cố định. Tay phải cầm bút, đặt đầu bút tựa vào mép thước tại điểm A, cho bút trược nhẹ đến điểm B.
+ Nhấc thước và bút ra, có đoạn thẳng AB trên mặt giấy.
- Giơ thước, kiểm tra.
- Thực hiện theo từngbước.
- Nêu lại thao tác vừa thực hiện.
Trực quan.
Truyền đạt.
Thực hành.
Nêu nhận xét.
Hoạt động 3 : Thực hành.
* Mục tiêu : HS làm bài nhanh, đúng.
- Bài 1 : Đọc tên điểm và đoạn thẳng.
- Bài 2 : Nối từng cặp điểm.
+ Em đọc tên đoạn thẳng vừa nối.
+ Đặt tên cho điểm rồi nối thành các đoạn thẳng.
+ Có bao nhiêu đoạn thẳng ?
- Bài 3 : Nhìn hình đếm đoạn thẳng.
+ Em đọc tên các đoạn thẳng.
+ Có mấy đoạn thẳng ?
- Điểm M, N. Đoạn thẳng MN.
- AB, AC, BC . . .
- Quan sát hình vẽ.
. . . 4 đoạn . . .
. . . 3 đoạn . . .
. . . 6 đoạn . . .
Động não.
Trực quan.
Thực hành.
Động não.
4. Hoạt động nối tiếp (5’)
- Trò chơi : Ghép hình.
- Trò chơi : Tiếp sức (Vẽ nhà, thuyền từ những đoạn thẳng).
- Dặn dò : Luyện vẽ, đọc tên.
* Chuẩn bị : Độ dài đoạn thẳng.
Rút kinh nghiệm
TOÁN
Tiết 70 : Độ dài đoạn thẳng
I. MỤC TIÊU :
Kiến thức : Giúp HS có biểu tượng về “ dài hơn – ngắn hơn ” từ đó có biểu tượng về độ dài đoạn thẳng thông qua đặc tính “ dài – ngắn ” của chúng.
Kĩ năng : Biết so sánh độ dài đoạn thẳng tuỳ ý bằng 2 cách : So sánh trực tiếp hoặc So sánh gián tiếp qua độ dài trung gian.
Thái độ : Giúp HS tính nhanh nhẹn, chính xác.
II. CHUẨN BỊ :
1/ Giáo viên : Bút chì, que tính, bảng cài.
2/ Học sinh : Que tính, bút.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1/ Khởi động : Trò chơi “Chuyền bánh”.
2/ Kiểm tra bài cũ : Điểm – Đoạn thẳng
A
B
C
D
E
- GV cho hình vẽ
+ Nêu các điểm ở trong quả táo ?
+ Nêu các điểm ở ngoài quả táo ?
- Đọc tên đoạn thẳng.
- Vẽ 1 đoạn thẳng, đặt tên.
3/ Bài mới : Độ dài đoạn thẳng
Hoạt động của GIÁO VIÊN
Hoạt động của HỌC SINH
Phương pháp
ĐDDH
Hoạt động 1 : Dạy biểu tượng “ dài hơn – ngắn hơn ” và so sánh trực tiếp.
* Mục tiêu : HS nhận biết biểu tượng “ dài hơn – ngắn hơn ” và so sánh trực tiếp.
- GV giơ 2 vật mẫu : cây thước, bút chì.
+ Làm thế nào để biết cái nào dài hơn, cái nào ngắn hơn ?
- GV tóm : Chập 2 chiếc lại sao cho 1 đầu chúng bằng nhau, nhìn đầu còn lại của chiếc nào dư ra thì dài hơn và ngược lại.
- GV cho HS lên bảng so sánh : 2 quyển vở, 2 hộp bút.
- Cho HS mở SGK, nêu nhận xét.
- Cho HS so sánh từng cặp các đoạn thẳng : AB-CD, PQ-MN.
* GV chốt : Mỗi đoạn thẳng có một độ dài nhất định.
- Mỗi nhóm chọn 1 bút, 1 thước, thảo luận.
- Đại diện lên trình bày, lớp bổ sung.
- 2 HS, lớp nhận xét.
- HS nhìn sách và nêu : thước trên dài hơn thước dưới, thước dưới ngắn hơn.
Đặt vấn đề.
Thảo luận.
Truyền đạt.
Thực hành.
Trực quan.
Động não.
Hoạt động 2 : So sánh gián tiếp.
* Mục tiêu : HS nhận biết so sánh gián tiếp
- So sánh độ dài bằng gang tay. GV vẽ 1 đoạn thẳng trên bảng.
- Xem hình vẽ ở SGK.
+ Đoạn thẳng nào dài hơn ?
+ Đoạn thẳng nào ngắn hơn ?
+ Vì sao em biết ?
- Có thể so sánh độ dài 2 đoạn thẳng bằng cách so sánh số ô vuông đặt vào mỗi đoạn thẳng đó.
- Thực hành đo bằng gang tay.
+ Đặt 1 ô vuông ở đoạn trên, 3 ô vuông ở đoạn dưới.
Trực quan.
Thực hành.
Động não.
Hoạt động 3 : Thực hành.
* Mục tiêu : HS làm bài nhanh, đúng.
- Bài 2 : Đếm số ô vuông đặt ở mỗi đoạn rồi ghi số tương ứng.
+ Đoạn thẳng nào dài nhất ?
+ Đoạn thẳng nào ngắn nhất ?
- Bài 3 : HS tự làm bài, nêu cách làm.
+ Băng giấy nào ngắn nhất ? Hãy tô màu băng giấy đó.
- Đếm và ghi số.
+ Đoạn 7 ô.
+ Đoạn 1 ô.
- Đếm ghi số.
+ So sánh số.
+ Tô màu tuỳ ý.
Thực hành.
4. Hoạt động nối tiếp (5’)
- Nhận xét cây bút nào dài nhất ? Vì sao em biết ?
- Trò chơi : “Nối hình”.
- Dặn dò : Luyện tập đo độ dài.
* Chuẩn bị : Thực hành
Rút kinh nghiệm
TOÁN
Tiết 71 : Thực hành đo độ dài
I. MỤC TIÊU :
Kiến thức : Giúp HS biết cách đo độ dài một số đồ vật quen thuộc : bảng, vở . . . Nhận biết được gang tay, bước chân của 2 người khác nhau không nhất thiết phải giống nhau. Từ đó có biểu tượng về sự “ sai lệch ”, “ tính xấp xỉ ”, “ ước lượng ”.
Kĩ năng : Bước đầu thấy sự cần thiết phải có một đơn vị đo “chuẩn” để đo độ dài.
Thái độ : Giúp HS tính nhanh nhẹn, chính xác.
II. CHUẨN BỊ :
1/ Giáo viên : Thước, que tính, trò chơi.
2/ Học sinh : Vở, thước.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1/ Khởi động : Trò chơi “Hoa tàn, hoa nở”.
2/ Kiểm tra bài cũ : Độ dài đoạn thẳng
- So sánh độ dài đoạn thẳng, nêu nhận xét.
- Tô màu vào que tính dài nhất. Vì sao em biết ?
3/ Bài mới : Thực hành đo độ dài
Hoạt động của GIÁO VIÊN
Hoạt động của HỌC SINH
Phương pháp
ĐDDH
Hoạt động 1 : Giới thiệu độ dài "gang tay", "bước chân".
* Mục tiêu : HS nhận biết độ dài "gang tay", "bước chân".
- GV nói : "Khoảng cách từ đầu ngón cái tới đầu ngón tay giữa" là gang tay.
- Cho HS xác định độ dài của gang tay, GV sửa sai, uốn nắn.
- Hãy đo cạnh bảng bằng gang tay, đọc kết quả đo của mình.
- Đo độ dài bằng bước chân :
- Hãy đo chiều dài cái bục giảng bằng bước chân.
- GV làm mẫu, cho HS thực hiện, sửa sai.
- Lắng nghe.
- Chấm 1 điểm nơi đặt đầu ngón cái và 1 điểm đầu ngón giữa.
- Lắng nghe.
- Cá nhân thực hiện.
Luyện tính.
Thực hành.
Tuyền đạt.
Trực quan.
Thực hành.
Hoạt động 2 : Thực hành.
* Mục tiêu : HS bài đúng, nhanh.
- Đơn vị đo là gì ?
+ Đo và nêu kết quả ?
- Đơn vị đo là gì ?
+ Ghi kết quả tương ứng với số bước chân.
- Đơn vị đo là gì ?
+ Đo độ dài cái bàn, bảng, sợi dây, cửa sổ.
+ Nêu kết quả.
- Giới thiệu đơn vị đo khác : sải tay, bút chì.
- Gang tay.
+ 8 gang tay.
- Bước chân.
- Que tinh.
+ Mỗi nhóm đo 1 vật.
Thực hành.
4. Hoạt động nối tiếp (5’)
- Nêu cách đo bằng gang tay, bước chân.
- Trò chơi : “Tập làm nhanh”.
- Dặn dò : Tập đo theo đơn vị đo vừa học.
* Chuẩn bị : Một chục – Tia số
Rút kinh nghiệm
TOÁN
Tiết 72 : Một chục – Tia số
I. MỤC TIÊU :
1/ Kiến thức : Giúp HS nhận biết 10 đơn vị còn gọi là một chục.
2/ Kĩ năng : Biết đọc và ghi số trên tia số.
3/ Thái độ : Giúp HS tính nhanh nhẹn, chính xác.
II. CHUẨN BỊ :
1/ Giáo viên : Tranh vẽ, bảng cài.
2/ Học sinh : Que tính, bộ số.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1/ Khởi động : Trò chơi “Gọi tên”.
2/ Kiểm tra bài cũ : Thực hành đo độ dài
- Em dùng gang tay đo bàn học của em.
- So sánh độ dài của 2 cây thước.
3/ Bài mới : Một chục – Tia số
Hoạt động của GIÁO VIÊN
Hoạt động của HỌC SINH
Phương pháp
ĐDDH
Hoạt động 1 : Giới thiệu một chục.
* Mục tiêu : HS nhận biết một chục.
- GV đếm vật mẫu con mèo, GV gắn vào bảng cài.
10 con mèo còn gọi là 1 chục con mèo.
- Tiếp tục gắn quả dâu.
10 quả dâu còn gọi là 1 chục quả dâu.
- Đếm số que tính của em.
10 que tính còn gọi là mấy chục que tính ?
10 đơn vị còn gọi là mấy chục ?
- GV ghi : 10 đơn vị = 1 chục.
1 chục bằng bao nhiêu đơn vị ?
- Quan sát, đếm và nêu có
10 con mèo.
- 10 quả dâu.
- 10 que tính.
+ 1 chục que tính.
+ 1 chục = 10 đơn vị.
Trực quan.
Động não.
Hoạt động 2 : Giới thiệu tia số.
* Mục tiêu : HS biết được tia số.
- GV vẽ tia số và giới thiệu đây là tia số.
+ Số đầu tiên là bao nhiêu ?
+ Mỗi vạch được ghi mấy số ?
+ Các số được ghi theo thứ tự nào ?
- GV tóm : Tia số có 1 điểm gốc là 0, các điểm cách đều nhau ghi 1 số, theo thứ tự tăng dần.
- Dùng tia số để minh họa việc so sánh. Số ở bên trái nhỏ hơn số ở bên phải và ngược lại.
- Quna sát và nhận xét.
+ Chữ số 0.
+ 1 chữ số.
+ Tăng dần.
- Lắng nghe.
Trực quan.
Vấn đáp.
Truyền đạt.
Hoạt động 3 : Thực hành.
* Mục tiêu : HS làm bài đúng, nhanh.
- Bài 1 : Đếm rồi vẽ thêm cho đủ chục.
- Bài 2 : Khoanh cho đủ chục.
+ Đếm con vật rồi khoanh
- Bài 3 : Viết các số còn thiếu.
+ Đọc lại tia số.
+ Nêu các số vừa điền ? Vì sao ?
- Thêm chấm tròn cho đủ chục.
+ Khoanh 10 con.
- Viết vào mỗi vạch 1 số theo thứ tự tăng dần.
Thực hành.
Động não.
4. Hoạt động nối tiếp (5’)
- Củng cố : Em hãy vẽ 1 tia số.
- Trò chơi : Điền số.
- Dặn dò : Luyện tính.
* Chuẩn bị : Mười một – Mười hai
Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- Giao an - Nguyen - TOAN - Tuan 18.doc