Giáo án môn Toán khối 1 tuần 31

TOÁN

Tiết 121 : Luyện tập

I. MỤC TIÊU :

1/ Kiến thức : Giúp HS củng cố kĩ năng làm tính cộng, trừ các số trong phạm vi 100. Bước đầu nhận biết về kĩ năng tính chất giao hoán của phép cộng và quan hệ giữa 2 phép tính cộng và trừ.

2/ Kĩ năng : Rèn kĩ năng làm tính nhẩm (trong trường hợp đơn giản).

3/ Thái độ : Giúp HS tính nhanh nhẹn, chính xác.

II. CHUẨN BỊ :

1/ Giáo viên : Bảng cài, bảng con, phấn màu, trò chơi.

2/ Học sinh : Vở, bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

1/ Khởi động : Trò chơi “Gà gáy”.

2/ Kiểm tra bài cũ : Phép cộng, trừ các số trong phạm vi 100 (không nhớ)

 - Tính nhẩm : 38 – 28 63 – 52

 79 + 10 46 + 3

 - Điền dấu > , < , = : 36 . . . 30 + 6 60 . . . 3 = 63

 72 . . . 2 = 70 79 . . . 29 = 50

3/ Bài mới : Luyện tập

 

doc6 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1236 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Toán khối 1 tuần 31, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TOÁN Tiết 121 : Luyện tập I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : Giúp HS củng cố kĩ năng làm tính cộng, trừ các số trong phạm vi 100. Bước đầu nhận biết về kĩ năng tính chất giao hoán của phép cộng và quan hệ giữa 2 phép tính cộng và trừ. 2/ Kĩ năng : Rèn kĩ năng làm tính nhẩm (trong trường hợp đơn giản). 3/ Thái độ : Giúp HS tính nhanh nhẹn, chính xác. II. CHUẨN BỊ : 1/ Giáo viên : Bảng cài, bảng con, phấn màu, trò chơi. 2/ Học sinh : Vở, bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1/ Khởi động : Trò chơi “Gà gáy”. 2/ Kiểm tra bài cũ : Phép cộng, trừ các số trong phạm vi 100 (không nhớ) - Tính nhẩm : 38 – 28 63 – 52 79 + 10 46 + 3 - Điền dấu > , < , = : 36 . . . 30 + 6 60 . . . 3 = 63 72 . . . 2 = 70 79 . . . 29 = 50 3/ Bài mới : Luyện tập Hoạt động của GIÁO VIÊN Hoạt động của HỌC SINH Phương pháp ĐDDH Hoạt động : Luyện tập. * Mục tiêu : HS làm tính nhanh, đúng. Bài 1 : Cho HS tự làm bài rồi sửa bài. 34 + 42 = 76 42 + 34 = 76 76 – 42 = 34 76 – 34 = 42 - Nhận xét về mối quan hệ giữa phép cộng và trừ. - Lưu ý đặt tính đúng cột. Bài 2 : Cho HS lựa chọn các số tương ứng với từng phép tính đã cho (nhìn hình lựa chọn). Bài 3 : GV cho HS thực hiện phép tính ở vế trái và vế phải, so sánh 2 số rồi điền dấu thích hợp. 30 + 6 = 6 + 30 36 36 Bài 4 : Nêu yêu cầu của bài. - Vì sao 6 + 12 nối với 19 là sai ? - Vì sao 30 + 11 nối với 41 là dúng ? - GV nhận xét. - Làm vào vở từng bài, sửa. - Phép trừ suy ra từ phép cộng. - Làm vào vở. - HS tính từng vế, nêu kết quả tính và so sánh. - Kết quả 2 vế. 12 + 6 = 18 30 + 11 = 41 Thực hành. Động não. Động não. Vấn đáp. 4/ Hoạt động nối tiếp : - Củng cố : Tính nhẩm 37 + 41 = ; 76 – 55 = - Trò chơi : Tính nhanh. - Dặn dò : Luyện tính. * Chuẩn bị : Đồng hồ, thời gian Rút kinh nghiệm TOÁN Tiết 122 : Đồng hồ – Thời gian I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : Giúp HS làm quen với mặt đồng hồ. Biết đọc giờ đúng trên đồng hồ. 2/ Kĩ năng : Có biểu tượng ban đầu về thời gian. 3/ Thái độ : Giáo dục HS tính nhanh nhẹn, chính xác. II. CHUẨN BỊ : 1/ Giáo viên : Mô hình đồng hồ, bảng cài. 2/ Học sinh : Đồng hồ để bàn, sách, vở. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1/ Khởi động : Hát “Ếch ộp”. 2/ Kiểm tra bài cũ : Luyện tập - Tính : 83 – 52 97 – 88 56 – 4 71 + 5 - So sánh : 97 . . . 79 ; 46 . . . 64 88 . . . 73 + 12 ; 59 – 11 . . . 38 3/ Bài mới : Đồng hồ, thời gian Hoạt động của GIÁO VIÊN Hoạt động của HỌC SINH Phương pháp ĐDDH Hoạt động 1 : Giới thiệu mặt đồng hồ và vị trí các kim chỉ giờ đúng trên mặt đồng hồ. * Mục tiêu : HS nhận biết đồng hồ. - GV cho HS quan sát 1 đồng hồ để bàn, nêu nhận xét : + Mặt đồng hồ có những gì ? + Nhận xét về kim dài và kim ngắn ? - GV chốt : Mặt đồng hồ có kim ngắn, kim dài, có các số ghi từ 1 -> 12. Kim ngắn và kim dài đều quay được và quay theo chiều từ số bé đến số lớn. - GV giới thiệu : Khi kim dài chỉ vào số 12, kim ngắn chỉ đúng số 9 (hoặc bất kì số nào) thì đồng hồ lúc đó là 9 giờ. + Lúc 9 giờ, kim ngắn chỉ số mấy ? kim dài chỉ số mấy ? - Cho HS thực hành xem giờ ở các thời điểm khác nhau trên mặt đồng hồ. - Xem hình vẽ ở SGK từ trái sang phải. + Lúc 5 giờ, kim ngắn chỉ số mấy ? kim dài chỉ số mấy ? + 5 giờ sáng, em bé làm gì ? - Quan sát nêu nhận xét. + Các số từ 1 -> 12. + Đều quay. - Lắng nghe. - HS nhắc lại. + Số 9, số 12. - Cá nhân. - Xem SGK, nêu giờ đúng, vị trí của kim ngắn, kim dài. Trực quan. Vấn đáp. Giảng giải. Truyền đạt. Vấn đáp. Thực hành. Động não. Hoạt động 2 : Thực hành xem đồng hồ, ghi số giờ ứng với từng mặt đồng hồ. * Mục tiêu : HS biết xem giờ. + Vào buổi tối em thường làm gì ? + Em đi ngủ lúc mấy giờ ? + Ăn cơm trưa lúc mấy giờ ? - Làm vào vở. 10 giờ 11 giờ Thực hành. Vấn đáp. 4/ Hoạt động nối tiếp : - Trò chơi : Xem đồng hồ nhanh và đúng. - Dặn dò : Xem đồng hồ. * Chuẩn bị : Thực hành Rút kinh nghiệm TOÁN Tiết 123 : Thực hành I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : Giúp HS củng cố về xem giờ đúng trên đồng hồ. 2/ Kĩ năng : Bước đầu có hiểu biết về sử dụng thời gian trong đời sống thực tế của HS 3/ Thái độ : Giáo dục HS tính nhanh nhẹn, chính xác. II. CHUẨN BỊ : 1/ Giáo viên : Một vài kiểu đồng hồ. 2/ Học sinh : Vở, SGK, bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1/ Khởi động : Hát “Nắng sớm”. 2/ Kiểm tra bài cũ : Đồng hồ, thời gian - GV xoay mô hình đồng hồ ở các thời điểm giờ đúng : 7 giờ, 10 giờ, 1 giờ, 4 giờ . . . cho HS nêu. - Vẽ thêm kim dài, kim ngắn để chỉ 3 giờ, 5 giờ, 2 giờ, 11 giờ. - Nhận xét. 3/ Bài mới : Thực hành Hoạt động của GIÁO VIÊN Hoạt động của HỌC SINH Phương pháp ĐDDH Hoạt động : Thực hành. * Mục tiêu : Làm các bài tập nhanh, đúng. Bài 1 : HS xem tranh và làm theo mẫu. - Lúc 10 giờ kim dài chỉ số mấy? Kim ngắn? Bài 2 : HS tự làm bài. - Khi làm bài, HS chú ý kim ngắn vẽ như thế nào so với kim dài ? Bài 3 : Nối hoạt động với thời điểm có sẵn trên mặt đồng hồ : sáng, trưa, chiều, tối. Bài 4 : Vẽ kim đồng hồ theo giờ cho trước. + Nhìn tranh, mặt trời mọc là khoảng mấy giờ? + Về đến quê là khoảng mấy giờ ? - Đây là bài toán có nhiều kết quả cần lưu ý HS chọn vị trí vẽ kim cho phù hợp. - Đọc kết quả giờ đúng. - Kim dài : 12, ngắn : 10. - Làm vào vở. - Kim ngắn vẽ ngắn hơn. - Nêu kết quả nối, lớp nhận xét. + 6 giờ, 7 giờ. + 10 giờ, 11 giờ, 3 giờ. - Làm vào vở. Thực hành. Động não. Thực hành. Động não. 4/ Hoạt động nối tiếp : - Trò chơi : Vẽ kim ngắn. - Dặn dò : Luyện xem đồng hồ. * Chuẩn bị : Luyện tập Rút kinh nghiệm TOÁN Tiết 124 : Luyện tập I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : Giúp HS củng cố về xem giờ đúng trên mặt đồng hồ. 2/ Kĩ năng : Xác định vị trí của các kim ứng với giờ đúng trên mặt đồng hồ. 3/ Thái độ : Bước đầu nhận biết các thời điểm trong sinh hoạt hàng ngày. II. CHUẨN BỊ : 1/ Giáo viên : Mô hình mặt đồng hồ. 2/ Học sinh : Vở, bảng đ/s. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1/ Khởi động : Trò chơi “Con thỏ”. 2/ Kiểm tra bài cũ : Thực hành - GV sử dụng mô hình mặt đồng hồ, xoay kim để có giờ đúng và yêu cầu HS đọc. + Vì sao em biết ? - Nhận xét, cho điểm. 3/ Bài mới : Luyện tập Hoạt động của GIÁO VIÊN Hoạt động của HỌC SINH Phương pháp ĐDDH Hoạt động : Luyện tập. * Mục tiêu : HS làm tính nhanh, đúng. Bài 1 : Nối đồng hồ với số chỉ giờ đúng. - Nêu vị trí các kim tương ứng. - Vì sao em chọn mặt đồng hồ đó ? Bài 2 : Quay các kim trên mặt đồng hồ để đồng hồ chỉ giờ cho sẵn. Bài 3 : Nối mỗi câu với đồng hồ thích hợp. - Đọc các câu trong bài lên. - Tìm đồng hồ chỉ số giờ nêu trong các câu trên. - Làm và nêu kết quả. - Nhóm thực hiện theo yêu cầu của mỗi nhóm. - 1 em lên bảng làm bài. - Lớp làm ở vở. Thực hành. Thảo luận nhóm. Thực hành. 4/ Hoạt động nối tiếp : - Trò chơi : Xem đồng hồ. - Dặn dò : Luyện tập xem giờ đúng. - Chuẩn bị : Luyện tập Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docGiao an - Nguyen - TOAN - Tuan 31.doc