I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nắm được các khái niệm mở đầu, tính chất thừa nhận của hình học không gian, các định lý về quan hệ song song .
2. Kỹ năng: Vẽ hình biểu diễn của hình không gian lên mặt phẳng, phát hiện ra dấu hiệu cho phép sử dụng một tính chất hoặc định lý nào đó để đưa đến đccm.
3. Thái độ: Kỹ lưỡng, chính xác khi vẽ hình, có thái độ tích cực trong học tập
4. Tư duy: Phát triển tư duy qua việc vẽ hình biểu diễn, từ đó liện hệ thực tế
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Mô hình hình học không gian, phiếu học tập, giáo án, phấn màu, .
- Học sinh: Bảng phụ, viết màu, một số kiến thức cũ liên quan .
III. Phương pháp:
- Gợi mở, đặt vấn đề đan xen thảo luận nhóm, .
IV. Nội dung:
1. Ổn định lớp – Kiểm tra bài củ:
- Nhắc lại phương pháp tìm giao tuyến của hai mặt phẳng, từ đó suy ra cách chứng minh 3 điểm thẳng hàng ?
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 862 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Toán khối 11 - Chủ đề: Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án bám sát: CHỦ ĐỀ: ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG
Tuần: 13 - 14
Tiết 13 - 14
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nắm được các khái niệm mở đầu, tính chất thừa nhận của hình học không gian, các định lý về quan hệ song song..
2. Kỹ năng: Vẽ hình biểu diễn của hình không gian lên mặt phẳng, phát hiện ra dấu hiệu cho phép sử dụng một tính chất hoặc định lý nào đó để đưa đến đccm.
3. Thái độ: Kỹ lưỡng, chính xác khi vẽ hình, có thái độ tích cực trong học tập
4. Tư duy: Phát triển tư duy qua việc vẽ hình biểu diễn, từ đó liện hệ thực tế
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Mô hình hình học không gian, phiếu học tập, giáo án, phấn màu,..
- Học sinh: Bảng phụ, viết màu, một số kiến thức cũ liên quan.
III. Phương pháp:
- Gợi mở, đặt vấn đề đan xen thảo luận nhóm,.
IV. Nội dung:
1. Ổn định lớp – Kiểm tra bài củ:
- Nhắc lại phương pháp tìm giao tuyến của hai mặt phẳng, từ đó suy ra cách chứng minh 3 điểm thẳng hàng ?
2. Nội dung bài mới:
TG
Họat động học sinh
Họat động giáo viên
Nội dung
* Họat động 1: Luyện kỹ năng vẽ hình biểu diển.
- Học sinh nghe hiểu nhiệm vụ sau 6 phút từng nhóm trình bày kết quả:
a.
b.
c.
d.
- Cho học sinh nhắc lại các qui tắc vẽ hình biểu diễn, sau đó chia học sinh thàm 4 nhóm giao nhiệm vụ
- Cho hs lên bảng trình bày
sau đó gọi từng nhóm trình bày các vẽ và nhận xét chéo
- Gv nhận xét bài làm của học sinh, sữa sai (nếu có)
1. Vẻ các hình biểu diễn của các hình sau:
a. Hình chóp có đáy là hình chữ nhật
b. Hình tứ diện
c. Hình hộp chữ nhật
d. Mặt cầu
* Họat động 2: Tìm giao tuyến của hai mp, CM 3 điểm thẳng hàng.
- Hs nghe hiểu nhiệm vụ chia nhóm làm bài tập.
a. Ta có: M, N lần lược thuộc AB, BC nên M, N thuộc vào (ABC) (1)
Mặt khác:
AB ∩ (α) = M
BC ∩ (α) = N
nên M, N thuộc (α) (2)
Từ (1), (2) :
Þ MN = (ABC) ∩ (α)
b. Theo câu a) ta có M, N là 2 điểm chung của (ABC) và (α)
và AC ∩ (α) = P nên:
P Î (ABC) ∩ (α). Vây M, N, P cùng thuộc vào giao tuyến của hai (ABC), (α)
Nên M, N, P thẳng hàng.
- Cho hs nhắc lại phương pháp tìm giao tuyến của hai mặt phẳng, từ đó suy ra cách chứng minh 3 điểm thẳng hàng ?
- Cho hs trình bày và nhận xét bài làm của nhóm bạn
- GV gợi ý:
a) Ta có:
M, N thuộc (ABC) và
AB ∩ (α) = M
BC ∩ (α) = N suy ra điều cần chứng minh.
b) Chúng tỏ P thuộc vào giao tuyến của (ABC) và
(α)
- Nhận xét bài làm của học sinh
2. Cho mặt phẳng (α) và 3 điểm A, B, C không nằm trên (α). Các đường thẳng AB, BC, CA đều cắt (α) lần lược tại M, N, P.
a. Tìm giao tuyến của (α) và (ABC) ?
b. CM 3 điểm ABC thẳng hàng .
* Họat động 3: Tìm giao tuyến của đường thẳng với mp, của mp với mp
- Hs thực hiện chia nhóm làm bài tập theo yêu cầu của giáo viên sau 9 phút trình bày:
a. (SBM) ∩ (SAC) = ?
b. BM ∩ (SAC) = ?
- Cho hs chia nhóm làm bài tập trong 9 phút trình bày, sau đó cho từng nhóm nhận xét bài làm của nhóm bạn.
- GV gợi ý:
a) Ta có : S là điểm chung thứ nhất, Cần tìm điểm chung thứ hai J là giao điểm của AC và BI suy ra ĐCCM.
b) Gọi K là giao điểm của BM và SJ lúc đó K là điểm cần tìm.
- Cho hs trình bày và nhận xét bài làm của nhóm bạn.
- Nhận xét bài làm của hs sửa sai (Nếu có)
3. Cho hình chóp S.ABCD. Gọi M là một điểm thuộc miền trong của tam giác SCD.
a. Tìm (SBM) ∩ (SAC) = ?
b. Tìm BM ∩ (SAC) = ?
3. Củng cố:
- Câu hỏi trắc nghiệm:
CÂU 1: Các yếu tố nào sau đây xác định một mặt phẳng duy nhất:
A/ Ba điêm B/ Một điểm và một đường thẳng.
C/ Hai đường thẳng cắt nhau. D/ Bốn điểm.
CÂU 2: Cho . Có thể xác định được bao nhiêu mặt phẳng chứa tất cả các đỉnh của :
A/ 4 B/ 3 C/ 2 D/ 1
CÂU 3: Hãy tìm mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau:
A/ Có duy nhất một mặt phẳng đi qua một điểm và một đường thẳng cho trước.
B/ Có duy nhất một mặt phẳng đi qua một điểm và một đường thẳng cho trước chứa điểm đó.
C/ Có duy nhất một mặt phẳng đi qua một điểm và một đường thẳng cho trước không chứa điểm đó.
D/ Có duy nhất một mặt phẳng đi qua hai đường thẳng mà hai đường thẳng đó lần lượt nằm trên hai mặt phẳng cắt nhau.
CÂU 4: Trong mặt phẳng (P), cho 4 điêm A, B, C, D trong đó không có 3 điểm nào thẳng hang. Điểm . Có mấy mặt phẳng tạo bởi S và hai trong bốn điểm nói trên.
A/ 6 B/ 5 C/ 4 D/ 8
CÂU 5: Cho tứ diện ABCD. Gọi M, N, P, Q, R, S lần lượt là trung điểm các cậnhC, BD, AB, CD, AD, BC. Bốn điểm nào sau đây không đồng phẳng:
A/ P, Q, R, S B/ M, P, R, S C/ M, R, S, N D/ M, N, P, Q
CÂU 6: Trong không gian cho bốn điểm không đồng phẳng, có thể xác định nhiều nhất bao nhiêu mặt phẳng phân biệt từ các điểm đó:
A/ 6 B/ 3 C/ 2 D/ 4
4. Dặn dò :
- Làm các bài tập về nhà
File đính kèm:
- BAM SAT DAI CUONG DT VA MP.doc