Bài 1: Cho tứ diện ABCD .Gọi M, N lần lượt là trung điểm AC và BC .Gọi K là một điểm lấy
trên cạnh BD sao cho BK = 3KD . Tìm giao tuyến của các cặp mặt phẳng :
a) (MNK) và (BCD) b) (MNK) và (ACD) .
Bài 2 : Cho hình chóp S.ABCD với đáy ABCD là hình bình hành tâm O .Gọi M, N, P lần lượt
là trung điểm của các đoạn BC, CD, SO .Tìm giao tuyến của mặt phẳng (MNP) với các
mặt phẳng (SAB) , (SAD) , (SBC) và (SCD) .
2 trang |
Chia sẻ: manphan | Lượt xem: 1560 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn toán lớp 11: Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dạng 1 : Xác định giao tuyến của hai mặt phẳng
Bài 1: Cho tứ diện ABCD .Gọi M, N lần lượt là trung điểm AC và BC .Gọi K là một điểm lấy
trên cạnh BD sao cho BK = 3KD . Tìm giao tuyến của các cặp mặt phẳng :
a) (MNK) và (BCD) b) (MNK) và (ACD) .
Bài 2 : Cho hình chóp S.ABCD với đáy ABCD là hình bình hành tâm O .Gọi M, N, P lần lượt
là trung điểm của các đoạn BC, CD, SO .Tìm giao tuyến của mặt phẳng (MNP) với các
mặt phẳng (SAB) , (SAD) , (SBC) và (SCD) .
Bài 3 : Cho tứ diện ABCD và O là một điểm thuộc miền trong của tam giác BCD , M là một
điểm trên đoạn AO .
Tìm giao tuyến của mặt phẳng (MCD) với các mặt phẳng (ABC) và (ABD) .
Gọi I, K là hai điểm lần lượt lấy trên BC và BD .Tìm giao tuyến của mặt phẳng (IKM) với các mặt phẳng (ACD) , (ABC) và (ABD) .
Bài 4 : Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành . Gọi M, N lần lượt là trung
điểm của SB ,SD .Lấy một điểm P trên cạnh SC sao cho SP = 3PC . Tìm giao tuyến của
mặt phẳng (MNP) với các mặt (SAC) , (SAB) , (SAD) và (ABCD) của tứ diện .
Bài 5 : Cho tứ diện ABCD và điểm M thuộc miền trong của tam giác ACD .Gọi I và J tương
ứng là hai điểm trên cạnh BC và BD sao cho IJ không song song với CD .
Hãy xác định giao tuyến của hai mặt phẳng (IJM) và (ACD) .
Lấy N là điểm thuộc miền trong của tam giác ABD sao cho JN cắt đoạn AB tại L . Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng (MNJ) và (ABC) .
Dạng 2 : Tìm giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng
Bài 6 : Cho tứ diện ABCD .Gọi I ,K theo thứ tự là hai điểm trong của các tam giác ABC và
BCD .Giả sử đường thẳng IK cắt mặt phẳng (ACD) tại J . Hãy xác định giao điểm J đó
Bài 7 : Cho tứ diện ABCD .Gọi M , N lần lượt lấy trên các cạnh AC và BC sao cho MN
không song song với AB .Gọi O là một điểm thuộc miền trong của tam giác ABD . Tìm
giao điểm của AB và AD với mặt phẳng (OMN) .
Bài 8 : Cho hình chóp S.ABCD .Gọi M là một điểm trên cạnh SC .
Tìm giao điểm của AM và mặt phẳng (SBD) .
Lấy một điểm N trên cạnh BC .Tìm giao điểm của SD và mặt phẳng (AMN) .
Bài 9 : Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành và M là trung điểm của SC .
Tìm giao điểm I của đường thẳng AM với mặt phẳng (SBD) .CMR IA = 2IM .
Tìm giao điểm P của đường thẳng SD với mặt phẳng (ABM) .
Gọi N là một điểm tuỳ ý trên cạnh AB .Tìm giao điểm của đường thẳng MN với mặt phẳng (SBD) .
Bài 10 : Cho tứ diện ABCD .Gọi M , N là hai điểm lần lượt lấy trên AC và AD .Gọi G là
trọng tâm tam giác BCD .Tìm giao điểm của :
a) MN và (ABG) b) AG và (BMN) .
Dạng 3 : Chứng minh ba điểm thẳng hàng - Chứng minh ba đường thẳng đồng quy
Bài 11: Cho hình chóp S.ABC và một mặt phẳng (P) cắt các cạnh SA ,SB ,SC lần lượt tại A’,
B’ ,C’ sao cho B’C’ cắt BC tại D ,C’A’ cắt CA tại E ,A’B’ cắt AB tại F .Chứng minh
ba điểm D , E ,F thẳng hàng .
Bài 12 : Cho hình chóp S.ABCD có I ,K là hai điểm cố định trên SA và SC sao cho SI = 2IA ,
SK = KC .Một mặt phẳng (P) quay quanh IK cắt SB tại M và cắt SD tại N .Gọi O là
giao điểm của AC và BD .
CMR ba đường thẳng IK ,MN, SO đồng quy .Từ đó suy ra cách dựng điểm N .
Gọi E là giao điểm của AD và BC , F là giao điểm của IN và MK .CMR ba điểm S , E , F thẳng hàng .
Gọi P là giao điểm của IN và AD , Q là giao điểm của MK và BC . CMR khi (P) thay đổi đường thẳng PQ luôn đi qua một điểm cố định .
Bài 13:Cho hình chóp S.ABCD có I là một điểm trên cạnh AD và K là một điểm trên cạnh SB
Tìm các giao điểm E ,F của IK và DK với mặt phẳng (SAC) .
Gọi O là giao điểm của AD và BC ,M là giao điểm của SC và OK .CMR bốn điểm A , E , F , M thẳng hàng .
Bài 14 : Cho tứ diện ABCD và G là trọng tâm tam giác ACD .Trên AB ,AC, AD lần lượt lấy
các điểm M, N, P sao cho : .Gọi I , J lần lượt là các giao điểm của
đường thẳng MN với BC và MP với BD .
CMR : MG , PI , NJ đồng phẳng .
Gọi E ,F lần lượt là các trung điểm của CD ,NI ; H là giao điểm của MG với BE ; K là giao điểm của GF với (BCD) .CMR bốn điểm H, K ,I ,J thẳng hàng .
Bài 15 : Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành tâm O; M, N lần lượt là trung điểm
của SA và SC .
Tìm giao tuyến của mặt phẳng (MNB) với các mặt phẳng (SAB), (SBC) .
Tìm giao điểm I của đường thẳng SO với mặt phẳng (MNB) và giao điểm K của đường thẳng SD với mặt phẳng (MNB) .
Xác định giao tuyến của (MNB) với (SAD) và (SDC) .
Xác định các giao điểm E, F của các đường thẳng DA ,DC với mặt phẳng (MNB) và chứng tỏ rằng ba điểm E ,B ,F thẳng hàng .
Dạng 4 : Tìm thiết diện của hình chóp với mặt phẳng
Bài 16 : Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành tâm O .Gọi M ,N ,E là ba điểm lần
lượt lấy trên AD ,CD và SO .Tìm thiết diện của hình chóp cắt bởi mặt phẳng (MNE) .
Bài 17: Cho hình chóp S.ABCD. Ttrong tam giác SBC lấy một điểm M và trong tam giác
SCD lấy một điểm N .
Tìm giao điểm của đường thẳng MN với mặt phẳng (SAC) .
Tìm giao điểm của cạnh SC với (AMN) .
Tìm thiết diện của hình chóp cắt bởi mặt phẳng (AMN) .
Bài 18 : Cho hình chóp S.ABCD có đay là hình bình hành và M là trung điểm của SC .
Tìm giao điểm I của AM với (SBD) .Chứng minh IA = 2MI .
Tìm giao điểm F của SD với (ABM) . Chứng minh F là trung điểm của SD và tứ giác ABMF là một hình thang .
Gọi N là một điểm tuỳ ý trên BC .Tìm thiết diện của hình chóp cắt bởi (AMN) .
Bài 19 : Cho hình chóp tứ giác S.ABCD và d là một đường thẳng nằm trong (ABCD) sao cho
d song song với BD , M là trung điểm của SA .Hãy xác định thiết diện của hình chóp
S.ABCD cắt bới mặt phẳng (M,d) trong các trường hợp sau :
d không cắt cạnh nào của đáy ABCD .
d đi qua điểm C .
d cắt hai cạnh BC và CD tại I và J .
d cắt hai cạnh AB và AD tại P và Q .
Bài 20 : Cho tứ diện ABCD .Gọi E là điểm đối xứng với A qua C .Xác định thiết diện của tứ
diện ABCD khi cắt bới mặt phẳng đi qua B ,E và một điểm F trong các trường hợp sau
F nằm trên đoạn CD và không trùng với C và D .
F nằm trong tam giác ACD .
F nằm trong đoạn thẳng DD’ với D’ là trọng tâm tam giác ABC .
File đính kèm:
- toan 11.doc