I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu và nắm được khái niệm về phép biến hình;
2. Kỹ năng: Hs nhận biết được một số quy tắc đặt tương ứng mỗi điểm, mỗi hình nào đó có phải là phép biến hình hay không
3. Thái độ: Độc lập, tự chủ, sáng tạo trong học tập toán
Toán học bắt nguồn từ thực tế, phục vụ thực tế
Nhận biết được tính chặt chẽ trong Toán học
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
17 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 946 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Toán lớp 11 năm học: 2013 - 2014 trường THPT Thu Xà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Thu Xà GIÁO ÁN MÔN : TOÁN – LỚP 11
Tổ : Toán - Tin Năm học : 2013 - 2014
GV: Trần Văn. Ngày soạn: Ngày 10 tháng 08 năm 2013
Ngày dạy: Ngày 13 tháng 08 năm 2013
CHƯƠNG I: PHÉP DỜI HÌNH VÀ PHÉP TỊNH TIẾN
Tiết 1 Tuần 1 §1 Phép biến hình
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu và nắm được khái niệm về phép biến hình;
2. Kỹ năng: Hs nhận biết được một số quy tắc đặt tương ứng mỗi điểm, mỗi hình nào đó có phải là phép biến hình hay không
3. Thái độ: Độc lập, tự chủ, sáng tạo trong học tập toán
Toán học bắt nguồn từ thực tế, phục vụ thực tế
Nhận biết được tính chặt chẽ trong Toán học
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
1. Chuẩn bị của thầy: Các thiết bị dạy học, giáo án,
2. Chuẩn bị của trò: Sách giáo khoa, dụng cụ học tập
III. Tiến trình dạy học:
1.Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Phép biến hình
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
20 phút
M
d
M’
G: Cho đường thẳng d và M nằm ngoài d. dựng hình chiếu vuông góc M’của điểm M lên đường thẳng d?
H: leân baûng döïng
G: nhận xét bài dựng của hs
Có bao nhiêu điểm M’ là hình
chiếu vuông góc của điểm M lên
đường thẳng d?
H: Có một điểm M’ duy nhất
G: Yêu cầu học sinh thực hiện hd2/4 sgk
H: quy tắc
Định nghĩa: Quy tắc đặt tương ứng mỗi điểm M của mặt phẳng với một điểm xác định duy nhất M’ của mặt phẳng đó được gọi là phép biến hình trong phẳng
Ký hiệu phép biến hình là F thì ta viết F(M) = M’ hay
M’ = F(M)
M’ gọi là ảnh của M
Nếu H là một hình trong mặt phẳng H’ = F(H) là tập các điểm M’ = F(M) với mọi điểm MH. ta nói F biến hình H thành hình H’, khi F biến hình H thành H’ thì H’ gọi là ảnh của H
Nếu phép biến hình biến mọi điểm M của mặt phẳng thành chính nó gọi là phép đồng nhất.
Hoạt động 2: II. Ôn tập phép đối xứng trục, đối xứng tâm.
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
10 phút
G: Gọi học sinh nhắc lại định nghĩa phép đối xứng trục d đã học ở lớp 7
H: Trả lời
1. Phép đôi xứng trục:
Định nghĩa: Cho đường thẳng d. Phép biến hình biến mỗi điểm M trên đường thẳng d thành chính nó, biến mỗi điểm M không thuộc d thành điểm M’ sao cho d là đường trung trực đoạn thẳng MM’ được gọi là phép đối xứng qua đường thẳng d hay phép đối xứng trục d.
10 phút
G: Gọi học sinh nhắc lại định nghĩa phép đối xứng tâm đã học ở lớp 7
H: Trả lời
G: Chỉnh sửa (nếu có)
2. Phép đôi xứng tâm:
Định nghĩa:Cho điểm I. Phép biến hình biến mỗi điểm I thành chính nó, biến mỗi điểm M khác I thành điểm M’ sao cho I là trung điểm đoạn thẳng MM’ được gọi là phép đối xứng tâm I.
4. Củng cố - Dặn dò: ( 4 phút) Nêu định nghĩa phép biến hình
- Học bài cũ, xem §2 phép tịnh tiến
5. Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Trường THPT Thu Xà GIÁO ÁN MÔN : HÌNH HỌC – LỚP 11
Tổ : Toán - Tin Năm học : 2013 - 2014
GV: Trần Văn. Ngày soạn: Ngày 11tháng 8 năm 2013
Ngày dạy: Ngày 1314 tháng 8 năm 2013
CHƯƠNG I: PHÉP DỜI HÌNH VÀ PHÉP TỊNH TIẾN
Tiết 1 Tuần 1 §2 Phép tịnh tiến
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Hiểu và nắm được khái niệm về phép tịnh tiến.Hiểu được phép tịnh tiến hoàn toàn được xác định khi biết véctơ tịnh tiến. Biết được biểu thức tọa độ của phép tịnh tiến;
Hiểu được tính chất cơ bản của phép tịnh tiến và bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm bất kỳ
2. Kỹ năng: Hs nhận biết được một số quy tắc đặt tương ứng mỗi điểm, mỗi hình nào đó có phải là phép tịnh tiến hay không
Hs biết vận dụng biểu thức tọa độ để xác định tọa độ ảnh của một điểm, phương trình là ảnh của một đường thẳng cho trước qua một phép tịnh tiến
3. Thái độ: Độc lập, tự chủ, sáng tạo trong học tập toán
Toán học bắt nguồn từ thực tế, phục vụ thực tế
Nhận biết được tính chặt chẽ trong Toán học
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
1. Chuẩn bị của thầy: Các thiết bị dạy học, giáo án,
2. Chuẩn bị của trò: Sách giáo khoa, dụng cụ học tập
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Nhắc lại khái niệm phép biến hình?
3. Bài mới:
1. Định nghĩa
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
7 phút
G: Cho học sinh đọc định nghĩa .
H: Đọc định nghĩa sgk
G: Phép tịnh tiến xác định được khi nào?
H: Phép tịnh tiến xác định được khi véctơ được xác định .
G: Cho và một điểm M hãy dựng M’?
H: - Vẽ đường thẳng d qua M và song song với giá của véctơ
M’
d M
- Xác định trên d điểm M’ sao cho
Trong mặt phẳng cho véctơ . Phép biến hình biến điểm M thành điểm M’ sao cho = gọi là phép tịnh tiến theo véctơ
Phép tịnh tiến theo véctơ được ký hiệu , được gọi là vectơ tịnh tiến: (M) = M’.
- Xác định được ảnh của điểm M bất kì qua .
G:Nếu = thì phép tịnh tiến là phép biến hình gì?
H: Phép đồng nhất
Phép biến hình giữ nguyên vị trí của mọi điểm bất kì gọi là phép đồng nhất
Hoạt động 3: 2. Tính chất
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
7 phút
G: Cho học sinh đọc tính chất 1 và nói ý nghĩa của tính chất đó
H: Phép tịnh tiến bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm bất kỳ.
G:Hướng dẫn học sinh chứng minh tính chất 1
Tính chất 1: Nếu M’=(M), N’=(N) thì suy ra M’N’ = MN
5 phút
G: Cho học sinh đọc tính chất 2
H: Đọc sgk
G:Hướng dẫn học sinh chứng minh các tính chất 2
Tính chất 2: Phép biến:
- Một đường thẳng thành một đường thẳng song song hoặc trùng với nó;
- Một đoạn thẳng thành một đoạn thẳng có độ dài bằng nó;
- một tam giác thành một tam giác bằng nó;
- Một đường tròn thành một đường tròn có cùng bán kính.
Hoạt động 4: 3. Biểu thức tọa độ
Tg
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
5 phút
G: Tìm biểu thức biểu thị M’ qua và điểm M
H:,,
=
Trong mặt phẳng toạ độ Oxy cho vectơ , và điểm M(x;y)Tọa độ điểm M’(x’;y’) là ảnh của điểm M(x;y) qua phép tịnh tiến theo véctơ = (a;b) được xác định bởi công thức:
(*)
(*) gọi là biểu thức tọa độ của phép tịnh tiến
4. Củng cố, dặn dò:
Tg
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
15 phút
G: cho học sinh thảo luận, và giải.
H: Thảo luận, lên bảng giải.
G:
- Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho , hai điểm A(3 ;5), B(-1;1) và đường thẳng d có phương trình: x – 2y + 3 = 0
a/Tìm tọa độ các điểm A’, B’ theo thứ tự là ảnh của A, B qua phép tịnh tiến.
b/Tìm tọa độ điểm C sao cho A là ảnh của C qua phép tịnh tiến theo
c/Tìm phương trình đường thẳng d’ là ảnh của d qua phép tịnh tiến theo
- giải các bài tập còn lại SGK và SBT
5. Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Trường THPT Thu Xà GIÁO ÁN MÔN : HÌNH HỌC – LỚP 11
Tổ : Toán - Tin Năm học : 2013 - 2014
GV: Trần Văn. Ngày soạn: Ngày 25 tháng 8 năm 2013
Ngày dạy: Ngày 2728 tháng 8 năm 2013
CHƯƠNG I: PHÉP DỜI HÌNH VÀ PHÉP TỊNH TIẾN
Tiết 3 Tuần 3 §5 Phép quay
I. Mục tiêu cần đạt:
1/ Kiến thức:Học sinh nắm vững định nghĩa phép quay. Biết được phép quay xác định được khi biết tâm và góc quay
Nắm được các tính chất của phép quay, các hệ quả của phép quay
Vận dụng phép quay để giải các bài tập liên quan
2/ Tư duy: Rèn luyện tư duy lô gíc, cẩn thận, chính xác trong tính toán
3/ Kĩ năng:Biết cách xác định ảnh của phép quay khi biết tạo ảnh
Xác định được ảnh của một điểm, đường thẳng , đường tròn
II. Tiến trình tổ chức dạy học:
1/ Thiết bị và đồ dùng dạy học: thước
2/ Tài liệu dạy học: GA, SGK, SBT, SGV
III. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. Ổn định lớp: 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Nêu các tính chất của phép tịnh tiến theo véctơ
3. Bài mới
Hoạt động 1: 1. Định nghĩa
Tg
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
10 phút
G:Quan sát các loại chuyển động: sự dịch chuyển của chiếc kim đồng hồ, bánh xe răng cưa … Các dịch chuyển này giống nhau ở đâu ?
H: cả lớp thảo luận tìm điểm giống nhau giữa các sự dịch chuyển đó
trả lời : đều có các điểm quay xung quanh 1 điểm theo cùng một góc như nhau
G: Phép dịch chuyển như trên ta gọi là phép quay cùng tâm và cùng góc quay. Vậy như thế nào là phép quay quanh tâm O góc α? Cho học sinh đọc định nghĩa.
H: tiếp thu , vẽ hình và
ghi nhớ
G: nhấn mạnh
+ Điểm O gọi là tâm quay
+ được gọi là góc quay
+ Phép quay tâm O góc . Ký hiệu là :
G: Vậy phép quay xác định được khi biết những yếu tố nào ?
H: Khi biết : tâm quay O và góc quay
G: yêu cầu HS trả lời câu hỏi
lưu ý : chiều dương của phép quay là chiều dương của đường tròn lượng giác
H giải :
= + k2
= + k2
G: yêu cầu HS trả lời câu hỏi
H: quan sát hình vẽ SGK và trả lời
G: yêu cầu HS trả lời câu hỏi
H: -90o; -1800o
G: nêu nhận xét và chuẩn hoá kiến thức
Trong mặt phẳng cho điểm O cố định và góc lượng giác . Phép biến hình biến điểm O thành chính nó, biến điểm M ≠ O thành điểm M’ sao cho OM’ = OM và góc lượng giác (OM,OM’) = gọi là phép quay tâm O góc .
α
+ Điểm O gọi là tâm quay
+ được gọi là góc quay
+ Phép quay tâm O góc . Ký hiệu là :
Các trường hợp đặc biệt phép quay
+ Khi = k2 phép quay là phép đồng nhất
+ Khi = (2k +1) phép quay là phép đối xứng tâm O
Hoạt động 2: 2. Tính chất
Tg
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
10 phút
G: Cho HS quan sát bảng phụ (vẽ hình vô lăng h 1.34 SGK)
Khi vô lăng quay một góc nào đó thì hai điểm A,B quay theo tuy vị trí A,B thay đổi nhưng khoảng cách giữa chúng không thay đổi
H: quan sát hình vẽ trên bảng phụ và tiếp nhận vấn đề
G: Cho bài toán : cho ba điểm A, B, O. Gọi A’, B’ lần lượt là ảnh của A, B qua . Chứng minh : AB = A’B’
yêu cầu HS tóm tắt và vẽ hình bài toán
H: Ghi đề bài toán
G gợi ý : cần chứng minh OAB = OA’B’
H: tóm tắt và vẽ hình chứng minhOAB = OA’B’ và suy ra điều phải chứng minh. Rút ra tính chất 1
G: Vậy phép quay có tính chất nào? Nêu tính chất 2 (tính chất này được suy ra từ tc1)
Hướng dẫn HS cách chứng minh (bài tập về nhà)
H: tiếp thu và ghi nhớ
tc1: Phép quay bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm bất kì
I
Tc 2: Phép quay biến:
– Một đường thẳng thành một đường thẳng;
– Một đoạn thẳng thành một đoạn thẳng bằng nó;
– Một tam giác thành một tam giác bằng nó;
– Một đường tròn thành một đường tròn có cùng bán kính.
Nhận xét: Nếu d’ là ảnh của d qua phép quay góc (0 90o.
Hoạt động 3: 3. Biểu thức tọa độ:
Tg
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
10 phút
G: Gọi là số đo góc lượng giác (Ox;OM) thì sđ(Ox; OM’) như thế nào?
H: + 90o
G: hãy tính giá trị của x,y, x’, y’ theo OM và ?
H: x = OMcos,
y = OMsin, x’=OM’cos(+90o)
= OMsin= y
y’ = OM’sin( + 90o) = OM cos = x
G: cho học sinh cm 2. như một bài tập về nhà
1. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho điểm M(x; y). Gọi M’(x’; y’) là ảnh của M qua phép quay tâm O góc 90o ta có biểu thức tọa độ của là:
2. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho điểm M(x; y). Gọi M’(x’; y’) là ảnh của M qua phép quay tâm O góc 90o ta có biểu thức tọa độ của là:
4. Củng cố, dặn dò:
Tg
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
2 phút
G: Cho học sinh tự làm và giải tại chổ
H:
G: Gọi học sinh nhận xét
Chuẩn kiến thức
Bài tập 1: Cho hình vuông ABCD tâm O.
a) Tìm ảnh của C qua phép quay tâm A góc 90o.
b) Tìm ảnh của đường thẳng AB qua phép quay tâm O góc 90o.
7 phút
G: Cho học sinh tự làm và giải
H:
G: Gọi học sinh nhận xét
Chuẩn kiến thức
Bài tập 2: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho điểm A(2;1) và đường thẳng d có phương trình x + y 2 = 0.Tìm ảnh của A và d qua phép quay tâm O góc 90o.
– Giải các bài tập SBT
5. Rút kinh nghiệm: .....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Trường THPT Thu Xà GIÁO ÁN MÔN : HÌNH HỌC – LỚP 11
Tổ : Toán - Tin Năm học : 2013 - 2014
GV: Trần Văn. Ngày soạn: Ngày 01 tháng 9 năm 2013
Ngày dạy: Ngày 03 tháng 9 năm 2013
CHƯƠNG I: PHÉP DỜI HÌNH VÀ HAI HÌNH BẰNG NHAU
Tiết 4 Tuần 4 §6 Khái niệm phép dời hình và hai hình bằng nhau
I. Mục tiêu cần đạt:
1/ Kiến thức:Hs nắm khái niệm về phép dời hình, phép tịnh tiên, đối xứng trục, đối xứng tâm, phép quay là phép dời hình
Khái niệm hai hình bằng nhau.
Vận dụng phép quay để giải các bài tập liên quan
2. Kĩ năng: Bước đầu vận dụng phép dời hình trong một số bài tập đơn giản.
3. Thái độ: Rèn luyện tư duy lô gíc ,cẩn thận, chính xác trong tính toán.
II. Tiến trình tổ chức dạy học:
1/ Thiết bị và đồ dùng dạy học: thước
2/ Tài liệu dạy học: GA, SGK, SBT, SGV
III. Tiến trình tổ chức dạy học:
1/ Ổn định tổ chức: hs vắng:.................................................................................
2/ Kiểm tra bài cũ: (3 phút) Nêu tính chất của phép tịnh tiến, phép quay.
3/ Bài mới:
Hoạt động 1: Khái niệm về phép dời hình
Tg
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
7 Phút
G: Trong các phép tịnh tiến, đối xứng trục, tâm, Quay đều có tính chất nào chung?
H: Đều có tính chất chung là bảo toàn khoảng cách.
G: Từ tính chất chung đó người ta dùng tính chất đó để định nghĩa phép biến hình.
H: Nghe và tiếp nhận kiến thức.
G: –Nêu định nghĩa:
- Nếu phép dời hình F biến điểm M, N lần lượt thành M’,N’ thì ta có điều gì?
H: Xem nội dung định nghĩa trong SGK trang 19
- Ta có MN = M’N’
G: Với định nghĩa như vậy thì các phép đồng nhất, tịnh tiến. Đối xứng trục, đối xứng tâm có phải là phép dời hình không?
H: Các phép đồng nhất, tịnh tiến. Đối xứng trục, đối xưng tâm có phải là phép dời hình
G: Yêu cầu Hs xem ví dụ1 SGK trang 19
yêu cầu Hs làm trong SGK trang 20
H: Tiếp thu, ghi nhớ kiến thức
tiến hành xem ví dụ 1, hoạt động độc lập và làm
G: yêu cầu Hs xem ví dụ2 SGK trang 20
H:xem ví dụ2 SGK trang 20
Phép dời hình là phép biến hình bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm bất kì
Phép biến hình có được bằng cách thực hiện liên tiếp hai phép dời hình cũng là phép dời hình
Các phép đồng nhất, tịnh tiến. Đối xứng trục, đối xưng tâm có phải là phép dời hình
ví dụ1 SGK trang 19
trong SGK trang 20
ví dụ2 SGK trang 20
Hoạt động 2: 2. Tính chất
Tg
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
10 Phút
G: yêu cầu Hs xem tính chất trong SGk trang 21
H:hoạt động độc lập xem tính chất
G:yêu cầu Hs làm trong SGK trang 21
HD: Mối quan hệ giữa AB và A’B’; BC và B’C’; AC và A’C’? => Mối quan hệ giữa A’B’ + B’C’ và A’C’
H: hoạt động đôc lập và giải
Một Hs lên bảng giải
G: yêu cầu Hs làm trong SGK trang 21
hướng dẫn Hs, Gọi M1 = F(M) rồi sử dụng tính chất 1 để chứng minh
H: tiếp nhận hướng dẫn, tiến hành hoạt động đôc lập và làm
G: nêu chú ý trang 21 SGK
H: nghe và tiếp nhận kiến thức về chú ý
G: yêu cầu Hs xem ví dụ 3 SGK trang 21
H: tiến hành xem ví dụ 3 SGK trang 21
G: yêu cầu Hs làm trong SGK trang 22
H: hoạt động độc lập làm
I
Phép dời hình biến:
– 3 điểm thẳng hàng thành 3 điểm thẳng hàng và bảo toàn tính thứ tự của 3 điểm đó;
– Một đường thẳng thành một đường thẳng;
– Một tia thành một tia;
– Một đoạn thẳng thành một đoạn thẳng bằng nó;
– Một tam giác thành một tam giác bằng nó;
– Một góc thành một góc có số đo bằng nó;
Một đường tròn thành một đường tròn có bán kính bằng nó.
trong SGK trang 21
trong SGK trang 21
chú ý trang 21 SGK
ví dụ 3 SGK trang 21
trong SGK trang 22
Hoạt động 3: 3. Khái niệm hai hình bằng nhau
Tg
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
10 Phút
G: Ta đã biết phép dời hình biến một tam giác thành một tam giác bằng nó. Người ta chứng minh được rằng với hai tam giác bằng nhau ta luôn có một phép dời hình biến tam giác này thành tam giác kia. Người ta dùng tiêu chuẩn đó để chứng minh hai hình bằng nhau.
- Hãy cho biết hai hình như thế nào được gọi là bằng nhau?
H:
G: Từ cấu trả lời của Hs, Gv chuẩn kiến thức và đưa ra định nghĩa hai hình bằng nhau.
H: tiếp thu và ghi nhớ kiến thức
G: Yêu cầu Hs xem ví dụ 4 SGK trang 23 và giải
H: hoạt động độc lập đọc ví dụ 4 SGK trang 23 và giải
Hai hình đựợc gọi là bằng nhau nếu có một phép dời hình biến hình này thành hình kia
ví dụ 4 SGK và giải trang 23
4. Củng cố, dặn dò: Giải các bài tập 1, 2, 3 SGK
Tg
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
7 phút
G: Yêu cầu học sinh thảo luận và giải
H: Thảo luận trả lời
G: Cho học sinh nhận xét và sửa chữa.
H: Nhận xét, chỉnh sửa (nếu có)
G: chuẩn kiến thức
H: Ghi câu trả lời đúng
Bài tập 1. Trong mặt phẳng Oxy cho các điểm A(3; 2), B(4; 5), C(1;3).
a) Chứng minh rằng các điểm A’(2;3), B’(5; 4), C’(3;1) theo thứ tự là ảnh của A, B, C qua phép quay tâm O góc 90o
b) Goi tam giác A1B1C1 là ảnh của tam giác ABC qua phép dời hình có được bằng cách thực hiện liên tiếp phép quay tâm O góc 90o và phép đối xứng trục Ox. Tìm tọa độ các đỉnh của tam giác A1B1C1.
4 phút
G: Yêu cầu học sinh thảo luận và giải
H: Thảo luận trả lời
G: Cho học sinh nhận xét và sửa chữa.
H: Nhận xét, chỉnh sửa (nếu có)
G: chuẩn kiến thức
H: Ghi câu trả lời đúng
Bài tập 2. Cho hcn ABCD Gọi E, F, H, K , O, I, J, ll là trung điểm các cạnh ab, bc, cd, da, kf, hc, không. Cm hai hình thang AEJK và FOIC bằng nhau.
4 phút
G: Yêu cầu học sinh thảo luận và giải
H: Thảo luận trả lời
G: Cho học sinh nhận xét và sửa chữa.
H: Nhận xét, chỉnh sửa (nếu có)
G: chuẩn kiến thức
H: Ghi câu trả lời đúng
Bài tập 3. Chứng minh rằng: Nếu một phép dời hình biến tam giác ABC thành tam giác A’B’C’ thì nó cũng biến trọng tâm tam giác ABCthành trọng tâm tam giácA’B’C’.
Giải bài tập SBT
5. Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Trường THPT Thu Xà GIÁO ÁN MÔN : HÌNH HỌC – LỚP 11
Tổ : Toán - Tin Năm học : 2013 - 2014
GV: Trần Văn. Ngày soạn: Ngày 08 tháng 9 năm 2013
Ngày dạy: Ngày 10 tháng 9 năm 2013
CHƯƠNG I: PHÉP DỜI HÌNH VÀ PHÉP TỊNH TIẾN
Tiết 5 Tuần 5 §7 Phép vị tự
I. Mục tiêu cần đạt:
1/ Kiến thức: Hs nắm vững định nghĩa phép vị tự ,
Hs nắm vững cách xác định phép vị tự khi biết tâm và tỉ số vị tự
Nắm được các tính chất của phép vị tự
Cách xác định tâm vị tự của hai đường tròn
2/ Tư duy: Rèn luyện tư duy lô gíc,c ẩn thận, chính xác trong tính toán, lập luận , dựng hình
3/ Kĩ năng:HS biết cách xác định ảnh của một điểm , một đường thẳng , một đường tròn qua phép vị tự ,biết cách tìm tâm vị tự của hai đường tròn
II. Tiến trình tổ chức dạy học:
1/ Thiết bị và đồ dùng dạy học: thước
2/ Tài liệu dạy học: GA, SGK, SBT, SGV
III. Tiến trình tổ chức dạy học:
1/ Ổn định tổ chức: hs vắng:.................................................................................
2/ Kiểm tra bài cũ:
3/ Bài mới:
Hoạt động 1: Ñònh nghóa
Tg
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
10 phút
G: nêu định nghĩa phép vị tự (SGK /24 )
H:cả lớp chú ý , tiếp thu và ghi nhớ
G: minh họa hình vẽ 1.51 (SGK / 24 )
yêu cầu HS trả lời
H:quan sát hình vẽ trong SGK trả lời
G: yêu cầu HS giải ( SGK / 25 )
gợi ý :Tìm mối quan hệ giữa và
Tìm mối quan hệ giữa và
Rút ra phép vị tự cần tìm
H: nghiên cứu ( SGK / 25 ) và trả lời theo hướng dẫn của GV
= , =
phép vị tự biến B, C lần lượt thành E, F là phép vị tự tâm A , tỉ số
G: V(O,k) (O) = ?
H: V(O,k)(O) = O
G: V(O,1) ?
H: V(O,1) là phép đồng nhất
G:V(O,-1) ?
H:V(O,-1) là phép đối xứng tâm
G: Cho V(M) = M’. Tìm hệ số của phép vị tự tâm O, biến M’ thành M. Từ đó rút ra nhận xét gì?
vận dụng định nghĩa trả lời:
H: V(O,k)(M) = M’ = k
= M = V( M’ )
rút ra nhận xét SGK
G: chuẩn kiến thức và nêu ra tính chất
Trong mặt phẳng cho điểm I cố định và một số thực k0.
Phép biến hình biến điểm I thành chính nó, biến điểm M ≠ I thành điểm M’ sao cho gọi là phép vị tự tâm O, tỉ số k.
Ký hiệu: V(O,k)
( SGK / 25 )
V(O,1) là phép đồng nhất
V(O,-1) là phép đối xứng tâm
Cho V (M) = M’. Tìm hệ số của phép vị tự tâm O, biến M’ thành M. Từ đó rút ra nhận xét gì? V(O,k)(M) = M’M = V(M’)
Hoạt động 2: Tính chất của phép vị tự
Tg
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
15 phút
G: nêu tính chất 1 ( SGK / 25 )
hướng dẫn HS chứng minh tc1
Ghi GT , KL của tc1
Tìm mối quan hệ giữa và
Tìm mối quan hệ giữa và
Tính theo ;
Tính theo ;
Tìm mối quan hệ giữa và
cùng HS chứng minh tc1
H: cả lớp chú ý , tiếp thu và ghi nhớ, thực hiện theo hướng dẫn của thầy
H: chứng minh
chú ý và ghi bài
G: yêu cầu HS giải ( SGK / 25 )
H: suy nghĩ và giải
minh họa vẽ hình 1.53 ; 1.54 ; 1.55 ( SGK / 26 ) và thông báo tính chất 2
H: quan sát hình vẽ trên bảng phụ và ghi nhớ tính chất 2
chú ý hình vẽ mà Gv vẽ trên bảng
yêu cầu HS giải bài tập ( SGK / 26 )
gợi ý : Phép vị tự biến tam giác ABC thành tam giác A’B’C’ nghĩa là biến điểm A A’ ; B B’ ; C C’. Tìm tâm G và tỉ số k để
= k ; = k ; = k
H: suy nghĩ và trả lời : phép vị tự tâm G , tỉ số k = -
G: yêu cầu HS giải ví dụ 3 ( SGK / 26 )
H: lấy trên tia đối của tia OI điểm I’ sao cho OI’ = 2 OI. Khi đó ảnh của (I,R) là (I’,2R)
Tc 1: Nếu V(O,K)(M) = M’ và
V(O,K)(N) = N’ thì
I
Tc 2: Phép Vị tự tỉ số k biến:
– 3 điểm thẳng hàng thành 3 điểm thẳng hàng và bảo toàn tính thứ tự của 3 điểm đó;
– Một đường thẳng thành một đường thẳng song song hoặc trùng với nó;
– Một tia thành một tia;
– Một đoạn thẳng thành một đoạn thẳng bằng k lần nó;
– Một tam giác thành một tam giác đồng dạng tỉ số k;
– Một góc thành một góc có số đo bằng nó;
– Một đường tròn thành một đường tròn có bán kính bằngk lần bán kính đường tròn đó..
4. Củng cố, dặn dò:
– Giải các bài tập còn lại SGK và SBT
5. Rút kinh nghiệm: .....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Trường THPT Thu Xà GIÁO ÁN MÔN : HÌNH HỌC – LỚP 11
Tổ : Toán - Tin Năm học : 2013 - 2014
GV: Trần Văn. Ngày soạn: Ngày 15 tháng 9 năm 2013
Ngày dạy: Ngày 16 tháng 9 năm 2013
CHƯƠNG I: PHÉP DỜI HÌNH VÀ PHÉP TỊNH TIẾN
Tiết 6 Tuần 6 §8 Phép đồng dạng
I. Mục tiêu cần đạt:
1/ Kiến thức: Nắm vững khái niệm phép đồng dạng , tỉ số đồng dạng, hai hình đồng dạng
Nắm vững các tính chất cơ bản của phép đồng dạng và vận dụng để giải toán
2/ Tư duy: có thái độ học tập tốt , biết vận dụng các tính chất đồng dạng
3/ Kĩ năng::tìm tỉ số đồng dạng của hai hình đồng dạng , vẽ hình đúng , biết nhận dạng các dạng toán
II. Tiến trình tổ chức dạy học:
1/ Thiết bị và đồ dùng dạy học: thước
2/ Tài liệu dạy học: GA, SGK, SBT, SGV
III. Tiến trình tổ chức dạy học:
1/ Ổn định tổ chức: (1 phút) hs vắng:.................................................................................
2/ Kiểm tra bài cũ: (3 phút) Nêu các tính chất của phép vị tự tỉ số k?
3/ Bài mới:
Hoạt động 1: 1. Định nghĩa
Tg
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
10 phút
G: Nêu định nghĩa phép đồng dạng
G: Phép đồng dạng được xác định khi nào?
H: Khi xác định được ảnh của ba điểm không thẳng hàng.
G: Phép dời hình có phải là phép đồng dạng không ? tỉ số bằng bao nhiêu ?
Phép vị tự có phải là phép đồng dạng không ? Nếu phải thì tỉ số đồng dạng bằng giá trị nào?
H:
G: Tìm tỉ số của phép đồng dạng được xác định bởi hai phép đồng dạng liên tiếp có tỉ số lần lượt là k và p ?
H: Giả sử phép đồng dạng thứ nhất F1 tỉ số k
(1)
phép đồng dạng thứ hai F2 tỉ số p
(2)
Từ (1) và (2) ta có M’N’= kp.MN
Vậy tỉ số phép đồng dạng cần tìm là k.p
G:Cho HS quan sát Hình 1.65(SGK/ 30)và trả lời:
H: Quan sát Hình 1.65 (SGK/30 ) và trả lời
- Hình A biến thành
File đính kèm:
- hinh1chuong 12 cot.doc