I. Mục đích yêu câu:
1. Kiến thức: Giúp trẻ cảm nhận vẻ đẹp của hoa đào. Qua đó dạy cho trẻ biết hoa đào thường nở vào dịp tết cổ truyền của dân tộc.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nghe, đọc thơ, quan sát đàm thoại và ghi nhớ có chủ định.
3. Giáo dục: Trẻ biết yêu thiên nhiên, cảm thụ vẻ đẹp của thiên nhiên, chăm sóc bảo vệ cây trồng.
4. Tích hợp: Âm nhạc, MTXQ.
II. Chuẩn bị:
- Tranh hoa đào, bài hát " sắp đến tết rồi".
- Hoa đào cô cắt sẵn, hồ dán, giấy A0.
- Chỗ ngồi cho cô và trẻ.
III. Tổ chức thực hiện:
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 24981 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Môn: Văn học - Bài: Cây đào (thơ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba ngày 03 tháng 02 năm 2010.
Ngày soạn: 02/ 02/ 2010.
Ngày dạy: 03 / 02 / 2010.
Lớp: Mẫu giáo bé.
Môn: Văn học
Bài: Cây đào ( Thơ)
I. Mục đích yêu câu:
1. Kiến thức: Giúp trẻ cảm nhận vẻ đẹp của hoa đào. Qua đó dạy cho trẻ biết hoa đào thường nở vào dịp tết cổ truyền của dân tộc.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nghe, đọc thơ, quan sát đàm thoại và ghi nhớ có chủ định.
3. Giáo dục: Trẻ biết yêu thiên nhiên, cảm thụ vẻ đẹp của thiên nhiên, chăm sóc bảo vệ cây trồng.
4. Tích hợp: Âm nhạc, MTXQ.
II. Chuẩn bị:
- Tranh hoa đào, bài hát " sắp đến tết rồi".
- Hoa đào cô cắt sẵn, hồ dán, giấy A0.
- Chỗ ngồi cho cô và trẻ.
III. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ôn định tổ chức:
- Trò chuyện vào bài: Cô bắt nhịp cả lớp hát cùng cô bài " Sắp đến tết rồi".
- Trò chuyện về nội dung bài hát, về ngày tết.
- Cô hỏi trẻ: Ngày tết thường có hoa gì nở?
Cô cho trẻ xen tranh hoa đào.
1.Cô đọc thơ cho trẻ nghe: Bài " Hoa đào". Đọc nhẹ nhàng, chậm rãi, ngắt giọng lâu hơn bình thường vào câu 4, 6. Nhấn mạnh vào các từ: Lốm đốm, nho nhỏ, hồng tươi, hoa cười và câu cuối của bài thơ.
- Cô nhắc lại tên bài thơ tên tác giả, dạy trẻ nói cùng cô tên bài thơ, tên tác giả.
- Cô đọc thơ lần 2 kết hợp cho trẻ xem tranh minh hoạ nội dung bài thơ.
Cô nhắc lại tên bài thơ, tên tác giả và cho trẻ nhắc lại.
2.Cô giảng giải và đọc trích dẫn làm rõ ý nội dung bài thơ:
+ Vẻ đẹp của hoa đào ( câu 4, 5,6).
+ Hoa đào nở báo hiệu mùa xuân và tết đến ( 2 câu cuối).
Cô nhấn mạnh: mùa xuân có rất nhiều loại hoa đua nhau nở, nhưng chỉ có hoa đào là nở đúng vào dịp tết. Hoa còn đang nụ được ví như trẻ chúm chím môi. Hoa nở được ví như hoa cười. Hoa cười vui đón mùa xuân, mừng tết đến.
3. Đàm thoại:
Bài thơ nói về hoa gì?
Bài thơ tả hoa đào như thế nào?
Nhìn thấy hoa đào nở chúng ta nghĩ đến mùa gì? Ngày vui gì?
Cô nhắc lại: Bài thơ nói về hoa đào. hoa đào rất đẹp, nụ chúm chím, hoa nở " hoa cười". Mỗi khi thấy hoa đào nở báo hiệu một mùa xuân mới, ngày tết cổ truyền,...
4. Dạy trẻ đọc thơ diễn cảm:
Cô đọc diễn cảm từng câu trẻ đọc theo cô từng câu đén hết bài ( Đọc cả lớp 3 - 4 lần).
Cho trẻ đọc thêo tổ, nhóm, cá nhân 1 - 2 trẻ thuộc cho trẻ lên đọc bài thơ.
Cho trẻ giúp cô dán tranh hoa đào trang trí ngày tết.
Cả lớp hát cùng cô.
Đàm thoại cùng cô.
Trẻ kể tên một số loại hoa thường nở vào ngày tết: Hoa đào, hoa cúc, hoa hồng, ...
- Quan sát tranh hoa đào.
- Nghe cô đọc thơ.
Nói tên bài thơ tên tác giả.
Xem tranh và nghe cô đọc thơ.
Cá nhân nhắc lại tên bài thơ tên tác giả.
Đàm thoại cùng cô:
- Bài thơ nói về hoa đào.
- Hoa đào đẹp, hồng tươi, ...
Nhĩ đến mùa xuân, ngày tết đến.
Đọc thơ diễn cảm:
Cả lớp đọc.
Tổ đọc.
Nhóm đọc.
cá nhân đọc.
hoạt động vệ sinh
Dạy trẻ dùng khăn lau mặt
I. Yêu cầu:
- Kiến thức: Trẻ biết tự lau mặt theo các thao tác cô hướng dẫn.
- Kỹ năng: Rèn kỹ năng vệ sinh cá nhân tự phục vụ.
- Giáo dục:Trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân hàng ngày sạch sẽ.
- Tích hợp: Âm nhạc.
II. Chuẩn bị:
- Khăn lau mặt sạch cho trẻ ( Mỗi trẻ một khăn)
- Nước ấm, chậu đựng nước, giá phơi khăn.
III. Tiến hành:
1. ổn định tổ chức: Cô cùng trẻ hát bài rửa mặt.
Cho trẻ xế hàng theo tổ.
Cô trò chuyện với trẻ vì sao phải rửa mặt mũi sạch sẽ, phải lau mặt khi mặt bẩn, sau khi ăn cơm, khi ngủ dậy.
2.Cô làm mẫu: Cô làm mẫu chậm từng thao tác kết hợp với giải thích. Lấy khăn nhúng vào chậu nước, vắt khô khăn, trải khăn lên lòng bàn tay, lau 2 mắt, trở mặt sau của khăn rồi lau trán , má, miệng.
Lau mặt xong vò khăn mặt cho sạch, vắt khô nước, phơi khăn ngay ngắn lên giá.
Cho 1- 2 trẻ lên tập làm thử, các bạn nhận xét. sau đó cho lần lượt từng trẻ làm.
Cô quan sát giúp đỡ khi trẻ gặp khó khăn, lúng túng.
3. Kết thúc:
Nhận xét, nhắc nhở, tuyên dương trẻ. Nhắc trẻ thường xuyên giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
Thứ tư ngày 04 tháng 02 năm 2010.
Ngày soạn: 03/ 02/ 2010.
Ngày dạy: 04 / 02 / 2010.
Lớp: Mẫu giáo bé.
làm quen với môi trường xung quanh
Bài: Một số loại quả
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức: dạy trẻ gọi tên và nêu được một vài đặc điểm nổi bật của quả và ích lợi của chúng.
2. Kỹ năng: Luyện phát âm, làm giàu vốn từ, rèn luyện các giác quan.
3. Giáo dục: Giáo dục trẻ biết yuê thiên nhiên( quả).
4. Tích hợp: Âm nhạc.
II. Chuẩn bị:
Tranh MTXQ về các loại quả ( 4 - 5 quả).
Bảng sắt, nam trâm đẻ gắn bẳng, thước chỉ tranh.
Bài hát: Quả gì?
Một số câu đó về các loại quả.
III. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. ổn định tổ chức:
File đính kèm:
- giao an thang 2.docx