Tiết : 1 ĐO ĐỘ DÀI
I/Mục tiêu :
1.Kiến thức :
Biết cách xác định GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo
2, Kĩ năng :
Biết ước lượng gần đúng độ dài cần đo , độ dài trong một số trường hợp thường dùng .
Biết tính giá trị trung bình kết quả cần đo.
3. Thái độ :
Rèn luyện tính tập trung , ổn định trong học tập
II/ Chuẩn bị :
1.Giaó viên :
Tranh vẽ một thước kẻ có GHĐ 20cm và ĐCNN 2mm .Tranh vẽ phóng lớn bảng 1.1
2.Học sinh :
Thước kẻ có GHĐ 1mm và thước dây
76 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 969 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Vật lí 6 trọn bộ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án vật lí 6 &
Tuần : 1 Chương 1 :CƠ HỌC
Ngày soạn :..
Tiết : 1 ĐO ĐỘ DÀI
I/Mục tiêu :
1.Kiến thức :
Biết cách xác định GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo
2, Kĩ năng :
Biết ước lượng gần đúng độ dài cần đo , độ dài trong một số trường hợp thường dùng .
Biết tính giá trị trung bình kết quả cần đo.
3. Thái độ :
Rèn luyện tính tập trung , ổn định trong học tập
II/ Chuẩn bị :
1.Giaó viên :
Tranh vẽ một thước kẻ có GHĐ 20cm và ĐCNN 2mm .Tranh vẽ phóng lớn bảng 1.1
2.Học sinh :
Thước kẻ có GHĐ 1mm và thước dây
III/ Giảng dạy :
1.Ổn định lớp :(1 phút)
2.Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh cho bài mới :(2 phút)
3.Tình huống bài mới ( 2 phút)
Giáo viên nêu tình huống như ghi ở SGK
4 . Bài mới :
PHƯƠNG PHÁP
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu đơn vị đo độ dài : (10 phút)
GV: hãy nêu một số đơn vị đo độ dài mà em biết?
HS : m , dm ,cm , mm, km
GV: 1km = ? m
HS : 1km = 1000m
GV: Yêu cầu hs lên bảng thực hiện câu C1
HS: 1m = 10dm ; 1m = 100cm
1cm = 10mm ; 1km = 1000m
GV :Hãy ước lượng độ dài cái bàn mà các em ngồi ?
HS : Ước lượng
GV : Cho học sinh đo lại bằng thước
GV: Cho hs ước lượng chiều dài gang tay và đo lại bằng thước
HOẠT ĐỘNG 2 : Tìm hiểu đo độ dài (20 phút)
GV : Cho hs quan sát hình 1.1
HS : Quan sát
GV : Người thợ mộc , học sinh , người bán vải dùng thước nào để đo ?
HS: Thợ mộc dùng thước dây ,học sinh dùng thước kẻ ,người bán vải dùng thước thẳng để đo
GV: Em hãy cho biết sự khác nhau giữa các loại thước ?
HS: Khác nhau giữa hình dạng và công dụng
GV: Thế nào là GHĐ ?
HS: Là độ dài lớn nhất ghi trên thước
GV: Thế nào là ĐCNN ?
HS: Là giới hạn liên tiếp giữa hai vạch ghi trên thước
GV: Đưa ra ví dụ và giảng cho hs rõ hơn
GV : Cho hs đọc C5 và gọi học sinh khác trả lời
HS: trả lời
GV: Có 3 loại thước ghi ở C6 , nên chọn loại thước nào để đo chiều dài sách vật lí 6 và chiều dài bàn học ?
HS: Trả lời
GV: Người thợ may dùng thước nào để đo chiều dài mảnh vải ?
HS ; Thước thẳng
GV: Bây giờ chúng ta tiến hành đo chiều dài bàn học và chiều dài quyển sách vật lí 6
GV: Yêu cầu hs nghiên cứu kĩ bước tiến hành đo
HS: Nghiên cưú trong 3 phút
GV: Chia hoc sinh làm 4 nhóm và tiến hành đo
HS: Đo 3 lần sau đó lấy trung bình
GV: Hướng dẫn hs thực hiện
I / Đơn vị đo độ dài :
1 . Ôn lại một số đơn vị đo độ dài :
Đơn vị đo độ dài hợp pháp nước ta hiện nay là mét( m ) . Ngoài ra còn có các đơn vị như dm , cm , mm
II / Đo độ dài :
Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài :
C4 : -Người thợ mọc dùng thuớc cuộn
- Hs dùng thước thẳng
- Người bán vải dùng thước dây
C6:- Dùng thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm để đo chiều rộng quyển sách vật lí 6
- Dùng thước GHĐ 30cm và ĐCNN 1mm để đo chiều dài quyển sách vật lí 6
-Dùng thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm để đo chiều dài bàn học
C7 : Người thợ may dùng thước thẳng để đo
2 . Đo độ dài :
HOẠT ĐỘNG 3: Củng cố và hướng dẫn tự học : (10 phút )
1.Củng cố : Ôn lại những phần trọng tâm cho hs rõ hơn
Hướng dẫn hs làm BT 1.1 SBT
2.Hướng dẫn tự học :
a . Bài vừa học : Học thuộc “ghi nhớ” SGK
Làm BT 1.2; 1.3; 1.4 SBT
b. Bài sắp học: “Đo độ dài (tt)” -Các em cần nghiên cứư kĩ phần cách đo để hôm ta học
IV/ Bổ sung :
Giáo án vật lí 6 &
Tuần : 2
Ngày soạn :..
Tiết : 2 ĐO ĐỘ DÀI ( t t)
I/ Mục tiêu :
Kiến thức :
Biết đo độ dài một số trường hợp thông thường theo qui tắc sau :
Ước lượng chiều dài cần đo
Chọn thước đo thích hợp
Đặt thước đo đúng
Biết tính giá trị trung bình
2 .Kĩ năng :
Đo chính xác các độ dài cần thiết
3. Thái độ :
Rèn luyện tính trung thực và độc lập của hs
II/ Chuẩn bị :
1 . Giáo viên :
Các loại thước đo . Thanh vẽ hình 2.1 , 2.2 SGK
Học sinh :
Nghiên cứu kĩ SGK
III/ Giảng dạy :
1 . Ổn định lớp :(1 phút)
2. Kiểm tra :( 4 phút)
a. Bài cũ :
GV: Em hãy nêu phần “kết luận” bài “đo độ dài” ?
HS : Trả lời
GV: Nhận xét , ghi điểm
b . Sự chuẩn bị của học sinh cho bài mới
3. Tình huống bài mới ( 1 phút )
Tiết trước chúng ta đã học xong bài đo độ dài , vậy cách đo như thế nào ? Hôm nay chúng ta vào bài mới :
4.. Bài mới :
PHƯƠNG PHÁP
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1 :Thảo luận về cách đo độ dài :( 14 phút)
GV : yêu cầu học sinh nhắc lại các bước đo độ dài
HS: Nêu 4 bước
GV: Dựa vào phần thực hành bài trước , em hãy cho biết độ dài ước lượng và độ dài thực tế có khác nhau không ?
HS: Khác nhau
GV: Em chọn dụng cụ nào để đo ? Tại sao ?
HS: Dùng thước thẳng để đo chiều dài bàn học và dùng thước kẻ để đo chiều dài quyển sách VL 6
GV: Em đặt thước như thế nào để đo ?
HS: Đặt dọc theo vật cần đo , điểm O của thước trùng với một đầu của vật .
GV: Em đặt mắt theo hướng nào để đọc kết quả đo ?
HS: Nhìn vuông góc với thước
GV: Nếu đầu kia của vật không trùng với vạch nào của thước ,ta đọc như thế nào ?
HS: Đọc giá trị gần đầu kia của vật
GV: Hướng dẫn hs điền vào chỗ trống câu C6
HS : Lần lược thực hiện
HOẠT ĐỘNG 2 : Tìm hiểu bước vận dụng :( 15 phút)
GV : Treo hình vẽ phóng lớn hìmh 2.1 lên bảng
HS: Quan sát
GV : Trong 3 hình này , hình nào đặt thước đúng để đo chiều dài bút chì ?
HS: Hình C
GV: Cho hs thảo luận C8
HS : Thảo luận 2 phút
GV: Trong 3 trường hợp trên trường hợp nào đặt mắt đúng ?
HS: Trường hợp C
GV: Hãy quan sát hìng 2.3 và hãy cho biết độ dài của bút chì ở các hình a, b ,c ?
HS: Hình a, b ,c : 7cm
GV : Cho hs tiến hành đo chiều dài sải tay và chiều cao cơ thể
HS: Thực hiện
I/ Cách đo độ dài :
C2: -Chọn thước kẻ để đo quyển sách vật lí 6 vì thước kẻ có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm
-Chọn thước thẳng để đo chiều dài cạnh bàn vì thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm
C3 : Đăt thước đo dọc theo chiều dài cần đo , vạch số O trùng với một đầu của vật
C4: Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật
C5 : Đọc kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đâù kia của vật
® Rút ra kết luận :
C6 : (1) Độ dài
(2) GHĐ
(3) ĐCNN
(4) Dọc theo
( 5) Ngang bằng với
(6) Vuông góc . (7) Gần nhất
II/ Vận dụng :
C7: Hình C đúng
C8: Hình C đúng
C9 : a. l =7cm
b . l = 7cm
c. l = 7cm
HOẠT ĐỘNG 3 : Củng cố và hướng dẫn tự học : (10 phút)
Củng cố :
GV ôn lại những ý chính của bài cho hs rõ hơn
Hướng dẫn hs làm BT 2.1 SBT
Hướng dẫn tự học :
Bài vừa học :
Xem lại phần trả lời các lệnh C
Học thuộc ghi nhớ SGK . làm BT 2.2 , 2.3 , 2.4 , 2 sbt
b .bài sắp học : “Đo thể tích”
* Câu hỏi soạn bài :
Để đo thể tích chất lỏng ta có thể dùng những dụng cụ gì ?
IV/ Bổ sung :
Giáo án vật lí 6 &
Tuần :3
Ngày soạn :..
Tiết :3 ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG
I/ Mục tiêu :
kiến thức :
Kể tên một số dụng cụ thường dùng để đo thể tích chất lỏng
Kĩ năng :
Biết xác định thể tích chất lỏng bằng dụng cụ dso thông thường
Thái độ :
Tích cực , tập trung trong học tập
II/ Chuẩn bị :
1.Giáo viên :
Một xô nước ,trang vẽ hình 3.2 , 3.3 , 3.4 , 3.5sgk
2. Học sinh:
1bình nước đầy (chưa biết thể tích ) , 2 bình dựng nước mỗi bình chứa một ít nước , 1bình đo độ , 1 vài ca đong
II/ Giảng dạy :
1 Ổn định lớp ( 1 phút)
2 .Kiểm tra : ( 5 phút )
a. Bài cũ :
GV: Em hãy nêu phần “ghi nhớ” SGK bài “đo độ dài (t t) “ ? . Ta dùng thước có GHĐ và ĐCNN là bao nhiêu để đo chiều dài quyển sách vật lí 6?
HS: Trả lời
GV :Nhận xét , ghi điểm
b. Sự chuẩn bị của học sinh cho bài mới :
3 . Tình huống bài mới (1 phút)
Làm thế nào để biết chính xác cái bình ,cái ấm chứa được bao nhỉêu nước ? Để hiểu rõ vấn đề này , hôm nay ta vào bài mới :
4. Bài mới :
PHƯƠNG PHÁP
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1 Tìm hiểu đơn vị thể tích : (10 phút )
GV: Hãy nêu những đơn vị đo thể tích mà em biết ?
HS : m , dm lít .
GV: 1lít = ? dm , 1ml = ? cm
HS: 1lít = 1dm , 1ml = 1cm
GV: Em hãy điền từ thích hợp vào câu C1?
HS: 1m = 1000dm = 1000.000cm
HOẠT ĐỘNG 2 : Tìm hiểu đo thể tích chất lỏng : (10 phút)
GV: Treo bảng 3.1 lên bảng
HS: Quan sát
GV: Em hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của dụng cụ này ?
HS : Trả lời
GV: Nếu không có ca đong thì em dùng dụng cụ nào để đo thể tích chất lỏng ?
HS: Các loại chai có ghi sẵn thể tích .
GV : Treo hình vẽ hình 3.2 lên bảng
HS : Quan sát
GV: Hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của các loại bình này ?
HS : Trả lời
GV : Em hãy điền vào chỗ trống câu C5 ?
HS: Chai lọ có ghi sẵn dung tích
GV: Hãy quan sát hình 3.3 , hãy chi biết bình nào đặt để đo chính xác nhất ?
HS : Bình b
GV : Có ba cách đặt mắt quan sát như hình 3.4 .Cách nào đúng ?
HS: Cách b
GV: Hãy đọc thể tích nước ở các hình a,b,c, hình 3.5 ?
HS: Trả lời
GV: Cho hs thảo luận phần” kết luận”
HS: THảo luận trong 3 phút
GV: Em hãy lần lược điền vào chỗ trống phần “kết luận” ở SGK ?
HS : Thực hiện
HOẠT ĐỘNG 3:Hướng dẫn học sinh thực hành (10 phút)
GV : Cho hs ước lượng thể tích của vật, sau đó kiểm tra lại bằng dụng cụ đo
HS: Thực hiện
I/ Đơn vị thể tích :
C1: 1 m = 1000 lít = 1000dm= 1000.000cm = 1000.000 ml = 1000.000 cc
II/ Đothể tích chất lỏng :
1 . Tìm hiểu dụng cụ đo :
C2 : Ca 1 lít
Ca lít
Ca 5 lít
C3: Chai đã có sẵn dung tích , thùng gánh nước
C4: Bình a có GHĐ là 100mm ,
Bình b có GHĐ là 250ml
Bình c có GHĐ là 300ml
C5 : Chai , lọ , ca đong có ghi sẵn dung tích
Tìm hiẻu cách đo thể tích :
C6: Bình b
C7: Cách b đặt mắt đúng nhất
C8 : a. 70cm
b. 50cm
c. 40cm
III/ Hướng dẫn học sinh thực hành :
HOẠT ĐỘNG 4 : Củng cố và hướng dẫn tự học : (8 phút)
Củng cố :
Hệ thống lại những ý chính cho hs nắm
Hướng dẫn hs làm BT 3.1 SBT
2, Hướng dẫn tự học :
a. Bài vừa học :
Học thuộc” ghi nhớ “ SGK
Làm BT 3,2 ; 3.3 ; 3.4 ; 3.5 ;3.6
b.Bài sắp học : “ Đo thể tích vật rắng không thấm nước “
* Câu hỏi sọan bài : -Để đo vật rắn không thấm nước ta làm như thế nào ?
-Làm thế nào để xác định thể tích hòn đá ?
IV/ Bổ sung :
Giáo án vật lí 6 &
Tuần : 4
Ngày soạn :.
Tiết : 4 ĐO THỂ TÍCH VẬT RẮN KHÔNG THẤM NƯỚC
I/ Mục tiêu :
1.Kiến thức :
HS biết cách đo thể tích vật rắn không thấm nước
2. Kĩ năng :
Biết sử dụng dụng cụ đo, biết tuân thủ theo qui tắc đo
3 . Thái độ :
Trung thực , thận trọng , biết liên kết với bạn bè
II/ Chuẩn bị :
1 .Giáo viên :
Vật rắn không thấm nước , bình chia độ , bình tràn , bình chứa (Mỗi loại 4 cái )
2. Học sinh :
Nghiên cứu kĩ SGK
III/ Giảng dạy :
1.Ổn định lớp :( 1 phút )
Kiểm tra : (5phút)
Bài cũ :
GV: Đơn vị đo thể tích là gì ? Những dụng cụ nào để đo thể tích chất lỏng ?
Hãy đổi : 1m = ? lít = ? ml
HS: Trả lời
GV : Nhận xét , ghi điểm
Sự chuẩn bị của HS cho bài mới :
Tình huống bài mới : ( 1phút)
Làm thế nào để biết chính xác thể tích của hòn đá ? Để hiểu rõ vấn đề này , hôm nay ta vào bài mới :
4.Bài mới :
PHƯƠNG PHÁP
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1 : Tìm hiểu cách đo thể tích vật rắn không thấm nước :(8 phút)
GV: Em hãy quan sát hình 4.2 SGK và hãy cho biết người ta đo thể tích hòn đá bằng cách nào ?
HS : Đầu tiên đọc thể tích nước trên bình chia độ V1 sau đó bỏ hòn đá vào và đọc thể tíh V2
GV : Sau khi biết V1 , V2 , làmthế nào để tính thể tích hòn đá ?
HS : V = V2 - V1
GV : Nếu hòn đá quá to thì ta làm bằng cách nào?
HS: Ta dùng bình tràn và bình chứa
GV : Quan sát hình 4.3 SGK và em hãy cho biết người ta đo thể tích hòn đá bằng cách nào ?
HS: Đổ nước vào bình tràn như ở vị trí hình 4.3 a SGK sau đó bỏ hòn đá vào , nước tràn ra bình chứa , đổ nước ở bình chứa vào bình chia độ được thể tích bao nhiêu thì đó là thể tích hòn đá
GV: cho hs đọc phần kết luận SGK
HS : Đọc và thảo luận trong 2 phút
GV : Em hãy tìm từ thích hợp trong khung ở bên phải để điền vào vị trí a,b,c ở câu C3 ?
HS : (1) Thả (2) Dâng lên
(3) Chìm xuống (4) Tràn ra
HOẠT ĐỘNG 2 : Hướng dẫn học sinh thực hành (10 phút)
GV: Cho hs kẻ bảng 4.1 vào vở
GV : Chia hs ra làm 4 nhóm , mỗi nhóm với những dụng cụ chuẩn bị sẵn để đo thể tích
HS: Thực hiện và ghi kết quả
GV: Hướng dẫn học sinh thực hành
HOẠT ĐỘNG 3 ; Tìm hiểu bước vận dụng : ( 10 phút)
GV: Nếu ta thay ca cho bình tràn và bát thay cho bình chứa để đo thể tích vật ( h.4.4 ) ta cần chú ý gì ?
HS: đầu tiên ta lau khô bát . Khi nhất ca ra khỏi bát không xách nước ra ngoài . Đổ hết nước vào bình chia độ.
GV: Hướng dẫn hs về nhà tự làm câu C5, C6
I / Cách đo thể tích vật rắn không thấm nước :
1. Dùng bình chia độ :
C1 : Bước 1: Đổ nước vào bình chia độ : V = 150cm
Bước 2 : Thả hòn đá vào bình V = 200cm
Bước 3 : Thể tích hòn đá là : V - V = 200 – 150 = 50cm
2. Dùng bình tràn :
C2 : Bước 1 : Đổ nước vào bình tràn
Bước 2 : Bỏ hòn đá vào bình tràn , hứng nước chảy ra ở bình chứa
Bước 3 : Đổ nước từ bình chứa vào bình chia độ V = 80cm
Vậy thể tích hòn đá là 80cm
II/ Thực hành :
III/ Vận dụng :
-Lau khô bát trước khi dùng
- Khi nhất ca không xách nước ra ngoài
- Đổ hết nước vào bình chia độ
HOẠT ĐỘNG 4 ; Củng cố và hướng dẫn tự học : ( 10 phút )
1.Củng cố :
Ôn lại những kiến thức vừa học
Hướng dẫn hs làm BT 4.1 SBT
2.Hướng dẫn tự học :
a. Bài vừa học :
Học thuột gi nhớ SGK . Xem lại cách giải các câu C1 , C2
Làm BT 4.2;4.3; 4.4 .
b.Bài sắp học : “ Khối lượng – Đo khối lượng “
*Câu hỏi soạn bài:
Để đo khối lượng ta dùng dụng cụ gì ?
Đơn vị khối lượng ?
IV. Bổ sung:
Giáo án vật lí 6 &
Tuần : 5
Ngày soạn :.
Tiết : 5 KHỐI LƯỢNG - ĐO KHỐI LƯỢNG
I/ Mục tiêu:
1 . Kiến thức :
Trả lời được các câu hỏi cụ thể như : Khi đặt túi đường lên một cái cân , cân chỉ 1kg , số đó chỉ gì ?
Trình bày được cách điều chỉnh số O của cân Robecvan
2. Kĩ năng:
Đo được khối lượng một vật bằng cân
3. Thái độ :
Hs tích cực trong học tập
II/ Chuẩn bị :
1. Giáo viên :Cân Robecvan và một số quả cân
2. Học sinh : Chia làm 4 nhóm mỗi nhóm chuẩn bị giống như GV
III/ Giảng dạy :
1. Ổn định lớp :( 1 phút)
2 . Kiểm tra : (6 phút )
a. Bài cũ :
GV : Có mâý cách để đo thể tích vật rắn không thấm nước ? Làm BT 4.2 SBT ?
HS: Thực hiện
GV; Nhận xét , ghi điểm
3.Tình huống bài mới : (1 phút)
Trong cuộc sống khi các em đi chợ mua gạo , cá ,`khi bán người ta phài cân . Vậy cân có cấu tạo và cách cân như thế nào? Để hểu rõ , hôm nay ta vào bài mới :
4.Bài mới :
PHƯƠNG PHÁP
NỘI DUNG
HỌAT ĐỘNG 1 : Tìm hiểu khái niệm khối lượng , đơn vị khối lượng : (7 phút)
GV: Trên hộp sữa có ghi 397g , số đó chỉ gì ?
HS: Sức nặng của hộp sữa
GV: Trên vỏ hộp bột giặt Ômô có ghi 500g , số đó chỉ gì ?
HS: Khối lượng hộp bột giặt
GV: Treo bảng phụ ghi các C3,C4 ,C5, C6 lên bảng và gọi hs lên bảng điền vào
HS: Thực hiện
GV: Đơn vị thường dùng của khối lượng là gì ?
HS: Kilogam
GV: Ngoài kilôgam ra còn có đơn vị nào nữa ?
HS: Gam ,miligam , tấn, tạ , yến
GV: Cho hs viết các kí hiệu của các đơn vị này
GV : Cho biết mối quan hệ của các đơn vị này
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu cách đo khối lượng ( 10 phút )
GV: Để đo khối lượng người ta dùng dụng cụ gì ?
HS: Cân
GV: Đưa ra cân Robecvan cho hs quan sát
GV: Em hãy cho biết cấu tạo của cân này ?
HS: Mô tả như ở câu C7 SGK
GV: Em hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của cân này ?
HS: Trả lời
GV: Giảng cho hs hiểu cách dùng cân Robécvan để cân vật
HS : quan sát
GV :Em hãy lên bảng điền vào chỗ trống câu C9 ?
HS: Thực hiện
GV; Cho hs thực hành cân vật bằng cân Robecvan
HS: thực hịên
GV: Cho hs quan sát hình 5.3; 5.4; 5.5 ; 5.6 SGK
HS : Quan sát
GV: Em hãy cho biết tên của các loại cân này ?
HS: Trả lời
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu bước vận dung : (10 phút)
GV; Về nhà em quan sát GHĐ và ĐCNN của cân mà bố mẹ em dùng
GV: Trước cái cầu có ghi 5t trên tấm biển . Vậy chữ 5t có nghĩa gì ?
HS: Nghĩa là trọng tải của cầu là 5t
I/ Khối lượng , đơn vị khối lượng
1.Khối lượng :
C1: Khối lượng tịnh 397kg chỉ khối lượng sữa trong hộp
C2: 500g chỉ khối lượng bột giặt trong túi
C3: 500g
C4: 397g
C5 : Khối lượng
C6: Lượng chất
2.Đơn vị khối lượng :
Đơn vị khối lượng là Kilôgam (kg)
Ngoài ra còn có các đơn vị khác là : gam (g) , miligam(mg) , tấn (t)
1kg=1000g
1g=1000mg
1tấn = 1000kg
II/ Cách đo khối lượng :
1.Tìm hiểu cân Robecvan :
C7: SGK
C8: SGK
2. Cách dùng cân Robecvan
C9: (1) Điều chỉnh số O
Vật đem cân
Quả cân
Thăng bằng
Đúng giữa
Quả cân
Vật đem cân
III/ Vận dụng :
C13: Nghĩa là khối lượng tối đa mà cầu chịu được là 5t .
HOẠT ĐỘNG 4 : Củng cố và hướng dẫn tự học : (10 phút )
Củng cố :
Hệ thống lại kiến thức chính của bài . Hướng dẫn hs làm BT 5.1SBT
Hướng dẫn tự học;
Bài vừa học : - Học thuộc ghi nhớ SGK
-Làm BT 5.2;5.3;5.4;5.5
b . Bài sắp học : “Lực – Hai lực cân bằng”
®Câu hỏi soạn bài : - Thế nào là hai lực cân bằng ?
IV/ Bổ sung :
Giáo án vật lí 6 &
Tuần : 6
Ngày soạn :.
Tiết : 6 LỰC – HAI LỰC CÂN BẰNG
I/ Muc tiêu :
Kiến thức:
Chỉ ra được ví dụ về lực đâỷ ,lực kéo ,chỉ ra được phương và chiều của lực
Nêu được ví ụu về hai lực cân bằng
Kĩ năng :
Làm được các TN ở SGK
Thái độ :
Hs tích cực , tập trung trong học tập
II/ Chuẩn bị :
1.Giáo viên :
Một xe lăn , một lò xo tròn, một lò xo mềm dài khoảng 10cm , một quả gia trọng bằng sắt ,một cái giá kẹp để giữ lò xo.
2.Học sinh :
Nghien cứu kĩ SGK
III/ Giảng dạy :
1.Ổn dịnh lớp :( 1 phút )
2.Kiểm tra : (5 phút )
a.Bài cũ :
GV: Em hãy nêu phần “ghi nhớ” bài” Khối lượng – đo khối lượng” ?
HS: Trả lời
GV; Nhận xét , ghi điểm
b.Sự chuẩn bị của hs cho bài mới :
3.Tình huống bài mới :(1phút )
Nêu tình huống như ghi ở SGK
4.Bài mới :
PHƯƠNG PHÁP
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1:Tìm hiểu về lực (13 phút)
GV: Bố trí TN như hình 6.1SGK
HS: quan sát
GV: Em hãy nhận xét về tác dụng của lò xo lá tròn lên xe và của xe lên lò xo ?
HS: Xe tác dụng vào lò xo , lò xo cũng tác dụng lại xe một lực
GV: Em thấy lò xo như thế nào ?
HS; Biến dạng
GV : Bố trí TN như hình 6.2 SGK
HS: Quan sát
GV: Hãy nhận xét về tác dụng của lò xo lên xe khi kéo xe dãn ra?
HS: Lò xo tác dụng lên xe một lực bằng lực xe tác dụng lên lò xo
GV; Hướng dẫn hs làm TN như hình 6.3 SGK
GV: Em hãy nhận xét về tác dụng của nam châm lên quả cầu ?
HS : Trả lời
GV: Hãy chọn từ trong khung để điền vào chỗ trống đó ?
HS:Lên bảng thực hiện
GV: Qua bài này ta rút đượckết luận gì ?
HS ; Nêu kết luận
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu phương và chiều của lực :( 5 phút )
GV: Để hiểu rõ phương và chiều của lực ta làm lại TN hình 6.1 và 6.2 sgk
HS: Quan sát TN
GV: Hãy xác định phương và chiều của lực do lò xo tác dụng lên xe lăn ?
HS : trả lời
GV :Hãy xác định phương và chiều của lực do NC tác dụng lên quả nặng ?
HS: Phương song song vơí trục cuả nam châm , chiều từ trái sang phải
HOẠT ĐỘNG 3 : Tìm hiểu hai lực cân bằng :( 5 phút)
GV: Quan sát hình 6.4 và hãy dự đoán xem sợi dây dịch chuyển như thế nào nếu đội trái mạnh hơn đội phải , đội phải mạnh hơn đội trái , hai đội bằng nhau ?
HS: Trả lời
GV: Hãy xác định phương và chiều của lực mà hai đội tác dụng vào dây ?
HS: Cùng phương nhưng lực ngược nhau
GV: Treo bảng phụ đã kẻ sẵn câu C8 lên bảng và gọi hs lên bảng thực hiện
HS: thực hiện
HOẠT ĐỘNG 4: Tìm hiểu bước vận dụng :(10 phút )
GV: Hãy quan sát hình 6.5 và hãy điền vào chỗ trống từ thích hợp ?
HS: Lực đẩy
GV: Hãy quan sat hình 6.6 và hãy điền vào chỗ trống thích hợp ?
HS: lực kéo
GV:Hãy tìm 1 ví dụ về hai lựccân bằng ?
HS: Quyển sách đặt trên bàn quả bóng đang treo .
I/ Lực :
1.Thí nghệm:
C1: Lò xo tác dụng trở lại xe một lực bằng lực đẩy xe cho lò xo ép lại
C2 : Lò xo tác dụng lên xe một lực bằng lực xe tác dụng tác lên lò xo
C3: Nam châm tác dụng lên quả nặng một lực bằng lực quả nặng tác dụng lên nam châm
C4: (1) : Lực đẩy
: Lực ép
: Lực kéo
: Lục kéo
: Lực hút
2.Kết luận : (SGK )
II/ Hai lực cân bằng :
C6 : Dây chuyển động sang trái nếu đội trái mạnh hơn , dây chuyển động sang phải nếu đội phải mạnh hơn ,dây đứng yên nêu hai đội bằng nhau
IV/ Vận dụng:
C8:
(1) Cân bằng
(2) Đứng yên
(3) Chuều
(4) Phương
(5) Chiều
C9: a. Lực đẩy
b.Lực kéo
HOẠT ĐỘNG 5 : Củng cố và hướng dẫn tự học : (5 phút )
Củng cố :
Hướng dẫn hs làm BT 6.1 và 6.2 SBT
2 . Hướng dẫn tự học :
a. Bài vừa học :
Học thuộc phần “ghi nhớ ” SGK . Làm BT 6.3; 6.4; 6.5 SBT
b.Bài sắp học : “Tim hiểu kết quả tác dụng của lực”
*Câu hỏi soạn bài :
- Khi có lực tác dụng lên một vật thì nó có thể gây ra kết quả gì?
IV/ Bổ sung:
Giáo án vật lí 6 &
Tuần : 7
Ngày soạn : ...
Tiết : 7 TÌM HIỂU KẾT QUẢ TÁC DỤNG CỦA LỰC
I/Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Nêu được một số ví dụ về lực tác dụng có thể làm vật biến dạng
2.Kĩ năng :
Làm được các thí nghiệm về kết quả tác dụng của lực
3. Thái độ :
Ổn định, tập trung ,tích cực trong học tập
II/Chuẩn bị:
1.Giáo viên :
1 xe lăn ,1 máng nghiêng, 1 lò xo mềm , 1 lò xo lá tròn , 1 hòn bi , 1 sợi dây
2. Học sinh :
Chia làm 4 nhóm ,mỗi nhóm chuẩn bị như giáo viên
III/Giảng dạy :
1. Ổn định lớp :(1phút )
2. Kiểm tra: ( 5 phút )
Bài cũ :
GV: Hãy nêu phần “ghi nhớ” bài “lực- hai lực cân bằng” ? Đầu tàu tác dụng vào toa tàu là lực kéo hay lực đẩy ?
HS : Trả lời
GV: Nhận xét, ghi điểm
b.Sự chuẩn bị của hs cho bài mới :
3.Tình huống bài mới : (1 phút)
Giáo viên đưa ra tình huống như ghi ở sgk
4. Bài mới :
PHƯƠNG PHÁP
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1:Tìm hiểu những hiện tượng cần chú ý khi có lực tác dụng:(10 phút
GV: Những hiện tượng nào sau đây có sự biến đổi chuyển động ?
- Vật chuyển động bỗng dừng lại
- Vật chuyển động nhanh hơn
- Vật chuyển động chậm lại
- Vật đứng yên mãi mãi
HS : Vật đứng yên mãi mãi không có sự chuyển động
GV: Hãy tìm 4 ví dụ về biến đổi chuyển động ?
HS : Trả lời
GV : Vậy biến dạng là gì ?
HS: Là biến đổi hình dạng của vật
GV :Gọi một học sinh trả lời câu hỏi đầu bài
HS: Trả lời
GV: Chấn chỉnh và cho hs ghi vào vở
HOẠT ĐỘNG 2 :Tìm hiểu những kết quả tác dụng của lực :(8 phút)
GV: Làm TN như hình 6.1SGK
HS: Quan sát
GV: Nhận xét về kết quả tác dụng của lực lên lò xo lúc đó
Hs: Trả lời
GV: Hướng dẫn hs làm TN như hìh 7.7sgk
GV :Em hãy nhận xét về kết quả tác dụng của lực mà tay ta tác dụng lên xe qua sợi dây ?
HS : Trả lời
GV: Tương tự hướng dẫn hs làm TN và giải câu C5, C6
HS: Thực hiện
GV: Treo bảng phụ có ghi sẵn câu C7 lên bảng
HS: Quan sát
GV :Gọi hs lên bảng điền vào vị trí này
HS : Thực hiện
GV: Em hãy viết đầy đủ các câu ở câu C8 ?
HS : (1) Biến đổi chuyển động của
(2) Biến dạng
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu bứơc vận dụng: (10 phút )
GV :Em hãy nêu 3 ví dụ về lực tác dụng lên một vật làm vật biến dạng ?
HS:Nêu ví dụ
GV:Nêu 3 ví dụ về lực tác dụng làm vật biến dạng?
HS: Kéo lo xo ,bóp miếng xốp , bóp quả bóng
GV: Nêu một ví dụ lực tác dụng vừa làm vật chuyển động vừa làm vật biến dạng ?
HS:N ém viên phấn vào tường làm viên phấn vỡ ra
I/ Những hiện tượng cần chú ý quan sát khi có lực tác dụng :
1. Những biến đổi của chuyển động :
C1 : (SGK )
2.Những sự biến dạng :
C2: Cung đang dương là cung có cánh và dây thay đổi hình dạng
II / Những kết quả tác dụng của lực :
Thí nghiệm :
C3: Lò xo lá tròn tác dụng lên xe một lực đẩy làm xe chuyển động
C4: Lực tay ta tác dụng lên xe thông qua sơi dây làm xe dừng lại
2.Kết luận:
C7: (1) Biến đổi chuyển động của
(2) Biến đổi chuyển động của xe
( 3) Biến đổi chuyển động của
(4) Biến dạng
C8 : (1) Biến đổi chuyển động của
(2) Biến dạng
III/ Vận dụng :
C9 - Bóng đứng yên ta dùng tay đánh mạnh vào.
-Xe đang chạy ta thắng lại
-Ta ném hòn đá
C11: Ném viên phấn mạnh vào tường làm viên phấn vỡ ra
HOẠT ĐỘNG 4: Củmg cố và hướng dẫn tự học (10 phút)
Củng cố :
Hệ thống laị những ý chính cho hs rõ hơn
Hướng dẫn hs làm BT 7.1 ; 7.2 sbt
Hướng dẫn tự học :
Bài vừa học :
Học thuộc phần “ghi nhớ” sgk . Làm bt 7.3 ; 7.4 ; 7.5 ; 7.6 SBT
b .Bài sắp học : “Trọng lực – đơn vị lực”
* Câu hỏi soạn bài : - Trọng lực là gì? -Đơn vị lưc?
IV/ :Bổ sung :
Giáo án vật lí 6 &
Tuần : 8
Ngày soạn:..
Tiết : 8 TRỌNG LỰC - ĐƠN VỊ LỰC
I/ Mục tiêu :
1.Kiến thức :
-Trả lời được câu hỏi :Trọng lực của vật là gì?
-Nêu được phương và chiều của trọng lực
- Biết đơn vị của trọng lực
2 .Kĩ năng :
Sử dụng được sợi dây dọi để xác định phưong thẳng đứng
3.Thái độ:
Hs tích cực , tập trung trong học tập
II/ Chuẩn bị:
1.Giáo viên :
1 giá treo , 1 lò xo , 1 quả nặng , 1dây dọi , một khay nước , 1eke
2. Học sinh :
Chia làm 4 nhóm , mỗi nhóm chuẩn bị như giáo viên
III/ Giảng dạy:
1. Ổn định lớp :( 1 phút )
2 .Kiểm tra : ( 5 phút)
a. Bài cũ:
GV : Em hãy nêu phần “ghi nhớ” sgk ? Hãy lấy một ví dụ về lực tác dụng lên một vật vừa làm biến đổi chuyển độmg của vật vừa làm cho vật bị biến dạng ?
HS :Trả lời
GV: Nhận xét , cho điểm
b.Sự chuẩn bị của hs cho bài mới :
3. Tình huống bài mới : ( 1 phút)
Giáo viên lấy tình huống như ghi ở sgk
4.Bài mới:
PHƯ
File đính kèm:
- GiaoAnLi6a.doc