Giáo án môn Vật lí 8 tiết 9: Áp suất khí quyển

A MỤC TIÊU

1.Kiến Thức ;

- Giải thích sự tồn tại của lớp khí quyển và áp suất khí quyển

- Giải thích được thí nghiệm Tôrixenli và một số hiện tượng đơn giản khác

- Hiểu vì sao độ lớn của áp suất khí quyển thường được tính theo độ cao của cột thuỷ ngân và cách đổi đơn vị từ mmHg sang N/m2

2 . Kỉ năng :

Quan sát, suy luận , đổi đơn vị áp suất khí quyển từ mmHg sang N/m2

3. Thái Độ :

Hình thành duy vật biến chứng cho hs

B. CHUẨN BỊ :

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1558 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lí 8 tiết 9: Áp suất khí quyển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 9 ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN Ngày Soạn : 1/11/2006 Tiết :09 Ngày dạy :3/11/2006 A MỤC TIÊU 1.Kiến Thức ; - Giải thích sự tồn tại của lớp khí quyển và áp suất khí quyển - Giải thích được thí nghiệm Tôrixenli và một số hiện tượng đơn giản khác - Hiểu vì sao độ lớn của áp suất khí quyển thường được tính theo độ cao của cột thuỷ ngân và cách đổi đơn vị từ mmHg sang N/m2 2 . Kỉ năng : Quan sát, suy luận , đổi đơn vị áp suất khí quyển từ mmHg sang N/m2 3. Thái Độ : Hình thành duy vật biến chứng cho hs B. CHUẨN BỊ : - Cho mỗi nhóm hs :1 ca ,1 ống thuỷ tinh đường kính 3mm dài 20 cm , - cho cả lớp :phóng to hình 9.5 SGK C.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1 ổn định lớp 2, kiểm tra bài cũ 3 , Bài mới Trợ giúp của GV Hoạt động của trò Hoạt động 1( phút ) kiểm tra bài cũ – gíới thiệu bài mới 1 .kiểm tra :- Nêu đặc điểm của áp suất do chất lỏng gây ra ?Viết công thức và giải thích các đơn vị của các đại lượng đại lượng - Nêu đặc điểm của bình thông nhau ? 2. tổ chức tình huống học tập -y/c hs dự đoán khi loan ngược một cố nước đầy đậy kín bằng một tơ 2 giấy không thấm nước thì nước có chảy ra ngoài không ? - GV tiến hành làm để hs quan sát - Để giải thích hiện tượng này chúng ta nghiên cứu bài áp suất khí quyển -Hai em lên bảng trả bài theo nội dung GV yêu cầu , dưới lớp tập trung chú ý và và nhận xét nội của bạn mình trên bảng - Thu thập nội dung GV đặt vấn đề và tìm cách để giải quyết vấn đề . -Dự đoán - Quan sát hiện tượng Hoạt động 2 ( phút ) Tìm hiểu sự tồn tại của áp suất khí quyển - Gv giới thiệu về lớp khí quyển của trá đất - Không khí bao quanh trái đất hàng nghìn km vậy chúng có khối lượng không ? có trọng lượng không ? vì sau ? - vì không khí cũng có trọng lượng nên trái đất và mọi vật trên trí đất đều chịu áp suất của lớp khí quyển trên trái đất . Aùp suất này gọi là áp suất khí quyển . - Aùp suất khí quyển có đặc điểm gì? -y/c hs làm thí nghiệm 1,2 theo hình 9.2;9.3 như SGK để khảng định sự tồn tại của áp suất khí quyển - Từ kết quả thí nghiệm y/c hs trả lời C1, C2, C3 -GV mô tả thí nghiệm 3 y/c hs quan sát hình 9.4 và trả lời C4 -Khí quyển có khối lượng ,do trái đất hút nên có trọng lượng . - Hoạt đông nhóm làm thí nghiệm , trả lời C1,C2, C3 C1: áp suất khí quyển lớn hơn áp suất không khí trong hộp , nên vỏ hộp chịu tác dụng của áp suất khí quyển từ bên ngoài vào làm vỏ hộp bị bẹp theo nhiều phía. C2:Nước không chảy ra , vì áp lực tác dụng vào nước từ dười lên , lớn hơn trọng lượng của cột nước có trong ống . C3: Nước chảy ra khỏi ống , vì khi bỏ ngón tay bịt dđầu trên của ống , thí không khí trong ống thông với khí quyển => áp suất khí trong ống cộng với áp suất cột nước trong ống lớn hơn áp suất khí quyển . Làm việc cá nhân trả lời C4 C4:Khi hút hetá không khí ra khỏi quả cầu áp suất trong quả cầu bằng 0 trong khi đó áp suất khí quyển tác dụng lên quả cầu từ nhiều phía => làm 2 bán cầu ép chặt vào nhau Hoạt động 3 ( phút ) Tìm hiểuđộ lớn của áp suất khí quyển - GV : Giới thiệu sơ lược về nhà bác học Tôrixenli - GV giới thiệu , mô tả tiến trính và kết quả thí nghiệm y/c hs thu thập thông tin +Mục đích TN : tìm độ lớn của áp suất khí quyển + dụng cụ thí nghiệm 1ống thuỷ tinh dài 1m , một chậu có đựng thuỳ ngân , + Tiến trình và kết quả thí nghiệm :đổ đầy Hg vào ống , dùng tay bịt lại đầu kia , nhấn chìm đầu bịt vào chạu thuỷ ngân rồi thả tay ra , thấy Hg trong ống còn 76cm tính từ mặt thoáng của thuỷ ngân trong chậu - Căn cứ vào kết quả mô tả thí nghiệm y/c hs trả lời C5 , C6, C7 - Thu thập thông tin - Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi C5: PA=PB ( vì nằm trên cùng một mặt phẳng mặt phẳng ) C6:áp suất tác dụng + lên điểm A là Pkq + lên điểm B là PHg ( côït thuỷ ngân cao 76 cmHg ) C7: p=d.h=136 000 N/m3 . 0,76 m = 103360 N/m2 Hoạt động 4 ( phút ) Vận dụng - y/c hs giải thích hiện tượng nêu ở đầu bài C8 - y /c hs nêu ví dụ chứng tỏ sự tồn tại áp suât1 khí quyển C9 - y/c hs làm C10 -y/c hs thực hiện lệnh C11 + áp suất khí quyển bằng bao nhiêu? +gọi d là trọng lượng riêmg của nước + h là chiều cao của nước +vậy biết áp suất khí quyển ; biết trọng lượng riêng của nước ta có thể tính chiều cao của cột nước trong thí nghiệm này bằng công thức nào ? -y/c hs trả lờiù C12: C8:Nước không chảy ra ,vì áp suất khí quyển gây ra áp lự ép miếng giấy ở dưới lớn hơn trọng lượng của cột nước trong li C9 : Hs tự cho ví dụ C10: Nói áp suất khí quyển bằng 76cm Hg có nghĩa là không khí gây ra một áp suất bằng áp suất ở đáy của cột thuỷ ngân cao 76cm (76cmHg=103360N/m2 ) C11:Trong thí nghiệm Tô-ri-xen-li giả sử không dùng thuỷ ngân mà dùng nước thì chiều cao của cột nước : C12:Không tính trực tiếp áp suất của khí quyển bằng công thức P= d.h , vì độ cao của không khí không thể đo chính xác được , hơn nữa trọng lượng riêng của không khí cũng thay đổi theo độ cao Hoạt động 5 ( phút ) cũng cố hứớng dẫn - dặn do : - y/c hs nhắc lại nội dung ghi nhớ - Nói áp suất khí quyển bằng 76mmHg là có ý nghĩa gì ? làm bài tập SBT - Thu thập thông tin GV chốt lại và trả lời câu hỏi do GV yêu cầu -Thu thập nội dung GV dặn dò , học tập ở nhà D.NỘI DUNG GHI BẢNG: I. Sự tồn tại của áp suất khí quyển 1. Thí nghiệm : 2. kết luận : Trái đất và mọi vật trên trái đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi phương . II.Độ lớn của áp sất khí quyển 1.Thí nghiệm Tô-ri-xe-li 2. Độ lớn của áp suất khí quyển C5: PA=PB ( vì nằm trên cùng một mặt phẳng mặt phẳng ) C6:áp suất tác dụng + lên điểm A là Pkq + lên điểm B là PHg ( côït thuỷ ngân cao 76 cmHg ) C7: p= d.h =136 000 N/m3 . 0,76 m = 103360 N/m2 3.Kết luận :Aùp suất khí quyển bằng áp suất của cột thuỷ ngân trong ống Tô –ri –xe-li , do đó người ta thường dùng mmHg làm đơn vị đo áp suất khí quyển . III. Vận dụng C10: Nói áp suất khí quyển bằng 76cm Hg có nghĩa là không khí gây ra một áp suất bằng áp suất ở đáy của cột thuỷ ngân cao 76cm (76 cm Hg=103360 N/m2 ) C11:Trong thí nghiệm Tô-ri-xen-li giả sử không dùng thuỷ ngân mà dùng nước thì chiều cao của cột nước :

File đính kèm:

  • docL8-9.DOC
Giáo án liên quan