I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức tính suất điện động cảm ứng.
- Phát biểu được nội dung định luật Faraday.
- Chỉ ra được sự chuyển hóa năng lượng trong hiện tượng cảm ứng điện từ.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng các công thức đã học để tính được suất điện động cảm ứng trong một số trường hợp đơn giản.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Phương pháp: diễn giảng tích cực kết hợp đàm thoại gợi mở.
- Phương tiện:
Giáo viên: Phấn, thước kẻ, phiếu học tập.
Học sinh: Ôn tập khái niệm suất điện động, công thức tính công của nguồn điện, định luật Ohm cho đoạn mạch chứa nguồn điện.
5 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1137 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lý 10 - Bài 24: Suất điện động cảm ứng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
Trường THPT Phan Văn Trị Họ & tên GSh: Nguyễn Thị Cẩm Linh
Lớp 11C4 Môn: Vật lý MSSV: 1080230
Tiết 3 Họ & tên GVHD: Lê Ngọc Võ
Ngày 15 tháng 02 năm 2012
Bài 24: SUẤT ĐIỆN ĐỘNG CẢM ỨNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức tính suất điện động cảm ứng.
Phát biểu được nội dung định luật Faraday.
Chỉ ra được sự chuyển hóa năng lượng trong hiện tượng cảm ứng điện từ.
2. Kĩ năng:
Vận dụng các công thức đã học để tính được suất điện động cảm ứng trong một số trường hợp đơn giản.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Phương pháp: diễn giảng tích cực kết hợp đàm thoại gợi mở.
- Phương tiện:
Giáo viên: Phấn, thước kẻ, phiếu học tập.
Học sinh: Ôn tập khái niệm suất điện động, công thức tính công của nguồn điện, định luật Ohm cho đoạn mạch chứa nguồn điện.
III. NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH DẠY:
1. Chuẩn bị:
a. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Từ thông là gì ? Đơn vị của nó ?
TL: Xét một diện tích S nằm trong từ trường đều có véc tơ pháp tuyến tạo với từ trường một góc α thì đại lượng
Φ = Bscosα
Gọi là từ thông qua diện tích S đã cho.
Đơn vị của từ thông là vêbe (Wb).
Câu 2: Dòng Faucault là gì ? Nêu một vài ứng dụng của dòng điện Faucault.
TL:
- Dòng Faucault là dòng điện xuất hiện trong các vật dẫn khi nó chuyển động trong từ trường hoặc nằm trong từ trường biến thiên.
- Tạo lực hãm điện từ, nấu chảy kim loại trong luyện kim.
b. Đặt vấn đề:
Như chúng ta đã biết, khi có sự biến thiên từ thông qua mạch kín thì trong mạch xuất hiện dòng điện cảm ứng. Mặt khác, mỗi khi trong mạch kín có dòng điện thì phải có suất điện động sinh ra dòng điện đó. Nên khi trong mạch xuất hiện dòng điện cảm ứng thì trong mạch xuất hiện sđđ cảm ứng. Vậy sđđ cảm ứng có đặc điểm gì ? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi đó. Bài 24: “Suất điện động cảm ứng”
2. Tiến trình dạy:
Nội dung lưu bảng
Thời gian
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Xây dựng khái niệm suất điện động cảm ứng
I. Suất điện động cảm ứng trong mạch kín
1. Định nghĩa
Sđđ cảm ứng là sđđ sinh ra do dòng điện trong mạch kín.
7ph
- Đề nghị HS làm câu C1
Xác nhận ý kiến đúng.
- Vậy sđđ cảm ứng là gì ?
- Làm việc cá nhân.
C1: a) Sđđ của nguồn điện đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn và đo bằng công của lực lạ khi dịch chuyển một đơn vị điện tích dương ngược chiều điện trường bên trong nguồn.
b)
c)
d)
e)
- Sđđ cảm ứng là sđđ sinh ra do dòng điện trong mạch kín.
Hoạt động 2: Tìm hiểu định luật Faraday
2. Định luật Faraday
- Định luật Faraday: SGK
- Công thức:
13ph
- Ta đã biết dòng điện cảm ứng xuất hiện khi có sự biện thiên từ thông qua mạch kín. Vậy độ lớn của sđđ cảm ứng có phụ thuộc vào sự biến thiên từ thông hay không ? Nếu có thì phụ thuộc thế nào ?
- Theo ĐL Lentz, lực từ tác dụng lên mạch (C) thực hiện công cản trở chuyển động của mạch. Làm thế nào thực hiện sự dịch chuyển của (C) để có sự biến thiên từ thông ?
- Công của ngoại lực phải bằng bao nhiêu để thắng được công cản của lực từ ?
- có độ lớn bằng phần năng lượng bên ngoài cung cấp cho mạch và được chuyển hóa thành điện năng (2)
- Từ (1) & (2) có . Tỉ số cho biết gì ?
- Công thức tính sđđ cảm ứng ?
- Nếu chỉ xét độ lớn: .
- Phát biểu nội dung của biểu thức trên.
Đây cũng chính là nội dung của định luật Faraday.
- Đưa ra dự đoán
- Cần có ngoại lực tác dụng.
- Công ngoại lực:
(1)
- Tốc độ biến thiên từ thông.
- Sđđ cảm ứng:
- Độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong mạch kín tỉ lệ với tốc độ biến thiên từ thông qua mạch kín đó.
Hoạt động 3: Tìm hiểu mối quan hệ giữa sđđ cảm ứng và định luật Lentz
II. Quan hệ giữa suất điện động cảm ứng và định luật Lentz
- Nếu tăng thì ec<0: chiều của sđđ ngược với chiều dương của mạch.
- Nếu giảm thì ec<0: chiều của sđđ là chiều dương của mạch.
10ph
- Dấu (-) trong nói lên điều gì ?
- Yêu cầu HS trả lời câu C3
- Sđđ cảm ứng ngược chiều với biến thiên từ thông.
- Thực hiện câu C3
Hoạt động 4: Sự chuyển hóa năng lượng trong hiện tượng cảm ứng điện từ
5ph
- Phân tích cho HS thấy bản chất của HT cảm ứng điện từ là sự chuyển hóa cơ năng thành điện năng.
- Nêu ý nghĩa to lớn của định luật Fararday.
- Biết cách lí giải các định luật cảm ứng điện từ bằng định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.
- Nắm được ý nghĩa định luật.
Hoạt động 5: Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà
5ph
- Yêu cầu HS làm một vài câu hỏi trắc nghiệm.
- Tóm tắt kiến thức cơ bản.
- BTVN trang 152 SGK trừ B6.
- Trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
- Ghi các BTVN
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
File đính kèm:
- bai 24 suat dien dong cam ung(1).doc