Bài 1: Tính công của trọng lực làm một vật khối lượng 10kg rơi tự do trong các giây thứ nhất, thứ 2, thứ 3. Lấy g=9,8m/s2
Bài 2: Một cần cẩu nâng một vật có khối lượng m=3 tấn với gia tốc a=2m/s2.
a) Tính công mà lực nâng thực hiện trong giây thứ nhất và giây thứ 2.
b) Tính công suất trung bình trong hai giây ấy.
Bài 3: Từ độ cao h=6m một vật được ném xiên góc với vận tốc ban đầu v0=10m/s. Tính vận tốc của vật khi chạm đất. g=10m/s2.
Bài 4: Một vật được ném xiên từ độ cao h=12m, với vận tốc ban đầu v0=20m/s, đạt độ cao cực đại hmax=15m. Tìm góc ném ban đầu của vật.
Bài 5: Một vật được ném xiên từ độ cao h, với vận tốc ban đầu v0=20m/s hợp với phương ngang α=30o, đạt độ cao cực đại hmax=15m. Tìm góc ném ban đầu của vật.
Bài 6: Một vật được ném lên với vận tốc v0=16m/s theo phương làm với đường nằm ngang góc 60o.
a) Tính độ cao cực đại mà nó đạt tới
b) Tính độ lớn vận tốc của vật ở độ cao h=4,6m.
Lấy g=10m/s2.
1 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 828 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lý 10 - Bài tập bảo toàn cơ năng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP BẢO TOÀN CƠ NĂNG
Bài 1: Tính công của trọng lực làm một vật khối lượng 10kg rơi tự do trong các giây thứ nhất, thứ 2, thứ 3. Lấy g=9,8m/s2
Bài 2: Một cần cẩu nâng một vật có khối lượng m=3 tấn với gia tốc a=2m/s2.
a) Tính công mà lực nâng thực hiện trong giây thứ nhất và giây thứ 2.
b) Tính công suất trung bình trong hai giây ấy.
Bài 3: Từ độ cao h=6m một vật được ném xiên góc với vận tốc ban đầu v0=10m/s. Tính vận tốc của vật khi chạm đất. g=10m/s2.
Bài 4: Một vật được ném xiên từ độ cao h=12m, với vận tốc ban đầu v0=20m/s, đạt độ cao cực đại hmax=15m. Tìm góc ném ban đầu của vật.
Bài 5: Một vật được ném xiên từ độ cao h, với vận tốc ban đầu v0=20m/s hợp với phương ngang α=30o, đạt độ cao cực đại hmax=15m. Tìm góc ném ban đầu của vật.
Bài 6: Một vật được ném lên với vận tốc v0=16m/s theo phương làm với đường nằm ngang góc 60o.
a) Tính độ cao cực đại mà nó đạt tới
b) Tính độ lớn vận tốc của vật ở độ cao h=4,6m.
Lấy g=10m/s2.
Bài 7: Một vật được ném xiên góc α so với đường nằm ngang. Tìm liên hệ giữa thế năng và động năng của vật ở điểm cao nhất. Khi nào thì chúng bằng nhau.
Bài 8: Một vật trượt không ma sát trên mặt phẳng nghiêng góc α. Biết độ dài đường dốc chính là 6m. Phần đường đi dưới chân dốc có hệ số ma sát với vật là µ=0,2.
a) Tìm vận tốc của vật khi ở chân dốc.
b) Tìm quãng mà vật chuyển động thêm được khi xuống chân dốc.
Bài 9 :
Một vật trượt trên mặt phẳng nghiêng không ma sát, có độ cao của đỉnh dốc là h. Khi trượt trên phần đường nằm ngang bên dưới chân dốc có hệ số ma sát µ=0,3, vật đi được quãng đường s=4m. Tìm độ cao của đỉnh dốc biết trên dốc vật trượt không ma sát.
H 4.7
Bài 10: Một vật trượt không ma sát và không vận tốc ban đầu từ đỉnh cao h của một máng nghiêng được nối với một máng tròn bán kính r<h.
a) Tìm h để vật đi đến điểm cao nhất của máng tròn mà không trượt ra khỏi máng.
b) Biết vật đi đến điểm cao nhất của máng tròn. Tìm vận tốc của vật tại đó.
Bài 11: Một hòn đá buộc vào dây dài 1m được quay tròn trong mặt phẳng thẳng đứng với vận tốc ω=180 vòng/phút. Biết lúc dây làm với phương thẳng đứng góc 30o thì dây bị đứt. Đá văng đến độ cao cực đại là bao nhiêu? Tính độ cao từ vị trí dây bị đứt. g=10m/s2.
Bài 12: Một quả bóng được treo vào sợi dây dài l=1m. Người ta truyền cho bóng một vật tốc ban đầu vo khi bóng đang ở vị trí cân bằng, thì thấy bóng đi hết được một vòng tròn. Cho bóng có khối lượng m=200g. Tìm vận tốc vo.
File đính kèm:
- Bai tap bao toan.doc