Giáo án môn Vật lý 10 - Chương II: Động lực học chất điểm

Câu 1: Chiếc đèn điện được treo trên trần nhà bởi hai sợi dây như hình vẽ. Đèn chịu tác dụng của

A. 1 lực.

B. 2 lực.

C. 3 lực.

D. 4 lực.

Câu 2: Chọn câu đúng.

Gọi F1, F2 là độ lớn của hai lực thành phần, F là độ lớn hợp lực của chúng. Trong mọi trường hợp

A. F luôn luôn lớn hơn cả F1 và F2.

B. F luôn luôn nhỏ hơn cả F1 và F2.

C. F thoả mãn:

D. F không bao giờ bằng F1 hoặc F2

Câu 3: Cho hai lực đồng quy có độ lớn F1 = F2 = 20N. Độ lớn của hợp lực là F = 34,6N khi hai lực thành phần hợp với nhau một góc là

A. 300

B. 600

C. 900

D. 1200

 

doc14 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1552 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lý 10 - Chương II: Động lực học chất điểm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương II: Động lực học chất điểm Bài 13: lực. tổng hợp và phân tích lực. Câu 1: Chiếc đèn điện được treo trên trần nhà bởi hai sợi dây như hình vẽ. Đèn chịu tác dụng của 1 lực. 2 lực. 3 lực. 4 lực. Câu 2: Chọn câu đúng. Gọi F1, F2 là độ lớn của hai lực thành phần, F là độ lớn hợp lực của chúng. Trong mọi trường hợp F luôn luôn lớn hơn cả F1 và F2. F luôn luôn nhỏ hơn cả F1 và F2. F thoả mãn: F không bao giờ bằng F1 hoặc F2 Câu 3: Cho hai lực đồng quy có độ lớn F1 = F2 = 20N. Độ lớn của hợp lực là F = 34,6N khi hai lực thành phần hợp với nhau một góc là 300 600 900 1200 Câu 4: Cho hai lực đồng quy có độ lớn F1 = 16N, F2 = 12N. Độ lớn của hợp lực của chúng có thể là F = 20N F = 30N F = 3,5N F = 2,5N Câu 5: Cho hai lực đồng quy có độ lớn F1 = 8N, F2 = 6N. Độ lớn của hợp lực là F = 10N. Góc giữa hai lực thành phần là 300 450 600 900 Câu 6: Cho 3 đồng quy cùng nằm trong một mặt phẳng, có độ lớn F1 = F2 = F3 = 20N và từng đôi một làm thành góc 1200. Hợp lực của chúng là F = 0N F = 20N F = 40N F = 60N Bài 14: Định luật I Niu-Tơn Câu 1: Xe ôtô rẽ quặt sang phải, người ngồi trong xe bị xô về phía Trước. Sau. Trái. Phải. Câu 2: Nếu một vật đang chuyển động mà tất cả các lực tác dụng vào nó bỗng nhiên ngừng tác dụng thì Vật lập tức dừng lại Vật chuyển động chậm dần rồi dừng lại Vật chuyển động chậm dần trong một khoảng thời gian, sau đó sẽ chuyển động thẳng đều Vật chuyển ngay sang trạng thái chuyển động thẳng đều Bài 15: định luật II Niu-tơn Câu 1: Hãy chọn cách phát biểu đúng về định luật 2 Niu Tơn Gia tốc của một vật luôn ngược hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực tác dụng lên vật và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. Gia tốc của một vật luôn cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực tác dụng lên vật và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. Gia tốc của một vật luôn ngược hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của lực tác dụng lên vật tỉ lệ thuận với độ lớn gia tốc của vật và tỉ lệ thuận với khối lượng của vật. Gia tốc của một vật luôn cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Khối lượng của vật tỉ lệ thuận với độ lớn của lực tác dụng lên vật và tỉ lệ nghịch với gia tốc của vật. Câu 2: Chọn câu sai Hệ lực cân bằng là hệ lực có hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật bằng 0. Hai lực cân bằng là hai lực có cùng giá, cùng độ lớn, ngược chiều. Trong trường hợp ba lực cân bằng nhau thì giá của chúng phải đồng quy và đồng phẳng. Trong trường hợp bốn lực cân bằng thì nhất thiết các lực phải cân bằng nhau từng đôi một Câu 3: Chọn câu đúng Không có lực tác dụng thì các vật không thể chuyển động được. Một vật bất kỳ chịu tác dụng của một lực có độ lớn tăng dần thì chuyển động nhanh dần. Một vật có thể chịu tác dụng đồng thời của nhiều lực mà vẫn chuyển động thẳng đều. Không vật nào có thể chuyển động ngược chiều với lực tác dụng lên nó. Câu 4: Một vật có khối lượng m = 2,5kg, chuyển động với gia tốc a = 0,05m/s2. Lực tác dụng vào vật là F = 0,125N F = 0,125kg F = 50N F = 50kg Câu 5: Một vật có khối lượng m = 50kg, bắt đầu chuyển động nhanh dần đều và sau khi đi được 50cm thì có vận tốc 0,7m/s. Lực tác dụng vào vật là F = 0,245N. F = 24,5N. F = 2450N. F = 2,45N. Câu 6: Một máy bay phản lực có khối lượng 50tấn, khi hạ cánh chuyển động chậm dần đều với gia tốc 0,5m/s2. Lực hãm tác dụng lên máy bay là F = 25,000N F = 250,00N F = 2500,0N F = 25000N Câu 7: Chọn câu sai Có hai vật, mỗi vật bắt đầu chuyển động dưới tác dụng của một lực. Quãng đường mà hai vật đi được trong cùng một khoảng thời gian Tỉ lệ thuận với các lực tác dụng nếu khối lượng của hai vật bằng nhau. Tỉ lệ nghịch với các khối lượng nếu hai lực có độ lớn bằng nhau. Tỉ lệ nghịch với các lực tác dụng nếu khối lượng của hai vật bằng nhau. Bằng nhau nếu khối lượng và các lực tác dụng vào hai vật bằng nhau. Câu 8: Một ôtô không chở hàng có khối lượng 2tấn, khởi hành với gia tốc 0,3m/s2. Ôtô đó khi chở hàng khởi hành với gia tốc 0,2m/s2. Biết rằng hợp lực tác dụng vào ôtô trong hai trường hợp đều bằng nhau. Khối lượng của hàng trên xe là m = 1tấn m = 2tấn m = 3tấn m = 4tấn Bài 16: định luật III Niu-tơn Câu 1: Khi chèo thuyền trên mặt hồ, muốn thuyền tiến về phía trước thì ta phải dùng mái chèo gạt nước Về phía trước Về phía sau Sang bên phải Sang bên trái Câu 2: Hai lớp A1 và A2 tham gia trò chơi kéo co, lớp A1 đã thắng lớp A2, lớp A1 tác dụng vào lớp A2 một lực F12, lớp A2 tác dụng vào lớp A1 một lực F21. Quan hệ giữa hai lực đó là F12 > F21. F12 < F21. F12 = F21. Không thể so sánh được. Câu 3: Lực và phản lực có đặc điểm Cùng loại. Tác dụng vào hai vật. Cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn. Cả A, B, C. Câu 4: An và Bình đi giày patanh, mỗi người cầm một đầu sợi dây, An giữa nguyên một đầu dây, Bình kéo đầu dây còn lại. Hiện tượng sảy ra như sau: An đứng yên, Bình chuyển động về phía An. Bình đứng yên, An chuyển động về phía Bình. An và Bình cùng chuyển động. An và Bình vẫn đứng yên. Bài 17: lực hấp dẫn Câu 1: Hàng ngày ta không cảm nhận được lực hấp dẫn giữa ta với các vật xung quanh như bàn, ghế, tủ... vì Không có lực hấp dẫn của các vật xung quanh tác dụng lên chúng ta. Các lực hấp dẫn do các vật xung quanh tác dụng lên chúng ta tự cân bằng lẫn nhau. Lực hấp dẫn giữa ta với các vật xung quanh quá nhỏ. Chúng ta không tác dụng lên các vật xung quanh lực hấp dẫn. Câu 2: Sự phụ thuộc của lực hấp dẫn giữa các vật vào bản chất của môi trường xung quanh là Phụ thuộc nhiều Phụ thuộc ít Không phụ thuộc Tuỳ theo từng môi trường Câu 3: Trọng lực tác dụng lên một vật có Phương thẳng đứng. Chiều hướng vào tâm Trái Đất Độ lớn phụ thuộc vào độ cao và khối lượng của vật. Cả ba đáp án trên. Câu 4: Chọn câu sai Trường hấp dẫn do Trái Đất gây ra xung quanh nó gọi là trường trọng lực(trọng trường). Nếu nhiều vật khác nhau lần lượt đặt tại cùng một điểm thì trọng trường gây cho chúng cùng một gia tốc g như nhau. Mỗi vật luôn tác dụng lực hấp dẫn lên các vật xung quanh nên xung quanh mỗi vật đều có một trường hấp dấn. Trường trọng lực là một trường hợp riêng của trường hấp dẫn. Câu 5: Khi khối lượng của hai vật và khoảng cách giữa chúng đều tăng lên gấp đôi thì lực hấp dẫn giữa chúng có độ lớn Tăng gấp đôi Giảm đi một nửa Tăng gấp bốn Không thay đổi Câu 6: Lực hấp dẫn do một hòn đá ở trên mặt đất tác dụng vào Trái Đất thì có độ lớn Lớn hơn trọng lượng của hòn đá Nhỏ hơn trọng lượng của hòn đá Bằng trọng lượng của hòn đá Bằng không Câu 7: Chọn câu đúng Lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên Mặt Trăng và do Mặt Trăng tác dụng lên Trái Đất có Cùng phương, cùng chiều, khác độ lớn Cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn Cùng phương, cùng chiều, cùng độ lớn Cùng phương, ngược chiều, khác độ lớn Câu 8: Hoả tinh có khối lượng bằng 0,11 lần khối lượng của Trái Đất và bán kính là 3395km. Biết gia tốc rơi tự do ở bề mặt Trái Đất là 9,81m/s2. Gia tốc rơi tự do trên bề mặt Hoả tinh là 3,83m/s2 2,03m/s2 317m/s2 0,33m/s2 Câu 9: Cho biết khối lượng của Trái Đất là M = 6.1024kg; khối lượng của một hòn đá là m = 2,3kg; gia tốc rơi tự do g = 9,81m/s2. Hòn đá hút Trái Đất một lực là 58,860N 58,860.1024N 22,563N 22,563.1024N Câu 10: Mỗi tàu thuỷ có khối lượng 100000tấn khi ở cách nhau 0,5km. Lực hấp dẫn giữa hai tàu thuỷ đó là F = 2,672.10-6N. F = 1,336.10-6N. F = 1,336N. F = 2,672N. Câu 11: Bán kính Trái Đất là R = 6400km, tại một nơi có gia tốc rơi tự do bằng một nửa gia tốc rơi tự do trên mặt đất, độ cao của nơi đó so với mặt đất là h = 6400km. h = 2651km. h = 6400m. h = 2651m. Bài 18: chuyển động của vật bị ném Câu 1: Khi đẩy tạ, muốn quả tạ bay xa nhất thì người vận động viên phải ném tạ hợp với phương ngang một góc 300 450 600 900 Câu 2: Chọn câu sai Từ một máy bay chuyển động đều theo phương nằm ngang, người ta thả một vật rơi xuống đất. Bỏ qua sức cản của không khí. Người đứng trên mặt đất nhìn thấy quỹ đạo của vật là một phần của Parapol. Người đứng trên máy bay nhìn thấy quỹ đạo của vật là một phần của Parapol. Người đứng trên máy bay nhìn thấy quỹ đạo của vật là một đường thẳng đứng. Khi vật rơi tới đất thì máy bay ở ngay phía trên vật. Câu 3: Một vật khối lượng m, được ném ngang từ độ câo h với vận tốc ban đầu v0. tầm bay xa của nó phụ thuộc vào m và v0. m và h . v0 và h. m, v0 và . Câu 4: Trong chuyển động ném ngang, gia tốc của vật tại một vị trí bất kỳ luôn có Phương ngang, chiều cùng chiều chuyển động. Phương ngang, chiều ngược chiều chuyển động. Phương thẳng đứng, chiều lên trên. Phương thẳng đứng, chiều xuống dưới. Câu 5: Một vật được ném lên từ mặt đất với vận tốc ban đầu v0 = 10m/s và góc ném a = 600. Lấy g = 10m/s2. Tầm xa và tầm bay cao của vật là L = 8,66m; H = 3,75m. L = 3,75m; H = 8,66m. L = 3,75m; H = 4,33m. L = 4,33m; H = 3,75m. Câu 6: Chọn câu sai Một vật được ném lên từ mặt đất với vận tốc ban đầu v0, góc ném có thể thay đổi được Khi góc ném a = 450 thì tầm bay xa của vật đạt cực đại. Khi góc ném a = 900 thì tầm bay cao của vật đạt cực đại. Khi góc ném a = 450 thì tầm bay cao của vật đạt cực đại. Khi góc ném a = 900 thì tầm xa của vật bằng không. Câu 7: Từ độ cao 15m so với mặt đất một vật được ném chếch lên vận tốc ban đầu 20m/s hợp với phương ngang một góc 300. Lấy g = 10m/s2. Thời gian từ lúc ném đến lúc vật chạm đất; độ cao lớn nhất; tầm bay xa của vật là t = 4s; H = 30m; S = 42m. t = 3s; H = 20m; S = 52m. t = 1s; H = 25m; S = 52m. t = 2s; H = 20m; S = 40m. Câu 8: Một vật được ném ngang với vận tốc v0 = 30m/s, ở độ cao h = 80m. Lấy g = 10m/s2. Tầm bay xa và vận tốc của vật khi chạm đất là S = 120m; v = 50m/s. S = 50m; v = 120m/s. S = 120m; v = 70m/s. S = 120m; v = 10m/s. Bài 19: lực đàn hồi Câu 1: Chon câu sai Lực đàn hồi suất hiện khi vật bị biến dạng và có tác dụng chống lại sự biến dạng. Lực đàn hồi suất hiện khi vật bị biến dạng và có chiều cùng với chiều biến dạng. Lực đàn hồi của sợi dây hoặc lò xo bị biến dạng có phương trùng với sợi dây hoặc trục của lò xo. Lực đàn hồi suất hiện trong trường hợp mặt phẳng bị nén có phương vuông góc với mặt phẳng. Câu 2: Một lò xo có độ cứng k, người ta làm lò xo giãng một đoạn Dl sau đó lại làm giãn thêm một đoạn x. Lực đàn hồi của lò xo là Fđh = kDl Fđh = kx Fđh = kDl + x Fđh = k(Dl + x) Câu 3: Treo một vật khối lượng m vào một lò xo có độ cứng k tại một nơi có gia tốc trọng trường g. Độ giãn của lò xo phụ thuộc vào m và k k và g m, k và g m và g Câu 4: Muốn lò xo có độ cúng k = 100N/m giãn ra một đoạn 10cm, (lấy g = 10m/s2) ta phải treo vào lò xo một vật có khối lượng m = 100kg m = 100g m = 1kg m = 1g Câu 5: Một ôtô tải kéo một ôtô con có khối lượng 2tấn và chậy nhanh dần đều với vận tốc ban đầu v0 = 0. Sau thời gian 50s ôtô đi được 400m. Bỏ qua lực cản tác dụng lên ôtô con. Độ cứng của dây cáp nối hai ôtô là k = 2.106N/m thì khi đó dây cáp giãn ra một đoạn là Dl = 0,32mm Dl = 0,32cm Dl = 0,16mm Dl = 0,16cm Câu 6: Khi người ta treo quả cân coa khối lượng 300g vào đầu dưới của một lò xo( đầu trên cố định), thì lò xo dài 31cm. Khi treo thêm quả cân 200g nữa thì lò xo dài 33cm. Lấy g = 10m/s2. Chiều dài tự nhiên và độ cứng của lò xo là l0 = 28cm; k = 1000N/m l0 = 30cm; k = 300N/m l0 = 32cm; k = 200N/m l0 = 28cm; k = 100N/m Bài 20: lực ma sát Câu 1: Chọn câu sai Lực ma sát trượt xuất hiện khi vật này trượt trên vật kia và có tác dụng là cản trở chuyển động trượt. Lực ma sát lăn xuất hiện khi vật này lăn trên vât kia và có tác dụng là cản trở chuyển động lăn. Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi vật đứng yên chịu tác dụng của lực và có xu hướng chuyển động, lực ma sát nghỉ luôn cân bằng với lực tác dụng và vật Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi vật đứng yên chịu tác dụng của lực và có xu hướng chuyển động, lực ma sát nghỉ luôn làm cho hợp lực tác dụng lên vật bằng không Câu 2: Chọn câu đúng Giữa bánh xe phát động và mặt đường có lực ma sát nghỉ, ma sát trong trường hợp này là có hại Giữa bánh xe phát động và mặt đường có lực ma sát nghỉ, ma sát trong trường hợp này là có lợi Giữa bánh xe dẫn hướng và mặt đường có lực ma sát nghỉ, ma sát trong trường hợp này là có hại Giữa bánh xe dẫn hướng và mặt đường có lực ma sát lăn, ma sát trong trường hợp này là có lợi Câu 3: Khi bôi dầu mỡ lại giảm ma sát vì Dầu mỡ có tác dụng giảm áp lực giữa các chi tiết chuyển động. Dầu mỡ có tác dụng giảm hệ số ma sát giữa các chi tiết chuyển động. Dầu mỡ có tác dụng tăng hệ số ma sát giữa các chi tiết chuyển động. Dầu mỡ có tác dụng tăng áp lực giữa các chi tiết chuyển động. Câu 4: Lực ma sát nghỉ xuất hiện trong trường hợp Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang. Quyển sách trượt trên mặt bàn nghiêng. Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm nghiêng. Quyển sách đứng yên khi treo trên một sợi dây. Câu 5: Muốn xách một quả mít nặng, ta phải bóp mạnh tay vào cuống quả mít vì khi bóp tay mạnh vào cuống quả mít sẽ làm Tăng áp lực của tay tác dụng lên cuống quả mít dẫn đến lực ma sát tăng. Tăng áp lực của tay tác dụng lên cuống quả mít, và tăng bề mặt tiếp xúc giữa tay và cuống mít dẫn đến lực ma sát tăng. Tăng áp lực của tay tác dụng lên cuống quả mít, và giảm bề mặt tiếp xúc giữa tay và cuống mít dẫn đến lực ma sát tăng. Tăng bề mặt tiếp xúc giữa tay và cuống quả mít dẫn đến lực ma sát tăng. Câu 6: Chọn câu sai Khi ôtô bị sa lầy, bánh quya tít mà không nhích lên được vì đường trơn, hệ số ma sát giữa bánh xe và mắt đường nhỏ nên lực ma sát nhỏ không làm xe chuyển động được. Quan sát bánh xe máy ta thấy hình dạng talông của hai trước và sau khác nhau người ta cấu tạo như vậy vì ma sát ở bánh trước là ma sát nghỉ còn ma sát ở bánh sau là ma sát lăn. Đầu tầu hoả muốn kéo được nhiều toa thì đầu tầu phải có khối lượng lớn vì khối lượng của đầu tầu lớn mới tạo ra áp lực lớn lên đường ray, làm cho ma sát nghỉ giữa bánh xe của đầu tầu với đường ray lớn. Trong băng chuyền vận chuyển than đá lực làm than đá chuyển động cùng với băng chuyền là lực ma sát nghỉ. Câu 7: Chiều của lực ma sát nghỉ Ngược chiều với vận tốc của vật. Ngược chiều với gia tốc của vật. Ngược chiều với thành phần ngoại lực song song với mặt tiếp xúc. Vuông góc với mặt tiếp xúc. Câu 8: Một ôtô khối lượng 1,5tấn chuyển động thẳng đều trên đường. Hệ số ma sát lăn giữa bánh xe và măt đường là 0,08. Lực phát động đặt vào xe là F = 1200N. F > 1200N. F < 1200N. F = 1,200N. Câu 9: Một xe ôtô đang chạy trên đường lát bê tông với vận tốc v0 = 72km/h thì hãm phanh. Quãng đường ôtô đi được từ lúc hãm phanh đến khi dừng hẳn là 40m. Hệ số ma sát trượt giữa bánh xe và mặt đường là m = 0,3. m = 0,4. m = 0,5. m = 0,6. Câu 10: Một vật khối lượng m = 400g đặt trên mặt bàn nằm ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt bà là m = 0,3. Vật bắt đầu được kéo đi bằng một lực F = 2N có phương nằm ngang. Quãng đường vạt đi được sau 1s là S = 1m. S = 2m. S = 3m. S = 4m. Bài 21: hệ quy chiếu có gia tốc lực quán tính Câu 1: Khi đi thang máy, sách một vật trên tay ta có cảm giác vật nặng hơn khi Thang máy bắt đầu đi xuống. Thang máy bắt đầu đi lên. Thang máy chuyển động đều lên trên. Thang máy chuyển động đều xuống dưới. Câu 2: Bằng cách so sánh số chỉ của lực kế trong thang máy với trọng lượng P = mg của vật treo vào lực kế, ta có thể biết được Thang máy đang đi lên hay đi xuống Chiều gia tốc của thang máy Thang máy đang chuyển động nhanh dần hay chậm dần Độ lớn gia tốc và chiều chuyển động của thang máy Câu 3: Một vạt khối lượng 0,5kg mọc vào lực kế treo trong buồng thang máy. Thang máy đi xuống và được hãm với gia tốc 1m/s2. Số chỉ của lực kế là 4,0N 4,5N 5,0N 5,5N Câu 4: Một người có khối lượng m = 60kg đứng trong buồng thang máy trên một bàn cân lò xo. Số chỉ của cân là 642N. Độ lớn và hướng gia tốc của thang máy là a = 0,5m/s2, hướng thẳng đứng lên trên. a = 0,5m/s2, hướng thẳng đứng xuống dưới. a = 0,7m/s2, hướng thẳng đứng lên trên. a = 0,7m/s2, hướng thẳng đứng xuống dưới. Câu 5: Một quả cầu nhỏ khối lượng m = 300g buộc vào một đầu dây treo vào trần của mộ toa tàu đang chuyển động. Người ta thấy quả cầu khi đứng yên bị lệch về phía trước so với phương thẳng đứng một góc a = 40. Độ lớn và hướng gia tốc của tầu là a = 0,69m/s2; hướng ngược hướng chuyển động. a = 0,69m/s2; hướng cùng hướng chuyển động. a = 0,96m/s2; hướng ngược hướng chuyển động. a = 0,96m/s2; hướng cùng hướng chuyển động. Câu 6: Một quả cầu nhỏ khối lượng m = 300g buộc vào một đầu dây treo vào trần của mộ toa tàu đang chuyển động. Người ta thấy quả cầu khi đứng yên bị lệch về phía sau so với phương thẳng đứng một góc a = 50. Độ lớn và hướng gia tốc của tầu là a = 0,86m/s2; hướng ngược hướng chuyển động. a = 0,86m/s2; hướng cùng hướng chuyển động. a = 0,68m/s2; hướng ngược hướng chuyển động. a = 0,68m/s2; hướng cùng hướng chuyển động. Câu 7: Một quả cầu nhỏ khối lượng m = 300g buộc vào một đầu dây treo vào trần của mộ toa tàu đang chuyển động. Người ta thấy quả cầu khi đứng yên phương của dây treo vẫn trùng với phương thẳng đứng. Tính chất chuyển động của tầu là Nhanh dần đều với gia tốc a = 0,3m/s2. Chậm dần đều với gia tốc a = -0,3m/s2. Biến đổi đều với gia tốc a = 0,3m/s2. Thẳng đều. B a A C Câu 8: Khối nêm hình tam giác vuông ABC có góc nghiêng a = 300 đặt trên mặt bàn nằm ngang(Hình vẽ bên). Bỏ qua mọi ma sát, để vật nhỏ m đặt tại A có thể leo lên mặt phẳng nghiêng thì gia tốc của nêm phải có độ lớn và hướng là a = 5,66m/s2; hướng từ phải sang trái. a = 5,66m/s2; hướng từ trái sang phải. a = 6,56m/s2; hướng từ phải sang trái. a = 6,56m/s2; hướng từ trái sang phải. Câu 9: Một quả cầu khối lượng m = 2kg treo vào đầu một sợi dây chỉ chịu được lực căng tối đa Tmax= 28N. Khi kéo dây lên phía trên, muốn dây không đứt thì gia tốc của vật Phải luôn nhỏ hơn hoặc bằng 2m/s2. Phải luôn lớn hơn hoặc bằng 2m/s2. Phải luôn nhỏ hơn hoặc bằng 4m/s2. Phải luôn lớn hơn hoặc bằng 4m/s2. Bài 22: lực hướng tâm và lực quán tính ly tâm hiện tượng tăng, giảm, mất trọng lượng Câu 1: Chọn câu sai. Trọng lực của vật là hợp lực của lực hấp dẫn và lực quán tính li tâm. Trọng lượng biểu kiến của vật là độ lớn trọng lực biểu kiến của vật. Trọng lượng biểu kiến của vật là độ lớn trọng lực của vật. Trọng lượng của vật là độ lớn trọng lực của vật. Câu 2: Chọn câu sai. Hiện tượng tăng trọng lượng sảy ra khi trọng lượng biểu kiến lớn hơn trọng lượng của vật. Hiện tượng giảm trọng lượng sảy ra khi trọng lượng lớn hơn trọng lượng biểu kiến của vật. Hiện tượng mất trọng lượng sảy ra khi trọng lượng biểu kiến bằng hơn trọng lượng của vật. Hiện tượng giảm trọng lượng sảy ra khi trọng lượng biểu kiến nhỏ hơn trọng lượng của vật Câu 3: Các nhà du hành vũ trụ trên con tàu quay quanh Trái Đất đều ở trong trạng thái mất trọng lượng là do Con tàu ở rất xa Trái Đất nên lực hút của Trái Đất giảm đáng kể. Con tàu ở và vùng mà lực hút của Trái Đấ và Mặt Trăng cân bằng nhau. Con tàu thoát ra khỏi khí quyển của Trái Đất. Các nhà du hành và con tàu cùng “rơi” về Trái Đất với gai tốc g. Câu 4: Một ôtô khối lượng m = 1200kg( coi là chất điểm), chuyển động với vận tốc 36km/h trên chiếc cầu vồng lên coi như cung tròn bán kính R = 50m. áp lực của ôtô và mặt cầu tại điểm cao nhất là N = 14400(N). N = 12000(N). N = 9600(N). N = 9200(N). Câu 5: Một ôtô khối lượng m = 1200kg( coi là chất điểm), chuyển động với vận tốc 36km/h trên chiếc cầu võng xuống coi như cung tròn bán kính R = 50m. áp lực của ôtô và mặt cầu tại điểm thấp nhất là N = 14400(N). N = 12000(N). N = 9600(N). N = 9200(N). Câu 6: Một vật đặt trên bàn quay với vận tốc góc 5rad/s, hệ số ma sát nghỉ giữa vật và mặt bàn là 0,25. Muốn vật không bị trượt trên mặt bàn thì khoảng cách R từ vật tới tâm quay phải thoả mãn 13cm ³ R ³ 12cm. 12cm ³ R ³ 11cm. 11cm ³ R ³ 10cm. 10cm ³ R ³ 0cm. Bài 23: Bài tập động lực học Câu 1: Vật khối lượng m đặt trên mặt phẳng nghiêng hợp với phương nằm ngang một góc a. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng nghiêng là m. Khi được thả ra vật trượt xuống. Gia tốc của vật phụ thuộc vào m, m, a m, g, a m, g, a m, m, g, a Câu 2: Một cái hòm khối lượng m = 40kg đặt trên sàn nhà. Hệ số ma sát trượt giữa hòm và sàn nhà là m = 0,2. Người ta đẩy hòm bằng một lực F = 200N theo phương hợp với phương ngang một góc a = 300, chếch xuống phía dưới. Gia tốc của hòm là a = 3,00m/s2. a = 2,83m/s2. a = 2,33m/s2. a = 1,83m/s2. Câu 3: Một vật đặt trên mặt phẳng nghiêng (góc nghiêng a = 300), được truyền một vận tốc ban đầu v0 = 2m/s. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là 0,3. Gia tốc a và độ cao lớn nhất H mà vật đạt tới là a = - 1,4m/s2; H = 14,6cm. a = + 1,4m/s2; H = 14,6cm. a = - 2,4m/s2; H = 41,6cm. a = + 2,4m/s2; H = 41,6cm. Câu 4: Một con lắc gồm một quả cầu nhỏ khối lượng m = 200g treo vào sợi dây dài l = 15cm, buộc vào đầu một cái cọc gắn ở mép bàn quay. Bán có bán kính r = 20cm và quay với vận tốc góc không đổi w. Khi đó dây nghiêng so với phương thẳng đứng một góc a = 600. Vận tốc góc w của bàn và lực căng T của dây là w = 7,25(rad/s); T = 4(N). w = 9,30(rad/s); T = 4(N). w = 5,61(rad/s); T = 2,3(N). w = 7,20(rad/s); T = 2,3(N). Bài 24: chyển động của hệ vật mA mB Hình vẽ 1 Câu 1: Cho cơ hệ như hình vẽ 1. Biết mA > mB, gia tốc của hai vật là a. Lực căng của dây là T = mAg T = (mA + mB)g T = (mA - mB)g T = mA(g - a) Câu 2: Cho cơ hệ như hình vẽ 1, khối lượng của các vật là mA = 260g, mB = 240g, bỏ qua mọi ma sát, sợi dây không dãn, khối lượng của dây và tòng rọc không đáng kể. Gia tốc a của vật và sức căng T của dây là a = 0,2m/s2; T = 2,548(N). a = 0,3m/s2; T = 2,522(N). a = 0,4m/s2; T = 2,496(N). a = 0,5m/s2; T = 2,470(N). Câu 3: Một đầu tàu có khối lượng 50tấn được nối với hai toa, mỗi toa có khối lượng 20tấn. Đoán tàu bắt đầu chuyển động với gia tốc a = 0,2m/s2. Hệ số ma sát lăn giữa với đường ray là 0,05. Lực phát động F tác dụng lên đoàn tàu và lực căng T ở chỗ nối giữa 2 toa là F = 28000(N); T = 12000(N). F = 63000(N); T = 14000(N). F = 83000(N); T = 17000(N). F = 86000(N); T = 19000(N). Bài 25: thực hành: đo hệ số ma sát Câu 1: Người ta đặt một khối gỗ hình chữ nhật trên một tấm ván, rồi tăng độ cao h của một đầu tấm ván đến giá trị H thì khối gỗ bắt đầu trượt. Lực ma sát nghỉ cực đại xuất hiện khi Đầu tấm ván có độ cao h = 0. Đầu tấm ván có độ cao 0 < h < H. Đầu tấm ván có độ cao h = H và khối gỗ vẫn đứng yên trên tấm ván. Đầu tấm ván có độ cao h = H và khối gỗ đang trượt trên tấm ván. Câu 2: Vật khối lượng m đặt trên mặt phẳng nghiêng một góc a so với phương nằm ngang. Hệ số ma sát nghỉ cực đại giữa vật và mặt phẳng nghiêng là mn. Vật có thể trượt xuống hay không được quyết định bởi các yếu tố m và mn. a và m. a và mn. a, m và mn.

File đính kèm:

  • docBai tap TN L10 Chuong 2 NC.doc