Giáo án môn Vật lý 10 - Tiết 34: Kiểm tra học kỳ I

I. Mục tiêu.

a. Về kiến thức:

Củng cố và khắc sâu kiến thức của các chương I, II, III:

+ Động học chất điểm, Động lực học chất điểm, Cân bằng và chuyển động của vật rắn

b. Về kĩ năng:

 Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, khoa học, phát huy khả năng làm việc trung thực của hs

c. Thái độ:

 Trung thực trong khi làm kiểm tra

II. Chuẩn bị.

GV: Đề kiểm tra; HS: Ôn lại toàn bộ kiến thức của chương I, II, III để làm bài cho tốt

III. Nội dung kiểm tra (Đề kiểm tra)

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 552 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lý 10 - Tiết 34: Kiểm tra học kỳ I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/12/09 Ngày KT: 22&23/12/09 – Lớp 10A,D Tiết 34: KIỂM TRA HỌC KỲ I I. Mục tiêu. a. Về kiến thức: Củng cố và khắc sâu kiến thức của các chương I, II, III: + Động học chất điểm, Động lực học chất điểm, Cân bằng và chuyển động của vật rắn b. Về kĩ năng: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, khoa học, phát huy khả năng làm việc trung thực của hs c. Thái độ: Trung thực trong khi làm kiểm tra II. Chuẩn bị. GV: Đề kiểm tra; HS: Ôn lại toàn bộ kiến thức của chương I, II, III để làm bài cho tốt III. Nội dung kiểm tra (Đề kiểm tra) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 ĐIỂM) CHỌN CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG Câu 1: Chuyển động thẳng đều là chuyển động: A. Vận tốc tăng dần đều theo thời gian B. Có quỹ đạo là đường thẳng và có tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường C. Gia tốc a có hướng và độ lớn luôn thay đổi D. Cả 3 đáp án trên đều sai Câu 2: Chuyển động cơ học là: A. Là sự thay đổi vị trí của vật so với các vật khác theo thời gian. B. Là sự thay đôỉ trạng thái của vật theo thời gian. C. Là sự thay đổi tốc độ của vật theo thời gian. D. Là sự thay đổi năng lượng của vật theo thời gian. Câu 3: Chuyển động nào dưới đây không phải là chuyển động thẳng biến đổi đều? A. Một viên bi lăn trên máng nghiêng B. Một vật rơi từ trên cao xuống C. Một hòn đá bị ném theo phương ngang D. Một hòn đá bị ném lên cao theo phương thẳng đứng Câu 4: Chuyển động rơi tự do là: A. Là chuyển động có quỹ đạo là một đường cong. B. Là chuyển động chậm dần đều C. Là chuyển động nhanh dần đều D. Chuyển động chỉ dưới tác dụng của trọng lực Câu 5: Một vật đang đứng yên nghĩa là: A. Vật không bị một lực nào tác dụng. B. Các lực tác dụng lên vật cân bằng nhau. C. Vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực D. Cả 3 đáp án trên đều đúng. Câu 6: Mức quán tính của vật phụ thuộc vào yếu tố nào? A. Phụ thuộc vào vận tốc của vật B. Vật có khối lượng nhỏ thì mức quá tính sẽ lớn C. Vật có khối lượng lớn thì mức quán tính sẽ lớn D. Vật có khối lượng lớn thì mức quán tính sẽ nhỏ Câu 7: Một vật đang chuyển động nếu các lực tác dụng lên nó mất đi thì: A. Vật đổi hướng chuyển động B. Vật dừng lại ngay lập tức C. Vật chuyển động chậm dần rồi mới dừng lại D. Vật tiếp tục chuyển động theo hướng ban đầu. Câu 8: Hãy chọn câu trả lời sai: Lực ma sát nghỉ: A. Xuất hiện ở mặt tiếp xúc của vật để giữ cho vật đứng yên khi nó bị một lực tác dụng song song với mặt tiếp xúc. B. Có hướng ngược với hướng của lực tác dụng có độ lớn bằng độ lớn của lực tác dụng. C. Có độ lớn cực đại nhỏ hơn độ lớn của lực ma sát trượt. D. Đóng vai trò lực phát động giúp các vật chuyển động được. Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng: A. Hai lực trực đối là hai lực cùng giá, cùng chiều, có độ lớn bằng nhau. B. Hai lực trực đối là hai lực có giá song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau. C. Hai lực trực đối là hai lực cùng giá, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau. D. Hai lực trực đối là hai lực có giá song song, cùng chiều, có độ lớn bằng nhau. Câu 10: Điền từ thích hợp vào chỗ trống Trọng tâm của vật là điểm đặt của ......................... tác dụng lên vật Lực. B. Lực hấp dẫn C. Trọng lực D. Trọng lượng Câu 11: Chọn câu định nghĩa đúng. Ngẫu lực là: A. Hai lực có giá song song, cùng chiều, có độ lớn bằng nhau. B. Hai lực có giá không song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau. C. Hai lực có giá song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau, tác dụng lên hai vật khác nhau. D. Hai lực song song, ngược chiều và có độ lớn bằng nhau, nhưng có giá khác nhau và cùng tác dụng vào một vật. Câu 12: Chọn câu trả lời đúng. Mômen ngẫu lực đối với một trục quay không phụ thuộc vào: A. Khối lượng của vật. B. Hình dạng và kích thước vật. C. Gia tốc hướng tâm gây ra chuyển động quay của vật. D. Vị trí của trục quay. II. PHẦN TỰ LUẬN (4 ĐIỂM) Một ôtô có khối lượng 1 tấn chuyển động trên đường thẳng nằm ngang, hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là 0,1. Hãy tính lực kéo của động cơ ôtô trong các trường hợp sau: Ôtô chuyển động thẳng đều. Ôtô chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 2m/s2. Lấy g = 9,8m/s2 Đáp án + Thang điểm I. Phần trắc nghiệm Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 Câu 11 Câu 12 B A C D B C C A C C D D II. Phần tự luận Tóm tắt: k = 0,1 m = 1tấn = 1000kg g = 9,8m/s2 a. Fk = ? (a = 0) b. Fk = ? (a = 2m/s2) Giải: a. Tính lực kéo Fk khi gia tốc a = 0 (chuyển động thẳng đều) Ta có: Fk = Fms = KN = ma = 0 Nên Fk = Fms = KN = KP = Kmg Fk = Kmg Vậy Fk = 0,1.1000.9,8 = 980 (N) b. Tính lực kéo Fk khi a = 2m/s2 Ta có: Fk – Fms = ma Fk = ma + Fms Mặt khắc Fms = 980 N Nên Fk = 1000.2 + 980 = 2980 N IV. Rút kinh nghiệm.

File đính kèm:

  • docT34-KTHK-I.doc