Giáo án môn Vật lý 10 - Tiết 48: Cấu tạo chất. thuyết động học phân tử chất khí

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức

 - Nêu được nội dung cơ bản về cấu tạo chất

 - Nêu được VD chứng tỏ giữa các phân tử có lực hút và lực đẩy

- Nêu được định nghĩa khí lí tưởng

- So sánh các thể khí lỏng rắn về các mắt, Loại nguyên tử, phân tử, tương tác nguyên tử, phân tử và chuyển động nhiệt.

 2. Kĩ năng

 - Giải thích các hiện tượng vật lí có liên quan.

- Vận dụng kiến thức về thuyết động học phân tử chất khí và cấu tạo chất để giải các bài tập vật lí đơn giản.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: - Chuẩn bị giáo án, bài giảng trên lớp.

2.Học sinh: - Ôn lại những kiến thức đã học về cấu tạo chất ở lớp 8.

III. Tổ chức các hoạt động dạy học

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 595 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lý 10 - Tiết 48: Cấu tạo chất. thuyết động học phân tử chất khí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 02/02 Ngày giảng : 07/02-10A,D Phần 2 : NHIỆT HỌC Chương V : CHẤT KHÍ TIẾT 48 : CẤU TẠO CHẤT. THUYẾT ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ CHẤT KHÍ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức - Nêu được nội dung cơ bản về cấu tạo chất - Nêu được VD chứng tỏ giữa các phân tử có lực hút và lực đẩy - Nêu được định nghĩa khí lí tưởng - So sánh các thể khí lỏng rắn về các mắt, Loại nguyên tử, phân tử, tương tác nguyên tử, phân tử và chuyển động nhiệt. 2. Kĩ năng - Giải thích các hiện tượng vật lí có liên quan. - Vận dụng kiến thức về thuyết động học phân tử chất khí và cấu tạo chất để giải các bài tập vật lí đơn giản. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Chuẩn bị giáo án, bài giảng trên lớp. 2.Học sinh: - Ôn lại những kiến thức đã học về cấu tạo chất ở lớp 8. III. Tổ chức các hoạt động dạy học Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của học sinh kiến thức cơ bản Hoạt động 1: Ôn lại các kiến thức đã học về cấu tạo chất Vì sao khi trộn một lượng đường thích hợp vào nước lại làm nước có vị ngọt? vì sao bóng cao su khi bơm căng dù được buộc chật vẫn cứ xẹp dần? Vì sao hoà bột màu vào trong nước ấm lại dễ tan hơn nước lạnh? - Nhắc lại các kiến thước đã học về cấu tạo chất? * Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là phân tử Cá nhân suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Nhắc lại: - Các chất được cấu tạo từ các phân tử riêng biệt gọi là các phân tử, nguyên tử. Giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách. - Các phân tử, nguyên tử chuyển động không ngừng. Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử chuyển động càng nhanh I. cấu tạo chất 1. Những điều đã học về cấu tạo chất Các chất được cấu tạo từ các phân tử riêng biệt gọi là các phân tử, nguyên tử. Giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách. - Các phân tử, nguyên tử chuyển động không ngừng. Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử chuyển động càng nhanh Hoạt động 2: Tìm hiểu về lực tương tác giữa các phân tử, nguyên tử - Nếu các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động không ngừng thì tại sao vật lại không bị rã ra thành từng phần tử riêng rẽ mà lại giữ được hình dạng và thể tích? * Các phân tử tương tác với nhau bằng lực hút và lực đẩy phan tử. độ lớn của những lực này phụ thuộc vào khoảng cách giữa các phân tử Yêu cầu đọc SGK - Độ lớn cả lực hút và lực đẩy giữa các phân tử phụ thuộc như thế nào vào khoảng cách giữa các phân tử? - Hoàn thành yêu cầu C1, C2 nhấn mạnh là ha thỏi chì chỉ hút nhau khi hai mặt tiếp xúc được mài thật nhẵn - Làm TN vẽ ở hình (SGK) - Cả hai TN đều chứng tỏ giưac các phân tử có lực hút và lực này chỉ đáng kể khi các phân tử ở gần nhau. VD: hai giọt nước sát nhau sẽ hợp thành một giọt - Tuy nhiên khi các phân tử bị nén lại thì tương tự như khi lò xo bị nén, các phân tử lại có su hướng đẩy nhau ra do đó chúng ta có thể nén chất khí chứ không thể nén chất lỏng và chất rắn Cá nhân tiếp thu và ghi nhớ TL: nếu khoảng cách giữa các phân tử nhỏ thì lực hút lớn hơn lực đẩy và ngược lại HS Thảo luận nhóm đại diện nhóm TL C1 Khi đặt hai thỏi chì mài thật nhẵn tiếp xúc nhau thì khoảng cách giữa các phân tử nhỏ lực hút chiếm ưu thế điều này không xảy ra nếu mặt tiếp xúc không được mài nhẵn. Giải thích tương tự với C2 Cá nhân tiếp thu ghi nhớ 2.Lực tương tác phân tử - giữa các phân tử đồng thời có lực hút và lực đẩy phân tử - Độ lớn của những lực này phụ thuộc vào khoảng cách giữa các phân tử - nếu khoảng cách giữa các phân tử nhỏ thì lực hút lớn hơn lực đẩy và ngược lại VD: Hoạt động 3: Tìm hiểu các đặc điểm của các thể khí rắn lỏng - Các nhất có thể tồn tại ở những trạng thái nào? hay còn gọi là thể nào? Lấy VD tương ứng. Nêu những đặc điểm khác biệt giữa các thể đó và thử giải thích nguyên nhân Gợi ý: - Thể lỏng được coi là trung gian giữa thể khí và thể rắn, ở gần nhiệt độ đông đặc thì chất lỏng có nhiều tính chất giống chất rắn. Tăng dần nhiệt độ thì sự tương tự giữa thể lỏng và thể rắn sẽ dần dần nhường chỗ cho sự tương tự ngày càng tăng giữa các thể lỏng và thể khí - Quan sát hình SGK hình dung về sự sắp xếp và chuyển động của các nguyên tử, phân tử ở thể khí lỏng rắn. * Lực tương tác giữa các phân tử ở thể lỏng lớn hơn thể khí nên giữ được các phân tử không chuyển động phân tán ra xa, tuy nhiên các phân tử này vẫn dao động quanh một vị trí cân bằng không cố định. Do đó chất lỏng có thể tích riêng xác định nhưng không có hình dạng riêng như chất rắn mà có hình dạng của phần bình chứa nó - Lưu ý với học sinh ngoài vật rắn có cấu tạo tinh thể còn có vật rắn vô định hình (Học sau) * Do tác dụng của trọng lực nên chất lỏng có hình dạng của bình chứa. Khi ở trạng thái không trọng lượng hay chịu tác dụng của những lực cân bằng khác nhau thì chất lỏng có dạng hình cầu. Cá nhân trả lời - Thể khí: hơi nước, không khí - Thể lỏng: nước xăng dầu - Thể rắn: nước đá, gỗ TL: Thể khí không có hình dạng xác định và luôn chiếm thể tích của bình chứa - Thể rắn có thể tích và hình dạng xác định - Thể lỏng không có hình dạng riêng mà có hình dạng của phần bình chứa nó và có thể tích xác định Cá nhân tiếp thu ghi nhớ 3. Các thể rắn, lỏng, khí. Thể khí không có hình dạng xác định và luôn chiếm thể tích của bình chứa - Thể rắn có thể tích và hình dạng xác định - Thể lỏng không có hình dạng riêng mà có hình dạng của phần bình chứa nó và có thể tích xác định Hoạt động 4: Phát biểu nội dụng cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí. Khí lí tưởng GV tóm tắt những quan điểm cơ bản của thuyết động học phân tử về cấu tạo chất. Giới thiệu tóm tắt lịch sử ra đời của thuyết. - Định nghĩa khí lí tưởng? * Không khí và các chất ở điều kiện bình thường về nhiệt độ và áp suất cũng có thể coi là khí lí tưởng. Cá nhân đọc SGK và trả lời câu hỏi II. Thuyết động học phân tử chất khí 1. Nội dung cơ bản ( SGK) 2. Khí lí tưởng Chất khí trong đó các phân tử được coi là các chất điểm và chỉ tương tác với nhau khi va chạm được gọi là khí lí tưởng. Hoạt động 5: Củng cố và giao nhiệm vụ về nhà Yêu cầu trả lời các câu hỏi trong SGK Cá nhân tự đọc ghi nhớ Đọc trước bài định luật Bôi - Lơ - Ma – Ri – ốt

File đính kèm:

  • docTiet48-Cautaochat.ThuyetDHPTchatkhi.doc