I. MỤC TIÊU :
1. Về kiến thức :
- Trình bày được khái niệm chung về tác dụng và số bội giác của các dụng cụ quang bổ trợ cho mắt.
- Nêu được cấu tạo và công dụng của kính lúp.
- Viết được công thức xác định số bội giác trường hợp ngắm chừng ở vô cực
- Trình bày được sự tạo ảnh qua kính lúp.
2. Về kỹ năng :
- Vẽ được đường truyền của chùm tia sáng từ một điểm của vật qua kính lúp.
- Nhận ra và biết cách sử dụng kính lúp.
- Vận dụng công thức về số bội giác đối với kính lúp để giải bài tập trong SGK.
II. CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên :
Chuẩn bị kính lúp, một số mẫu vật, sách báo,
2. Học sinh :
Ôn tập lại kiến thức về thấu kính và mắt
2 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 997 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lý 11 - Bài 32 - Kính lúp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày :
Số Tiết :
PPCT:
BAØI 32 : KÍNH LUÙP
MỤC TIÊU :
Về kiến thức :
Trình bày được khái niệm chung về tác dụng và số bội giác của các dụng cụ quang bổ trợ cho mắt.
Nêu được cấu tạo và công dụng của kính lúp.
Viết được công thức xác định số bội giác trường hợp ngắm chừng ở vô cực
Trình bày được sự tạo ảnh qua kính lúp.
Về kỹ năng :
Vẽ được đường truyền của chùm tia sáng từ một điểm của vật qua kính lúp.
Nhận ra và biết cách sử dụng kính lúp.
Vận dụng công thức về số bội giác đối với kính lúp để giải bài tập trong SGK.
CHUẨN BỊ :
Giáo viên :
Chuẩn bị kính lúp, một số mẫu vật, sách báo,
Học sinh :
Ôn tập lại kiến thức về thấu kính và mắt
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
Ổn định lớp :
Kiễm tra bài cũ : (.phút)
Kiểm tra trong quá trình giảng
Giới thiệu bài mới :
Chúng ta ai cũng biết tác dụng của kính lúp, nó là một trong những dụng cụ bổ trợ cho mắt, nhưng làm cách nào để sử dụng kính lúp thu được hiệu quả cao ? các đặc trưng của kính lúp là gì ?
Tổ chức hoạt động dạy học :
Hoạt động 1 :Tìm hiểu về các dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt ( ..phút)
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung bài học
o Thông thường người ta sử dụng các dụng cụ bổ trợ cho mắt nhằm mục đích gì?
o Đó là do các dụng cụ quang học có tác dụng làm tăng góc trông ảnh lớn hơn nhiều lần so với góc trông vật. Đại lượng đặc trưng cho tác dụng này là G
o Yêu cầu HS trả lời câu C1
oCác dụng cụ quang thường được chia thành mấy nhóm? Mỗi nhóm có công dụng gì?
O quan sát vật rõ hơn
O ghi nhận
O hoạt động nhóm
(phụ thuộc vào vật, kính, mắt )
O xem SGK và trả lời
I. Tổng quát về các dụng cụ quang bổ trợ cho mắt
– Có tác dụng làm tăng góc trông ảnh so với góc trông vật.
– Đại lượng đặc trưng cho tác dụng này là số bội giác G:
a : góc trông ảnh
a0 : góc trông vật có giá trị lớn nhất khi vật đặt tại điểm cực cận của mắt (Cc)
Hoạt động 2 : Tìm hiểu công dụng và cấu tạo của kính lúp (phút)
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung bài học
o Cho HS quan sát một số mẫu vật bằng kính lúp, từ đó yêu cầu HS phát biểu công dụng của kính lúp.
O HS phát biểu và ghi nhận công dụng này
II. Công dụng và cấu tạo của kính lúp
– Công dụng: quan sát vật nhỏ
– Cấu tạo: là thấu kính hội tụ có tiêu cự nhỏ
Hoạt động 3 : Tìm hiểu sự tạo ảnh qua kính lúp (phút)
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung bài học
o Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm để trả lời 2 câu hỏi sau:
1/ Điều kiện để có thể quan sát được vật qua kính lúp là gì?
2/ Vẽ ảnh tạo bởi kính lúp trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực.
o thế nào là cách ngắm chừng ở vô cực, ở điểm cực cận ? cách ngắm chừng nào thường được sử dụng để nhìn vật qua kính lúp ?
O D HS hoạt động theo nhóm.
O ngắm chừng ở vô cực.
III. Sự tạo ảnh bởi kính lúp
– Để quan sát được một vật nhỏ qua kính lúp là phải ngắm chừng sao cho:
+ Vật nằm trong khoảng từ O đến F, thu được ảnh ảo.
+ Ảnh ảo này phải nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt (từ Cc đến Cv)
– Việc điều chỉnh trên gọi là cách ngắm chừng.
– Để đỡ mỏi mắt người ta thường thực hiện cách ngắm chừng ở cực viễn.
Hoạt động 4 : Xây dựng công thức tính số bội giác của kính lúp (phút)
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung bài học
o Yêu cầu HS thiết lập công thức xác định độ bội giác của kính lúp khi ngắm chừng ở vô cực.
o quan sát và giúp các nhóm
o Yêu cầu HS trả lời câu C2
o Nêu và yêu cầu HS xem bài tập ví dụ trong SGK
O D HS hoạt động theo nhóm.
O ngắm chừng ở OCC: GC = kc
IV. Số bội giác của kính lúp
Trường hợp ngắm chừng ở vô cực:
Hoạt động 5 : Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà (.phút )
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung bài học
o Yêu cầu HS trả lời hai câu 4, 5, 6 SGK.
– Chuẩn bị bài mới.
O ghi những chuẩn bị cho bài sau
File đính kèm:
- BAI32-TIET64.doc