BÀI TẬP
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Ôn tập kiến thức về hiện tượng khúc xạ và phản xạ toàn phần.
2. Kỹ năng
Vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng và giải một số bài tập.
3. Thái độ
Tích cực, hứng thú học tập của học sinh.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
Phương pháp dùng hình ảnh trực quan, thuyết trình.
C. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Giáo án. Một số bài tập
2. Học sinh: Ôn tập kiến thức về hiện tượng khúc xạ và phản xạ toàn phần.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
1. Ổn định lớp - kiểm tra sỉ số (1’)
2. Kiểm tra bài cũ:(7’) Thế nào là hiện tượng phản xa toàn phần? Tại sao vào những ngày hè oi bức đi trên đường dốc nhựa ta có cảm giác như có nước trước mặt?
3. Nội dung bài mới:
a, Đặt vấn đề:(1’) Vận dụng kiến thức về khúc xạ và phản xạ toàn phần. Hôm nay chúng ta sẽ giải một số bài tập.
3 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 601 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lý 11 nâng cao - Tiết 70 - Bài tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 70
Ngày soạn: 09/ 4 / 2012
BÀI TẬP
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Ôn tập kiến thức về hiện tượng khúc xạ và phản xạ toàn phần.
2. Kỹ năng
Vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng và giải một số bài tập.
3. Thái độ
Tích cực, hứng thú học tập của học sinh.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
Phương pháp dùng hình ảnh trực quan, thuyết trình.
C. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Giáo án. Một số bài tập
2. Học sinh: Ôn tập kiến thức về hiện tượng khúc xạ và phản xạ toàn phần.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
1. Ổn định lớp - kiểm tra sỉ số (1’)
2. Kiểm tra bài cũ:(7’) Thế nào là hiện tượng phản xa toàn phần? Tại sao vào những ngày hè oi bức đi trên đường dốc nhựa ta có cảm giác như có nước trước mặt?
3. Nội dung bài mới:
a, Đặt vấn đề:(1’) Vận dụng kiến thức về khúc xạ và phản xạ toàn phần. Hôm nay chúng ta sẽ giải một số bài tập.
b, Triển khai bài mới:
Hoạt động 1 (7’). Kiến thức cần nắm
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
● Gv: Yêu câu HS trả lời các câu hỏi
+ Hiện tượng khúc xạ ánh sáng?
+ Định luật khúc xạ ánh sáng?
+ Thế nào là hiện tượng phản xạ toàn phần?
+ Điều kiện để xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần?
Hs: Thảo luận. Hoàn thiện kiến thức.
I. KIẾN THỨC CẦN NẮM
1. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng
2. Định luật khúc xạ ánh sáng: = hsố
3. Điều kiện để có phản xạ toàn phần
+ n1 > n2
+ i ³ igh. Với sinigh = .
Hoạt động 2 (19’): Giải bài tập
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
● Gv: Giao bài tập: “Khối thủy tinh có chiết suất n1 = 1,5. Tiết diện thẳng là tam giác vuông cân ABC, cân tại B. Chiếu tia sáng SI vuông góc với mặt bên AB. Tính góc lệch giữa tia tới và tia ló khi ánh sáng đi qua khối thủy tinh và vẽ đường đi của tia sáng trong hai trường hợp:
a, Đặt khối thủy tinh trong nước. Chiết suất nước n2 = 4/3?
b, Đặt khối thủy tinh trong không khí?”
Hs: Tiếp thu
● Gv: Chia lớp thành hai nhóm:
Nhóm 1: Giải bài tập với trường hợp 1.
Nhóm 2: Giải bài tập với trường hợp 2.
Hs: Lập nhóm. Giải bài tập
HS giải bài tập dưới sự hướng dẫn của GV
● Gv: Hướng dẫn
+ Nêu đặc điểm của tia sáng khi truyền vuông góc với mặt phân cách?
+ Làm thế nào để vẽ được đường truyền ánh sáng?
+ Nhận xét các hiện tượng xảy ra ở mặt phân cách giữa hai môi trường?
+ Tính toán. Vẽ đường đi của tia sáng?
Hs: Thảo luận nhóm. Giải bài tập.
i
A
B
Ci
I
J
i’
S
S’
n1
n2
II. BÀI TẬP
Khi tia sáng SI
chiếu vuông góc
với mặt bên AB
thì nó truyền thẳng
tới gặp mặt AC
tại J.
DAIJ vuông cân tại I
=> i = 450
a, Trường hợp đặt trong không khí:
Vì n1 > n2. Ta có:
=> igh = 41048’
Vì i = 450 > igh. Nên tại J xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.
i
r
D
A
B
Ci
I
J
n1
n2
S
R
Vậy góc hợp giữa tia ló và tia tới là
D = 2i = 900
b, Trường hợp
đặt trong nước
Vì n1 > n2 nên
=> igh = 62044’
Vì i tại J
xảy ra hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
Theo định luật khúc xạ ánh sáng ta có:
n1sini = n2sinr
=> => r = 52042’
Ta lại có D = r – i = 52042’ – 450 = 7042’
Vậy góc hợp giữa phương của tia ló và phương của tia tới là 7042’
Hoạt động 3: (10’ ) Giải một số bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Khi chiếu ánh sáng đơn sắc từ một không khí vào một khối chất trong suốt với góc tới 600 thì góc khúc xạ là 300. Khi chiếu cùng ánh sáng đơn sắc đó từ khối chất đã cho ra không khí với góc tới 300 thì góc tới
A. nhỏ hơn 300. B. lớn hơn 600. C. bằng 600. D. không xác định được.
Câu 2: Chiếu một ánh sáng đơn sắc từ chân không vào một khối chất trong suốt với góc tới 450 thì góc khúc xạ bằng 300. Chiết suất tuyệt đối của môi trường này là
A. . B. C. 2 D. .
Câu 3: Khi chiếu một tia sáng từ chân không vào một môi trường trong suốt thì thấy tia phản xạ vuông góc với tia tới góc khúc xạ chỉ có thể nhận giá trị
A. 400. B. 500. C. 600. D. 700.
Câu 4: Trong trường hợp sau đây, tia sáng không truyền thẳng khi
A. truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suất có cùng chiết suất.
B. tới vuông góc với mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
C. có hướng đi qua tâm của một quả cầu trong suốt.
D. truyền xiên góc từ không khí vào kim cương.
Câu 5: Chiếu một tia sáng từ benzen có chiết suất 1,5 với góc tới 800 ra không khí. Góc khúc xạ
A. 410 B. 530. C. 800. D. không xác định được.
Câu 6. Hiện tượng phản xạ toàn phần là hiện tượng
A. ánh sáng bị phản xạ toàn bộ trở lại khi khi chiếu tới mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
B. ánh sáng bị phản xạ toàn bộ trở lại khi gặp bề mặt nhẵn.
C. ánh sáng bị đổi hướng đột ngột khi truyền qua mặt phân cách giữa 2 môi trường trong suốt.
D. cường độ sáng bị giảm khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
Câu 7. Trong các ứng dụng sau đây, ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần là
A. gương phẳng. B. gương cầu.
C. cáp dẫn sáng trong nội soi. C. thấu kính.
Câu 8. Cho chiết suất của nước bằng 4/3, của benzen bằng 1,5, của thủy tinh flin là 1,8. Không thể xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần khi chiếu ánh sáng từ
A. từ benzen vào nước. B. từ nước vào thủy tinh flin.
C. từ thủy tinh flin vào benzen. D. từ thủy tinh flin vào không khí.
Câu 9: Nước có chiết suất 1,33. Chiếu ánh sáng từ nước ra ngoài không khí, góc có thể xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần là
A. 200. B. 300. C. 400. D. 500.
Câu 10:. Hiện tượng phản xạ toàn phần xảy ra với hai điều kiện là:
A. Ánh sáng có chiều từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường chiết quang kém và góc tới lớn hơn hoặc bằng góc giới hạn phản xạ toàn phần.
B. Ánh sáng có chiều từ môi trường chiết quang kém sang môi trường chiết quang hơn và góc tới lớn hơn hoặc bằng góc giới hạn phản xạ toàn phần.
C. Ánh sáng có chiều từ môi trường chiết quang kém sang môi trường chiết quang hơn và góc tới nhỏ hơn hoặc bằng góc giới hạn phản xạ toàn phần.
D. Ánh sáng có chiều từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường chiết quang kém và góc tới nhỏ hơn góc giới hạn phản xạ toàn phần.
4. Củng cố: Kết hợp với quá trình giải bài tập.
5. Dặn dò:(1’) + Bài tập : 27.5 ; 27.8
+ Tìm hiểu về lăng kính, cấu tạo công dụng? Đặc điểm của tia sáng khi đi qua lăng kính?
File đính kèm:
- tiet70.doc