Giáo án môn Vật lý 6 tiết 10: Lực đàn hồi

I. MỤC TIÊU:

 1.kiến thức:

- Nhận biết được vật đàn hồi (qua sự đàn hồi của lò xo).

- Trả lời được đặc điểm của lực đàn hồi.

- Rút ra được nhận xét về sự phụ thuộc của lực đàn hồi vào độ biến dạng của vật đàn hồi.

 2. Kỹ năng:

- Lắp TN qua kênh hình.

- Nghiên cứu hiện tượng để rút ra quy lụât về sự biến dạng và lực đàn hồi.

 3. Thái độ: Có ý thức tìm tòi quy luật vật lí qua các hiện tượng tự nhiên.

II. CHUẨN BỊ:

1. Mỗi nhóm: Một giá treo , một lò xo ống , 4 quả nặng giống nhau (mỗi quả 50g), một thước có độ chia đến mm.

2. Học sinh: Thước đo có độ chia đến mm, bảng 9.1.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1118 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lý 6 tiết 10: Lực đàn hồi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10-tiết 10 Bài 9. LỰC đàn hồi Ngày soạn: Ngày dạy: I. MỤC TIÊU: 1.kiến thức: Nhận biết được vật đàn hồi (qua sự đàn hồi của lò xo). Trả lời được đặc điểm của lực đàn hồi. Rút ra được nhận xét về sự phụ thuộc của lực đàn hồi vào độ biến dạng của vật đàn hồi. 2. Kỹ năng: Lắp TN qua kênh hình. Nghiên cứu hiện tượng để rút ra quy lụât về sự biến dạng và lực đàn hồi. 3. Thái độ: Có ý thức tìm tòi quy luật vật lí qua các hiện tượng tự nhiên. II. CHUẨN BỊ: Mỗi nhóm: Một giá treo , một lò xo ống , 4 quả nặng giống nhau (mỗi quả 50g), một thước có độ chia đến mm. Học sinh: Thước đo có độ chia đến mm, bảng 9.1. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: NỘI DUNG ĐIỀU KHIỂN CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS §HỌAT ĐỘNG I: Kiểm tra và tổ chức tình huống học tập (10 phút) 1.Kiểm tra: - Trọng lực là gì? Cho biết phương và chiều của trọng lực. - HS chữa bài tập 8.1 và 8.2. 2. Tổ chức tình huống học tập: - GV: Dùng một sợi dây thung và một cái lò xo kéo và buông tay ra . Sau đó gọi hs nhận xét. -H:Hai vật đó có tính chất gì giống nhau? - GV: Để các em hiểu thêm về biến dạng thì hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài 9. - HS1 trả lời - HS2 chữa bài tập 8.1 và 8.2 - HS còn lại lắng nghe và nhận xét. - Nhận xét: Dây thung và lò xo dãn dài ra (biến dạng) -TL: Cả 2 vật đều dãn ra và khi buông tay đều co lại.(trở về vị trí ban đầu) §HỌAT ĐỘNG II:Nghiên cứu về biến dạng đàn hồi (qua lò xo). Độ biến dạng.(15 phút) I. BIẾN DẠNG ĐÀN HỒI - ĐỘ BIẾN DẠNG: 1. Biến dạng của một lò xo : Biến dạng của lò xo là biến dạng đàn hồi. 2. Độ biến dạng của lò xo: Là hiệu giữa chiều dài khi biến dạng và chiều dài tự nhiên của lò xo (l - l0) . - GV HD hs lắp TN như H9.1 - Chú ý: Cách đặt thước và đọc số liệu . Cách ghi kết quả theo cột à mối liên hệ giữa các cột. - GV theo dõi các bước tiến hành của hs - Chấn chỉnh hs làm TN nếu thiếu sót. - Y/C hs hoàn thành câu C1 . - H: Biến dạng của lò xo có đặc điểm và tính chất gì? - GV HD hs tiếp câu C2. - Lưu ý: GV cần biểu diễn cụ thể cách ghi kết quả theo hàng và cột trên bảng để hs làm theo .HD tính trọng lượng:100gà 1N, 50gà0,5N - Kiểm tra câu C2 sau khi hs đã hoàn thành . - HS lắp TN: Treo lò xo ở tư thế thẳng . - Dùng thước đo chiều dài tự nhiên của lò xo (chưa biến dạng) l0 và ghi vào bảng 9.1. - Móc một quả nặng vào lò xo à Đo chiều dài l và ghi vào bảng 9.1 Ghi ghi trọng lượng quả nặng vào cột 2à So sánh l0 và l . - Móc thêm 2,3 quả nặng va02 lò xo à lần lược đo l2 , l3 và ghi kết quả vào cột 3.Tính P2 , P3 ghi vào cột 2. - Cá nhân hoàn thành câu C1: 1. dãn ra 2. Tăng lên 3. bằng -TL: Biến dạng của lò xo là biến dạng đàn hồi. - HS tiếp tục làm câu C2: + Đo l0 . + Tính độ biến dạng (l - l0) trong 3 TH và ghi vào cột 4. §HỌAT ĐỘNG III: Tìm hiểu về lực đàn hồi và đặc điểm của nó(10 phút) II. LỰC ĐÀN HỒI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NÓ: 1. Lực đàn hồi: Là lực mà khi lò xo biến dạng tác dụng vào quả nặng . 2. Đặc điểm của lực đàn hồi: Độ biến dạng tăng (càng lớn) thì lực đàn hồi tăng(càng lớn) - GV HD hs đọc thông báo về lực đàn hồi từ SGK -H:Lực đàn hồi là gì? - Tổ chức hợp thức hóa câu trả lời của hs và câu C3. _ Y/C hs trả lời câu C4 - Hoạt động cá nhân : Đọc SGK để trả lời câu hỏi của GV . TL:Là lực mà khi lò xo biến dạng tác dụng vào quả nặng -C3:Lực mà lò xo tác dụng vào các quả nặng đã cân bằng với trọng lực tác dụng lên quả nặng. -C4: C §HỌAT ĐỘNG IV: Củng cố - Vận dụng - Hướng dẫn về nhà(10 phút) 1. Vận dụng - Củng cố: - HD hs trả lời câu C5, C6 - Y/C hs làm bt 9.1 và 9.2(SBT) Hoạt động cá nhân: C5: 1.Tăng gấp đôi 2. Tăng lên 3 lần C6: Giống nhau: Tính chất đàn hồi , bị biến dạng đàn hồi khi chịu tác dụng (cả lực kéo và lực nén) - 9.1: C - 9.2: Làm cho vật bị biến dạng , sau đó ngừng tác dụng lực gây ra biến dạng xem vật đó có trở lại hình dạng ban đầu hay không. - Y/C hs đọc phần có thể em chưa biết. 2. Hướng dẫn về nhà: - Trả lời lại từ câu C1à C6. - Học bài và làm bài tập 9.3 và 9.4 - Đọc phần có thể em chưa biết - Ghi nhận phần dặn dò của GV - Lò xo là một vật đàn hồi. Sau khi nén hoặc kéo dãn nó một cách vừa phải, nếu buông ra, thì chiều dài của nó lại trở lại bằng chiều dài tự nhiên. - Khi lò xo bị nén hoặc kéo dãn, thì nó sẽ tác dụng lực đàn hồi lên các vật tiếp xúc (hoặc gắn) với hai đầu của nó. - Độ biến dạng của lò xo càng lớn, lực đàn hồi càng lớn. GHI NHỚ † Rút kinh nghiệm qua tiết dạy: ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docTIET10~1.DOC
Giáo án liên quan