I. BÀI TẬP:
1. Dựa vào nguyên tắc nào để tăng hay giảm áp suất? Nêu những ví dụ về tăng giảm áp suất trong thực trên đầm lầy(đất mềm).
2. Tại sao xe tăng, máy kéo lại sử dụng bánh xích mà không sử dụng bánh như xe ôtô
3. Một người có khối lượng 60kg, diện tích của cả 2 bàn chân là 6dm2. Tính áp suất của người này trên mặt đất. Theo em, người đó phải làm gì để áp suất tăng lên gấp đôi.
4. Một cái bàn có 4 chân, khối lượng 50kg và mặt đế hình vuông cạnh 5cm.
a. Tính áp suất của bàn tác dụng lên mặt đất.
b. Tính áp suất mà mỗi chân bàn tác dụng lên mặt đất.
5. Một khối đông đặc hình hộp chữ nhật có kích thước 2,5m x 2m x 1m được đặt trên mặt sàn nằm ngang. Cho biết khối lượng đồng là 7800kg/m3. Tính áp suất của khối lượng đồng nói trên đè lên mặt sàn.
6. * Một ôtô có khối lượng 1,2 tấn, diện tích tiếp xúc giữa mỗi bánh với mặt đường là 125cm3. Tính áp suất khí phải bơm vào mỗi bánh. Biết rằng trọng lượng xe được phân bố lên 2 bánh trước và trọng lượng còn lại được phân bố lên 2 bánh sau.
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1019 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lý 8 - Bài 7: Áp suất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hậu giảng Vật lí 8 Gv: Trần Thị Huyền
Bài 7: ÁP SUẤT
BÀI TẬP:
Dựa vào nguyên tắc nào để tăng hay giảm áp suất? Nêu những ví dụ về tăng giảm áp suất trong thực trên đầm lầy(đất mềm).
Tại sao xe tăng, máy kéo lại sử dụng bánh xích mà không sử dụng bánh như xe ôtô
Một người có khối lượng 60kg, diện tích của cả 2 bàn chân là 6dm2. Tính áp suất của người này trên mặt đất. Theo em, người đó phải làm gì để áp suất tăng lên gấp đôi.
Một cái bàn có 4 chân, khối lượng 50kg và mặt đế hình vuông cạnh 5cm.
Tính áp suất của bàn tác dụng lên mặt đất.
Tính áp suất mà mỗi chân bàn tác dụng lên mặt đất.
Một khối đông đặc hình hộp chữ nhật có kích thước 2,5m x 2m x 1m được đặt trên mặt sàn nằm ngang. Cho biết khối lượng đồng là 7800kg/m3. Tính áp suất của khối lượng đồng nói trên đè lên mặt sàn.
* Một ôtô có khối lượng 1,2 tấn, diện tích tiếp xúc giữa mỗi bánh với mặt đường là 125cm3. Tính áp suất khí phải bơm vào mỗi bánh. Biết rằng trọng lượng xe được phân bố lên 2 bánh trước và trọng lượng còn lại được phân bố lên 2 bánh sau.
II. TRẮC NGHIỆM:
1. Trường hợp nào sau đây, áp suất của con người tác dụng lên mặt đất là nhỏ nhất.
a. Người đang đứng bằng 2 chân. b. Người đang đứng bằng 1 chân.
c. Người đang đi. d. Người đang đứng bằng 2 chân có mang ski.
2. Với một viên gạch thẻ có kích thước 20 x 10 x 5.
a. Áp suất của viên gạch lên mặt đát là như nhau đối với cả 3 mặt tiếp xúc với mặt đất.
b. Áp suất lớn nhất nếu mặt tiếp xúc với mặt đất là 20 x 10.
c. Áp suất lớn nhất nếu mặt tiếp xúc với mặt đất là 10 x 5.
d. Áp suất lớn nhất nếu mặt tiếp xúc với mặt đất là 20 x 5.
3. Muốn tăng áp suất của một lực cố định lên một mặt, ta phải:
a. Tăng diện tích mặt chịu nén.
b. Giảm diện tích mặt chịu nén nhưng tăng thời gian tác dụng lực.
c. Chỉ cần giảm diện tích mặt chịu nén.
d. Tăng diện tích mặt chịu nén và tăng thời gian tác dụng lực.
4. Một cái bàn nặng 40 kg, 4 chân bàn hình vuông mỗi cạnh 5cm. Áp suất của bàn tác dụng lên mặt đất là?
a. 40.000N/m2. b. 400.000N/m2. c. 4000N/m2. d. Tất cả đều sai
5. Một lực ép có cường độ 1250N tác dụng vuông góc lên một mặt có diện tích S và gây ra 1 áp suất là 6.250N/m2. Diện tích mặt chịu nén là?
a. 0,0002m2 b. 20cm2 c. 2.102mm2 d. 0.2m2
6. Các xe tải nặng, bánh sau thường là bánh đôi và khoảng cách giữa các trục rất gần nhau là để:
a. Tăng cường sức chịu đựng.
b. Để phụ trợ lẫn nhau nếu có bánh nào bị hư.
c. Để tăng diện tích tiếp xúc với mặt đất, làm giảm áp suất của xe lên mặt đất giúp xe không bị lún hay sa lầy, hay làm hư hỏng đường xá.
d. Cả 3 yếu tố trên.
7. Một lực 10N có thể gây ra 1 áp suất bằng 500.000N/m2 được không? Tại sao?
a. Không, vì lực quá nhỏ.
b. Không, vì không có diện tích mặt bị ép nào nhỏ như thế.
c. Không, vì áp suất quá lớn.
d. Được, có thể gây ra được áp suất có độ lớn nêu trên miễn là có diện tích mặt bị ép phù hợp.
Câu hỏi soạn bài:
Chất lỏng được đựng trong bình chứa sẽ gây ra áp suất như thế nào lên thành bình, đáy bình và bên trong lòng nó.
Chiều cao của cột chất lỏng trong mỗi nhánh của 1 bình thông nhau nếu như một bình chứa chất lỏng đứng yên và khi bình chứa 2 chất lỏng không hòa tan với nhau?
Trong 1 chất lỏng đứng yên, áp suất tại một điểm trong lòng nó phụ thuộc vào những phân tử nào?
Phát biểu định luật Pascal.
Hai bồn chứa nước cùng dung tích và cùng chứa đầy nước, ở đáy mỗi bình có một vòi nước. Nước ở bồn nào sẽ chảy mạnh hơn? Tại sao?
File đính kèm:
- bai tap ap suat 8.doc