TỔNG KẾT CHƯƠNG CƠ HỌC
I. Mục Tiêu.
1. Kiến thức.
-Hệ thống hoá toàn bộ kiến thức chương Cơ học.
-Nắm được toàn bộ công thức cơn bản của chương.
2. Kĩ năng.
-Vận dụng kiến thức giải một số bài tập cơ bản.
-Giải thích một số hiện tượng có liên quan.
3. Thái độ.
-Làm việc nghiêm túc.
II. Chuẩn Bị.
1. Giáo viên.
-Nội dung bài Tổng Kết.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1110 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lý 8 tiết 21: Tổng kết chương Cơ học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:21 Ngày soạn 18/01/08
Tiết: 21 Bài 18 Ngày dạy.../.../...
ĩ
TỔNG KẾT CHƯƠNG CƠ HỌC
I. Mục Tiêu.
1. Kiến thức.
-Hệ thống hoá toàn bộ kiến thức chương Cơ học.
-Nắm được toàn bộ công thức cơn bản của chương.
2. Kĩ năng.
-Vận dụng kiến thức giải một số bài tập cơ bản.
-Giải thích một số hiện tượng có liên quan.
3. Thái độ.
-Làm việc nghiêm túc.
II. Chuẩn Bị.
1. Giáo viên.
-Nội dung bài Tổng Kết.
2. Học sinh.
-Chuẩn bị theo yêu cầu của GV ở bài trước.
III. Tổ Chức Hoạt Động Dạy Học.
HĐ của GV
HĐ của HS
Kiến Thức
HĐ1. Oân tập.
-Hướng dẫn HS làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi trong phần ôn tập.
HĐ2. Vận dụng.
-Hướng dẫn HS tiến hành trả lời các câu hỏi phần vận dụng.
HĐ3. Bài tập.
-Cho HS lần lược tóm tắt và đưa ra lời giải cho các bài toán.
HĐ4.Hướng dẫn.
-Về nhà xem lại toàn bộ kiến thức của chương (dựa vào bài ôn tập).
-Làm các bài tập trong SBT.
-Chuẩn bị tốt cho bài thi học kì.
-Từng HS trả lời các câu hỏi trong phần này.
-Làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi trong phần B.
-Tóm tắt và đưa ra hướng giải cho các bài toán.
I.Oân tập.
1. Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác (Chọn làm mốc) theo thời gian.
3. Độ lớn của vận tốc đặc trưng cho tính nhanh hay chậm của chuyển động.
V=S/t
4. Chuyển động không đều là chuyển động mà độ lớn vận tốc thay đổi theo thời gian.
Vtb = S/t.
5. Lực có tác dụng làm thay đổi vận tốc của vật ( hay làm vật biến dạng).
6. Các yếu tố của lực
+Điểm đặt, phương chiều.
+Độ lớn của lực
7. Hai lực cân bằng là hai lực cùng tác dụng lên một vật, cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn.
8. Lực ma sát xuất hiến khi vật chuyển động trên mặt vật khác (ma sát trược, ma sát lăn) hay vật đứng yên (ma sát nghỉ).
10. Tác dụng của lực ép phụ thuoộc hai yếu tố.
+Độ lớn của lực tác dụng.
+Diện tích bề mặt tiếp xúc với vật
P = F/S
11. Lựcv đậy Acsimét.
+Điểm đặt: tại vật.
+Phương: thẳng đứng.
+Chiều: từ dưới lên trên.
+Độ lớn: F = dV
12. Vật chìm khi P>FA hay dV>dl.
Vật nổi lơ lửng khi P=FA hay dV=dl.
Vật nổi khi P<FA hay dV<dl.
13. Công cơ học chỉ dùng trong trường hợp khhi có lực tác dụng làm vật chuyển đời một quãng đường nhất định.
16. Công suất cho biết khả năng thực hiện công của vật.
P = A/ t.
17. Trong các qúa trình cơ học, động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo tòan.
VD: Viên đạn khi bay ra khỏi nòng súng có động năng, khi chuyển động lên cao vận tốc giảm dần, động năng giảm. Cho đến khi v = 0 động năng biến hòan tòan thành thế năng.
B. Vận dụng.
I.Chọn câu trả lời đúng.
1.D; 2D; 3B; 4A; 5D: 6D
II. Trả lời câu hỏi.
1.Hai hàng cây bên đường chuyển động theo chiều ngược lại vì nếu chọn ôtô làm mốc, thì cây sẽ chuyển động tương đối so với cây.
2. Để tăng lực ma sát lên nút chai.
3. Khi hành khách bị nghiên bên trái thì khi đó xe quanh phải, vì lúc đó hành khách chưa kịp thay đổi vận tốc.
4.Dùng dao mỏng, ấn mạnh để tăng áp suất , lúc này vừa tăng áp lực vừa giảm diện tích bị ép.
6. Chọn câu a và d
Bài tập.
Bài 1.
Vận tốc trung bình của xe trên đường dốc.
Vtb1= S1/t1= 4m/s.
Vận tốc trung bình của xe trên đường nằm ngang.
Vtb2= S2/t2= 2.5m/s.
Vận tốc trung bình của xe trên cả quãng đường.
Vtb=S/t= (S1+S2)/(t1+t2) = 3.3 m/s
Bài 2.
P = 10m = 450N.
Aùp suất khi người đứng cả hai chân.
P2 = P/S2 = P/2S1 = 1.5x104 Pa.
Aùp suất khi người đứng một chân.
P1 = 2P2 = 3x104 Pa.
Rút kinh nghiệm...............................................................................................................................................
File đính kèm:
- Tiet 21_Tong ket chuong CO HOC.doc