I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
- Biết cách dùng mạt sắt tạo ra phổ của thanh nam châm.
- Biết vẽ các đường sức từ và xác định được chiều các đường sức từ của thanh nam châm.
Kỹ năng:
- Rèn luyện cho HS kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp
- Cách vẽ và xác định đường sức từ của thanh nam châm.
Tình cảm:
- Rèn luyện cho HS tính trung thực , tinh thần hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.
II. CHUẨN BỊ:
Đối với mỗi HS:
+ Một thanh nam châm thẳng
+ Một nam châm chữ U.
+Một hộp kín bên trong có chứa mạt sắt.
+ Một sô kim nam châm.
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1257 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lý 9 - Bài 23: Từ phổ – Đường sức từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS BÌNH TÂY Q6
GV:TÔ TẤN THÀNH
GV:TRẦN ĐẶNG TRUNG HIẾU
BÀI 23: TỪ PHỔ – ĐƯỜNG SỨC TỪ
MỤC TIÊU:
ĩKiến thức:
Biết cách dùng mạt sắt tạo ra phổ của thanh nam châm.
Biết vẽ các đường sức từ và xác định được chiều các đường sức từ của thanh nam châm.
ĩKỹ năng:
Rèn luyện cho HS kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp
Cách vẽ và xác định đường sức từ của thanh nam châm.
ĩTình cảm:
Rèn luyện cho HS tính trung thực , tinh thần hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.
CHUẨN BỊ:
Đối với mỗi HS:
+ Một thanh nam châm thẳng
+ Một nam châm chữ U.
+Một hộp kín bên trong có chứa mạt sắt.
+ Một sô’ kim nam châm.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
Kiểm tra bài cũ:
BT 22.1: Trong thí nghiệm phát hiện tác dụng từ của dòng điện , dây dẫn AB được bố trí như thế nào?
Tạo với kim nam châm một góc bất kì.
Song song với kim nam châm.
Vuông góc với kim nam châm.
Tạo với kim nam châm một góc nhọn.
BT 22.3: Từ truờng không tồn tại ở đâu?
Xung quanh nam châm.
Xung quanh dòng điện.
Xung quanh điện tích đứng yên.
Xung quanh Trái Đất.
BT 22.4 : Giả sử có một dây dẫn chạy qua nhà . Nếu không dùng dụng cụ đo điện , có cách nào phát hiện đựơc trong dây dẫn có dòng điện chạy qua hay không?
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hoạt động 1: Tổ chúc tình huống học tập(5’):
GV đặt câu hỏi:
ĩNhững nơi nào có từ trường?
ĩLàm thế nào để nhận biết sự tồn tại của từ trường?
_Như vậy bằng mắt thường ta không thể nhận biết hay nhìn thấy được từ trường.Thế thì làm sao ta có thể hình dung ra từ trừơng và tìm hiểu từ tính của nó một cách dễ dàng và thuận lợi?
-> Vào bài mới.
Trả lời các câu hỏi của GV:
_ Xung quanh nam châm và dòng điện có từ trường.
_ Dùng nam châm thử để nhận biết từ trường. Cụ thể: đưa nam châm thử vào môi trừơng cần khảo sát nếu nam châm thử bị tác dụng thì môi trường cần khảo sát có từ trường( môi trường không có gió)
Hoạt động 2: Thí nghiệm tạo ra từ phổ của thanh nam châm(8’)
Yêu cầu HS đọc sgk và hướng dẫn HS tiến hành làm TN theo nhóm.
ĩLưu ý các nhóm cần lắc hộp mạt sắt để mạt sắt trong hộp trải đều trứơc khi làm thí nghiệm.
_ Yêu cầu HS quan sát TN và trả lời C1
ĩ Em có nhận xét gì về những đường cong mà mạt sắt tạo thành?
ĩ Độ dày, thưa của mạt sắt cho em biết điều gì?
-> Hình ảnh các đường mạt sắt xung quanh nam châm mà em quan sát được ở TN trên được gọi là từ phổ.
ĩ Vậy theo em từ phổ là gì?
ĩ Làm thế nào ta có thể thu được từ phổ?
Yêu cầu HS nhắc lại nhiều lần và ghi vào vỡ.
_ Làm việc theo sự hướng dẫn của GV.
_ Đọc sgk và tiến hành TN.
_ Quan sát TN thảo luận trả lời C1:
-> mạt sắt xung quanh nam châm được sắp xếp theo những đường cong chạy từ cực này sang cực kia của nam châm.
-> có nơi mạt sắt dày , có nơi mạt sắt it.
-> Càng ra xa nam châm nững đường này càng thưa dần.
-> nơi nào có mạt sắt dày thì từ trường mạnh, nơi nào mạt sắt thưa thí từ trường yếu hơn.
_Từ phổ là hình ảnh cụ thể của các đường mạt sắt xung quanh nam châm.
_Có thể thu được từ phổ bằng cách rắc mạt sắt lên tấm nhựa đặt trong từ trường và gõ nhẹ.
Các nhóm nhắc lại câu trả lời và ghi vào vỡ.
Hoạt động 3: Vẽ và xác định chiều đường sức từ (10’).
_ Yêu cầu HS làm việc theo nhóm:
+ Dùng bút chì nối các đường cong do mạt sắt tạo thành xung quanh nam châm.
-> những đuờng cong này biểu diễn đường sức của từ truờng còn gọi là đường sức từ.
+ Dựa vào hình ảnh các đường sức từ của nam châm thẳng các HS dùng các kim nam châm nhỏ đặt nối tiếp nhau trên 1 đường sức từ vừa vẽ được .
+ Quan sát , thảo luận trả lời C2.
_ Đọc sgk và cho biết quy ước chiều đường sức từ?
_ Dùng mũi tên đánh dấu chiều các đuờng sức từ vừa vẽ được -> trả lời C3.
_ Làm việc theo hướng dẫn của GV.
+ Dùng bút chì vẽ đường sức từ
+ Đặt các nam châm nhỏ lên đường sức từ.
+Quan sát trả lời C2.
-> Người ta quy ước chiều đường sức từ là chiều đi từ cực Nam đến cực Bắc xuyên dọc kim nam châm được đặt cân bằng trên đường sức đó.
-> Các đường sức từ đi vào cực nam và đi ra cực bắc của nam châm.
Hoạt động 4: Rút ra kết luận về các đường sức từ của thanh nam châm(10’)
GV yêu cầu HS tổng hợp tất cả những thông tin ở những TN trên và rút ra kết luận chung về các đường sức từ của nam châm thẳng.
ĩ Qua các TN trên em có nhận xét gì về chiều của các đường sức từ?
Lưu ý HS: Độ mau thưa của đường sức từ biểu thị cho độ mạnh , yếu của từ trường.
Yêu cầu HS nhắc lại kết luận và tự ghi vào vỡ.
+ Thảo luận rút ra kết luận về đường sức từ:
-> Các đường sức từ có chiều nhất định .
Ở bên ngoài thanh nam châm , chúng là những đường cong đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam của nam châm.
_ Nhắc lại kết luận ghi vào vỡ.
Hoạt động 5: Củng cố và vận dụng(7’)
Hướng dẫn Hs làm việc cá nhân các câu C4, C5, C6
C4: Vẽ các đường sức từ H23.4. Nêu nhận xét vềhình dạng các đường sức từ bên trong và bên ngoài nam châm chữ U?
C5: Xác định tên các cực từ và giải thích sự lựa chọn của em?
_C4: Vẽ hình vào sgk.
+Bên trong lòng nam châm chữ U các đường sức từ là những đường thẳng song song cách đều.
+ Bên ngoài đường sức từ là những đường cong .
C5: A: cực bắc
B: cực nam
C6: Vẽ hình sgk.
Dặn dò:
Học bài và làm 23.1- 23.5 SBT.
III. RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- B23-TU PHO.doc