I/ Mục tiêu:
1. Mô tả được thí nghiệm chứng tỏ tác dụng của lực điện từ lên đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường.
2. Vận dụng được quy tắc bàn tay trái biểu diễn lực điện từ tác dụnglên dòng diện thẳng đặt vuông góc với đường sức từ, khi biết chiều đường sức từ và chiều dòng điện
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1067 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lý 9 - Bài 27: Lực điện từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên giáo viên: HỒ SƯƠNG MAI – LÂM YẾN KIỀU
Trường THCS Bán công LAM SƠN
Quận 6 – TP Hồ Chí Minh
Bài 27: LỰC ĐIỆN TỪ
I/ Mục tiêu:
Mô tả được thí nghiệm chứng tỏ tác dụng của lực điện từ lên đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường.
Vận dụng được quy tắc bàn tay trái biểu diễn lực điện từ tác dụnglên dòng diện thẳng đặt vuông góc với đường sức từ, khi biết chiều đường sức từ và chiều dòng điện
II/ Chuẩn bị:
Đối với mỗi nhóm học sinh và giáo viên:
1 nam châm chữ U.
1 nguồn điện 6 vôn (volt).
1 đoạn dây dẫn AB bằng đồng F = 2,5mm, dài 10cm.
7 đoạn dây nối, trong đó hai đoạn dài 60cm và 5 đoạn dài 3cm.
1 biến trở loại 20W - 2A.
1 công tắc.
1 giá thí nghiệm.
1 Ampe kế có giới hạn đo 1,5A và độ chia nhỏ nhất 0,1A.
1 bản phóng to hình 27.2 Sách giáo khoa để treo trên lớp.
III/ Tổ chức hoạt động dạy học:
Kiểm tra bài cũ (5 phút).
Nêu ứng dụng của nam châm trong thực tế .
Trong bệnh viện làm thế nào mà bác sĩ có thể lấy mạt sắt nhỏli ti ra khỏi mắt của bệnh nhân khi không thể dùng panh hoặc kềm ? Bác sĩ đó có thể sử dụng nam châm không? Vì sao?
Bài mới:
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 ( 5 phút )
Học sinh mô tả thí nghiệm Ơ - xtet rút ra kết luận:
“ Xung quanh nam châm. Xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó. Ta nói trong không gian đó có từ trường”
Cho học sinh nêu dự đoán:
Học sinh Nam châm tác dụng lực lên dòng điện đặt trong từ trường của nó
Hoạt động 2 ( 10 phút )
Thí nghiệm về tác dụng của từ trường lên dây dẫn có dòng điện:
Học sinh hoạt động nhóm, mắc mạch điện theo sơ đồ hình 27.1 SGK. Tiến hành thí nghiệm.
Học sinh: dây AB bị lệch.
( hình 27.1)
H/s : dây AB bị lêäch ra ngoài.
Từ thí nghiệm đã thực hiện, mỗi cá nhân rút ra kết luận
Học sinh ghi kết luận trang 73 SGK vào vở
Trợ giúp của giáo viên
Giáo viên gọi học sinh phát biểu và cho các em khác nhận xét câu phát biểu của bạn
Giáo viên:
-Dòng điện tác dụng lực lên nam châm (NC).Ngược lại,NC có tác dụng lực lên dòng điện hay không?
Giáo viên:
- Để xác định dự đoán trên hôm nay chúng ta khảo sát bài “ Lực điện từ “
Giáo viên hướng dẫn h/s mắc mạch điện theo hình 27.1 – SGK. Đặc biệt chú ý việc treo dây AB nằm sâu trong lòng NC chữ U và không bị chạm vào NC
Giáo viên:
- Đóng khoá K, quan sát xem có hiện tượng gì xảy ra với đoạn dây AB.
Giáo viên:
- Dây AB bị lệch về phía nào?
Giáo viên gọi một số h/s trả lời câu C1
Giáo viên: Thí nghiệm cho thấy dự đoán của chúng ta đúng hay sai?
Giáo viên thông báo: lực quan sát thấy trong TN được gọi là lực điện từ
Hoạt động 3 ( 8 phút )
Tìm hiểu chiều của lực điện từ
Học sinh dự đoán chiều lực điện từ thay đổi.
Học sinh đổi cực của NC.
Học sinh làm TN quan sát chiều chuyển động của dây dẫn khi lần lượt đổi chiều dòng điện và chiều đường sức từ.
Học sinh kết luận: chiều của lực từ tác dụng lên dây dẫn AB phụ thuộc vào chiều dòng điện chạy trong dây dẫn và chiều của đường sức từ
Học sinh ghi phần kết luận này vào vở.
Hoạt động 4 (7 phút )
Tìm hiểu quy tắc bàn tay trái
Học sinh đọc quy tắc bàn tay trái - Kết hợp hình 27.2 – SGK để nắm vững quy tắc bàn tay trái
( hình 27.2 )
Học sinh ghi quy tắc bàn tay trái vào vở.
Học sinh áp dụng quy tắc bàn tay trái để xác định chiều lực điện từ của từng trường hợp khác nhau.
Giáo viên:
- Nếu đổi chiều dòng điện, Em dự đoán hiện tượng gì xảy ra?
Nếu đổi chiều đường sức từ, Em dự đoán hiện tượng gì xảy ra?
Giáo viên:
- Làm thế nào đổi chiều đường sức từ?
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm TN và kiểm tra từng nhóm quan sát xem các em thực hành đúng theo thao tác không, uốn nắn những nhóm thực hành không đúng.
Giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra kết luận.
Giáo viên nêu vấn đề:
- Làm thế nào để xác định được chiều của lực điện từ khi biết chiều dòng điện chạy qua dây dẫn và đường sức từ.
Giáo viên có thể chuẩn bị 1 bàn tay trái bằng giấy bìa cứng để hướng dẫn học sinh cách xác định chiềulực điện từ tác dụng lên dây dẫn
Hoạt động 5 ( 10 phút )
Củng cố và vận dụng
Học sinh trả lời câu C2: trong đoạn dây dẫn AB, dòng điện có chiều đi từ B à A.
Học sinh trả lời câu C3: đường sức từ của NC có chiều đi từ dưới lên trên.
Học sinh vẽ các đường sức từ bằng bút chì vào hình 27.5.
( hình 27.5a )
Học sinh phát biểu quy tắc bàn tay trái.
Học sinh các nhóm thảo luận và trả lời.
( hình 27.5c )
Học sinh : làm cho khung quay.
( hình 27,5b )
Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời các câu C2, C3, C4.
- Xác định chiều đường sức từ của hình 27.5a, b, c
Giáo viên:
- Dựa vào đâu để xác định chiều lực điện tử tác động lên từng đoạn dây AB, CD.
- Với cặp lực điện từ F, F ‘ làm khung ABCD như thế nào?
- Khung quay theo chiều nào ở hình 27.5a
- Hình 27.5b thì như thế nào.
- Hình 27.5c các cặp lực từ F.F’ có làm cho khung quay không? Tại sao
Dặn dò: Học thuộc bài.
Giải bài tập từ bài 27.1 à 27.5
File đính kèm:
- B27- LUC DT.doc