Giáo án môn Vật lý 9 - Bài 31: Hiện tượng cảm ứng điện từ

I/ MỤC TIÊU:

1/- KT:

- Hiểu được cách làm phát sinh ra dòng điện cảm ứng xoay chiều.

2/- KN:

- Làm được TN dùng nam châm vĩnh cửu hay nam châm điện để tạo ra dòng điện cảm ứng.

- Mô tả được cách làm xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín bằng nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện.

- Sử dụng đúng hai thuật ngữ mới, đó là dòng điện cảm ứng và hiện tượng cảm ứng điện từ.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1242 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lý 9 - Bài 31: Hiện tượng cảm ứng điện từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS BC LAM SƠN, QUẬN 6 GV: Thái Vĩnh Việt, Ngô Nguyễn Huỳnh Ngân NHÓM: IV GIÁO ÁN LÝ 9 Bài 31: I/ MỤC TIÊU: 1/- KT: Hiểu được cách làm phát sinh ra dòng điện cảm ứng xoay chiều. 2/- KN: Làm được TN dùng nam châm vĩnh cửu hay nam châm điện để tạo ra dòng điện cảm ứng. Mô tả được cách làm xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín bằng nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện. Sử dụng đúng hai thuật ngữ mới, đó là dòng điện cảm ứng và hiện tượng cảm ứng điện từ. 3/ TĐ: HS cần nghiêm túc trong thực hành, kết hợp với suy nghĩ tư duy để phát hiện khi nào có xuất hiện dòng diện cảm ứng. II/ CHUẨN BỊ: 1/- Cho mỗi GV: 1 đinamô xe đạp có lắp bóng đèn. 1 đinamô xe đạp đã bóc một phần vỏ ngoài đủ nhìn thấy nam châm và cuộn dây ở trong. Các tranh vẽ to: H 31.1; H 31.2; H 31.3; H31.4 2/- Cho mỗi nhóm HS: 1 cuộn dây có gắn bóng đèn LED. 1 thanh nam châm có trục quay vuông góc với thanh. 1 thanh nam châm điện và 2 pin 1,5V. III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động của HS & GV Phần ghi chép của HS Hoạt động 1: (5ph) Kiểm tra bài cũ a) GV: Em hãy mô tả một thí nghiệm để chứng tỏ dòng điện sinh ra từ trường. HS: tự mô tả TN rút ra KL xung quanh dòng điện tạo ra một từ trường. b) GV: Mở bài mới cho HS bằng cách đặt câu hỏi: Dòng điện tạo ra từ trường. Vậy từ trường có sinh ra được dòng điện được không? HS: tự dự đoán. GV: hướng dẫn tại sao xe đạp có gắn một bình điện là đinamô xe đạp quay thì đèn xe đạp lại sáng? Để giải quyết câu hỏi này chúng ta hãy nghiên cứu bài 31 “HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ” Bài 31: HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ HS: ghi tựa bài vào vở. Hoạt động 2: (5ph) Tìm hiểu cấu tạo của đinamô xe đạp và hoạt động của đinamô? I. Cấu tạo và hoạt động của đinamô xe đạp: GV: yêu cầu HS quan sát H.1.1 (SGK) và một bình đinamô đã tháo vỏ đặt trên bàn GV chỉ ra các bộ phận chính của đinamô. a) Cấu tạo: H.31.1: 1) N.C vĩnh cửu N-S 2) Cuộn dây dẫn + lõi sắt GV: Bộ phận nào của đinamô khi hoạt động gây ra dòng điện? 3) Trục quay + núm và 1 đèn nối hai đầu cuộn dây dẫn. HS: (không thảo luận) cả lớp trả lời câu hỏi của GV. b) Hoạt động: Khi quay núm của đinamô thì nam châm quay theo dòng điện phát sinh từ cuộn dây làm đèn sáng. Hoạt động 3: (10ph) Tìm hiểu cách dùng N.C vĩnh cửu để tạo ra dòng điện. Trường hợp nào thì N.C vĩnh cửu tạo ra được dòng điện? II. Dùng nam châm để tạo ra dòng điện: 1/ Dùng N.C vĩnh cửu: a) GV: Chia nhóm HS yêu cầu từng nhóm bố trí TN 1 (SGK). Nhận xét và trả lời câu hỏi. a) TN 1: H.31.2 (Khi cho N.C di chuyển) HS: tự bố trí theo hướng dẫn của GV. Thực hành TN 1 rồi nhận xét trả lời câu C1 (chú ý động tác di chuyển N.C ra vào ống dây dứt khoát và nhanh). Mỗi nhóm cử một đại diện trả lời trong trường hợp nào N.C vĩnh cửu tạo ra dòng điện. C1: Khi di chuyển N.C ra hoặc vào ống dây thì xuất hiện dòng điện trong cuộn dây dẫn kín. Khi đặt nam châm đứng yêu trước cuộn dây hoặc nằm yên trong ống dây thì không xuất hiện dòng điện trong ống dây dẫn kín. b) TN 1: H.31.2 GV: Thống nhất ý kiến cả lớp cho HS câu trả lời C1: (Khi cho ống dây di chuyển) b) GV: yêu cầu HS làm tiếp TN 1 (SGK) nhưng bây giờ cho ống dây di chuyển N.C đứng yên và yêu cầu HS tự nhận xét trả lời câu C2. C2: kết quả TN tương tự khi để N.C đứng yên cho ống dây dẫn di chuyển. GV: qua các TN các em hãy rút ra NX chung dòng điện phát sinh trong ống dây dẫn kín khi nào? HS: phát biểu từng cá nhân GV: Thống nhất ý kiến cho cả lớp yêu cầu ghi NX 1 (SGK). c) NX 1: Dòng điện chỉ phát sinh trong ống dây dẫn kín khi có sự chuyển động tương đối giữa NC và ống dây. Hoạt động 4: (10ph) Tìm hiểu cách dùng N.C điện để tạo ra dòng điện cảm ứng. Trong trường hợp nào thì N.C điện có thể tạo ra dòng điện? 2/ Dùng nam châm điện: a) TN2: H.31.3 GV: yêu cầu từng nhóm HS bố trí TN 2 (SGK) H.31.3 Sau khi TN ® HS tự NX rút ra câu trả lời C3 HS: Bố trí TN 2, TH rồi NX trả lời câu C3 (chú ý khi đóng ngắt khóa K thật nhanh). HS thảo luận chung ® NX 2) C3: Khi đóng hoặc ngắt mạch điện liên tục thì có dòng điện trong ống dây dẫn kín. Khi dòng điện ổn định hoặc sau khi ngắt mạch điện thì không có dòng điện xuất hiện trong ống dây dẫn kín. HS: ghi NX 2 (SGK) b) NX 2: Dòng điện xuất hiện khi trong thời gian đóng và ngắt mạch của N.C điện (từ trường của N.C điện biến thiên). Hoạt động 5: (2ph) Tìm hiểu thuật ngữ mới III. Hiện tượng cảm ứng điện từ: HS: Từng HS tự đọc SGK ghi vào phần III Dòng điện xuất hiện trong ống dây gọi là dòng điện cảm ứng. Hiện tượng trên gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ. Hoạt động 6: (5ph) Vận dụng a) HS: làm việc từng cá nhân tự trả lời câu C4 C4: Khi N.C quay thì trong cuộn dây có xuất hiện dòng điện cảm ứng. b) GV: Đặt câu hỏi ở phần I (SGK) HS xem GV: biểu diễn TN. H.31.4 kiểm tra để trả lời câu C5 (SGK) C5: Nhờ có sự biến thiên từ trường của N.C qua cuộn dây mà trong cuộn dây có dòng điện. Không tự bản thân từ trường của nam châm sinh ra được dòng điện. Ghi nhớ (SGK) * * Hoạt động 7: (7ph) Củng cố a) GV: Dòng điện phát sinh trong mạch kín khi nào? HS: tự trả lời (từng cá nhân) b) Có phải tự bản thân từ trường của N.C điện hay N.C vĩnh cửu tạo ra được dòng điện hay không? HS: tự tìm chứng minh cho câu trả lời. c) Hiện tượng ta vừa học ở trên gọi là gì? Dòng điện phát sinh trong ống dây dẫn gọi là gì? HS: tự trả lời. Hoạt động 8: (1ph) Dặn dò HS: học thuộc hai câu ghi nhớ (SGK) và cách tạo ra dòng điện cảm ứng. Làm BT (SBT) từ 3.1 ® 3.4

File đính kèm:

  • docB31- HIEN TUONG CUDT.doc