Giáo án môn Vật lý 9 - Bài 48: Mắt

I – MỤC TIÊU:

 1). Kiến thức:

¨ Nêu và chỉ ra được trên hình vẽ (hay trên mô hình) hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là thể thủy tinh và màng lưới.

¨ Nêu được chức năng của thể thủy tinh và màng lưới, so sánh được chúng với các bộ phận tương ứng của máy ảnh.

¨ Trình bày được khái niệm sơ lược về sự điều tiết, điểm cực cận và điểm cực viễn.

2). Kỹ năng:

¨ Biết cách thử mắt

3). Thái độ:

¨ Phát huy tính tự lực trong các hoạt động cá nhân.

¨ Nghiêm túc trong các hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu và vận dụng kiến thức để giải thích được các hiện tượng.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1436 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lý 9 - Bài 48: Mắt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên: Huỳnh Minh Hải Huỳnh Thị Loạt Lê Thân Quốc Công Trường: Thực Nghiệm Sư Phạm – Quận 5 Bài 48: MẮT I – MỤC TIÊU: 1). Kiến thức: Nêu và chỉ ra được trên hình vẽ (hay trên mô hình) hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là thể thủy tinh và màng lưới. Nêu được chức năng của thể thủy tinh và màng lưới, so sánh được chúng với các bộ phận tương ứng của máy ảnh. Trình bày được khái niệm sơ lược về sự điều tiết, điểm cực cận và điểm cực viễn. 2). Kỹ năng: Biết cách thử mắt 3). Thái độ: Phát huy tính tự lực trong các hoạt động cá nhân. Nghiêm túc trong các hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu và vận dụng kiến thức để giải thích được các hiện tượng. II – CHUẨN BỊ: Chuẩn bị cho cả lớp: 01 tranh vẽ con mắt bổ dọc 01 mô hình con mắt 01 bảng thử thị lực của y tế (nếu có) III – TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ – Tổ chức tình huống học tập (7 phút) Học sinh được yêu cầu lên bảng trả lời câu hỏi của giáo viên. Tập trung lắng nghe và sẵn sàng có ý kiến bổ sung khi cần thiết. Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của mắt (7 phút) Đọc sách giáo khoa mục 1 – phần I để tìm hiểu về cấu tạo của mắt. Trả lời các câu hỏi do giáo viên đưa ra Þ Hiểu và nắm được cấu tạo của mắt. Vận dụng kiến thức vừa thu thập được về cấu tạo mắt và kiến thức đã học về máy ảnh, trả lời câu hỏi C1 Þ So sánh được cấu tạo của mắt và máy ảnh. Hoạt động 3: Tìm hiểu về sự điều tiết của mắt (15 phút) Đọc sách giáo khoa phần II để tìm hiểu về sự điều tiết của mắt. Trả lời các câu hỏi do giáo viên đưa ra Þ Hiểu và nắm được sự điều tiết của mắt. Tập trung nghe giáo viên hướng dẫn ® tiến hành dựng hình: ảnh của cùng một vật tạo bởi thể thủy tinh khi vật ở xa và khi vật ở gần. Rút ra được các nhận xét về kích thước của ảnh trên màng lưới và tiêu cự của thể thủy tinh Hoạt động 4: Tìm hiểu về điểm cực cận và điểm cực viễn (10 phút) Đọc sách giáo khoa mục 1 – phần III để tìm hiểu về điểm cực viễn. Trả lời các câu hỏi do giáo viên đưa ra Þ Hiểu và nắm được điểm cực viễn của mắt. Đọc sách giáo khoa mục 2 – phần III để tìm hiểu về điểm cực cận. Trả lời các câu hỏi do giáo viên đưa ra Þ Hiểu và nắm được điểm cực cận của mắt. Hoạt động 5: Vận dụng, củng cố, hướng dẫn chuẩn bị ở nhà (6 phút) Nghe giáo viên hướng dẫn bài tập vận dụng C5 để về nhà thực hiện. Đọc phần ghi nhớ để chốt lại phần nội dung kiến thức. Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên Giáo viên gọi học sinh lên bảng để trả lời các câu hỏi: Đối với thấu kính hội tụ, vật đặt ngoài khoảng tiêu cự sẽ cho ảnh như thế nào? Nêu cấu tạo của máy ảnh. Vật kính của máy ảnh là thấu kính gì? Đặt vấn đề: Qua các bài trước, chúng ta đã tìm hiểu về thấu kính, cấu tạo của máy ảnh, ảnh của một vật trên phim v. . v. Từ các kiến thức đã có, nếu ta có suy nghĩ sâu hơn ta sẽ phải tự hỏi: “Mắt của con người xét về phương diện quang học có phải là máy ảnh?”Þ Dẫn dắt vào bài Yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa mục 1 – phần I. Kiểm tra sự hiểu biết của học sinh về cấu tạo của mắt qua các câu hỏi sau: Hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là gì? Bộ phận nào của mắt là thấu kính hội tụ? Tiêu cự của nó có thể thay đổi được không? Bằng cách nào? Ảnh của một vật mà mắt nhìn thấy hiện ở đâu? Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C1 trong sách giáo khoa. Yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa phần II. Kiểm tra sự hiểu biết của học sinh về sự điều tiết của mắt qua các câu hỏi sau: Mắt phải thực hiện quá trình gì mới nhìn rõ các vật? Trong quá trình này có sự thay đổi gì ở thể thủy tinh? Hướng dẫn học sinh dựng hình cho bài tập C2 trong sách giáo khoa theo hai trường hợp: mắt nhìn các vật ở xa và nhìn các vật ở gần Lưu ý học sinh về các tia sáng: tia sáng qua quang tâm, tia sáng song song với trục chính ® rút ra nhận xét về kích thước của ảnh trên màng lưới và tiêu cự của thể thủy tinh? Yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa mục 1 – phần III. Kiểm tra sự hiểu biết của học sinh về điểm cực viễn qua các câu hỏi: Điểm cực viễn là điểm nào? Điểm cực viễn của mắt tốt nằm ở đâu? Mắt có trạng thái như thế nào khi nhìn một vật ở điểm cực viễn? Khoảng cách từ mắt đến điểm cực viễn được gọi là gì? Thực hiện C3 trong sách giáo khoa khi có điều kiện. Yêu cầu học sinh tiếp tục đọc sách giáo khoa mục 2 – phần III. Kiểm tra sự hiểu biết của học sinh về điểm cực cận qua các câu hỏi: Điểm cực cận là điểm nào? Mắt có cảm giác như thế nào khi nhìn một vật ở điểm cực cận? Tại sao có cảm giác đó? Khoảng cách từ mắt đến điểm cực cận được gọi là gì? Thực hiện C4 trong sách giáo khoa. Hướng dẫn sơ lược cho học sinh bài tập vận dụng C5 trong sách giáo khoa. Chốt lại các kiến thức chính của bài. Yêu cầu học sinh chuẩn bị ở nhà: Bài tập vận dụng C5, C6 trong sách giáo khoa. Bài tập trong sách bài tập. Ôn lại cách dựng ảnh của bài 43 + 45 sách giáo khoa. IV – RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docB48-MAT.doc