Giáo án môn Vật lý 9 - Bài 48: Mắt - Trường: THCS Nghĩa Thuận

I.Mục tiêu:

 1.Kiến thức:

-Nêu được mắt có các bộ phận chính là thể thuỷ tinh và màng lưới.

-Nêu được sự tương tự giữa cấu tạo của mắt và máy ảnh.

-Nêu được mắt phải điều tiết khi muốn nhìn rõ vật ở các vị trí xa, gần khác.

 2.Kĩ năng:

-Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu bộ phận quan trọng của cơ thể là mắt theo khía cạnh vật lí.

-Biết cách xác định điểm cực cận và cực viễn bằng thực tế.

 3.Thái độ:

 -Nghiêm túc nghiên cứu ứng dụng vật lý.

II.Chuẩn bị:

 -1 tranh vẽ con mắt bổ dọc.

 -1 bảng thử thị lực của y tế, 1 mô hình con mắt (nếu có).

III.Tổ chức các hoạt động dạy - học:

 1.Ổn định lớp (1 phút):

 2.Kiểm tra bài cũ (5 phút):

 -Nêu cấu tạo của máy ảnh. Cho biết đặc điểm của ảnh trên phim.

 -Trả lời C6.

 3.Các hoạt động dạy - học:

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 628 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lý 9 - Bài 48: Mắt - Trường: THCS Nghĩa Thuận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần . - Tiết ..: Ngày soạn: 03/03/2011 Bài 48: MẮT I.Mục tiêu: 1.Kiến thức: -Nêu được mắt có các bộ phận chính là thể thuỷ tinh và màng lưới. -Nêu được sự tương tự giữa cấu tạo của mắt và máy ảnh. -Nêu được mắt phải điều tiết khi muốn nhìn rõ vật ở các vị trí xa, gần khác. 2.Kĩ năng: -Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu bộ phận quan trọng của cơ thể là mắt theo khía cạnh vật lí. -Biết cách xác định điểm cực cận và cực viễn bằng thực tế. 3.Thái độ: -Nghiêm túc nghiên cứu ứng dụng vật lý. II.Chuẩn bị: -1 tranh vẽ con mắt bổ dọc. -1 bảng thử thị lực của y tế, 1 mô hình con mắt (nếu có). III.Tổ chức các hoạt động dạy - học: 1.Ổn định lớp (1 phút): 2.Kiểm tra bài cũ (5 phút): -Nêu cấu tạo của máy ảnh. Cho biết đặc điểm của ảnh trên phim. -Trả lời C6. 3.Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi Hoạt động 1 (3 phút): Tổ chức tình huống học tập -Cho HS đọc phần mở bài trong SGK. -Nhận xét. Hoạt động 2 (10 phút): Tìm hiểu cấu tạo của mắt -Yêu cầu HS đọc tài liệu, trả lời các câu hỏi: +Hai bộ phận quan trọng của mắt là gì? +Bộ phận nào của mắt đóng vai trò như TKHT? Tiêu cự của nó có thể thay đổi như thế nào? +Ảnh của vật mà mắt nhìn thấy hiện ở đâu? -Yêu cầu HS đọc và trả lời C1. Hoạt động 3 (15 phút): Tìm hiểu sự điều tiết của mắt -Yêu cầu HS nghiên cứu tài liệu trả lời câu hỏi: Để nhìn rõ vật thì mắt phải thực hiện quá trình gì? -Sự điều tiết của mắt là gì? -Yêu cầu HS trả lời C2. Hoạt động 4 (10 phút): Tìm hiểu điểm cực cận và điểm cực viễn -Yêu cầu HS đọc tài liệu. Trả lời câu hỏi: +Điểm cực viễn là gì? +Khoảng cực viễn là gì? -Điểm Cv của mắt tốt nằm ở đâu? -Điểm cực cận là điểm nào? -Khoảng cách từ mắt đến điểm Cc gọi là gì? -Mắt có trạng thái như thế nào khi nhìn một vật ở điểm Cc? Hoạt động 5 (5 phút): Vận dụng - Củng cố -Yêu cầu HS trả lời C5, C6. -Cho HS đọc mục “Có thể em chưa biết”. Hoạt động 6 (1 phút): Dặn dò -Về nhà học bài và làm bài tập. -Ôn lại cách dựng ảnh của một vật tạo bởi TKPK. -Cách dựng ảnh ảo của một vật tạo bởi TKHT. -Đọc phần mở bài. -Trả lời các câu hỏi của GV. -Đọc và trả lời C1. -Thể thuỷ tinh phải co giãn, làm tiêu cự thay đổi -> ảnh hiện rõ trên màn lưới. -Trả lời. -Trả lời C2: Dựng ảnh của cùng một vật tạo bởi thể thuỷ tinh khi vật ở xa và ở gần -> rút ra nhận xét: Vật càng xa, tiêu cự càng dài. -Trả lời. -Khoảng Cv là khoảng cách từ điểm Cv đến mắt. -Ở rất xa (ở vô cực). -Khoảng cực cận. -Mắt phải điều tiết mạnh nhất, cơ vòng co bóp mạnh -> rất chóng mỏi mắt. -Trả lời C5, C6. -Đọc mục “Có thể em chưa biết”. I.Cấu tạo của mắt: 1.Cấu tạo: -Hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là thể thuỷ tinh và màng lưới. -Thể thuỷ tinh là một TKHT, nó phồng lên dẹt xuống để thay đổi tiêu cự. -Màng lưới ở đáy mắt, tại đó ảnh hiện lên rõ. 2.So sánh mắt và máy ảnh: *Giống nhau: -Thể thuỷ tinh và vật kính đều là TKHT. -Phim và màng lưới đều có tác dụng như màn hứng ảnh. *Khác nhau: -Thể thuỷ tinh có tiêu cự có thể thay đổi. -Vật kính có tiêu cự không thay đổi. II.Sự điều tiết: Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi tiêu cự của thể thuỷ tinh để ảnh rõ nét trên màng lưới. III.Điểm cực cận và điểm cực viễn: -Điểm xa mắt nhất mà ta có thể nhìn rõ đượckhi không điều tiết gọi là điểm cực viễn (kí hiệu Cv). -Điểm gần mắt nhất mà ta có thể nhìn rõ được gọi là điểm cực cận (kí hiệu Cc). IV.Vận dụng: C5. C6. Khi nhìn một vật ở điểm Cv thì tiêu cự của thể thuỷ tinh dài nhất. Khi nhìn một vật ở điểm Cc thì tiêu cự của thể thuỷ tinh ngắn nhất. *Rút kinh nghiệm: Giáo viên hướng dẫn (ký duyệt)

File đính kèm:

  • docMat ly 9.doc
Giáo án liên quan