Giáo án vật lý 9
89
I. MỤC TIÊU:
- Nhận biết được hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
- Mô tả đưực TN quan sát đường truyền của tia sáng từ không khí qua nước và ngược lại.
- Phân biệt được hiện tượng khúc xạ ánh sáng với hiện tượng phản xạ ánh sáng.
- Vận dụng được kiến thức đã học để giải thích 1 số hiện tượng đơn giản do sự đổi hướng của tia sáng khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường gây nên.
II. CHUẨN BỊ:
* Đối với mỗi nhóm HS:
- - 1 bình thuỷ tinh hoặc bình nhựa trong.
- 1 bình chứa nước sạch.
- 1 ca múc nứớc.
- 3 chiếc đinh ghim.
- miếng gỗ phẳng, mềm để có thể cắm được đinh ghim.* Đối với GV:
- 1 bình thuỷ tinh hoặc bình nhựa trong suốt hình hộp chữ nhật đựng nước.
- 1 miếng gỗ phẳng ( hoặc nhựa để làm màn hứng ánh sáng.
- 1 nguồn sáng có thể tạo được chùm sáng hẹp ( nên dùng bút laze để HS dễ quan sát tia sáng).
47 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 903 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Vật lý 9 - Chương III: Quang học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG III
Bài 40: HIỆN TƯỢNG KHÚC XẠ ÁNH SÁNG
I. MỤC TIÊU:
Nhận biết được hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
Mô tả đưực TN quan sát đường truyền của tia sáng từ không khí qua nước và ngược lại.
Phân biệt được hiện tượng khúc xạ ánh sáng với hiện tượng phản xạ ánh sáng.
Vận dụng được kiến thức đã học để giải thích 1 số hiện tượng đơn giản do sự đổi hướng của tia sáng khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường gây nên.
II. CHUẨN BỊ:
* Đối với mỗi nhóm HS:
1 bình thuỷ tinh hoặc bình nhựa trong.
1 bình chứa nước sạch.
1 ca múc nứớc.
3 chiếc đinh ghim.
miếng gỗ phẳng, mềm để có thể cắm được đinh ghim.
* Đối với GV:
1 bình thuỷ tinh hoặc bình nhựa trong suốt hình hộp chữ nhật đựng nước.
1 miếng gỗ phẳng ( hoặc nhựa để làm màn hứng ánh sáng.
1 nguồn sáng có thể tạo được chùm sáng hẹp ( nên dùng bút laze để HS dễ quan sát tia sáng).
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động 1:Tìm hiểu hiện tượng khúc xạ ánh sáng từ không khí sang nước:
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
Phần ghi bài
- HS hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi của GV.
- Từng HS quan sát hình 40.1 ( hoặc làm TN) để trả lời câu hỏi ở phần mở bài.
- Từng HS quan sát hình 40.2 để rút ra nhận xét.
- Nêu được kết luận về hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
- Từng HS đọc phần 1 vài khái niệm.
- HS hoạt động cá nhân quan sát GV tiến hành TN. Hoạt động nhóm để trả lời câu C1 , C2
- HS hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi của GV.
1. Ôn lại kiến thức cũ:
- Định luật truyền thẳng của ánh sáng được phát biểu như thế nào?
- Có thể nhận biết được đường truyền của tia sáng bằng những cách nào?
- GV yêu cầu HS đọc phần mở bài (hoặc làm TN như hình 40.c.)
2.Tìm hiểu sự khúc xạ ánh sáng từ không khí sang nước:
- Yêu cầu HS thực hiện mục 1 phần I SGK. Trước khi HS nhận xét, GV có thể yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Aùnh sáng truyền trong không khí và trong nước đã tuân theo định luật nào?
+ Hiện tượng ánh sáng truyền từ không khí sang nước có tuân theo định luật truyền thẳng của ánh sáng không?
+ Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì?
- Yêu cầu HS tự đọc mục 3 phần I trong SGK.
- GV tiến hành TN như hình 40.2. Yêu cầu HS quan sát để trả lời câu C1 và C2.
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
+ Khi tia sáng truyền từ không khí sang nước, tia kbúc xạ nằm trong mặt phẳng nào? So sánh góc tới và góc khúc xạ?
- Yêu cầu HS thực hiện câu C3
I. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng:
Hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường được gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
Khi tia sáng truyền từ không khí sang nước thì:
- Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới.
- góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.
2 Hoạt động 2: Tìm hiểu hiện tượng khúc xạ của tia sáng khi truyền từ nước sang không khí:
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
Phần ghi bài
- HS hoạt động nhóm bố trí TN như hình 40.3 SGK
- Từng HS trả lời câu C5 và C6
- HS hoạt động nhóm , trả lời câu hỏi của GV để rút ra kết luận.
- Yêu cầu HS trả lời câu C4, gợi ý HS phân tích tính khả thi của từng phương án đã nêu ra:
+ Để nguồn sáng trong nước, chiếu ánh sáng từ đáy bình lên.
+ Để nguồn sáng ở ngoài, chiếu ánh sáng qua đáy bình, qua nước rồi qua không khí.
+ Nếu không có phương án nào thực hiện ngay trên lớp. GV nên giới thiệu phương án trong SGK.
- GV hướng dẫn HS tiến hành TN
- GV yêu cầu 1 vài HS trả lời câu C5. C6 và cho cả lớp thảo luận.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng nào? So sánh độ lớn góc khúc xạ và góc tới?
Từng HS trả lời câu C4.
II. Sự khúc xạ của tia sáng khi truyền từ nước sang không khí:
Khi tia sáng truyền từ nước sang không khí thì :
- Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới.
- Góc khúc xạ lớn hơn góc tới.
3. Hoạt động 3: Vận dụng – Củng cố – Hướng dẫn về nhà:
- Yêu cầu HS trả lời câu C7 , C8 và cho cả lớp thảo luận. GV chỉnh sửa chính xác các câu trả lời của HS.
- Về nhà học bài và làm bài tập trong SBT.
IV RÚT KINH NGHIỆM:
Bài 41: QUAN HỆ GIỮA GÓC TỚI VÀ GÓC KHÚC XẠ
I. MỤC TIÊU:
Mô tả được sự thay đổi của góc khúc xạ khi góc tới tăng hoặc giảm.
Mô tả được TN thể hiện mối quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ..
II. CHUẨN BỊ:
* Đối với mỗi nhóm HS:
1 miếng thuỷ tinh hoặc nhựa trong suốt hình bán nguyệt, mặt phẳng đi qua đường kinh được dán giấy kín chỉ chừa 1 khe hở nhỏ tại tâm I của miếng thuỷ tinh( hoặc nhựa)
1 miếng gỗ phẳng.
1 tờ giấy có vòng tròn chia độ hoặc thước đo độ
3 chiếc đinh ghim.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ;
Thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng? Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ?
Sửa bài tập trong SBT.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu sự thay đổi của góc khúc xạ theo góc tới.
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
Phần ghi bài
- Đại diện các nhóm lên nhận dụng cụ TN.
- Hs hoạt động nhóm bố trí TN như hình 41.1 trong SGK và tiến hành TN.
- HS hoạt động nhóm trả lời các câu C1 và C2.
- Dựa vào bảng kết quả TN, cá nhân suy nghĩ, trả lời câu hỏi của GV để rút ra kết luận.
- HS hoạt động cá nhân đọc phần mở rộng trong SGK.
- GV hướng dẫn HS làm TN theo các bước đã nêu:
+ Yêu cầu HS đặt khe hở I của miếng thuỷ tinh đúng tâm của tấm tròn chia độ.
+ Kiểm tra các nhóm khi xác định vị trí cần có của đinh ghim A,.
- Yêu cầu đại diện 1 vài nhóm trả lời câu C1 . Có thể gợi ý HS bằng cách đặt câu hỏi:
+ Khi nào mắt ta nhìn thấy hình ảnh của đinh ghim A qua miếng thuỷ tinh?
+ Khi mắt ta chỉ nhìn thấy đinh ghim A, , chứng tỏ điều gì?
- GV yêu cầu HS trả lời câu C2
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Khi ánh sáng truyền từ không khí sang thuỷ tinh, góc khúcxạ và góc tới liên hệ với nhau như thế nào?
- Khi tia sáng truyền từ không khí sang các môi trường trong suốt rắn, lỏng khác nhau thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.
- Khi góc tới tăng ( giảm) thì góc khúc xạ cũng tăng(giảm).
-Khi góc tới bằng 00 thì góc khúc xạ bằng 00, tia sáng không bị gãy khúc khi truyền qua hai môi trường.
3. Hoạt động 3: Vận dụng – Củng cố- Hướng dẫn về nhà:
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Khi ánh sáng truyền từ không khí sang các môi trường trong suốt rắn, lỏng khác nhau thì góc khúc xạ và góc tới có quan hệ với nhau như thế nào?
Đối với HS yếu kém thì có thể yêu cầu tự đọc phần ghi nhớ trong SGK, rồi trả lời câu hỏi của GV.
- Yêu cầu HS trả lời câu C3. Có thể gợi ý HS trả lời câu hỏi này như sau;
+ Mắt nhìn thấy A hay B? Từ đó vẽ đường truyền của tia sáng trong không khí tới mắt?
+ Xác định điểm tới và vẽ đường truyền của tia sáng từ A tới mặt phân cách.
- Yêu cầu HS trả lời câu C4.
- Dặn dò: Về nhà học bài và làm hết các bài tập trong SBT.
Bài 42: THẤU KÍNH HỘI TỤ
I. MỤC TIÊU:
Nhận dạng được thấu kính hội tụ.
Mô tả được sự khúc xạ của các tia sáng đặc biệt (tia tới quang tâm, tia song song với trục chính và tia có phương qua tiêu điểm) qua thấu kính hội tụ.
vận dụng được kiến thức đã học để giải bài tập đơn giản về thấu kính hội tụ và giải thích 1 vài hiện tượng thường gặp trong thực tế.
II. CHUẨN BỊ:
Đối với mỗi nhóm HS
1 thấu kính hội tụ có tiêu cự khoảng 12 cm.
1 giá quang học.
1 màn hứng để quan sát đường truyền của chùm sáng.
1 nguồn sáng phát ra tia sáng song song.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
Cho biết mối quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ? Vẽ tia khúc xạ trong 2 trường hợp:
+ Tia sáng truyền từ không khí sang thuỷ tinh.
+ Tia sáng truyền từ nước sang không khí.
Sửa bài tập 41.1 và 41.3 trong SBT.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của thấu kính hội tụ:
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
Phần ghi bài
- Các nhóm cử đại diện lên nhận và kiểm tra dụng cụ TN.
- HS hoạt động nhóm bố trí và tiến hành TN theo sự hướng dẫn của GV.
- HS suy nghĩ và trả lời câu C1 .
- Cá nhân đọc phần thông báo về tia tới và tia ló trong SGK.
Từng HS trả lời câu C2
- HS hoạt động cá nhân trả lời câu C3
- Cá nhân đọc phần thông báo về thấu kính và thấu kính hội tụ trong SGK
- GV hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm:
+ Gọi đại diện mỗi nhóm lên nhận dụng cụ thí nghiệm.
+ Yêu cầu các nhóm bố trí TN như hình 42.2 và tiến hành TN.
- GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm HS yếu, hướng dẫn các em đặt các dụng cụ TN đúng vị trí.
- Đối với lớp HS khá, giỏi, trước khi bố trí TN như hình 42.2 , GV có thể làm thêm TN sau: Dùng thấu kính hội tụ hứng 1 chùm sáng song song ( chùm sáng mặt trời hoặc ánh sáng ngọn đèn đặt ở xa) lên màn hứng. Từ từ dịch chuyển tấm bìa ra xa thấu kính, yêu cầu HS quan sát TN và trả lời câu hỏi: Kích thước vệt sáng trên màn thay đổi thế nào? Dự đoán chùm khúc xạ ra khỏi thấu kính có đặc điểm gì? Sau khi HS trả lời các câu hỏi trên mới bố trí TN như hình 42.2
- Yêu cầu HS trả lời câu C1.
- Thông báo về tia tới và tia ló.
- Yêu cầu HS trả lời câu C2
- Yêu cầu HS trả lời câu C3
- GV thông báo cho HS biết chất liệu làm thấu kính hội tụ thường dùng trong thực tế. Nhận biết thấu kính hội tụ dựa vào hình vẽ và kí hiệu thấu kính hội tụ.
I. Đặc điểm của thấu kính hội tụ:
Thấu kính hội tụ thường dùng có phần rìa mỏng hơn phần giữa.
3. Hoạt động 3: Tìm hiểu các khái niệm trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính hội tụ:
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
Phần ghi bài
- Cả nhóm thực hiện lại TN như hình 42.2. Thảo luận nhóm để trả lời câu C4 .
- Từng HS đọc phần thông báo về trục chính và khái niệm quang tâm.
- HS hoạt động nhóm tiến hành TN và từng HS trả lời câu C5 và C6
- Từng HS đọc phần thông báo trong SGK và trả lời câu hỏi của GV.
- Từng HS đọc phần thông báo về khái niệm tiêu cự.
- GV yêu cầu HS trả lời câu C4:
+ Hướng dẫn HS quan sát TN, rút ra nhận xét.
+ Yêu cầu HS tìm cách kiểm tra dự đoán ( có thể dùng thước thẳng).
+ Thông báo về khái niệm trục chính.
- GV thông báo khái niệm quang tâm. GV làm TN. Khi chiếu tia sáng bất kỳ qua quang tâm thì nó tiếp tục đi thẳng, không đổi hướng.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm tiêu điểm:
+ Yêu cầu HS quan sát lại TN để trả lời câu C5 và C6.
+ Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Tiêu điểm của thấu kính là gì? Mỗi thấu kính có mấy tiêu điểm? Vị trí của chúng có đặc điểm gì?
+ GV phát biểu chính xác các câu trả lời C5 và C6.
+ GV thông báo về khái niệm tiêu điểm.
- GV thông báo về khái niệm tiệu cự.
- GV làm TN đối với tia tới qua tiêu điểm.
II. Trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính hội tụ:
- Một chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ cho chùm tia ló hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính.
- Đường truyền của ba tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ:
+ Tia tới đến quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới.
+ Tia tới song song với trục chính thì tia ló qua tiêu điểm.
+ Tia tới qua tiêu điểm thì tia ló song song với trục chính.
4. Hoạt động 4: Vận dụng – Củng cố – Hướng dẫnvề nhà:
Nêu các cách nhận biết thấu kính hội tụ?
Cho biết đặc điểm đường truyền của 1 số tia sáng qua thấu kính hội tụ? Yêu cầu HS trả lời câu C7 , C8
Dặn dò: Học bài và làm hết bài tập trong SBT.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Bài 43: ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI THẤU KÍNH HỘI TỤ
I. MỤC TIÊU:
Nêu được trong trường hợp nào thấu kính hội tụ cho ảnh thật và cho ảnh ảo của 1 vật và chỉ ra được đặc điểm của các ảnh này.
Dùng các tia sáng đặc biệt dựng được ảnh thật và ảnh ảo của 1 vật qua thấu kính hội tụ.
II.CHUẨN BỊ:
Đối với mỗi nhóm HS
1 thấu kính hội tụ có tiêu cự khoảng 12 cm.
1 giá quang học.
1 cây nến cao khoảng 5 cm.
1 bàn để hứng ảnh.
1 bao diêm hoặc bật lửa.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
Hình dạng và đặc điểm của thấu kính hội tu?
Sửa bài tập trong SBT.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của ảnh của 1 vật tạo bởi thấu kính hội tụ:
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
Phần ghi bài
- Các nhóm bố trí TN như hình 43.2 SGK, đặt vật ngoài khoảng tiêu cự, thực hiện các yêu cầu của C1 và C2.
- Ghi đặc điểm của ảnh vào dòng 1,2,3 của bảng 1.
- HS hoạt động nhóm như hình 43.2 SGK, đặt vật trong khoảng tiêu cự. Thảo luận nhóm để trả lời C3
- Ghi đặc điểm của ảnh vào dòng 4 của bảng 1.
* GV hướng dẫn HS làm TN:
- Trường hợp vật được đặt rất xa thấu kính để hứng ảnh ở tiêu điểm là rất khó khăn. GV có thể hướng dẫn HS quay thấu kính về phía cửa sổ lớp để hứng ảnh của cửa sổ lớp lên màn.
- Cho các nhóm thảo luận trước khi ghi nhận xét đặc điểm của ảnh vào bảng 1.
* Hướng dẫn HS làm TN để trả lời câu C3. Có thể yêu cầu HS trả lời thêm câu hỏi: Làm thế nào để quan sát được ảnh của vật trong trường hợp này?
* Cho các nhóm thảo luận trước khi ghi nhận xét về đặc điểm ảnh vào bảng 1.
I. Đặc điểm của ảnh của 1 vật tạo bởi thấu kính hội tụ:
Đối với thấu kính hội tụ:
- Vật đặt ngoài khoảng tiêu cự cho ảnh thật, ngược chiều với vật. Khi vật đặt rất xa thấu kính thì ảnh thật có vị trí cách thấu kính 1 khoảng bằng tiêu cự.
- Vật đặt trong khoảng tiêu cự cho ảnh ảo, lớn hơn vật và cùng chiều với vật.
Hoạt động 3: Dựng ảnh của 1 vật tạo bởi thấu kính hội tụ:
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
Phần ghi bài
- HS hoạt động cá nhân thực hiện câu C4.
- HS dựng ảnh của một vật sáng AB tạo bởi thấu kính hội tụ.
- Từng HS thực hiện câu C5.
Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
- Chùm tia tới xuất phát từ S qua thấu kính cho chùm tia ló đồäng qui ở S’ . Khi đó S’ là gì của S?
- Cần sử dụng mấy tia sáng xuất phát từ S để xác định S’
- GV thông báo khái niệm ảnh của điểm sáng.
- Giúp đỡ các em HS yếu vẽ hình.
GV hướng dẫn HS thực hiện câu C5:
- Dựng ảnh B’ của điểm B.
- Hạ A’B’ vuông góc với trục chính, A’ là ảnh của A và A’B’ là ảnh của AB.
II. Cách dựng ảnh:
Muốn dựng ảnh A’B’ của AB qua thấu kính ( AB vuông góc với trục chính của thấu kính, A nằm trên trục chính), chỉ cần dựng ảnh B’ của B cách vẽ đường truyền của hai tia sáng đặc biệt, sau đó từ B’ hạ vuông góc xuống trục chính ta có ảnh A’ của A.
4. Hoạt động 4: Vận dụng – Củng cố – Hướng dẫn về nhà:
- Hãy nêu đặc điểm của ảnh của 1 vật tạo bởi thấu kính hội tụ?
Nêu cách dựng ảnh của 1 vật qua thấu kính hội tụ?
Đối với HS trung bình yếu, có thể cho HS tự đọc phần ghi nhớ trong SGK, rồi trả lời câu hỏi
- Hướng dẫn HS trả lời câu C6
+ Xét 2 cặp tam giác đồng dạng.
+ Trong từng trường hợp tính tỉ số
Đề nghị HS trả lời câu C7
* Dặn dò: Về nhà học bài và làm bài tập trong SBT.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Bài 44: THẤU KÍNH PHÂN KÌ
I. MỤC TIÊU:
Nhận dạng được thấu kính phân kỳ.
Vẽ được đường truyền của 2 tia sáng đặc biệt (tia tới quang tâm và tia tới song song với trục chính) qua thấu kính phân kỳ.
Vận dụng được các kiến thức đã học để giải thích 1 vài hiện tượng thường gặp trong thực tế.
II. CHUẨN BỊ:
Đối với mỗi nhóm HS
1 thấu kính phân kỳ có tiêu cự khoảng 12 cm.
1 giá quang học.
1 nguồn phát ra 3 tia sáng song song.
1 màn hứng để quan sát đường truyền của tia sáng.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1 . Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
Cho biết đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ? Cách nhận biết thấu kính hội tụ?
Cách dựng ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ?
2. Hoạt động 2: Đặc điểm của thấu kính phân kì:
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
Phần ghi bài
- Từng HS thực hiện câu C1.
- HS hoạt động cá nhân trả lời câu C2.
- HS hoạt động nhóm làm TN.
- Từng HS quan sát thí nghiệm và chú ý nghe thông báo của GV.
- Yêu cầu HS trả lời câu C1. Thông báo về thấu kính phân kì.
- Yêu cầu 1 vài HS nêu nhận xét về hình dạng của thấu kính phân kì.
- So sánh hình dạng của thấu kính phân kì với thấu kính hội tụ?
-Hướng dẫn HS tiến hành TN như hình 44.1 để trả lời C3.
+ Theo dõi, hướng dẫn các nhóm HS làm TN yếu.
+ Thông báo hình dạng mặt cắt và kí hiệu thấu kính phân kì.
I. Đặc điểm của thấu kính phân kì:
Thấu kính phân kì thường dùng có phần rìa dày hơn phần giữa.
3. Hoạt động 3: Tìm hiểu trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính phân kì:
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
Phần ghi bài
- HS hoạt động nhóm tiến hành TN.
- Từng HS quan sát thảo luận nhóm để trả lời câu C4.
- Từng HS đọc phần thông báo về trục chính và trả lời câu hỏi của GV.
- Từng HS đọc phần thông báo về quang tâm và trả lời câu hỏi của GV.
- Các nhóm tiến hành lại TN, từng HS chú ý quan sát và trả lời câu C5 vàØ C6
- HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏicủa GV.
- Yêu cầu HS tiến hành lại TN như hình 44.1:
+ Theo dõi, hướng dẫn các em HS yếu thực hiện lại TN. Quan sát lại hiện tượng để có thể trả lời câu C4
+ Gợi ý: Dự đoán xem tia nào đi thẳng? Tìm cách kiểm tra dự đoán
- Yêu cầu đại diện 1 vài nhóm trả lời C4 . GV chỉnh sửa những sai sót nếu có của HS.
- Trục chính của thấu kính có đặc điểm gì?
- Yêu cầu HS tự đọc phần thông báo và cho biết đặc điểm của quang tâm?
-Yêu cầu Hs làm lại TN hình 44.1 và 1 vài nhóm trả lờ câu C5
-- Chọn 1 vài HS lên bảng làm C6 và trình bày ý kiến của mình trước lớp.
* GV chỉnh sửa những sai sót của HS
- Yêu cầu HS cho biết: Tiêu cự của thấu kính là gì?
II. Trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính phân kì:
- Chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kì cho chùm tia ló phân kì.
-Đường truyền của hai tia sáng đặc biệt qua thấu kính phân kì:
+ Tia tới song song với trục chính thì tia ló kéo dài đi qua tiêu điểm.
+ Tia tới đến quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới.
4.Hoạt động 4: Vận dụng – Củng cố – Hướng dẫn về nhà:
Yêu cầu HS trả lời câu C7 , C8 và C9
+ Theo dõi và kiểm tra HS thực hiện câu C7
+Thảo luận với cả lớp để trả lời C8.
+ Đề nghị HS phát biểu trả lời C9
Dặn dò: Về nhà học bài và làm các bài tập trong SBT.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
BÀI 45: ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI THẤU KÍNH PHÂN KÌ
I. MỤC TIÊU:
Nêu được ảnh của 1 vật sáng tạo bởi thấu kính phân kỳ luôn là ảnh ảo. Mô tả được những đặc điểm của ảnh ảo của 1 vật tạo bởi thấu kính phân kỳ. Phân biệt được ảnh ảo được tạo bởi thấu kính hội tụ và phân kỳ.
Dùng 2 tia sáng đặc biệt ( tia tới quang tâm và tia tới song song với trục chính) dựng được ảnh của 1 vật tạo bởi thấu kính phân kỳ.
II. CHUẨN BỊ:
Đối với mỗi nhóm HS
1 thấu kính phân kỳ có tiêu cự khoảng 12 cm.
1 giá quang học.
1 cây nến cao khoảng 5 cm.
1 màn để hứng ảnh.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
Nêu cách nhận biết thấu kính phân kì? Thấu kính phân kì có đặc điểm gì trái ngược với thấu kính hội tụ?
Vẽ đường truyền của hai tia sáng đã học qua thấu kính phân kì.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của ảnh của 1 vật tạo bởi thấu kính phân kì:
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
Phần ghi bài
- Từng HS hoạt động cá nhân chuẩn bị trả lời các câu hỏi của GV
- Các nhóm bố trí và tiến hành TN như hình 45.1 trong SGK.
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
- Muốn quan sát ảnh của 1 vật tạo bởi thấu kính phân kì, cần có những dụng cụ gì? Nêu cách bố trí và tiến hành TN?
-Đặt màn sát thấu kính. Đặt vật ở vị trí bất kì trên trục chính của thấu kính và vuông góc với trục chính.
- Từ từ dịch chuyển màn ra xa thấu kính. Quan sát trên màn xem có ảnh của vật hay không?
- Tiếp tục làm như vậy khi thay đổi vị trí của vật trên trục chính.
- Qua thấu kính phân kì, ta luôn nhìn thấy ảnh của 1 vật đặt trước thấu kính nhưng không hứng được ảnh đó trên màn. Vậy đó là ảnh thật hay ảnh ảo?
* Đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì:
Đối với thấu kính phân kì:
- Vật sáng đặt ở mọi vị trí trước thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính.
- Vật đặt rất xa thấu kính, ảnh ảo của vật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.
3. Hoạt động 3: Dựng ảnh của 1 vật sáng AB tạo bởi thấu kính phân kì:
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
Phần ghi bài
Từng HS hoạt động cá nhân trả lời các câu C3 và C4
- GV yêu cầu HS trả lời câu C3;
+ Muốn dựng ảnh của 1 điểm sáng ta phải làm thế nào?
+ Muốn dựng ảnh của 1 vật sáng ta phải làm thế nào?
- GV gợi ý HS trả lời câu C4:
+ Khi dịch vật AB vào gần hoặc ra xa thấu kính thì hướng của tia khúc xa ïcủa tia tới BI (tia đi song song với trục chính) có thay đổi không?
+ Aûnh B’ của điểm B là giao điểm của những tia nào?
4. Hoạt động 4: So sánh độ lớn của ảnh ảo tạo bởi các thấu kính;
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
Phần ghi bài
- Từng HS dựng ảnh của 1 vật đặt trong khoảng tiêu cự đối với các thấu kính hội tụ và phân kì.
- So sánh độ lớn của 2 ảnh vừa dựng được.
- GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm HS yếu dựng ảnh
- Yêu cầu HS nhận xét đặc điểm của ảnh ảo tạo bởi hai loại thấu kính.
5. Hoạt động 5: Vận dụng – Củngcố – Hướng dẫn về nhà:
Yêu cầu HS trả lời câu C6
Hướng dẫn HS làm câu C7
Xét hai cặp tam giác đồng dạng.
Trong từng trường hợp, tính tỉ số.
Đề nghị HS trả lời C8
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Bài 46: THỰC HÀNH: ĐO TIÊU CỰ CỦA THẤU KÍNH HỘI TỤ
I. MỤC TIÊU:
Trình bày được phương pháp đo tiêu cự của thấu kính hội tụ.
Đo được tiêu cự của thấu kính hội tụ theo phương pháp nêu trên.
II.CHUẨN BỊ:
1 thấu kính hội tụ có tiêu cự cần đo (f vào khoảng 15 cm).
1 vật sáng phẳng có dạng chữ L hoặc F, khoét trên 1 màn chắn sáng bắng 1 ngọn đèn.
1 màn ảnh nhỏ.
1 giá quang học thẳng, dài khoảng 80 cm, trên có các giá đỡ vật, thấu kính và màn ảnh.
1 thước thẳng có GHĐ 800 mm và có ĐCNN 1mm.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động 1:
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
Trình bày phần chuẩn bị nếu Gv yêu cầu.
- Làm việc với cả lớp để kiểm tra phần chuẩn lý thuyết của HS cho bài thực hành. Yêu cầu 1 số HS trình bày câu trả lời đối với từng câu hỏi nêu ra ở phần 1 của mẫu báo cáo và hoàn chỉnh câu trả lời cần có.
- Kiểm tra việc chuẩn bị báo cáo thực hành của HS như mẫu đã cho ở cuối bài.
2.Hoạt động 2:
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
Từng nhóm HS thực hiện các công việc sau:
a/ Tìm hiểu các dụng cụ có trong bộ thí nghiệm.
b/ Đo chiều cao h của vật.
c/ Điều chỉnh để vật và màn cách thấu kính những khoảng bằng nhau va
File đính kèm:
- giao an vat ly 9 chuong III.doc