Giáo án môn Vật lý 9 - Tiết 1: Kế hoạch chương I: Điện học

Thời gian thực hiện: từ tuần 1 đến tuần 11

A MỤC TIÊU

* Kiến thức:

1. Phát biểu được định luật Ôm: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.

2. Nêu được điện trở của một dây dẫn có giá trị hoàn toàn xác định bằng thương số giữa hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và cường độ dòng điẹn chạy qua nó. Nhân biết được đơn vị của điện trở.

3. Nêu được đặc điểm về cường độ dòng điện, hiệu điện thế và điện trở tương đương đối với đoạn mạch nối tiếp và đoạn mạch song song.

4. Nêu được mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với chiều dài, tiết diện và vật liệu làm dây.

5. Nêu được biến trở là gì và các dấu hiệu nhận biết điện trở trong kĩ thuật.

6. Nêu dược ý nghĩa và trị số vôn và oát ghi trên thiết bị tiêu thụ điện năng.

7. Viết được các công thức tính công suất điện và điện năng tiêu thụ của một đoạn mạch.

8. Nêu được một số dấu hiệu chứng tỏ dòng điện có năng lượng.

9. Chỉ ra được các dạng chuyên hóa năng lượng khi đèn điện, bếp điện, bàn là, nam châm điện, động cơ điệnhoạt động.

10. Xây dựng được hệ thức Q = I2Rt của định luật Jun-Lenxơ và phát biểu định luật này.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1447 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lý 9 - Tiết 1: Kế hoạch chương I: Điện học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH CHƯƠNG I: ĐIỆN HỌC THỜI LƯỢNG : 22 Tiết Thời gian thực hiện: từ tuần 1 đến tuần 11 A MỤC TIÊU * Kiến thức: 1. Phát biểu được định luật Ôm: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây. 2. Nêu được điện trở của một dây dẫn có giá trị hoàn toàn xác định bằng thương số giữa hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và cường độ dòng điẹn chạy qua nó. Nhân biết được đơn vị của điện trở. 3. Nêu được đặc điểm về cường độ dòng điện, hiệu điện thế và điện trở tương đương đối với đoạn mạch nối tiếp và đoạn mạch song song. 4. Nêu được mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với chiều dài, tiết diện và vật liệu làm dây. 5. Nêu được biến trở là gì và các dấu hiệu nhận biết điện trở trong kĩ thuật. 6. Nêu dược ý nghĩa và trị số vôn và oát ghi trên thiết bị tiêu thụ điện năng. 7. Viết được các công thức tính công suất điện và điện năng tiêu thụ của một đoạn mạch. 8. Nêu được một số dấu hiệu chứng tỏ dòng điện có năng lượng. 9. Chỉ ra được các dạng chuyên hóa năng lượng khi đèn điện, bếp điện, bàn là, nam châm điện, động cơ điệnhoạt động. 10. Xây dựng được hệ thức Q = I2Rt của định luật Jun-Lenxơ và phát biểu định luật này. * Kỹ năng: 1.Xác định được điện trở của một đoạn mạch bằng vôn kế và ampe kế . 2. Nghiên cứu bằng thực nghiệm mối quan hệ giữa điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp hoặc song song với các điện trở thành phần và xác lập được các công thức: 3.So sánh được điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp hoặc song song với mỗi điện trở thành phần. 4. Vận dụng được định luật Ôm cho đoạn mạch gồm nhiều nhất 3 điện trở thành phần. 5. Xác định được bằng thực nghiệm mối quan hệ giẽa điện trở của dây dãn với chiều dài, tiết diện và vật liệu làm dây. 6. Vận dụng được công thức để tính mỗi đại lượng khi biết các đại lượng còn lại và giải thích được các hiện tượng đơn giản liên quan tới điện trở của dây dẫn. 7. Giải thích được nguyên tắc hoạt động của biến trở con chạy. Sử dụng được biến trở để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch. 8. Vận dụng được định luật Ôm và công thức để giải bài toán về mạch điện được sử dụng với hiệu điện thế không đổi trong đó có mắc biến trở. 9. Xác định được công suất điện của một đoạn mạch bằng vôn kế và ampe kế vận dụng đợc công thức P = U.I, A = P.t = U.I.t để tính được một đại lượng khi biết các đại lượng còn lại đối với đoạn mạch tiêu thụ điện năng. 10. Vận dụng được định luật Jun-Lenxơ để giải thích các hiện tượng liên quan. 11. Giải thích được tác hại của hiện tượng đoản mạch và tác dụng của cầu chì để đảm bảo an toàn điện. 12. Giải thích và thực hiện được các biện pháp thông thường để sử dụng an toàn và sử dụng tiết kiệm điện năng. B. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG - Đồ dùng thí nghiệm tùy thuộc vào từng bài và được thể hiện trong giáo án từng bài cụ thể.

File đính kèm:

  • docKE HOACH CHUONG I LI 9.doc