Giáo án môn Vật lý 9 - Tiết 24 - Bài 23: Từ phổ - Đường sức từ
1. Từ trường là gì ? Nêu cách nhận biết từ trường
2. Thí nghiệm nào đã làm với thanh nam châm chứng
tỏ rằng xung quanh trái đất có từ trường
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Vật lý 9 - Tiết 24 - Bài 23: Từ phổ - Đường sức từ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 24 BÀI 23 : TỪ PHỔ - ĐƯỜNG SỨC TỪ GV : NGUYỄN TẤN VIỆT TRƯỜNG THCS PHỔ CHÂU Kiểm tra bài cũ :1. Từ trường là gì ? Nêu cách nhận biết từ trường 2. Thí nghiệm nào đã làm với thanh nam châm chứng tỏ rằng xung quanh trái đất có từ trường Câu 1 : Không gian xung quanh nam châm , xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó . Ta nói trong không gian đó có từ trường .Đặt kim nam châm vào nơi khảo sát , nếu có lực từ tác dụng lên kim nam châm . Ta bảo nơi đó có từ trường Câu 2 : Đó là thí nghiệm đặt kim nam châm ở trạng thái tự do , khi đã đứng yên , kim nam châm luôn chỉ hướng Nam - Bắc I/ TỪ PHỔ 1/ Thí nghiệm Quan sát hình vẽ hãy cho biết: Các mạt sắt xung quanh nam châm được sắp xếp như thế nào? Từ phổ là gì ?Gợi ý :-Nhìn những đường mạt sắt ( là những đường gì ? Nối từ cực nào đến cực nào ?-Càng xa nam châm những đường này như thế nào ?Hình vẽ trên được gọi là từ phổ * Từ những vấn đề đã khảo sát và những ý kiến vừa nêu trên , các em hãy rút ra kết luận về từ phổ Hình ảnh các đường mạt sắt trên hình vẽ được gọi là từ phổ . Từ phổ cho ta hình ảnh trực quan về từ trường.Một khái niệm đặc trưng cho từ trường là đường sức từ. Đường sức từ có những đặc điểm gì ? Mời các em nghiên cứu tiếp phần II .II. ĐƯỜNG SỨC TỪ 1.Vẽ và xác định chiều đường sức từ : Nhìn vào hình vẽ các em hãy cho biết đường sức từ có chiều đi vào cực nào và đi ra từ cực nào của thanh nam châm Để có kết luận tổng quát hơn các em hãy nghiên cứu đường sức từ của một số thanh nam châm .Từ phổ của nam châm chữ U Từ phổ của hai nam châm đặt gần nhau 2 Kết luận :Các đường sức từ có chiều nhất định . Ở bên ngoài thanh nam châm , chúng là những đường cong đi ra từ cực Bắc , đi vào cực Nam của nam châm .Để củng cố thêm kiến thức chúng ta chuyển sang phần vận dung.Chúng ta trở lại 2 hình vẽ vừa nghiên cứu: thanh nam châm chữ U và 2 thanh nam châm thẳng .Các em hãy trả lời C4 và C6. C 4 ; Ở khoảng giữa hai từ cực của nam châm hình chữ U , các đường sức từ gần như song song với nhau C6 : các đường sức từ được biểu diễn trên hình 23.6 SGK có chiều đi từ cức Bắc của nam châm bên trái sang cực Nam của nam châm bên phải Các em tiếp tục hoàn thành C5Xác định tên từ cực của nam châm Các em hãy mở SBT trang 28Làm các bài tập :23.123.223.3 đến 23.5 : Về nhà tự giải Hãy vẽ kim nam châm nằm cân bằng ở các vị trí A,B,C 23.1ABCNSCDE23.2 :Dùng mũi tên vẽ chiều đường sức từ tai các điểm C,D, E . Ghi từ cức của nam châm Nhận xét và nhắc nhở Tiết học hôm nay các em đã hoạt động sôi nổi và nắm được bài ,các em hãy cố gắng nghiên cứu và xem trước bài 24 : TỪ TRƯỜNG CỦA ỐNG DÂY CÓ DÒNG ĐIỆN CHẠY QUA . Chúc các em thành công trong học tập .HẸN GẶP LẠI TRONG TIẾT HỌC HÔM SAU
File đính kèm:
- Tiet 24 Bai 23.ppt