I/ Mục tiêu
1- Kiến thức:
ã So sánh được từ phổ của ống dây có dòng điện chạy qua với từ phổ của thanh nam châm thẳng.
ã Vẽ được đường sức từ biểu diễn từ trường của ống dây.
ã Vận dụng quy tắc nắm tây phải để xác định chiều đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua khi biết chiều dòng điện.
2- Kĩ năng:
ã Làm từ phổ của từ trường ống dây có dòng điện chạy qua.
ã Vẽ đường sức từ của từ trường ống dây có dòng điện đi qua.
3- Thái độ: thận trọng khéo léo khi làm thí nghiệm
II/ Chuẩn bị.
Đối với mỗi nhóm HS:
ã 1 tấm nhựa có luồn sẵn các vòng dây của một ống dây dẫn.
ã 1 nguồn điện 6V
ã 3 đoạn dây dẫn
ã 1 bút dạ.
65 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 952 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Vật lý 9 - Tiết 26 đến tiết 55, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 26. từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua
I/ Mục tiêu
1- Kiến thức:
So sánh được từ phổ của ống dây có dòng điện chạy qua với từ phổ của thanh nam châm thẳng.
Vẽ được đường sức từ biểu diễn từ trường của ống dây.
Vận dụng quy tắc nắm tây phải để xác định chiều đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua khi biết chiều dòng điện.
2- Kĩ năng:
Làm từ phổ của từ trường ống dây có dòng điện chạy qua.
Vẽ đường sức từ của từ trường ống dây có dòng điện đi qua.
3- Thái độ: thận trọng khéo léo khi làm thí nghiệm
II/ Chuẩn bị.
Đối với mỗi nhóm HS:
1 tấm nhựa có luồn sẵn các vòng dây của một ống dây dẫn.
1 nguồn điện 6V
3 đoạn dây dẫn
1 bút dạ.
III/ Tiến trình lên lớp
1) ổn định tổ chức
2) Kiểm tra bài cũ.
? Nêu cách tạo ra từ phổ và đặc điểm từ phổ của nam châm thẳng.
? Nêu quy ước chiều đường sức từ.
3) Bài mới.
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
I/ Từ phổ, đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua.
1- Thí nghiệm
- HS nêu cách tạo ra từ phổ của ống dây có dòng điện chạy qua: Rắc đều một lớp mạt sắt lên tấm nhựa có luồn sẵn các vòng dây của một ống dây. cho dòng điện chạy qua ống dây ghõ nhẹ tấm nhựa.
- HS làm thí nghiệm theo nhóm quan sát từ phổ và thảo luận câu hỏi C1.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm theo hướng dẫn của C1.
So sánh từ phổ của ống dây có dòng điện chạy qua với từ phổ của nam châm thẳng.
- Cá nhân HS hoàn thành câu C2: đường sức từ ở trong và ngoài ống dây tạo thành những đường cong khép kín.
- HS thực hiệncâu C3 theo nhóm. Yêu cầu nêu được: dựa vào định hướng của kim nam châm ta xác định được chiều đường sức từ. ở hai cức của ống dây đường sức từ cũng đi ra ở một đầu ống dây và cùng đi vào ở một đầu ống dây.
- Dựa vào thông báo của GV, HS xác định cực từ của ống dây có dòng điện trong thí nghiệm.
2- Kết luận:
- HS rút ra kết luận.
II/ Quy tắc nắm tay phải
1- Chiều đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua phụ thuộc vào yếu tố nào?
- HS nêu dự đoán, và cách kiểm tra sự phụ thuộc của chiều đường sức từ vào chiều của dòng điện.
- HS có thể nêu cách kiểm tra: đổi chiều dòng điện trong ống dây, kiểm tra sự định hướng của kim nam châm thử trên đường sức từ cũ.
- HS tiến hành thí nghiệm kiểm tra theo nhóm.
2- Quiu tắc nắm tay phải.
-HS làm việc cá nhân nghiên cứu qui tắc nắm tay phải trong sgk
- Đổi chiều dòng điện, kiểm tra lại chiều đường sức từ bằng nắm tay phải.
- HS lên bảng vận dụng.
- GV Gọi HS nêu cách tạo ra để quan sát từ phổ của ống dây có dòng điện chạy qua với những dụng cụ đã phát cho nhóm.
- Yêu cầu làm thí nghiệm tạo từ phổ của ống dây có dòng điện theo nhóm, quan sát từ phổ bên trong và bên ngoài ống dây trả lời câu hỏi C1.
- Gọi đại diện các nhóm trả lời C1.
- Gọi HS trả lời C2.
- Yêu cầu HS trả lời C3 theo nhóm.
GV thông báo: Hai đầu của ống dây có dòng điện chạy qua cũng là hai cực từ. Đầu có đường sức từ đi ra gọi là cực Bắc, đầu có đường sức từ đi vào gọi là cực nam.
- Từ kết quả thí nghiệm ở câu C1, C2, C3 chúng ta rút ra được kết luận gì về từ phổ, đường sức từ và chiều đường sức từ ở hai đầu ống dây?
GV: Từ trường do dòng điện sinh ra, vậy chiều của đường sức từ có phụ thuộc vào chiều dòng điện hay không? Làm thế nào để kiểm tra được điều đó?
- Tổ chức cho HS làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán theo nhóm và hướng dẫn thảo luận kết quả thí nghiệm=> rút ra kết luận.
Yêu cầu HS cả lớp giơ nắm tay phải lên thực hiện theo hướng dẫn của qui tắc xác định lại chiều đường sức từ đã được xác định bằng nam châm thử.
4) Củng cố.
HS làm câu C4, C5, C6
5) Hướng dẫn về nhà
- học thuộc qui tắc nắm tay phải, vận dụng thành thạo qui tắc.
- Làm bài tập 24 SBT.
IV/ Rút kinh nghiệm.
Tiết 27. sự nhiễm từ của sắt và thép – nam châm điện
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Ngày duyệt, chữ kí của giám hiệu.
I/ Mục tiêu
1- Kiến thức:
Mô tả được thí nghiệm về sự nhiễm từ của sắt và thép.
Giải thích được vì sao người ta dùng lõi sắt non để chế tạo nam châm điện.
Nêu được hai cách làm tăng lực từ của nam châm điện tác dụng lên một vật.
2- Kĩ năng:
Mắc mạch điện theo sơ đồ, sử dụng biến trở trong mạch, sử dụng các dụng cụ đo điện.
3- Thái độ: thận trọng khéo léo khi làm thí nghiệm
II/ Chuẩn bị.
Đối với mỗi nhóm HS:
1 ống dây
1 la bàn
1 giá thí nghiệm, một biến trở.
1 nguồn điện.
1 am pe kế, 5 đoạn dây
1 lõi sắt non, 1 lõi thép có thể đặt vừa trong lòng ống dây.
1 ít đinh ghim bằng sắt.
III/ Tiến trình lên lớp
1) ổn định tổ chức
2) Kiểm tra bài cũ.
? Tác dụng từ của dòng điện được biểu hiện ntn.
3) Bài mới.
ĐVĐ chúng ta đã biết sắt, thép đều là vật nhiễm từ, vậy sắt và thép nhiễm từ có giống nhau không? Tại sao lõi sắt của nam châm điện lại là sát non mà không phải là thép?
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
I/ Sự nhiễm từ của sắt và thép
1- Thí nghiệm
- Cá nhân HS quan sát hình 25.1 nghiên cứu mục 1 sgk nêu được:
+ Mục đích thí nghiệm
+ Dụng cụ
- Các nhóm nhận dụng cụ thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm theo nhóm.
- Quan sát góc lệch của kim nam châm trong các trường hợp.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm
+ Khi có dòng điện, kim nam châm bị lệch đi so với phương ban đầu.
+ Khi đặt lõi sắt hoặc thép vào trong lòng cuộn dây , đóng khoá K, góc lệch của kim nam châm lớn hơn so với trường hợp không có lõi sắt hoặc thép.
=> Lõi sắt hoặc thép làm tăng tác dụng từ của ống dây có dòng điện.
- HS làm thí nghiệm khi ngắt dòng điện chạy qua ống dây, sự nhiễn từ của sắt non và thép có gì khác nhau?=> rút ra kết luận về sự nhiễm từ của sắt và thép.
2- Kết luận
HS ghi kết luận vào vở.
II/ Nam châm điện
- Cá nhân HS đọc sgk, kết hợp quan sát hình 25.3, tìm hiểu về cấu tạo nam châm điện và ý nghĩa các con số ghi trên cuộn dây của nam châm điện.
- Nghiên cứu mục 2 => tăng lực từ của nam châm điện bằng các cách sau:
C3: nam châm b mạnh hơn a, d mạnh hơn c, e mạnh hơn b và d.
GV yêu cầu cá nhân HS quan sát hình 25.1 đọc mục 1 sgk. Tìm hiểu được mục đích thí nghiệm, dụng cụ thí nghiệm, cách tiến hành thí nghiệm.
-Sau khi chho HS thảo luận về mục đích thí nghiệm, cách bố trí và tiến hành thí nghiệm => yêu cầu HS làm thí nghiệm theo nhóm.
- GV lưu ý HS bố trí thí nghiệm: để cho kim nam châm thẳng đứng thăng bằng rồi mới đặt cuộn dây sao cho trục kin nam châm song song với mặt ống dây. Sau đó mới đóng mạch điện.
- GV yêu cầu HS các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm.
- Nếu có kết quả sai GV yêu cầu làm lại thí nghiệm.
- Yêu cầu HS làm thí nghiệm hình 25.2 theo nhóm.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- GV thông báo về sự nhiễm từ của sắt và thép.
- GV Yêu cầu HS làm việc với sgk để trả lời câu C2.
- Hướng dẫn HS thảo luận câu C2.
- Yêu cầu HS đọc thông báo của mục 2, trả lời câu hỏi: có thể tăng lực từ của nam châm điện tác dụng lên một vật bằng cách nào?
- Yêu cầu cá nhân HS trả lời câu hỏi C3. Hướng dẫn thảo luận chung cả lớp, yêu cầu so sánh có giải thích
4) Củng cố.
HS làm câu C4, C5, C6
5) Hướng dẫn về nhà
Làm các bài tập trong sbt.
IV/ Rút kinh nghiệm.
Tiết 28. ứng dụng của nam châm
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Ngày duyệt, chữ kí của giám hiệu.
I/ Mục tiêu
1- Kiến thức:
Nêu được nguyên tắc hoạt động của loa điện, tác dụng của nam châm trong rơ le điện từ, chuông báo động.
Kể tên được một số ứng dụng của nam châm trong đời sống và kĩ thuật.
2- Kĩ năng:
Phân tích, tổng hợp kiến thức.
Giải thích được hoạt động của nam châm điện.
3- Thái độ: thấy được vai trò to lớn của vật lí học, từ đó có ý thức học tập, yêu thích môn học.
II/ Chuẩn bị.
Đối với mỗi nhóm HS:
1 ống dây, 1 giá thí nghiệm, một biến trở, 1 nguồn điện.
1 am pe kế, 5 đoạn dây, 1 nam châm hình chữ U
1 loa điện có thể tháo gỡ để lộ cấu tạo bên trong gốm ống dây, nam châm, màng loa.
III/ Tiến trình lên lớp
1) ổn định tổ chức
2) Kiểm tra bài cũ.
Nêu cấu tạo của nam châm điện? Muốn tăng lực từ cảu nam châm điện ta làm thế nào?
3) Bài mới.
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
I/ Loa điện.
1- Nguyên tắc hoạt động của loa điện.
- HS lắng nghe GV thông báo về mục đích thí nghiệm.
- Cá nhân đọc sgk phần a), tìm hiểu dụng cụ thí nghiệm cần thiết, cách tiến hành thí nghiệm.
- Các nhóm lấy dụng cụ thí nghiệm, làm thí nghiệm theo nhóm dưới sự hướng dẫn của GV.
- Tất cả HS các nhóm quan sát kĩ để nêu nhận xét trong hai trường hợp.
+ Khi có dòng điện không đổi chạy qua ống dây.
+ Khi dòng điện trong ống dây biến thiên.
- Qua thí nghiệm HS thấy được:
+ Khi có dòng điện chạy qua, ống dây chuyển động.
+ Khi cường độ dòng điện thay đổi ống dây dịch chuyển dọc theo khe hở giữa hai cực của nam châm.
2- Cấu tạo của loa điện
- Cá nhân HS tìm hiểu cấu tạo của loa điện yêu cầu chỉ đúng các bộ phận chính trên loa điện ở hình 26.2.
- HS đọc sgk tìm hiểu nhận biết cách làm cho những biến đổi của cường độ dòng điện thành dao động của màng loa phát ra âm thanh.
II/ Rơ le điện từ.
1- Cấu tạo và hoạt động của rơ le điện từ.
- Cá nhân HS nghiên cứu sgk tìm hiểu về cấu tạo và hoạt động của rơ le điện từ.
- HS lên bảng chỉ trên hình vẽ các bộ phận chủ yếu của rơ le điện từ và nêu tác dụng của mỗi bộ phận.
- Cá nhân HS trả lời câu C1.
2- Ví dụ về ứng dụng của rơ le điện từ:
Chuông báo động.
- HS nghiên cứu sgk phần 2 để tìm hiểu hoạt động của chuông báo động ở hình 26.4 và trả lời câu hỏi C2.
- GV thông báo: Một trong những ứng dụng của nam châm phải kể đến đó là loa điện. Loa điện hoạt động dựa vào tá dụng của từ của nam châm lên ống dây có dòng điện chạy qua.
- Yêu cầu HS đọc sgk phần a) tiến hành thí nghiệm.
- GV hướng dẫn HS khi treo ống dây phải lồng vào 1 cực của nam châm chữ U, giá treo ống dây phải di chuyển linh hoạt khi có tác dụng lực, khi di chuyển con chạy của biến trở phải nhanh và dứt khoát.
- GV giúp đỡ HS nhóm yếu khi làm thí nghiệm.
- GV có hiện tượng gì xảy ra với ống dây trong hai trường hợp?
- Hướng dẫn HS thảo luận chung rút ra kết luận.
- GV thông báo đó chính là nguyên tắc hoạt động của loa điện. Loa điện phải có cấu tạo ntn?
- Yêu cầu HS tự tìm hiểu loa điện trong sgk, kết hợp với loa điện trong bộ thí nghiệm có thể tháo gỡ để lộ cấu tạo bên trong.
- GV treo hình 26.2 phóng to, gọi HS nêu cấu tạo trên hình vẽ.
- GV chúng ta biết vật dao động thì phát ra âm thanh. Vậy quá trình biến đổi dao động điện thành âm thanh trong loa điện diễn ra ntn?
- Gọi HS trả lời tóm tắt quá trình biến đổi dao động điện thành dao động âm.
- Yêu cầu HS đọc sgk cấu tạo và hoạt động của rơ le điện từ, trả lời câu hỏi.
+ Rơ le điện từ là gì?
+ Chỉ ra bộ phận chủ yếu của rơ le điện từ. nêu tác dụng của mỗi bộ phận?
- GV teo hình 26.3 phóng to gọi 1,2 HS trả lời câu hỏi.
- Yêu cầu cá nhân HS hoàn thành câu C1.
GV rơ le điện từ được ứng dụng nhiều trong thực tế và kĩ thuật, một trong những ứng dụng của ra le điện từ là chuông báo động.
Yêu cầu HS trả lời C2.
4) Củng cố.
HS làm câu C3, C4.
5) Hướng dẫn về nhà
Làm các bài tập trong sbt.
IV/ Rút kinh nghiệm.
Tiết 29. lực điện từ
I/ Mục tiêu
1- Kiến thức:
Mô tả được thí nghiệm chứng tỏ tác dụng của lực điện từ lên đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường.
Vận dụng được quy tắc bàn tay trái biểu diễn lực từ tác dụng lên dòng điện thẳng đặt vuông góc với đường sức từ, khi biết chiều đường sức từ và chiều dòng điện.
2- Kĩ năng:
Mắc mạch điện theo sơ đồ, sử dụng các biến trở và các dụng cụ điện.
Vẽ và xác định chiều đường sức từ của nam châm.
3- Thái độ: Cẩn thận, trung thực, yêu thích môn học.
II/ Chuẩn bị.
Đối với mỗi nhóm HS:
1 giá thí nghiệm, một biến trở.
1 nguồn điện.
1 am pe kế, 5 đoạn dây
1 nam châm hình chữ U
III/ Tiến trình lên lớp
1) ổn định tổ chức
2) Kiểm tra bài cũ.
Nêu cấu tạo của loa điện, nguyên tắc hoạt động của loa điện.
3) Bài mới.
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
I/ Tác dụng của từ trường lên dây dẫn có dòng điện.
1- Thí nghiệm.
- HS nghiên cứu sgk, nêu dụng cụ cần thiết để tiến hành thí nghiệm theo hình 27.1 sgk.
- Các nhóm nhận dụng cụ thí nghiệm.
- HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm.
- Đại diện nhóm báo cáo kết qủa thí nghiệm và so sánh dự đoán ban đầu.
- HS ghi phần kết luận vào vở.
II/ Chiều của lực từ, quy tắc bàn tay trái.
1- Chiều của lực điện từ phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- HS nêu dự đoán:
- HS có thể nêu cáhc tiến hành thí nghiệm.
- HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm: đổi chiều dòng điện chạy qua dây dẫn, đóng công tắc K => rút ra kết luận.
- HS tiến hành thí nghiệm 2 theo nhóm: đổi chiều đường sức từ, đóng công tắc K => kl.
- HS rút ra kết luận chung cho 2 kết luận trên.
2- Quy tắc bàn tay trái.
- Cá nhân HS tìm hiểu quy tắc bàn tay trái.
- HS theo dõi hướng dẫn của GV để ghi nhớ và có thể vận dụng quy tắc bàn tay trái ngay tại lớp.
- HS vận dụng quy tắc bàn tay trái kiểm tra chiều lực điện từ trong thí nghiệm đã tiến hành ở trên, đối chiếu kết quả quan sát được.
- Yêu cầu HS nghiên cứu thí nghiệm sgk.
- Yêu cầu HS nêu dụng cụ thí nghiệm cần thiết.
- GV giao dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm.
- Gọi HS trả lời câu hỏi C1.
- GV cần làm thí nghiệm ntn để kiểm tra được điều đó?
- GV hướng dẫn HS thảo luận cách tiến hành thí nghiệm kiểm tra và sửa chữa bổ sung.
- Yêu cầu HS làm thí nghiệm 1.
- Tương tự yêu cầu HS làm thí nghiệm 2.
? Qua 2 thí nghiệm, chúng ta rút ra được kết luận gì.
- Yêu cầu HS đọc phần thông báo SGK .
- GV treo hình vẽ 27.2 yêu cầu HS kết hợp hình vẽ để hiểu rõ quy tắc bàn tay trái.
- GV rèn HS làm theo các bước:
+ Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ vuông góc và có chiều hướng vào lòng bàn tay.
+ Quay bàn tay trái xung quanh một đường sức từ ở giữa lòng bàn tay để ngón tay chỉ chiều dòng điện.
+ Choãi ngón tay cái vuông góc với ngón tay giữa. Lúc đó, ngón tay cái chỉ chiều của lực điện từ.
4) Củng cố.
HS làm câu C2, C3, C4.
5) Hướng dẫn về nhà
Làm các bài tập trong sbt.
IV/ Rút kinh nghiệm.
Tiết 30. động cơ điện một chiều.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Ngày duyệt, chữ kí của giám hiệu.
I/ Mục tiêu
1- Kiến thức:
Mô tả được các bộ phận chính, giải thích được hoạt động của động cơ điện một chiều
Nêu được tác dụng của mỗi bộ phận chính trong động cơ điện.
Phát hiện sự biến đổi điện năng thành cơ năng trong khi động cơ điện hoạt động.
2- Kĩ năng:
Vận dụng quy tắc bàn tay trái xác định chiều lực điện từ, biểu diễn lực điện từ.
Giải thích nguyên tắc hoạt động của động cơ điện một chiều.
3- Thái độ: Ham hiểu biết, yêu thích môn học.
II/ Chuẩn bị.
Đối với mỗi nhóm HS:
III/ Tiến trình lên lớp
1) ổn định tổ chức
2) Kiểm tra bài cũ.
Phát biểu quy tắc bàn tay trái.
3) Bài mới.
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
I/ Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của động cơ điện một chiều.
1- Các bộ phận chính của đọng cơ điện một chiều.
- Cá nhân HS đọc phần thông báo trong sgk để nêu được nguyên tắc hoạt động của động cơ điện một chiều là dựa trên tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường.
- Cá nhân HS thực hiện câu C1.
- HS thực hiện câu C2.
- HS tiến hành thí nghiệm kiểm tra dự đoán câu C3 theo nhóm. Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
3- Kết luận.
- HS trao đổi rút ra kết luận về cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của đọng cơ điện một chiều.
II/ Động cơ điện một chiều trong kĩ thuật.
1- Cấu tạo của động cơ điện một chiều trong kĩ thuật.
- HS quan sát hình vẽ 28.2 để chỉ ra được 2 bộ phận chính của động cơ điện trong kĩ thuật.
- Nhận xet sự khác nhau của hai bộ phận chính của nó so với mô hình động cơ điện một chiều ta vừa tìm hiểu.
2- Kết luận.
- HS rút ra kết luận ghi vở.
III/ Sự biến đổi năng lượng trong động cơ điện.
- Cá nhân HS nêu nhận xét về sự chuyển hoá năng lượng trong động cơ điện.
- HS nêu được: Khi động cơ điện một chiều hoạt động, điện năng được chuyển hoá thành cơ năng.
- Yêu cầu HS đọc phần thông báo và nêu nguyên tắc hoạt động của động cơ điện một chiều.
- Yêu cầu HS trả lời câu C1.
? Cặp lực từ vừa vẽ được có tác dụng gì đối với khung dây.
- Yêu cầu HS làm thí nghiệm theo nhóm, kiểm tra dự đoán(câu C3)
- Qua phần I, hãy nhắc lại: động cơ điện một chiều có các bộ phận chính là gì? Nó hoạt động theo nguyên tắc nào?
- GV treo hình vẽ phóng to hình 28.2 yêu cầu HS quan sát hình vẽ để chỉ ra bộ phận chính của động cơ điện một chiều dùng trong kĩ thuật.
?Động cơ điện một chiều dùng trong kĩ thuật bộ phận tạo ra từ trường có phải là nam châm vĩnh cửu không? Bộ phận quay của động c[ có đơn giản chỉ là một khung dây hay không?
- GV Trong động cơ điện trong kĩ thuật, bộ phận chuyển động gọi là rô to, bộ phận đứng yên gọi là Stato.
- Gọi HS đọc kết luận SGK
- GV thông báo ngoài động cơ điện một chiều còn có động cơ điện xoay chiều thường dùng trong đời sống và kĩ thuật.
- Khi hoạt động, động cơ điện chuyển hoá năng lượng từ dạng nào sang dạng nào?
4) Củng cố.
HS làm câu C5, C6, C7.
5) Hướng dẫn về nhà
Làm các bài tập trong sbt.
IV/ Rút kinh nghiệm.
Tiết 31. thực hành: chế tạo nam châm vĩnh cửu, nghiệm lại từ tính của ống dây có dòng điện.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Ngày duyệt, chữ kí của giám hiệu.
I/ Mục tiêu
- chế tạo được một đoạn dây thép thành nam châm, biết cách nhận biết một vật có phải là nam châm hay không.
- Biết dùng kim nam châm để xác định tên từ cực của ống dây có dòng điện chạy qua và chiều dòng điện chạy qua ống dây.
- Biết làm việc tự lực để tiến hành có kết quả công việc thực hanhf , biết xử lí và báo cáo kết quả thực hành theo mẫu, có tinh thần hợp tác với các bạn trong nhóm.
- Rèn kĩ năng làm thực hành và viết báo cáo thực hành.
II/ Chuẩn bị.
Đối với mỗi nhóm HS:
1 nguồn điện
2 dây dẫn: 1 đoạn bằng thép, một đoạn bằng đồng.
ống dây trong bộ đồ dùng.
Giá thí nghiệm.
1 bút dạ.
HS kẻ sẵn mẫu báo cáo thực hành trong sgk.
III/ Tiến trình lên lớp
1) ổn định tổ chức
2) Kiểm tra bài cũ.
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3) Bài mới.
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
I/ Thực hành chế tạo nam châm vĩnh cửu.
- Cá nhân HS nghiên cứu sgk, nêu được tóm tắt các bước thực hành chế tạo nam châm vĩnh cửu:
+ Nối 2 đầu ống dây A với nguồn điện 3V.
+ Đặt đồng thời đoạn dây thép và đồng dọc trong lòng ống dây, đóng công tắc điện khoảng 2 phút.
+ Mở công tắc, lấy các đoạn kim loại ra khỏi ống dây.
+ Tử từ tính để xác định xem đoạn nào đã trở thành nam châm.
+ Xác định tên cực của nam châm, dùng bút dạ đánh dấu tên cực.
- HS tiến hành thực hành theo nhóm theo các bước đã nêu ở trên.
- Ghi chép kết quả thực hành, viết vào bảng 1 của báo cáo thực hành.
II/ Nghiệm lại từ tính của ống dây có dòng điện.
- Cá nhân HS nghiên cứu phần 2 sgk. Nêu được tóm tắt các bước thực hành:
+ Đặt ống dây B nằm ngang, luồn qua lỗ tròn để treo nam châm vừa chế tạo. xoay ống dây sao cho nam châm nằm song song với mặt phẳng các vòng dây.
+ Đóng mạch điện.
+ Quan sát hiện tượng, nhận xét.
+ Kiểm tra kết quả thu được.
- Thực hành theo nhóm. Tự mình ghi kết quả vào báo cáo thực hành.
- GV yêu cầu cá nhân HS nghiên cứu phần 1 SGK.
- Gọi 1, 2 HS nêu tóm tắt csác bước thực hiện.
- GV yêu cầu HS thực hành theo nhóm, theo dõi nhắc nhở, uốn nắn hoạt động của HS các nhóm.
- Dành thời gian cho HS ghi chép kết quả vào báo cáo thực hành.
- Tương tự phần 1:
+ GV cho HS nghiên cứu phần 2. nghiệm lại từ tính của ống dây có dòng điện chạy qua.
+ GV vẽ hình 29.2 lên bảng, yêu cầu HS nêu các bước thực hành.
- Yêu cầu HS thực hành theo nhóm, GV kiểm tra, giúp đỡ các nhóm.
4) Tổng kết thực hành
- GV dành thời gian cho HS thu dọn đồ dùng, hoàn chỉnh báo cáo thực hành.
- Thu báo cáo thực hành.
- Nhận xét tiết thực hành.
5) Hướng dẫn về nhà
Ôn lại quy tắc nắm tay phải, quy tắc bàn tay trái.
IV/ Rút kinh nghiệm.
Tiết 32. Bài tập vận dụng qui tắc nắm tay phải và qui tắc bàn tay trái.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Ngày duyệt, chữ kí của giám hiệu.
I/ Mục tiêu
- Vận dụng được qui tắc nắm tay phải xác định đường sức từ của ống dây khi biết chiều dòng điện và ngược lại.
- Vận dụng được qui tắc bàn tay trái xác định chiều lực điện từ tác dụng lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt vuông góc với đường sức từ hoặc chiều đường sức từ ( hoặc chiều dòng điện) khi biết 2 trong 3 yếu tố trên.
- Biết cách thực hiện các bước giải bài tập định tính phần điện từ, cách suy luận lôgíc và biết vận dụng kiến thức vào thực tế.
II/ Chuẩn bị.
GV: Bảng phụ, mô hình khung dây trong từ trường của nam châm.
HS: Học theo hướng dẫn.
III/ Tiến trình lên lớp
1) ổn định tổ chức
2) Kiểm tra bài cũ.
Phát biểu quy tắc nắm tay phải, quy tắc bàn tay trái.
3) Bài mới.
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
1- Giải bài tập 1:
- HS nhớ lại kiến thức cũ:
+ Quy tắc nắm tay phải dùng để xác định chiều đường sức từ trong lòng ống dây khi biết chiều dòng điện chạy qua ống dây và ngược lại.
- Cá nhân HS đọc đề bài 1, nghiên cứu bài và nêu các bước tiến hành giải bài 1
a) + Dùng quy tắc nắm tay phải xác định chiều đường sức từ trong lòng ống dây.
+ Xác định được tên từ cực của ống dây.
+ Xét tương tác giữa ống dây và nam châm => hiện tượng.
b) + Khi đổi chiều dòng điện, dùng quy tắc nắm tay phải xác định lại chiều đường sức từ ở 2 đầu ống dây.
+ Xác định được tên từ cực của ống dây.
+ Mô tả tương tác giữa ống dây và nam châm.
- Cá nhân HS làm phần a, b theo các bước nêu trên, xác định cực từ của ống dây cho phần a, b. Nêu được hiện tượng xảy ra giữa ống dây và nam châm.
c) Bố trí thí nghiệm kiểm tra lại theo nhóm, quan sát hiện tượng xảy ra, rút ra kết luận.
2- Giải bài tập 2.
- Cá nhân nghiên cứu bài tập 2, vẽ lại hình vào vở bài tập, vận dụng qui tắc bàn tay trái để giải bài tập, biểu diễn kết quả trên hình vẽ.
- 3 HS lên bảng làm.
3- Giải bài tập 3.
- Cá nhân HS nghiên cứu giải bài tập 3.
- Thảo luận chung cả lớp bài tập 3.
- Sửa chữa những sai sót khi biểu diễn lực nếu có vào vở.
- Gọi HS phát biểu qui tắc nắm tay phải.
- Gọi HS đọc đề bài, nghiên cứu nêu các bước giải. Nếu HS gặp khó khăn thì cho HS đọc phầm hướng dẫn SGK.
- GV phát phiếu học tập bài 1.
- GV thu phiếu học tập của một số HS .
- Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm kiểm tra.
- GV gọi 3 HS lên bảng làm đồng thời giải thích các bước thực hiện tương ứng với các phần.
- GV nêu nhận xét chung: Vận dụng qui tắc bàn tay trái xác định được chiều lực điện từ tác dụng lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt vuông góc với đường sức từ hoặc chiều đường sức từ (hoặc chiều dòng điện) khi biết 2 trong 3 yếu tố trên.
- GV yêu cầu HS giải bài tập 3.
- Gọi 1 HS lên bảng chữa.
- GV hướng dẫn HS thảo luận chung cả lớp để đi đến đáp án đúng.
- GV đưa ra mô hình khung dây đặt trong từ trường của nam châm giúp HS hình dung mặt phẳng khung dây trong hình 30.3 ở vị trí nào tương ứng với khung dây mô hình. Lưu ý HS khi biểu diễn lực trong hình không gian, khi biểu diễn nên ghi rõ phương chiều của lực điện từ tác dụng lên các cạnh ở phía dưới hình vẽ.
4) Củng cố.
- Hướng dẫn HS trao đổi, nhận xét để đưa ra các bước chung khi giải bài tập vận dụng qui tắc nắm tay phải và qui tắc bàn tay trái.
5) Hướng dẫn về nhà
Làm các bài tập trong sbt.
IV/ Rút kinh nghiệm.
Tiết 33. hiện tượng cảm ứng điện từ
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Ngày duyệt, chữ kí của giám hiệu.
I/ Mục tiêu
Kiến thức:
- Làm được thí nghiệm dùng nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện để tạo ra dòng điện cảm ứng.
- Mô tả được cách làm xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín bằng nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện.
Sử dụng được đúng hai thuật ngữ mới, đó là dòng điện cảm ứng và hiện tượng cảm ứng điện từ.
Kĩ năng:
- Quan sát và mô tả đúng hiện tượng xảy ra.
Thái độ: Nghiêm túc, trung thực trong học tập.
II/ Chuẩn bị.
GV:
1 tranh đina mô xe đạp
Đối với mỗi nhóm HS:
1 cuộn dây có gắn bóng đèn led.
1 thanh nam châm có trục quay vuông góc với thanh.
1 nam châm điện và nguồn điện.
III/ Tiến trình lên lớp
1) ổn định tổ chức
2) Kiểm tra bài cũ.
GV đặt vấn đề như sgk.
3) Bài mới.
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
I/ Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của đinamô xe đạp.
- HS quan sát hình 31.1 trên tranh vẽ, nêu được cấu tạo của đinamô xe đạp có bộ phận chính là một nam châm có thể quay quanh một trục.
- Cá nhân nêu dự đoán.
II/ Dùng nam châm để tạo ra dòng điện.
1- Dùng nam châm vĩnh cửu.
- Cá nhân HS đọc câu C1, nêu được dụng cụ thí nghiệm và các bước tiến hành thí nghiệm.
- Các nhóm nhận dụng cụ thí nghiệm, nhóm trưởng hướng dẫn các bạn trong nhóm làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng, thảo luận nhóm câu C1: Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín ở trường hợp di chuyển nam châm lại gần hoặc ra xa cuộn dây.
- HS nêu dự đoán, sau đó tiến hành thí nghiệm theo nhóm. Quan sát hiện tượng, rút ra kết luận.
- HS nêu nhận xét 1 (sgk)
2- Dùng nam châm điện.
- Cá nhân HS nghiên cứu các bước tiến hành thí nghiệm 2.
- Tiến hành thí nghiệm theo nhóm . thảo luận trả lời C3.
- Đại diện các nhóm trả lời C3: Trong khi đóng mạch điện thì 1 đèn led sáng. trong khi ngắt mạch điện thì đèn led 2 sáng.
- HS: khi đóng (ngắt) mạch điện thì dòng điện trong mạch tăng(giảm) đi, vì vậy từ trường của nam châm điện tăng lên ( hoặc giảm) đi.
HS ghi nhận xét 2 vào vở.
III/ Hiện tượng cảm ứng điện từ.
- HS đọc phần thông báo sgk để hiểu thuật ngữ: dòng điện cảm ứng, hiện tượng cảm ứng điện từ.
- Cá nhân HS trả lời câu hỏi của GV, yêu cầu sử dụng đúng thuật ngữ dòng điện cảm ứng.
- Yêu cầu HS quan sát hình 31.1 chỉ ra các bộ
File đính kèm:
- GIAO AN VAT LY 9 K2.doc