A. MỤC TIÊU:
· Học sinh mô tả được các bộ phận chính, giải thích được hoạt động của động cơ điện một chiều
· Nêu được tác dụng của mỗi bộ phận chính trong động cơ điện
· Phát hiện sự biến đổi điện năng thành cơ năng trong khi động cơ điện hoạt động
· Rèn luyện kỹ năng vận dụng quy tắc bàn tay trái xác định chiều và biểu diễn lực điện từ
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 831 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lý 9 - Tiết 30: Động cơ điện một chiều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU
A. MỤC TIÊU:
Học sinh mô tả được các bộ phận chính, giải thích được hoạt động của động cơ điện một chiều
Nêu được tác dụng của mỗi bộ phận chính trong động cơ điện
Phát hiện sự biến đổi điện năng thành cơ năng trong khi động cơ điện hoạt động
Rèn luyện kỹ năng vận dụng quy tắc bàn tay trái xác định chiều và biểu diễn lực điện từ
B. CHUẨN BỊ
Đối với mỗi nhóm học sinh:
-Mô hình động cơ điện một chiều hoạt động được nguồn điện 6v
-Nguồn điện 6V Hình vẽ 28.2 B C
C. CÁC HOẠT ĐÔÏNG DẠY VÀ HỌC
1. Kiểm tra. (5 pF F1 F2
HS:- Phát biểu quy tắc bàn tay trái ? A D
- Bài tập 27.3
Có lực điện từ tác dụng lên cạnh BC của khung không ? vì sao ?
2/ Bài mới.(35 p)
Hoạt động của GV và HS
Nội Dung
ĐVĐ : Nếu đưa liên tục dòng điện vào trong khung dây thì khung dây sẽ liên tục chuyển động quay trong từ trường của nam châm, như thế ta sẽ có một động cơ điện Bài mới .
GV: phát mô hình động cơ điện một chiều cho các nhóm
- yêu cầu h/s đọc SGK và quan sát mô hình
HS: Chỉ ra các bộ phận chính của động cơ điện một chiều ?
GV: vẽ mô hình cấu tạo đơn giản
H.28.1
- yêu cầu h/s đọc phần thông báo
H/s: Nêu nguyên tắc hoạt động của động cơ điện một chiều ?û
H/s : lên bảng thực hiện câu C1 ?
H/s thực hiện C2: nêu dự đoán hiện tượng xảy ra với khung dây ?
G/v: gợi ý (cặp lực từ vừa vẽ có tác dụng gì đối với khung dây)
- yêu cầu h/s làm Tn theo nhóm, kiểm tra dự đoán ( câu C3 )
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả và so sánh với dự đoán ?
H/s: qua phần I : động cơ điện một chiều có các bộ phận chính là gì ? nó hoạt động dưa trên nguyên tắc nào ?
G/v; Treo hình vẽ 28.2 h/s quan sát
H/s: chỉ ra các bộ phận chính của động cơ điện một chiều trong kĩ thuật
- Bộ phận nào tạo ra từ trường có phải là nam châm vĩnh cữu không ?
- Bộ phận quay có đơn giản chỉ là một khung dây không ?
- Gọi một h/s đọc kết luận trong SGK
G/v: Ngoài động cơ điện một chiều còn có động cơ xoay chiều là loại động cơ thường dùng trong cuộc sống và trong kĩ thuật
- Người ta còn dựa vào lực điện từ tác dụng lêøn khung dây có dòng điện để chế tạo điện kế đó là bộ phận chính của Ampe kế và Vôn kế
H/s: Khi hoạt động, động cơ điện chuyển hoá năng lượng nào sang dạng năng lượng nào ?
- Tổ chức cho h/s làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi C5, C6, C7
I.NGUYÊN TẮC CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU
1/ Các bộ phận chính của động cơ điện một chiều.
-Khung dây dẫn
Nam châm
Cổ góp điện
2. Hoạt động của động cơ điện một chiều.
Đ/c điện hoạt đôïng dựa trên nguyên tắc tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện đặt trong từ trường.
C1: FCD đi vào FAB đi ra
C2 Khung sẽ quay do tác dụng của hai lực
C3 HS làm thí nghiệm
3. Kết luận
a/. Động cơ điện một chiều có hai bộ phận chính là:
- Nam châm tạo ra từ trường
- Khung dây dẫn có dòng điện
Trong động cơ bộ phận đứng yên gọi là stato, bộ phận quay gọi là rôto
b/. Khi đặt khung dây dẫn có dòng điện trong từ trường thì dưới tác dụng của lực điện từ, khung sẽ quay
II. ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU TRONG KĨ THUẬT
1. Cấu tạo của động cơ điện một chiều trong kĩ thuật ( SGK )
C2 - Bộ phận tạo ra từ trường là NC điện
Bộ phận quay gồm nhiều cuộn đây đặt lệch nhau song song với trục của khối trụ làm bằng các lá thép kĩ thuật ghép lại
2. Kết luận. Sgk
III. SỰ BIẾN ĐỔI NĂNG LƯỢNG TRONG ĐỘNG CƠ ĐIỆN.
- Khi động cơ điện hoạt động, điện năng được chuyển hoá thành cơ năng
IV. VẬN DỤNG
C5 Khung quay ngược chiều kim đồng hồ
C6 Vì NC vĩnh cửu không tạo ra từ trường mạnh như nam châm vĩnh cửu
C7 HS ghi
3/ Củng Cố . (4 p)
Bộ phận chính và nguyên tắc hoạt động của động cơ điện một chiều ?
Cấu tạo của động cơ điện một chiều trong kĩ thuật
Đọc phần “có thể em chưa biết”
4/ Hướng dẫn về nhà. (1 p)
Học bài và làm bài tập 28/ SBT
Kẻ sẳn báo cáo thực hành (tr 81 - SGK ) và trả lời phần 1 vào vở
File đính kèm:
- L30.doc