A. MỤC TIÊU.
- Học sinh làm được TN dùng nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện để tạo ra dòng điện cảm ứng
- Mô tả được cánh làm xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín bằng nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện
- Sử dụng đúng hai thuật ngữ mới, đó là dòng điện cảm ứng và hiện tượng cảm ứng điện từ.
- Rèn kĩ năng quan sát và mô tả chính xác hiện tượng xảy ra
B. CHUẨN BỊ
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 886 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lý 9 - Tiết 33: Hiện tượng cảm ứng điện từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 31 HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ
A. MỤC TIÊU.
Học sinh làm được TN dùng nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện để tạo ra dòng điện cảm ứng
Mô tả được cánh làm xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín bằng nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện
Sử dụng đúng hai thuật ngữ mới, đó là dòng điện cảm ứng và hiện tượng cảm ứng điện từ.
Rèn kĩ năng quan sát và mô tả chính xác hiện tượng xảy ra
B. CHUẨN BỊ
Đối với mỗi nhóm học sinh:
Nguồn điện , 1 cuộn dây có gắn đèn LED , hoặc cuộn dây với điện kế
1 thanh nam châm có trục quay vuông góc với thanh
1 nam châm điện
Đối với giáo viên:
1 đinamô xe đạp có gắn đèn
hình vẽ phóng to của đinamô xe đạp
C. CÁC HOẠT ĐÔÏNG DẠY VÀ HỌC
1/ Bài mới.(40 p)
Hoạt động của GV và HS
Nội Dung
ĐVĐ: Ta đã biết muốn tạo ra dòng điện phải dùng nguồn điện là pin hoặc ăc quy. Em có biết trường hợp nào mà không dùng pin hoặc acquy mà vẫn tạo ra dòng điện ?
- trong xe đạp bộ phận nào làm cho đèn của xe có thể phát sáng ?
- đinamô xe đạp là một máy phát điện đơn giản, nó có bộ phận nào và chúng hoạt động như thế nào để tạo ra dòng điện bài mới
G/v: treo hình vẽ và đinamô xe đạp cho học sinh quan sát
H/s: Nêu các bộ phận chính của đinamô xe đạp ?
- bộ phận nào của đinamô gây ra dòng điện ?
G/v: đặt vấn đề nghiên cứu phần II.
H/s: nghiên cứu câu C1, dụng cụ và các bước tiến hành
- tiến hành TN , thảo luận nhóm trả lời câu hỏi ?
G/v: H/dẫn học sinh động tác phải nhanh, dứt khoát
H/s: Đại diện nhóm mô tả từng trường hợp của câu C1 ?
nhận xét các nhóm khác ?
học sinh đọc câu C2 và nêu dự đoán ? và tiến hành TN kiểm tra
- Qua hai TN ta rút ra nhận xét gì ?
G/v: Nam châm điện có thể tạo ra dòng điện hay không ? mục 2
- Tương tự : học sinh tiến hành Tn theo nhóm
- học sinh thảo luận C3. đại diện nhóm trả lời
- Trong khi đóng, ngắt của mạch điện thì dòng điện có cường độ thay đổi như thế nào? Từ trường của nam châm điện thay đổi ntn ?
G/v: dòng điện xuất hiện ở cuộn dây kín trong thời gian đóng hoặc ngắt mạch điện của nam châm nghĩa là trong thời gian từ trường của nam châm điện biến thiên
H/s: Đọc thông báo SGK
- qua 2 TN trên khi nào xuất hiện dòng điện cảm ứng ?
H/s; Trả lời C4, C5
I. Cấu tạo và hoạt động của đinamô xe đạp.
( sgk )
II. Dùng nam châm để tạo ra dòng điện
1. Dùng nam châm vĩnh cửu
C1: Trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng khi :
- Di chuyển nam châm lại gần cuộn dây
- Di chuyển nam châm ra xa cuộn dây
C2: Trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng
* Nhận xét : ( SGK )
2. Dùng nam châm điện
C3: Dòng điện xuất hiện:
- Trong khi đóng mạch điện của nam châm điện
- Trong khi ngắt mạch điện của nam châm điện
* Nhận xét : ( SGK )
III. Hiện tượng cảm ứng điện từ.
( SGK )
C4: Trong cuộn dây có dòng điện cảm ứng
C5:Nam châm có thể tạo ra dòngđiện
3/Củng cố. (4 p)
Qua từng phần của bài học
Đọc phần “ có thể em chưa biết”
4/ Hướng dẫn về nhà. (1 p)
- Học bài và làm bài tập 30/ SBT
File đính kèm:
- L33.Doc