Giáo án môn Vật lý 9 - Tiết 37 đến tiết 68

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nêu được dấu hiệu chính để phân biệt dòng điện xoay chiều với dòng điện một chiều.

- Nêu được sự phụ thuộc của chiều dòng điện cảm ứng vào sự biến đổi của số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây.

- Phát biểu được đặc điểm của dòng điện xoay chiều là dòng điện cảm ứng có chiều luân phiên thay đổi.

- Bố trí được TN tạo ra dòng điện xoay chiều trong cuộn dây dẫn kín theo 2 cách, cho nam châm quay hoặc cho cuộn dây quay. Dùng đèn LED để phát hiện sự đổi chiều của dòng điện.

- Dựa vào quan sát TN để rút ra điều kiện chung làm xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều.

2. Kỹ năng: Quan sát và mô tả chính xác hiện tượng xảy ra.

3. Thái độ: Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ:

 - 1 cuộn dây dẫn kín có hai bóng đèn LED mắc s.song ngược chiều vào mạch điện.

- 2 nam châm vĩnh cửu.

- Cặp nam châm có trục quay.

III. PHƯƠNG PHÁP: Thực nghiệm.

 

doc86 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1097 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Vật lý 9 - Tiết 37 đến tiết 68, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 37 Ngày soạn: 24/12 Ngày giảng: 27/12 Bài 33. DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nêu được dấu hiệu chính để phân biệt dòng điện xoay chiều với dòng điện một chiều. - Nêu được sự phụ thuộc của chiều dòng điện cảm ứng vào sự biến đổi của số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây. - Phát biểu được đặc điểm của dòng điện xoay chiều là dòng điện cảm ứng có chiều luân phiên thay đổi. - Bố trí được TN tạo ra dòng điện xoay chiều trong cuộn dây dẫn kín theo 2 cách, cho nam châm quay hoặc cho cuộn dây quay. Dùng đèn LED để phát hiện sự đổi chiều của dòng điện. - Dựa vào quan sát TN để rút ra điều kiện chung làm xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều. 2. Kỹ năng: Quan sát và mô tả chính xác hiện tượng xảy ra. 3. Thái độ: Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học. II. CHUẨN BỊ: - 1 cuộn dây dẫn kín có hai bóng đèn LED mắc s.song ngược chiều vào mạch điện. - 2 nam châm vĩnh cửu. - Cặp nam châm có trục quay. III. PHƯƠNG PHÁP: Thực nghiệm. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. Ổn định: B. Kiểm tra: C. Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò HĐ1: KIỂM TRA BÀI CŨ-TỔ CHỨC TÌNH HUỐNG HỌC TẬP. - ĐVĐ: Trên máy thu thanh ở nhà em có hai chỗ đưa điện vào máy, một chỗ có khiệu 6V, còn chỗ kia có khiệuAC 220V. Em không hiểu các kí hiệu đó có ý nghĩa gì? HĐ 2: PHÁT HIỆN DÒNG ĐIỆN CẢM ỨNG CÓ THỂ ĐỔI CHIỀU VÀ TÌM HIỂU TRONG TRƯỜNG HỢP NÀO DÒNG ĐIỆN CẢM ỨNG ĐỔ CHIỀU. - Yêu cầu HS làm TN hình 33.1 theo nhóm, quan sát kĩ hiện tượng xảy ra để trả lời câu hỏi C1. - So sánh sự biến thiên số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín trong 2 trường hợp. - Nêu cách sử dụng đèn LED đã học ở lớp 7 (đèn LED chỉ cho dòng điện theo một chiều nhất định). Từ đó cho biết chiều dòng điện cảm ứng trong 2 trường hợp trên có gì khác nhau ? I. CHIỀU CỦA DÒNG ĐIỆN CẢM ỨNG. 1. Thí nghiệm : - HS tiến hành TN theo nhóm. - HS quan sát kĩ TN, mô tả chính xác TN so sánh được : Khi đưa nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây, số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn tăng, còn khi kéo nam châm từ trong ra ngoài cuộn dây thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn giảm. - Khi đưa nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây 1 đèn LED sáng còn khi đưa nam châm từ trong ra ngoài cuộn dây thì đèn LED thứ 2 sáng . Mà 2 đèn LED được mắc song song và ngược chiều nhau, đèn LED chỉ cho dòng điện đi theo một chiều nhất định → Chiều dòng điện trong 2 trường hợp trên là ngược nhau. - HS ghi vở kết luận : 2. Kết luận: Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng thì dòng điện cảm ứng trong cuộn dây có chiều ngược với chiều dòng điện cảm ứng khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện đó giảm. HĐ3 : TÌM HIỂU KHÁI NIỆM MỚI : DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU - Yêu cầu cá nhân đọc mục 3- Tìm hiểu khái niệm dòng điện xoay chiều. - GV có thể liên hệ thực tế: Dòng điện trong mạng điện sinh hoạt là dòng điện xoay chiều. Trên các dụng cụ sử dụng điện thường ghi AC 220V (AC : Dòng điện xoay chiều), hoặc ghi DC 6V (Dòng điện 1 chiều không đổi). 3. Dòng điện xoay chiều - HS: Dòng điện luân phiên đổi chiều gọi là dòng điện xoay chiều. HĐ4: TÌM HIỂU 2 CÁCH TẠO RA DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU - Gọi HS đưa các cách tạo ra dòng điện xoay chiều. - Yêu cầu HS đọc câu C2, nêu dự đoán về chiều dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây, giải thích. - Làm TN theo nhóm kiểm tra dự đoán → đưa ra kết luận. - Gọi HS nêu dự đoán về chiều dòng điện cảm ứng có giải thích. - GV làm TN kiểm tra, yêu cầu cả lớp quan sát. Lưu ý HS quan sát kỹ TN. - Hướng dẫn HS thảo luận đi đến kết luận cho câu C3. - Yêu cầu HS ghi kết luận chung cho 2 trường hợp. Trục quay N Cuộn dây dẫn * TÝch hîp: - Dßng ®iÖn 1 chiÒu cã h¹n chÕ lµ khã truyÒn t¶i ®i xa, viÖc sxuÊt tèn kÐm vµ sö dông Ýt tiÖn lîi. - Dßng ®iÖn xoay chiÒu cã nhiÒu ­u ®iÓm h¬n dßng ®iÖn 1 chiÒu vµ khi cÇn cã thÓ chØnh l­u thµnh dßng ®iÖn 1 chiÒu b»ng nh÷ng thiÕt bÞ rÊt ®¬n gi¶n. - VËy biÖn ph¸p GDBVMT lµ g×? - HS có thể nêu 2 cách đó là cho nchâm quay trước cuộn dây hoặc cho cuộn dây quay trong từ trường sao cho số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn kín phải luân phiên tăng giảm. II. Cách tạo ra dòng điện xoay chiều. 1. Cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín. - Cá nhân HS nghiên cứu câu C2 nêu dự đoán về chiều dòng diện cảm ứng. - Tham gia TN ktra dự đoán theo nhóm. - T.luận trên lớp kquả để đưa ra kluận. C2: Khi cực N của nam châm lại gần cuộn dây thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng. Khi cực N ra xa cuộn dây thì số đường sức từ qua S giảm. Khi nam châm quay liên tục thì số đường sức từ xuyên qua S luân phiên tăng giảm. Vậy dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây là dòng xoay chiều. 2. Cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường. - HS nghiên cứu câu C3, nêu dự đoán. - HS quan sát TN, phân tích TN và so sánh với dự đoán ban đầu → Rút ra kết luận câu C3: Khi cuộn dây quay từ vị trí 1 sang vị trí 2 thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng. Khi cuộn dây từ vị trí 2 quay tiếp thì số đường sức từ giảm. Nếu cuộn dây quay liên tục thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S luân phiên tăng, giảm. Vậy dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây là dòng điện xoay chiều. 3. Kết luận: Khi cho cuộn ddẫn kín quay trong t.trường của nchâm hay cho nchâm quay trước cuộn ddẫn thì trong cuộn dây có thể xhiện dđiện c.ứng xoay chiều. * BiÖn ph¸p GDBVMT: - T¨ng c­êng s¶n xuÊt vµ sö dông dßng ®iÖn xoay chiÒu. - S¶n xuÊt c¸c thiÕt bÞ chØnh l­u ®Ó chuyÓn ®æi dßng ®iÖn xoay chiÒu thµnh dßng ®iÖn 1 chiÒu (®èi víi tr­êng hîp cÇn thiÕt sö dông dßng ®iÖn 1 chiÒu). HĐ 5: VẬN DỤNG - CỦNG CỐ - HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ. - Yêu cầu HS nhắc lại điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều trong cuộn dây dẫn kín. - Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi C4 của phần vận dụng SGK. - Dành thời gian cho HS tìm hiểu phần ‘‘Có thể em chưa biết’’ Hướng dẫn về nhà: Học và làm bài tập 33 (SBT) - HS: Dòng điện cảm ứng xoay chiều xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín luân phiên tăng, giảm. C4: Khi khung dây quay nửa vòng tròn thì số đường sức từ qua khung dây tăng. Trên nửa vòng tròn sau, số đường sức từ giảm nên dòng điện đổi chiều, đèn thứ hai sáng. - HS đọc phần ‘‘Có thể em chưa biết’’. Rút kinh nghiệm :......................................................................................................... Ngày soạn: Tiết: 38 Ngày giảng: Bài 34. MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức : - Nêu được nguyên tắc cấu tạo của máy phát điện xoay chiều có khung dây quay hoặc có nam châm quay. - Giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều có khung dây quay hoặc có nam châm quay. - Nhận biết được hai bộ phận chính của một máy phát điện xoay chiều, chỉ ra được rôto và stato của mỗi loại máy. - Nêu được các máy phát điện đều biến đổi cơ năng thành điện năng. 2. Kĩ năng : - Quan sát, mô tả trên hình vẽ. Thu thập thông tin từ SGK. 3. Thái độ : Thấy được vai trò của vật lý học→yêu thích môn học. II.CHUẨN BỊ. Đối với GV: - Một máy phát điện xoay chiều nhỏ. III. PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, đàm thoại. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. A. Ổn định: Sĩ số: B. Kiểm tra: - Nêu cách tạo ra dòng điện xoay chiều. - Nêu hoạt động của đinamô xe đạp→Cho biết máy đó có thể thắp sáng được loại bóng đèn nào ? - 1 HS lên bảng trả lời câu hỏi. HS khác chú ý lắng nghe để nêu nhận xét. - Có 2 cách tạo ra dòng điện xoay chiều : + Cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín. + Cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường. C. Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò HĐ1: TỔ CHỨC TÌNH HUỐNG HỌC TẬP - ĐVĐ: Dòng điện xoay chiều lấy ở lưới điện sinh hoạt có HĐT 220V đủ để thắp được hàng triệu bóng đèn cùng một lúc→Vậy giữa đinamô xe đạp và máy phát điện ở nhà máy điện có điểm gì giống và khác nhau ? → Bài mới. - HS theo dõi GV giới thiệu. HĐ2: TÌM HIỂU CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÚNG KHI PHÁT ĐIỆN. - GV thông báo: Ở các bài trước, chúng ta đã biết cách tạo ra dòng điện xoay chiều. Dựa trên cơ sở đó người ta chế tạo ra 2 loại máy phát điện xoay chiều có cấu tạo như hình 34.1 và 34.2. - GV yêu cầu qs hình 34.1 ; 34.2. Yêu cầu HS quan sát hình vẽ kết hợp với quan sát mô hình máy phát điện trả lời câu C1. - GV hướng dẫn thảo luận câu C1, C2. - GV hỏi thêm : + Loại máy phát điện nào cần có bộ góp điện ? Bộ góp điện có tác dụng gì ? Vì sao không coi bộ góp điện là bộ phận chính ? + Vì sao các cuộn dây của máy phát điện lại được quấn quanh lõi sắt ? + Hai loại máy phát điện xoay chiều có cấu tạo khác nhau nhưng nguyên tắc hoạt động có khác nhau không ? + Như vậy 2 loại máy phát điện ta vừa xét ở trên có các bộ phận chính nào? I. CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU. 1. Quan sát. - HS quan sát hình vẽ 34.1 ; 34.2 để trả lời câu hỏi C1. Yêu cầu chỉ được trên mô hình 2 bộ phận chính của máy phát điện xoay chiều. C1 : - Hai bộ phận chính là cuộn dây và nam châm. - Khác nhau: + Máy ở hình 34.1 : Rôto là cuộn dây, Stato là nam châm. Có thêm bộ góp điện là vành khuyên và thanh quét. + Máy ở hình 34.2 : Rôto là nam châm, Stato là cuộn dây. C2: Khi nam châm hoặc cuộn dây quay thì số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn luân phiên tăng giảm →thu được dòng điện xoay chiều trong các máy trên khi nối hai cực của máy với các dụng cụ tiêu thụ điện. - Cá nhân HS suy nghĩ trả lời : + Loại máy có cuộn dây dẫn quay cần có thêm bộ góp điện. Bộ góp điện chỉ giúp lấy dòng điện ra ngoài dễ dàng hơn. + Các cuộn dây của máy phát điện được quấn quanh lõi sắt để từ trường mạnh hơn. + Hai loại máy phát điện trên tuy cấu tạo có khác nhau nhưng nguyên tắc hoạt động đều dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ. - HS ghi vở: 2. Kết luận: Các máy phát điện xoay chiều đều có 2 bộ phận chính là nam châm và cuộn dây dẫn. HĐ3: TÌM HIỂU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA MÁY PHÁT ĐIỆN TRONG KỸ THUẬT VÀ TRONG SẢN XUẤT. - Yêu cầu HS tự nghiên cứu phần II sau đó yêu cầu 1, 2 HS nêu những đặc điểm kĩ thuật của máy phát điện xoay chiều trong kĩ thuật : + Cường độ dòng điện. + Hiệu điện thế. + Tần số. + Kích thước. + Cách làm quay rôto của máy phát điện. II. MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU TRONG KĨ THUẬT. - Cá nhân HS tự nghiên cứu phần II để nêu được một số đặc điểm kĩ thuật : + Cường độ dòng điện đến 2000A. + Hiệu điện thế xoay chiều đến 25000V. + Tần số 50Hz. + Cách làm quay máy phát điện : Dùng động cơ nổ, dùng tuabin nước, dùng cánh quạt gió, HĐ4 : VẬN DỤNG - CỦNG CỐ - Yêu cầu HS dựa vào thông tin thu thập được trong bài trả lời câu hỏi C3. - Yêu cầu HS đọc phần “Có thể em chưa biết” để tìm hiểu thêm tác dụng của bộ góp điện. - Cá nhân HS suy nghĩ trả lời C3. C3: Đinamô xe đạp và máy phát điện ở nhà máy phát điện. - Giống nhau: Đều có nam châm và cuộn dây dẫn, khi một trong hai bộ phận quay thì xuất hiện dòng điện xoay chiều. - Khác nhau: Đinamô xe đạp có kích thước nhỏ hơn→Công suất phát điện nhỏ, hiệu điện thế, cường độ dòng điện ở đầu ra nhỏ hơn. - HS đọc phần “Có thể em chưa biết” D. Hướng dẫn về nhà: - Học bài kết hợp vở ghi và Sgk. - Bài tập về nhà: làm bài tập 34 (SBT) Tuần: 21 Ngày soạn:06.01.2011 Tiết: 39 Ngày giảng: 08.01.2011 Ngày soạn :30/12 Ngày giảng : 3/1 Tiết .CÁC TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU. ĐO CƯỜNG ĐỘ VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ XOAY CHIỀU. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức : - Nhận biết được các tác dụng nhiệt, quang, từ của dòng điện xoay chiều. - Bố trí được TN chứng tỏ lực từ đổi chiều khi dòng điện đổi chiều. - Nhận biết được kí hiệu của ampe kế và vôn kế xoay chiều, sử dụng được chúng để đo cường độ và hiệu điện thế hiệu dụng của dòng điện xoay chiều. 2. Kĩ năng : - Sử dụng các dụng cụ đo điện, mắc mạch điện theo sơ đồ, hình vẽ. 3. Thái độ : - Trung thực, cẩn thận, ghi nhớ sử dụng điện an toàn. - Hợp tác trong hoạt động nhóm. II. CHUẨN BỊ: - Giá có gắn nam châm điện. - 1 nam châm vĩnh cửu gắn trên giá bập bênh. -1 nguồn điện một chiều 6V. - 1 nguồn điện xoay chiều 6V. -1 ampe kế xoay chiều. - 1 bóng đèn pin 3V. -1 công tắc điện. - Các đoạn dây nối mạch điện. - Bút thử điện. III. PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, đàm thoại. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. A. Ổn định: Sĩ số: B. Kiểm tra: - Dòng điện xoay chiều có đặc điểm gì khác so với dòng điện một chiều. - Dòng điện một chiều có những đặc điểm gì ? - Dòng điện một chiều là dòng điện có chiều không đổi theo thời gian ; dòng điện xoay chiều là dòng điện có chiều luân phiên thay đổi. - Dòng điện một chiều có tác dụng nhiệt, tác dụng từ, tác dụng phát sáng, tác dụng sinh lý. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò HĐ1: TỔ CHỨC TÌNH HUỐNG HỌC TẬP. - ĐVĐ: Liệu dòng điện xoay chiều có tác dụng gì? Đo cường độ và hđthế của dòng điện xoay chiều như thế nào? - HS theo dõi. HĐ2: TÌM HIỂU CÁC TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU (5 phút) - GV làm 3 TN biểu diễn như hình 35.1, yêu cầu HS quan sát TN và nêu rõ mỗi TN dòng điện xoay chiều có t.dụng gì ? - Ngoài 3 tác dụng trên, dòng điện xoay chiều còn có tác dụng gì? Tại sao em biết? - GV thông báo: Dòng điện xoay chiều trong lưới điện sinh hoạt có hiệu điện thế 220V nên tác dụng sinh lí rất mạnh, gây nguy hiểm chết người, vì vậy khi sử dụng điện chúng ta phải đảm bảo an toàn. *Chuyển ý: Khi cho dòng điện xoay chiều vào nam châm điện thì nam châm điện cũng hút đinh sắt giống như khi cho dòng diện một chiều vào nam châm. Vậy có phải tác dụng từ của dòng điện xoay chiều giống hệt của dòng điện một chều không ? Việc đổi chiều dòng điện liệu có ảnh hưởng đến lực từ không ? Em hãy thử cho dự đoán. - Nêu bố trí TN kiểm tra dự đoán đó. * TÝch hîp: - Dßng ®iÖn xoay chiÒu cã t¸c dông g×? - ¦u ®iÓm cña dßng ®iÖn xoay chiÒu lµ g×? I. TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU. + TN 1 : Cho dòng điện xoay chiều đi qua bóng đèn dây tóc làm bóng đèn nóng lên→dòng điện có tác dụng nhiệt. + Dòng điện xoay chiều làm bóng đèn của bút thử điện sáng lên →dòng điện xoay chiều có tác dụng quang. + Dòng điện xoay chiều qua nam châm điện, nam châm điện hút đinh sắt →Dòng điện xoay chiều có tác dụng từ. - Ngoài 3 tác dụng trên, dòng điện xoay chiều còn có tác dụng sinh lí vì dòng điện xoay chiều trong mạng điện sinh hoạt có thể gây điện giật chết người, - HS: Khi dòng điện đổi chiều thì cực từ của nam châm điện thay đổi, do đó chiều lực từ thay đổi. - HS nêu cách bố trí Tn kiểm tra dự đoán. - HS: - ViÖc sö dông dßng ®iÖn xoay chiÒu lµ kh«ng thÓ thiÕu trong x· héi hiÖn ®¹i. Sö dông dßng ®iÖn xoay chiÒu ®Ó lÊy nhiÖt vµ ¸nh s¸ng; T¸c dông tõ cña dßng ®iÖn xoay chiÒu lµ c¬ së chÕ t¹o c¸c ®éng c¬ ®iÖn xoay chiÒu - §éng c¬ ®iÖn xoay chiÒu cã ­u ®iÓm lµ: * Kh«ng t¹o ra nh÷ng chÊt khÝ g©y hiÖu øng nhµ kÝnh, gãp phÇn b¶o vÖ m«i tr­êng. * Kh«ng cã bé gãp ®iÖn. nªn kh«ng suÊt hiÖn c¸c tia löa ®iÖn vµ c¸c chÊt khÝ g©y h¹i cho m«i tr­êng. HĐ3: TÌM HIỂU TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU.(12 phút) - GV yêu cầu HS bố trí TN như hình 35.2 và 35.3 (SGK) - Hướng dẫn kĩ HS cách bố trí TN sao cho quan sát nhận biết rõ, trao đổi nhóm trả lời câu hỏi C2. K K ` 6V ~ N S N S - Như vậy tác dụng từ của dòng điện xoay chiều có điểm gì khác so với dòng điện một chiều ? II. TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU. 1. Thí nghiệm : - HS tiến hành TN theo nhóm, quan sát kĩ để mô tả hiện tượng sảy ra, trả lời câu hỏi C2. C2: Trường hợp sử dụng dđiện không đổi, Nếu lúc đầu cực N của thanh n.châm bị hút thì khi đổi chiều dòng điện nó sẽ bị đẩy và ngược lại. Khi dòng điện xoay chiều chạy qua ống dây thì cực N của thanh nam châm lần lượt bị hút, đẩy. Nguyên nhân là do dòng điện đổi chiều. 2. Kết luận : Khi dòng điện chạy qua ống dây đổi chiều thì lực từ của ống dây có dđiện tác dụng lên nchâm cũng đổi chiều. HĐ4: TÌM HIỂU CÁC DỤNG CỤ ĐO, CÁCH ĐO CƯỜNG ĐỘ VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ CỦA DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU.(10 phút) III. ĐO CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ CỦA MẠCH ĐIỆN XOAY CHIỀU. - ĐVĐ: Ta đã biết cách dùng ampe kế và vôn kế một chiều (kí hiệu DC) để đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế của mạch điện một chiều. Có thể dùng dụng cụ này để đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế của mạch điện xoay chiều được không ? Nếu dùng thì sẽ có hiện tượng gì xảy ra với kim của các dụng cụ đó ? - GV mắc vôn kế hoặc ampe kế vào mạch điện xoay chiều, yêu cầu HS quan sát và so sánh với dự đoán. - GV thông báo: Kim của dụng cụ đo đứng yên vì lực từ tác dụng vào kim luân phiên đổi chiều theo sự đổi chiều của dòng điện. Nhưng vì kim có quán tính, cho nên không kịp đổi chiều quay và đứng yên. - GV giới thiệu: để đo cường độ và hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều người ta dùng vôn kế, ampe kế xoay chiều có kí hiệu AC ( hay ~). - GV làm TN sử dụng vôn kế, ampẻ kế xoay chiều đo cường độ, hiệu điện thế xoay chiều. - Gọi 1 vài HS đọc các giá trị đo được, sau đó đổi chỗ chốt lấy điện và gọi HS đọc lại số chỉ. - Gọi HS nêu lại cách nhận biết vôn kế, ampe kế xoay chiều , cách mắc vào mạch điện. * ĐVĐ: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều luôn biến đổi. Vậy các dụng cụ đó cho ta biết giá trị nào ? - GV thông báo về ý nghĩa của cường độ dòng điện và hiệu điện thế hiệu dụng như SGK. Giải thích thêm giá trị hiệu dụng không phải là giá trị trung bình mà là do hiệu quả tương đương với dòng điện một chiều có cùng giá trị. A V K + + - - - HS: Khi dòng điện đổi chiều thì kim của dụng cụ đo đổi chiều. K - HS quan sát thấy kim của nam châm đứng yên. A V ~ -HS theo dõi GV thông báo, ghi nhớ cách nhận biết vôn kế, ampe kế xoay chiều, cách mắc vào mạch điện. - Kết luận : + Đo hiệu điện thế và cường độ dòng điện xoay chiều bằng vôn kế và ampe kế có kí hiệu là Ac (hay ~). + Kết quả đo không thay đổi khi ta đổi chỗ hai chốt của phích cắm vào ổ lấy điện. - HS ghi nhớ HĐ5: VẬN DỤNG-CỦNG CỐ - Dòng điện xoay chiều có những tác dụng gì ? Trong các tác dụng đó, tác dụng nào phụ thuộc vào chiều dòng điện. - Vôn kế và ampe kế xoay chiều có kí hiệu thế nào ? Mắc vào mạch điện như thế nào ? - Yêu cầu cá nhân HS tự trả lời câu C3→hướng dẫn chung cả lớp thảo luận. Nhấn mạnh hiệu điện thế hiệu dụng tương đương với hiệu điện thế của dòng điện một chiều có cùng trị số. - Cho HS thảo luận C4. B K A ~ - GV lưu ý: + Dòng điện chạy qua nam châm điện A là dòng điện xoay chiều. + Từ trường của ống dây có dòng điện xoay chiều có đặc điểm gì ? + Từ trường này xuyên qua cuộn dây dẫn kín B sẽ có tác dụng gì ? - Nếu không đủ thời gian cho C4 về nhà. - HS: Trả lời các câu hỏi củng cố của GV, tự ghi nhớ kiến thức tại lớp. IV. Vận dụng: C3: Sáng như nhau. Vì hiệu điện thế hiệu dụng của dòng điện xoay chiều tương đương với hiệu điện thế của dòng điện một chiều có cùng giá trị. C4: Có. Vì dòng điện xoay chiều chạy vào cuộn dây của nam châm điện và tạo ra một từ trường biến đổi. Các đường sức từ của từ trường trên xuyên qua tiết diện S của cuộn dây B biến đổi. Do đó trong cuộn dây B xuất hiện dòng điện cảm ứng. D. Hướng dẫn về nhà: - Học theo vở ghi và Sgk. - Bài tập về nhà: làm bài tập 35 ( SBT). Rút kinh nghiệm : ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Ngaỳ soạn Ngày dạy: . Tiết 40 TRUYỀN TẢI ĐIỆN NĂNG ĐI XA. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Giải thích được vì sao có sự hao phí điện năng trên đường dây tải điện. - Nêu được công suất hao phí trên đường dây tải điện tỉ lệ nghịch với bình phương của điện áp hiệu dụng đặt vào hai đầu dây dẫn. - Lập được công thức tính năng lượng hao phí do toả nhiệt trên đường dây tải điện. - Nêu được hai cách làm giảm hao phí điện năng trên đường dây tải điện và lí do vì sao chọn cách tăng hiệu điện thế ở hai đầu đường dây. 2. Kĩ năng : Tổng hợp kiến thức đã học để đi đến kiến thức mới. 3. Thái độ : Ham học hỏi, hợp tác trong hoạt động nhóm. II. CHUẨN BỊ: - HS ôn lại kiến thức về công suất của dòng điện và công suất toả nhiệt của dòng điện. III. PHƯƠNG PHÁP: - Vận dụng kiến thức cũ để giải quyết một vấn đề mới. - HS hoạt động cá nhân kết hợp hoạt động nhóm và thảo luận chung ở lớp để xây dựng bài học. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. Ổn định: Sĩ số: B. Kiểm tra: -GV gọi 1 HS lên bảng viết các công thức tính công suất của dòng điện. - HS viết công thức và giải thích được kí hiệu của các công thức : P= U.I ; P = I2.R ; P = ; P = C. Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò HĐ1: TỔ CHỨC TÌNH HUỐNG HỌC TẬP. - ĐVĐ : + Ở các khu dân cư thường có trạm biến thế. Trạm biến thế dùng để làm gì ? + Vì sao ở trạm biến thế thường ghi kí hiệu nguy hiểm không lại gần ? + Tại sao đường dây tải điện có hiệu điện thế lớn? Làm thế có lợi gì ? - HS : + Trạm biến thế ( là trạm hạ thế) dùng để giảm hiệu điện thế từ đường dây truyền tải (đường dây cao thế) xuống hiệu điẹn thế 220V. + Dòng điện đưa vào trạm hạ thế có hiệu điện thế lớn nguy hiểm chết người do đó có ghi kí hiệu nguy hiểm chết người. HĐ2: SỰ HAO PHÍ ĐIỆN NĂNG.CÔNG THỨC TÍNH CÔNG SUẤT HAO PHÍ - GV thông báo : Truyền tải điện năng từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ bằng đường dây truyền tải. Dùng dây dẫn có nhiều thuận lợi hơn so với việc vận chuyển các dạng năng lượng khác như than đá, dầu lửa - Liệu tải điện bằng đường ddẫn như thế có hao hụt, mất mát gì dọc đường không ? - Nếu HS không nêu được nguyên nhân hao phí trên đường dây truyền tải →GV thông báo như SGK. - Yêu cầu HS tự đọc mục 1 trong SGK, trao đổi nhóm tìm công thức liên hệ giữa công suất hao phí và P, U, R. - Gọi đại diện nhóm lên t.bày lập luận để tìm công thức tính Php. GV hướng dẫn chung cả lớp đi đến công thức tính Php I. SỰ HAO PHÍ ĐIỆN NĂNG TRÊN ĐƯỜNG DÂY TRUYỀN TẢI ĐIỆN. - HS chú ý lắng nghe GV thông báo. - Cá nhân HS suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV→Nêu nguyên nhân hao phí trên đường dây truyền tải. 1. Tính điện năng hao phí trên đường dây tải điện. + Công suất của dòng điện : P = U.I => I =   (1) + Công suất toả nhiệt hao phí: Php = I2. R (2) + Từ (1) và (2) → Công suất hao phí do toả nhiệt: Php = HĐ3: CÁC BIỆN PHÁP LÀM GIẢM CÔNG SUẤT HAO PHÍ VÀ LỰA CHỌN CÁCH NÀO CÓ LỢI NHẤT. - Yêu cầu các nhóm trao đổi tìm câu trả lời cho các câu C1, C2, C3. - Gọi đại diện các nhóm trình bày câu trả lời. Hướng dẫn thảo luận chung cả lớp. - Với câu C2, GV có thể gợi ý HS dựa vào công thức tính R = . - Tại sao người ta không làm dây dẫn điện bằng vàng, bạc? - Trong hai cách làm giảm hao phí trên đường dây, cách nào có lợi hơn? - GV thông báo thêm: Máy tăng hiệu điện thế chính là máy biến thế. * GV: - ViÖc truyÒn t¶i ®iÖn n¨ng ®i xa b»ng c¸c hÖ thèng ®­êng d©y cao ¸p ­u ®iÓm g×? - Bªn c¹nh nh÷ng ­u ®iÓm trªn cßn cã nh­îc ®iÓm g× kh«ng - Cã nh÷ng biÖn ph¸p g× kh¾c phôc nh÷ng biÖn ph¸p nµo ®Ó kh¾c phôc? 2. Cách làm giảm hao phí. - HS trao đổi nhóm - Đại diện nhóm trả lời câu hỏi: + C1: Có hai cách làm giảm hao phí trên đường dây truyền tải là cách làm giảm R hoặc tăng U. +C2: Biết R = , chất làm dây đã chọn trước và chiều dài đường dây không đổi, vậy phải tăng S +C3: Tăng U, công suất hao phí sẽ giảm rất nhiều ( tỉ lệ nghịch với U2). Phải chế tạo máy tăng hiệu điện thế. → Kết luận: Muốn giảm hao phí trên đường dây truyền tải cách đơn giản nhất là tăng hiệu điện thế. - HS ­u®iÓm ®Ó gi¶m hao phÝ ®iÖn n¨ng vµ ®¸p øng y/c truyÒn ®i 1 l­îng ®iÖn n¨ng lín. * Nh­îc ®iÓm ph¸ vì c¶nh quan m«i tr­êng, c¶n trë giao th«ng vµ g©y nguy hiÓm cho ng­êi khi ch¹m ph¶i ®­êng d©y ®iÖn. * BPGDBVMT: §­a c¸c ®­êng d©y cao ¸p xuèng lßng ®Êt hoÆc ®¸y biÓn ®Ó gi¶m thiÓu t¸c h¹i cña chóng. HĐ4: VẬN DỤNG - CỦNG CỐ - Yêu cầu HS làm việc cá nhân, lần lượt trả lời C4, C5. - Hướng dẫn thảo luận chung cả lớp về kết quả. Hướng dẫn về nhà: - Học bài theo vở ghi kết hợp Sgk. - Làm bài tập 36 ( SBT) II. VẬN DỤNG. C4: Vì công suất hao phí tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế nên hiệu điện thế tăng 5 lần thì công suất hao phí giảm 52 = 25 lần. + C5: Bắt buộc phải dùng máy biến thế để giảm công suất hao phí, tiết kiệm, bớt khó khăn. - Học bài theo vở ghi kết hợp Sgk. - Làm bài tập 36 ( SBT) Tuần: 22 Ngày soạn:13.01.2011 Tiết: 41 Ngày giảng: 15.01.2011 Bài 37. MÁY BIẾN THẾ. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nêu được các bộ phận chính của máy biến thế gồm 2 cuộn dây dẫn có số vòng khác nhau được quấn quanh một lõi sắt chung. - Nêu được công dung chung của máy biến thế là làm tăng hay giảm hiệu điện thế theo công thức . - Giải thích được máy biến thế hoạt động được dưới dòng điện xoay chiều mà không hoạt động được với dòng điện một chiều không đổi. - Vẽ được sơ đồ lắp đặt máy biến thế ở hai đầu dây tải điện. 2. Kĩ năng: - Vận dụng được công thức . - Biết vận dụng về hiện tượng cảm ứng điện từ để giải thích các ứng dụng trong kĩ thuật. - Nêu được một số ứng dụng của máy biến áp. 3. Thái độ: Rèn luyện phương pháp tư duy, suy diễn một cách lôgic trong phong cách học vật lí và áp dụng kiến thức vật lí trong kĩ thuật và cuộc sống. II. CHUẨN BỊ: Đối vói mỗi nhóm HS: - 1 máy biến thế nhỏ (1 cuộn 200 vòng, 1 cuộn 400 vòng) - 1 nguồn điện xoay chiều 0-12V ( máy biến áp hạ áp, ổ điện di động). - 1 vôn kế xoay chiều 0-12V, và 0-36V. I

File đính kèm:

  • docGiao an Vat ly 9 hoc ki II.doc
Giáo án liên quan