Giáo án môn Vật lý khối 6 tiết 10: Lực đàn hồi

TIẾT 10 : LỰC ĐÀN HỒI

A. MỤC TIÊU

- Nhận biết được thế nào là sự biến dạng đàn hồi của một lò xo. Trả lời được câu hỏi về đặc điểm của lực đàn hồi. Dựa vào kết quả thí nghiệm rút ra được nhận xét về sự phụ thuộc của lực đàn hồi và độ biến dạng của lò xo.

- Lắp thí nghiệm qua kênh hình và nghiên cứu hiện tượng để rút ra quy luật về sự biến dạng và lực đàn hồi.

- Có ý thức tìm tòi quy luật vật lý qua các hiện tượng tự nhiên.

B. CHUẨN BỊ

- Thày và trò:

- Mỗi nhóm: 1 giá thí nghiệm, 1 lò xo, 1 thước kẻ có chia độ đến mm, 1 hộp quả nặng 4 quả (mỗi quả 50g).

- Cả lớp: bảng phụ kẻ sẵn bảng 9.1.

-Nội dung ghi bảng : Ghi nội dung chính của bài học.

C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

I. Kiểm tra

- Trọng lực là gì? Phương và chiều của trọng lực? Kết quả tác dụng của trọng lực lên các vật?

Hoạt động 1:Tổ chức tình huống học tập

 

doc3 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1187 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lý khối 6 tiết 10: Lực đàn hồi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Tiết 10 : Lực đàn hồi A. Mục tiêu - Nhận biết được thế nào là sự biến dạng đàn hồi của một lò xo. Trả lời được câu hỏi về đặc điểm của lực đàn hồi. Dựa vào kết quả thí nghiệm rút ra được nhận xét về sự phụ thuộc của lực đàn hồi và độ biến dạng của lò xo. - Lắp thí nghiệm qua kênh hình và nghiên cứu hiện tượng để rút ra quy luật về sự biến dạng và lực đàn hồi. - Có ý thức tìm tòi quy luật vật lý qua các hiện tượng tự nhiên. B. Chuẩn bị - Thày và trò: - Mỗi nhóm: 1 giá thí nghiệm, 1 lò xo, 1 thước kẻ có chia độ đến mm, 1 hộp quả nặng 4 quả (mỗi quả 50g). - Cả lớp: bảng phụ kẻ sẵn bảng 9.1. -Nội dung ghi bảng : Ghi nội dung chính của bài học. C. Tổ chức hoạt động dạy học I. Kiểm tra - Trọng lực là gì? Phương và chiều của trọng lực? Kết quả tác dụng của trọng lực lên các vật? Hoạt động 1:Tổ chức tình huống học tập Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - HS trả lời câu hỏi theo sự hiểu biết của mình. - Ghi đầu bài. - Một sợi dây cao su và một lò xo xoắn có tính chất nào giống nhau? - GV đặt vấn đề nghiên cứu bài. Hoạt động 2: Hình thành khái niệm độ biến dạng và độ biến dạng đàn hồi(28’) I. Biến dạng đàn hồi. Độ biến dạng 1. Biến dạng của một lò xo a. Thí nghiệm - HS nghiên cứu tài liệu để nắm được cách tiến hành thí nghiệm. - Nhóm HS nhận dụng cụ và lắp ráp thí nghiệm theo sự hướng dẫn của GV. - Đo chiều đà tự nhiên của lò xo lo và ghi kết quả vào cột 3 bảng 9.1. - Đo chiều dài của lò xo khi móc 1; 2; 3 quả nặng và ghi kết quả vào cột 3 bảng 9.1 - Tính P1, P2, P3 và ghi vào cột 2 bảng 9.1. - Đo chiều dài của lò xo khi bỏ lần lượt các quả nặng rồi so sánh với chiều dài của lò xo khi móc lần lượt các quả nặng. b. Kết luận - HS trả lời câu C1, thảo luận để thống nhất câu trả lời C1: (1) dãn ra (2) tăng lên (3) bằng - Nhận xét: Khi lực thôi không tác dụng lên lò xo thì chiều dài của nó trở lại bằng chiều dài tự nhiên. Biến dạng đó gọi là biến dạng đàn hồi. Lò xo có tính chất đàn hồi 2. Độ biến dạng của lò xo - Độ biến dạng của lò xo là hiệu giữa chiều dài khi biến dạng với chiều dài tự nhiên của lò xo: l- l0. - HS trả lời câu hỏi C2 và ghi kết quả vào cột 4 bảng 9.1. -Sự biến dạng của lò xo có đặc điểm gì? - Yêu cầu HS đọc thông tin phần thí nghiệm (SGK) và nắm được cách làm. - Phát dụng cụ và hướng dẫn HS lắp thí nghiệm theo nhóm. - Hướng dẫn HS đo đạc và ghi kết quả vào bảng 9.1 (Hướng dẫn tỉ mỉ cách đo chiều dài của lò xo). - GV theo dõi các bước tiến hành của HS. - Yêu cầu HS đo chiều dài của lò xo khi lần lượt bỏ các quả nặng rồi so sánh với chiều dài của lò xo khi treo lần lượt các quả nặng vào. - Từ kết quả thí nghiệm yêu cầu HS hoàn thiện câu C1. - Biến dạng của lò xo có tính chất gì? - Lò xo là vật có tính chất gì? - Độ biến dạng của lò xo được xác định như thế nào? - Yêu cầu HS tính độ biến dạng của lò xo khi treo 1, 2, 3 quả nặng rồi ghi kết quả vào cột 4 bảng 9.1. Hoạt động 3: Hình thành khái niệm về lực đàn hồi và đặc điểm của lực đàn hồi (7ph) II. Lực đàn hồi và đặc điểm của nó 1. Lực đàn hồi - Lực mà lò xo khi biến dạng tác dụng vào quả nặng gọi là lực đàn hồi. - HS trả lời và thảo luận để thống nhất câu C3 C3: Cường độ của lực đàn hồi của lò xo bằng trọng lượng của quả nặng. 2. Đặc điểm của lực đàn hồi - HS thảo luận tìm phương án trả lời đúng cho câu C4 C4: C. Độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi tăng. - GV hướng dẫn HS đọc thông tin mục 1 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Lực đàn hồi là gì ? - Tổ chức cho HS thảo luận câu hỏi C3. - Lực đàn hòi có đặc điểm gì ? - Yêu cầu HS lựa chọn phương án trả lời đúng cho câu C4 Gợi ý: Trọng lượng của vật treo vào lò xo tăng thì độ biến dạng tăng mà trọng lượng tăng thì cường độ của lực đàn hồi tăng. Hoạt động 4: Vận dụng (5ph) III. Vận dụng - HS trả lời câu C5, C6 và thảo luận để thống nhất câu trả lời C5: (1) tăng gấp đôi (2) tăng gấp ba C6: Một sợi dây cao su và một lò xo đều là vật có tính chất đàn hồi. - Yêu cầu HS trả lời và thảo luận câu C5, C6. IV. Củng cố dặn dò - Thế nào là biến dạng đàn hồi? - Lực đàn hồi xuất hiện khi nào? Lực đàn hồi có đặc điểm gì? - Yêu cầu HS đọc mục: Có thể em chưa biết Nhấn mạnh: Nếu kéo dãn lò xo quá mức làm lò xo mất tính đàn hồi... - Trả lời lại các câu C1 đến C6 và học thuộc phần ghi nhớ. - Làm bài tập 9.1- 9.4 (SBT). - Đọc trước bài 10: Lực kế- Phép đo lực. Trọng lượng và khối lượng. V. Rút kinh nghiệm Ngày tháng năm 2009 Ban giám hiệu kí duyệt

File đính kèm:

  • docGiao an tuan 10mau moi cua Nam Dinh.doc
Giáo án liên quan