Tiết 1 CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ học.
- Nêu được một số ví dụ về chuyển động cơ học trong đời sống hàng ngày.
- Nêu được một số ví dụ về tính tương đối của chuyển động và đứng yên, đặc biệt biết xác định trạng thái đối với mỗi vật so với vật mốc.
- Biết các dạng chuyển động cơ học thường gặp; Lấy được ví dụ về chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, so sánh rút ra kết luận.
3. Thái độ: HS có thái độ nghiêm túc trong học tập, yêu thích môn học.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 695 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lý khối 8 tiết 1: Chuyển động cơ học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/8/2012
Ngày giảng : 22/8/2012
Tiết 1 CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ học.
- Nêu được một số ví dụ về chuyển động cơ học trong đời sống hàng ngày.
- Nêu được một số ví dụ về tính tương đối của chuyển động và đứng yên, đặc biệt biết xác định trạng thái đối với mỗi vật so với vật mốc.
- Biết các dạng chuyển động cơ học thường gặp; Lấy được ví dụ về chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, so sánh rút ra kết luận....
3. Thái độ: HS có thái độ nghiêm túc trong học tập, yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
Sĩ số : 8A : 8B :
2. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
HĐ1: Tổ chức tình huống học tập (2,)
- Mục tiêu: Giúp HS biết được kiến thức cần học trong chương 1; Có hứng thú để nghiên cứu bài học.
- Dụng cụ TN: Không.
GV: Giới thiệu nội dung cơ bản của chương trình vật lí lớp 8 và chương 1.
GV: Chúng ta thường nói mọi vật đang chuyển động; mặt trời (mặt trăng) chuyển động; ô tô; tàu, thuyền, người, ... đang chuyển động. Vậy chuyển động là gì và làm thể nào để biêt một vật chuyển động hay đứng yên ta học bài hôm nay.
HS: Nghe giới thiệu của giáo viên
HĐ2. Làm thế nào để biết một vật đang chuyển động hay đứng yên (13,)
- Mục tiêu: HS nêu được dấu hiệu nhận biết chuyển động cơ học; Lấy được ví dụ về chuyển động cơ học.
- Dụng cụ TN: Không.
GV: Cho học sinh trả lời câu hỏi C1.
GV: Chốt lại các phương án trả lời nêu cách chung để nhận biết một vật chuyển động hay đứng yên. Trong vật lý để nhận biết vật chuyển động hay đứng yên người ta chọn vật làm mốc, dựa vào sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác làm mốc.
- Thế nào được gọi là chuyển động cơ học của một vật?
GV cho HS làm C2, gọi một vài HS nêu ví dụ.
GV: Yêu cầu HS làm C3 theo cá nhân.
I. Làm thế nào để biết một vật đang chuyển động hay đứng yên:
C1: So sánh vị trí của ô tô, thuyền, đám mây so với một vật nào đó đứng yên bên đường, bên bờ sông.
- Khi vị trí của vật thay đổi với vật mốc theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc -> Chuyển động này gọi là chuyển động cơ học (chuyển động).
C3: Vật không thay đổi vị trí so với vật mốc thì được coi là đứng yên so với vật mốc.
HĐ 3. Tìm hiểu tính đối của chuyển động và đứng yên (10,)
- Mục tiêu: Hiểu và lấy được ví dụ về tính tương đối của chuyển động cơ học; Lấy được ví dụ về tính tương đối của chuyển động cơ học.
- Dụng cụ TN: Hình 1.2 SGK – T5
GV: Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm bàn trong 02 phút và trả lời câu hỏi C4, C5.
HS: trả lời câu hỏi C4, C5.
- Dựa vào kết quả câu hỏi C4, C5, trả lời câu hỏi C6?
- Tìm ví dụ trong thực tế khẳng định chuyển động hay đứng yên có tính chất tương đối?
- Nêu kết luận về sự chuyển động, đứng yên của một vật?
GV: yêu cầu HS Trả lời câu hỏi C8 đầu bài.
II. Tính tương đối của chuyển động và đứng yên:
C4: So với nhà ga thì hành khách chuyển động vì vị trí của người này thay đổi so với nhà ga.
C5: So với toa tàu thì hành khach đang đứng yên vì vị trí của hành khách đối với toa tàu không đổi.
C6: (1): đối với vật này
(2): đứng yên
- KL: Chuyển động và đứng yên có tính chất tương đối tùy thuộc vào vật làm mốc.
C8: mặt trời thay đổi vị trí so với một điểm mốc gắn với trái đất, nên mặt trời chuyển động so với vật mốc là trái đất.
HĐ 4. Giới thiệu một số chuyển động thường gặp (5,)
- Mục tiêu: Học sinh biết một số chuyển động thường gặp, lấy được ví dụ trong thực tế.
- Dụng cụ TN: Hình 1.3 SGK – T6
GV: Cho HS quan sát hình vẽ 1.3 SGK về chuyển động thẳng, chuyển động tròn, chuyển động cong.
- Có các dạng chuyển động cơ bản nào?
- Em hãy nêu thêm ví dụ về chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn thường gặp trong đời sống?
III. Một số chuyển động thường gặp:
- Chuyển động thẳng.
- Chuyển động cong.
- Chuyển động tròn.
HĐ 5. Vận dụng – Ghi nhớ (12,)
- Mục tiêu: Củng cố cho học sinh các kiến thức cơ bản trong bài thông qua làm bài tập.
- Dụng cụ TN: Hình 1.4 SGK – T6
GV: Yêu cầu HS tóm tắt nội dung chính đã học trong bài. Trả lời câu hỏi:
+ Thế nào là chuyển động cơ học ?
+ Tại sao nói chuyển động hay đứng yên có tính tương đối ?
+ Trong thực tế ta thường gặp các dạng chuyển động nào ?
- Cho HS đọc ghi nhớ SGK trang 07.
GV: Yêu cầu HS đọc C10.
- Cho HS làm việc theo nhóm bàn (5,)
GV Hướng dẫn HS lựa chọn các vật mốc trong hình 1.4 SGK.
GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C10.
GV: nhận xét kết quả và thống nhất đáp án.
IV. Vận dụng:
* Ghi nhớ: (SGK - 07)
C10:
- Ô tô: Đứng yên so với người lái xe, chuyển động so với người đứng bên đường và cây cột điện.
- Người lái xe: đứng yên so với ô tô, chuyển động so với người đứng bên đường và cây cột điện.
- Người đứng bên đường: Chuyển động so với ô tô và người lái xe, đứng yên so với cây cột điện.
- Cây cột điện: Đứng yên so với người đứng bên đường, chuyển động so với người lái xe và ô tô.
3. Hướng dẫn về nhà:
Yêu cầu học sinh:
- HS đọc thuộc phần ghi nhớ.
- Làm bài tập: 1, 2, 3, 4, 5 SBT trang 3, 4.
- Chuẩn bị bài 2: Vận tốc.
Kẻ và điền nội dung bảng 2.1 và 2.2 SGK trang 8, 9 vào vở bài tập
File đính kèm:
- Tiet 1 Chuyen dong co hoc.doc