Giáo án môn Vật lý khối 8 tiết 17: Ôn tập

1. Mục tiêu:

1.1. Kiến thức:

Học sinh biết

- Nêu được lực là đại lượng vectơ.

- Nêu được áp lực, áp suất và đơn vị đo

Học sinh hiểu

- Phân biệt được chuyển động đều, chuyển động không đều dựa vào khái niệm tốc độ.

.- Mô tả được hiện tượngvề sự tồn tại của lực đẩy Ac-si-met

1.2. Kỹ năng:

- Biểu diễn được lực bằng vectơ.

- Vận dụng công thức p = d. h đối với áp suất trong lòng chất lỏng.

- Vận dụng công thức về lực đẩy Ac-si-met

- Rèn luyện khả năng tư duy, hệ thống kiến thức.

1.3.Thái độ : Giáo dục tính cẩn thận, nghiêm túc.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1200 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lý khối 8 tiết 17: Ôn tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP Tiết 17 Tuần 17 Ngày dạy : 1. Mục tiêu: 1.1. Kiến thức: Học sinh biết - Nêu được lực là đại lượng vectơ. - Nêu được áp lực, áp suất và đơn vị đo Học sinh hiểu - Phân biệt được chuyển động đều, chuyển động không đều dựa vào khái niệm tốc độ. .- Mô tả được hiện tượngvề sự tồn tại của lực đẩy Ac-si-met 1.2. Kỹ năng: - Biểu diễn được lực bằng vectơ. - Vận dụng công thức p = d. h đối với áp suất trong lòng chất lỏng. - Vận dụng công thức về lực đẩy Ac-si-met - Rèn luyện khả năng tư duy, hệ thống kiến thức. 1.3.Thái độ : Giáo dục tính cẩn thận, nghiêm túc. 2. Nội dung học tập - Phân biệt được chuyển động đều, chuyển động không đều dựa vào khái niệm tốc độ. - Nêu được lực là đại lượng vectơ. - Nêu được áp lực, áp suất và đơn vị đo. 3. Chuẩn bị: 3.1 Giáo viên : Hệ thống câu hỏi, bài tập, bảng phụ. 3.2 Học sinh : ôn bài õtheo hướng dẫn của gv. 4. Tổ chức các hoạt động dạy bọc: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện : 8A1 8A2............ 8A3 8A4........ 8A5 4.2. Kiểm tra miệng : Lồng vào trong tiết ôn tập 4.3 Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ Hoạt động 1. Ôn tập lý thuyết Mục tiêu: giúp hs hệ thống lại các kiện thức đã học. -Gv đặt câu hỏi: ? Nêu khái niệm chuyển động cơ học. Cho ví dụ? ? Khái niệm vận tốc? Công thức tính và đơn vị của vận tốc? ? Thế nào là chuyển động đều. Thế nào là chuyển động không đều? Công thức tính vận tốc trung bình? ? Nêu các yếu tố của lực và cách biểu diễn lực? ? Lực ma sát có lợi hay có hại. Cho ví dụ? ? Chất lỏng gây ra áp suất như thế nào. Công thức tính áp suất gây ra bởi cột chất lỏng? ? Nêu điều kiện để một vật chìm, lơ lửng, nổi trong một chất lỏng? Công thức tính độ lớn của lực đẩy Acsimét? -Gv tóm tắt lại bằng sơ đồ Câu 1:Hai lực thế nào gọi là hai lực cân bằng? Câu 2: Quán tính là gì? Câu 3: Có mấy loại lực ma sát? Kể ra? Câu 4: Aùp suất là gì? Công thức tính? Câu 5: Nêu công thức tính áp suất chất lỏng? Câu 6: Nguyên tắc bình thông nhau? Câu 7: Khi nào vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng? Câu 8: Lực đẩy Acsimet xuất hiện khi nào? Phương chiều của lực đẩy Acsimet. Câu 9: Thế nào là chuyển động, đứng yên? Tại sao nói chuyển động và đứng yên có tính tương đối? GV cho hs trả lời. * Hoạt động 2: Ôn tập bài tập. Mục tiêu: Hướng dẫn hs biết vận dụng kiến thức vào giải bài tập - GV treo bảng phụ ghi đề bài. Bài 1: Một người chuyển động trên quãng đường AB dài 20km hết 30 phút. Sau đó người đó đi từ B về C hết 40 phút với vận tốc 30km/h. Tính vận tốc trung bình trên quảng đường AB và trên quãng đường AC. Các nhóm thảo luận phương án giải trong thời gian 5 phút. - Gv mời đại diện nhóm lên bảng trình bày. - Gv gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Gv nhận xét, hoàn chỉnh. * Gv nhấn mạnh: vận tốc trung bình không được tình theo trung bình cộng Bài 2: Một vật có trọng lượng 250N. Khi nhúng ngập trong nước lực kế chỉ 150N. Tìm lực đẩy Acsimet và thể tích của vật? (Cho biết trọng lượng riêng của nước là 10.000N/m3). Bài 3: Một cột nước cao 5m. Tính áp suất tác dụng lên đáy và áp suất tác dụng lên điểm cách đáy 1m. NỘI DUNG I. Ôn tập: -Sơ đồ tóm tắt nội dung kiến thức đã học: CƠ HỌC Chuyển động Lực K/n Vận Chuyển Biểu Cân Lực chuyển tốc động diễn bằng ma động đều - lực lực - sát cơ học K/đều Quán tính Sinh ra Áp suất Áp suất chất lỏng Áp suất khí quyển Lực đẩy Acsimét Sự nổi " Hai lực cân bằng là hai lực có cùng phương, cùng độ lớn, cùng đặt lên một vật, nhưng ngược chiều. " Mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột do mọi vật đều có quán tính. " Có ba loại lực ma sát: lực ma sát lăn, lực ma sát trượt, lực ma sát nghỉ. " Áp suất là độ lớn của áp lực lên một đơn vị diện tích bị ép. Công thức: P = " Công thức: P = d.h " Trong bình thông nhau chứa cùng một lượng chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn luôn ở cùng một độâ cao. Tóm tắt s1=20km t1=30 phút = ½ giờ t2= 40 phút = 2/3 giờ v tb2= 30km/h Tìm v tb1= ?km/h v tb= ?km/h Bài giải Vận tốc trung bình trên quãng đường AB v tb1=s1/t1 = 20/0,5 = 40km/h Vận tốc trung bình trên quãng đường Ac v tb= = mà s2= v2.t2 = => v tb== ĐS: 40km/h, 34,3km/h Bài 2: Tóm tắt P1 = 250N. P2 = 150N Tìm FA = ? N V =? m3 Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật Thể tích của vật FA = d.V => Bài 3: p1 = d.h1 = 5 . 10.000 = 50.000 N/m2 p2 = d.h2 = 4 . 10.000 = 40.000 N/m2 4.4. Tổng kết -Gọi vài Hs nhắc lại sơ đồ tóm tắt kiến thức ? Nêu các bước để giải một bài tập vật lý? -Nếu Hs vẫn chưa thành thạo các bước giải giáo viên hướng dẫn lại, nhắc nhở kỹ phần tóm tắt, đổi đơn vị Nếu đề bài cho đơn vị chưa phù hợp ta phải làm thế nào? + Ta phải đổi đơn vị cho phù hợp. 4.5.Hướng dẫn học tập: +Đối với bài học ở tiết học này : -Học bài -Xem lại các bài đã giải +Đối với bài học ở tiết học tiếp theo : -Chuẩn bị cho tiết sau: “Kiểm tra học kỳ I” +Học thuộc các nội dung đã học +Xem lại các bài tập đã giải và xem các dạng bài tập khác 5. Phụ lục

File đính kèm:

  • docTiet 17.doc