Tiết 3 Bài 3: CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU- CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Phân biệt được chuyển động đều và chuyển động không đều.
- Nêu được vận tốc trung bình là gì và cách xác định vận tốc trung bình.
2. Kỹ năng:
- Tính được vận tốc trung bình của chuyển động không đều.
3. Thái độ:
- Rèn cho HS cẩn thận, nghiêm túc và lòng yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ
- Bảng phụ, tranh vẽ hình 3.1 SGK, bảng 3.1 SGK
- Mô hình thí nghiệm hình 3.1 SGK.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 740 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lý khối 8 tiết 3: Chuyển động đều- Chuyển động không đều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03/9/2012
Ngày giảng : 06/9/2012
Tiết 3 Bài 3: CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU- CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Phân biệt được chuyển động đều và chuyển động không đều.
- Nêu được vận tốc trung bình là gì và cách xác định vận tốc trung bình.
2. Kỹ năng:
- Tính được vận tốc trung bình của chuyển động không đều.
3. Thái độ:
- Rèn cho HS cẩn thận, nghiêm túc và lòng yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ
- Bảng phụ, tranh vẽ hình 3.1 SGK, bảng 3.1 SGK
- Mô hình thí nghiệm hình 3.1 SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Sĩ số:
8A: 8B:
2. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ 1. Kiểm tra bài cũ – Tổ chức tình huống học tập (8p/)
1. Kiểm tra bài cũ:
GV gọi 2 HS lên bảng:
+ HS1: Viết công thức tính vận tốc của chuyển động, giải thích các ký hiệu và đơn vị các đại lượng có trong công thức. Làm bài tập 2.1SBT
+ HS2: Đổi 54 km/h ra m/s. Làm bài tập 2.2 SBT.
2. Tạo tình huống học tập:
(Như SGK)
HS 1:
- Công thức: Trong đó:
+ v là vận tốc (km/h ; m/s)
+ S là quãng đường vật đi được (km, m)
+ t là thời gian vật đi hết quãng đường (h, s)
Bài 2.1.
HS 2: 54 km/h = 54000m/3600s = 15 m/s
Bài 2.2
HĐ 2. Tìm hiểu về chuyển động đều, không đều (10p/)
- Mục tiêu: Dựa vào khái niệm học sinh phân biệt được chuyển động đều và không đều.
- Đồ dùng: Mô hình TN hình 3.1
Tranh vẽ hình 3.1 SGK
GV: Yêu cầu HS đọc thông báo định nghĩa:
- Chuyển động đều và không đều khác nhau ở điểm nào?
- Giới thiệu mô hình và cách làm TN hình 3.1 SGK
GV: Đưa bảng phụ vẽ các vị trí của xe lăn chuyển động trên máng nghiêng và trên đường nằm ngang.
D
C
B
A
F
E
GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C1, C2 theo cá nhân.
HS : Trả lời
I. Định nghĩa:
* Định nghĩa: SGK – T12.
C1: Trên đoạn đường AB, BC, CD là chuyển động không đều.
Trên đoạn đường DE, DF là chuyển động đều
C2: Chuyển động a là đều, chuyển động b,d,e là không đều.
HĐ 3. Tìm hiểu về vận tốc trung bình của chuyển động không đều (10p/)
- Mục tiêu: Học sinh biết công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều
- Đồ dùng: Không.
? Trên các đoạn đường AB, BC, CD trung bình 1 giây xe lăn được bao nhiêu m ?
GV Cho HS hoạt động cá nhân thực hiện C3
? Trên quãng đường AD xe chuyển động nhanh lên hay chậm đi?
? Muốn tính vận tốc trung bình ta làm thế nào?
GV: Đưa ra công thức tính vận tốc trung bình.
GV: Lưu ý với HS sự khác nhau giữa vận tốc TB và TB các vận tốc.
II. Vận tốc trung bình của chuyển động không đều:
C3. vAB = 0,02
vBC = 0,05
vCD = 0,08
Trục bánh xe chuyển động nhanh lên
Công thức:
Vtb =
trong đó, S là quảng đường đi được.
t là thời gian đi hết quảng đường S.
CTTQ: Vtb =
Chú ý: Vận tốc trung bình khác trung bình vân tốc.
HĐ 4. Vận dụng – Ghi nhớ (15p/)
- Mục tiêu : Củng cố cho HS định nghĩa chuyển động đều và không đều ; Công thức và cách tính vận tốc trung bình trong chuyển động.
- Đồ dùng: Không.
- Thế nào là chuyển động đều, chuyển động không đều ?
- Công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều ?
- Cho HS đọc ghi nhớ SGK – 13.
GV: Yêu cầu HS đọc và trả lời C4.
GV: Cho HS đọc và tóm tắt C5.
- Theo đầu bài cần tính các vận tốc nào ? Cần vận dụng công thức nào ?
GV gọi 01 HS lên bảng trình bày lời giải và kiểm tra, hướng dẫn HS dưới lớp làm bài tập.
t1
S1
S2
t2
GV Cho HS đọc và tóm tắt C6
- Để tính được quãng đường cần vận dụng công thức nào? Cách làm ?
GV: Yêu cầu HS thực hiện C6.
GV gọi 01 HS lên bảng giải.
3. Vận dụng:
* Ghi nhớ: SGK - T13
C4. Chuyển động của ô tô từ Hà Nội đến Hải Phòng là chuyển động không đều vì trong các khoảng thời gian như nhau thì quãng đường đi được khác nhau.
Khi nói ô tô chạy với vận tốc 50km/h là nói tới vận tốc trung bình của ô tô trên cả đoạn đường
C5. s1 = 120m , s2 = 60m , t1 = 30s,
t2 = 24s. Tính vtb1, vtb2, vtb.
Giải
Áp dụng công thức . Ta có:
vtb1 ==.
Vtb2 =
vtb =
C6. t = 5h, vtb = 30km/h. S = ?
Giải
Từ công thức
Quãng đường tàu đi là:
S = vtb.t = 30.5 =150km.
3. Hướng dẫn về nhà:
- Làm bài thực hành câu C7 (Lấy kết quả thời gian chạy trong giờ thể dục)
- Làm các bài tập trong SBT.
- Đọc mục có thể em chưa biết SGK và học thuộc phần ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài 4: Biểu diễn lực
Yêu cầu ôn lại khái niệm Lực ở lớp 6 và chuẩn bị thước thẳng có chia độ
File đính kèm:
- Tiet 3 CHuyen dong deu khong deu.doc