1. Mục tiêu:
1.1 Kiến thức :
Học sinh biết:
- Biết nêu được 1 số ví dụ về 2 lực cân bằng, nhận biết đặc điểm của 2 lực cân bằng và biểu thị bằng véc tơ lực.
- Biết nêu 1 số ví dụ về quán tính, giải thích hiện tượng quán tính.
Học sinh hiểu:
- Hiểu được tác dụng của 2 lực cân bằng lên vật đang chuyển động và làm thí nghiệm để kiểm tra dự đoán, khẳng định “vật chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì vận tốc không đổi, vật sẽ chuyển động thẳng đều”
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1066 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lý khối 8 tiết 5: Sự cân bằng lực- Quán tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỰ CÂN BẰNG LỰC- QUÁN TÍNH
Bài 5 Tiết 5
Tuần 5
Ngày dạy
1. Mục tiêu:
1.1 Kiến thức :
Học sinh biết:
- Biết nêu được 1 số ví dụ về 2 lực cân bằng, nhận biết đặc điểm của 2 lực cân bằng và biểu thị bằng véc tơ lực.
- Biết nêu 1 số ví dụ về quán tính, giải thích hiện tượng quán tính.
Học sinh hiểu:
- Hiểu được tác dụng của 2 lực cân bằng lên vật đang chuyển động và làm thí nghiệm để kiểm tra dự đoán, khẳng định “vật chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì vận tốc không đổi, vật sẽ chuyển động thẳng đều”
1.2 Kỹ năng:
- Rèn cho học sinh kĩ năng quan sát.
- Nêu được quán tính của một vật là gì.
1.3Thái độ:
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, yêu thích bộ môn.
- Giáo dục cho hs định hướng nghề trong tương lai
2. Trọng tâm
- Giải thích được một số hiện tượng thường gặp liên quan tới quán tính.
- Nêu được quán tính của một vật là gì.
- Biết nêu được 1 số ví dụ về 2 lực cân bằng, nhận biết đặc điểm của 2 lực cân bằng và biểu thị bằng véc tơ lực.
3. Chuẩn bị:
3.1Giáo viên: máy Atút, xe lăn.
3.2 Học sinh:
? Hai lực cân bằng là gì?
? Vật đứng yên hoặc vật chuyển động chịu tác dụng của các lực cân bằng thì có thay đổi vận tốc không
4. Tiến trình:
4.1Ổn định tổ chức và kiểm diện:
8a1: 8a2:.
4.2. Kiểm tra miệng
Câu hỏi 1: Lực tác dụng lên vật gây ra tác dụng gì? (2đ)
Câu hỏi 2: Làm bài 4.4/8 SBT (5đ)
Câu hỏi 3: ? Hai lực cân bằng là gì? (3đ)
Trả lời:
- Câu hỏi 1:Lực tác dụng lên vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm nó biến dạng
Câu hỏi 2:
+ Hình 4.1a: Vật chịu tác dụng của 2 lực
Lực kéo Fk có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, cường độ 250N
Lực cản Fc có phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái, cường độ 150N
+ Hình 4.1b: Vật chịu tác dụng của 2 lực
Trọng lực P co phương thẳng đứng chiều từ trên xuống, cường độ 200N
Lực kéo Fk có phương nghiêng 1 góc 300 so với phương năm ngang, chiều hướng lên, cường độ 300N.
Câu hỏi 3: Hai lực cân bằng là 2 lực có cùng điểm đặt lên vật, cường độ bằng nhau, cùng năm trên 1 phương nhưng ngược chiều nhau.
4.3. Giảng bài mới:
Hoạt động của gáo viên và học sinh
Nội dung bài học
*. Hoạt động 1: Vào bài
F HS quan sát hình 5.2/17 SGK cho biết.
? Quyển sách đặt trên bàn, quả cầu treo trên dây, quả bóng đặt trên mặt đất đang ở trạng thái gì? Chúng có chịu tác dụng của lực không? Đó là những lực nào? Tại sao một vật chịu tác dụng của 2 lực(lực hút trái đất và lực nâng) mà chúng vẫn đứng yên. Nếu 1 vật đang chuyển động mà chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì vật đó sẽ như thế nào? Ta tìm trong bài hôm nay.
*. Hoạt động 2: tìm hiểu khái niệm lực cân bằng
- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình 5.2, thảo luân nhóm trả lời câu C1.
Các nhóm trả lời, GV nhận xết
? Hai lực cân bằng có điểm đặt, phương, chiều, độ lớn như thế nào?
-Một vật đang chuyển động nếu tác dụng 2 lực cân bằng thì vật sẽ như thế nào?
? Hãy dự đoán kết quả xem có hiện tượng gì xẩy ra với vật, vận tốc của vâït có thay đổi hay không?
a.Có b. Không
- GV thống nhất dự đoán: không
- Bây giờ ta sẽ làm thí nghiệm kiểm tra, giáo viên giới thiệu máy Atút và làm thí nghiệm, HS quan sát ghi kết quả
HS quan sát kĩ ở 3 giai đoạn và giải thích
Hình 5.3a: Ban đầu quả cân A đứng yên
Hình 5.3b: Quả cân A chuyển động.
Hình 5.3c,d: Quả cân A tiếp tục chuyển động khi A’ bị giữ lại.
HS suy nghĩ trả lời câu C2.,C3
? Đặt thêm A’ vào A thì hiện t ượng gì xảy ra?
Quả cân sẽ chuyển động
? Khi A’ bị giữ lại thì A có chuyển động không và vận tốc như thế nào?
I .Lực cân bằng
1. Hai lực cân bằng là gì?
C1:
a. Tác dụng lên quyển sách có 2 lực: Trọng lực, lực đẩy của mặt bàn.
b. Lực căng T và trọng lực P
c. Lực đẩy Q và trọng lực P
] Hai lực cân bằng là 2 lực có cùng điểm đặt lên vật, cường độ bằng nhau, cùng năm trên 1 phương nhưng ngược chiều nhau.
- Một vật đang đứng yên nếu chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì đứng yên
2. Tác dụng của 2 lực cân bằng lên 1 vật đang chuyển động
a. Dự đoán:
- Vận tốc vật không thay đổi nghĩa là vật sẽ chuyển động thẳng đều
b. Thí nghiệm kiểm tra:
C2: Quả cân A chịu tác dụng của 2 lực: Trọng lực A và sức căng của dây, 2 lực này cân bằng
C3: Vì lúc này PA+ P’A > T nên vật AA’ chuyển động nhanh dần
Trả lời câu C4
HS thảo luận nhóm trả lời C5 và rút ra kết luận
GV treo bảng kết quả các nhóm lần lượt báo cáo kết quả đo được s và tính v sau thời gian 2giây
Nhommùm
Quãng đường
Vận tốc
S1
S2
S3
V1
V2
V3
1
2
3
4
5
6
Gv thống nhất đáp án, yêu cầu HS ghi kết luận
FKhi A’ bị giữ lại nhưng quả cân A vẫn chuyển động là do đâu? Ta tìm hiểu trong HĐ2
*. Hoạt động 3: Tìm hiểu về quán tính
Yêu cầu HS đọc thông tin như SGK/19 mục 1
? Quán tính là gì?
- Khi có lực tác dụng vật không thay đổi vận tốc đột ngột vì có quán tính hay quán tính là tính chất giữ nguyên vận tốc của vật
* Hoạt động 4: Vận dụng
Giáo viên làm thí nghiệm xe lăn cho HS quan sát trả lời câu C6
? Véctơ lực được kí hiệu như thế nào?
? Cường độ của lực được kí hiệu?
- Giáo viên nêu VD /16 SGK biểu diễn trên hình vẽ vecto lực
? Tương tự yêu cầu HS trả lời C7
F Giáo viên giáo dục HS an toàn giao thông khi đi xe máy trên đường. Cần cẩn thận do tính chất của quán tính, không thắng gấp, tăng tốc độ đột ngột.
C4: Quả cân A còn chịu tác dụng của PA và lực căng T nhưng quả cân A vần chuyển động
Kết luận
Một vật đang chuyển động mà chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều
II. Quán tính
1. Nhân xét:
- Khi có lực tác dụng, vâït không thể thay đổi vận tốc đột ngột vì mọi vật đèu có quán tính.
2. Vận dụng
C6: Búp bê ngã về phía sau vì khi đẩy xe chân búp bê chuyển động cùng với xe nhưng do quán tính thân và đầu chưa kịp chuyển động nên ngã về phía sau.
C7: Búp bê ngã về phía trước vì khi dừng xe đột ngột, mặc dù chân búp bê dừng lại cùng xe nhưng do quán tính nên thân vân chuyển động và nhào về phía trước
4.4. Câu hỏi và bài tập củng cố
+ Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ
+ Làm bài 5.1/8 SBT
- Chọn câu : D
+ Làm bài 5.1/9 SBT
- Chọn câu : D
4.5. Hướng dẫn hs tự học
Đối với bài học ở tiết này
- Học bài, học thuộc ghi nhớ.
? Hai lực cân bằng có điểm đặt, phương, chiều, độ lớn như thế nào?
? Véctơ lực được kí hiệu như thế nào?
? Cường độ của lực được kí hiệu?
- Làm câu C8; bài 5.3 5.8 SBT
Đối với bài học ở tiết tiếp theo
Chuẩn bị: Lực ma sát.
+ Tìm hiểu phần I, phân biệt các loại ma sát (giống nhau, khác nhau)
5. Rút kinh nghiệm
Ưu điểm
Nội dung
Phương pháp
Sữ dụng ĐDDH
Khuyết điểm
Nội dung
Phương pháp
Sữ dụng ĐDDH
Hướng khắc phục
File đính kèm:
- Su can bang luc quan tinh.doc